chiến tranh chống mông nguyên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông (tên gọi ở Việt Nam) của một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288, nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả, Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình, nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một xứ phụ thuộc vào đế quốc Mông Cổ. Thắng lợi quân sự của phía Đại Việt gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Lịch sử Việt Nam xem cuộc kháng chiến này là một trong những trang sử hào hùng nhất của mình.

Khái quát

Năm 1226, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý.

Sau khi chính thức nắm quyền cai trị, nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp.

Trong khi đó ở phương bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim(1234). Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống.

Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ. Chiến tranh nổ ra vào năm 1258 khi Uriyangqatai cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân Mông Cổ và 1,5 vạn quân Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, cuối tháng 1 năm 1258.

Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Đế quốc Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía Đông tới Nhật Bản, và xuống phía Nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía Nam, nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và Myanma trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Myanma năm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng Nam. Dưới chiêu bài đề nghị nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt.

Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ nhất hay Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất là cách người Việt Nam gọi cuốc chiến đấu của quân dân Đại Việt chống lại quân đội của đế quốc Mông Cổ do Uriyangqatai chỉ huy vào trong khoảng thời gian nửa tháng cuối tháng 1 năm 1258 (hay năm Nguyên Phong[1] thứ 7).

Chiến lược tổng thể

Chiếm Đại Việt nằm trong chiến lược tổng thể của quân đội Mông Cổ nhằm tiêu diệt Nam Tống. Bốn cánh quân Mông Cổ sẽ tấn công Nam Tống từ những địa điểm khác nhau từ phía Nam và phía Tây. Nắm quyền chỉ huy 3 cánh quân kia là Mông Kha, Hốt Tất Liệt và Tháp Sát Nhi. Cánh quân còn lại – cánh quân thứ tư, sau khi chiếm Đại Việt sẽ đánh thốc vào Nam Tống từ mạn cực Nam. Tổng chỉ huy của cánh quân thứ tư là Uriyangqatai.

Triều đình nhà Trần đã đề ra kế hoạch chặn địch và tiêu diệt chúng từ xa trước kinh thành Thăng Long. Nhưng đồng thời, cũng dự kiến phương án khi cần sẽ rút khỏi kinh thành.

Lực lượng

Quân đội của Uriyangqatai gồm kỵ binh Mông Cổ và quân sĩ người Di. Tổng cộng là cỡ 2,5 vạn. Tiên phong là tướng Aju và Cacakdu (Triệu Triệt Đô hay Triệt Triệt Đô). Ngoài ra, trong quân đội Mông Cổ còn có phò mã của Mông Cổ là Quaidu (Hoài Đô). Đi tiên phong là Đoàn Hưng Trí – vua Đại Lý đã đầu hàng[2]. Theo sách Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam thì quân Mông Cổ có khoảng 2 đến 3 vạn, cộng với 2 vạn quân Đại Lý đầu hàng, tổng số là khoảng 4 đến 5 vạn.

Quân Đại Việt, gồm quân cấm vệ và quân các lộ khoảng 10 vạn, có đủ các binh chủng bộ binh, kỵ binh, tượng binh và thủy binh đã được thao luyện chu đáo.

Đạo quân của Uriyangqatai không thật đông nếu nhìn về số lượng tuyệt đối. Tuy vậy, quân Mông Cổ, như đã được chứng minh qua quá trình tác chiến của mình, hầu như luôn thua sút về quân số so với đối phương của họ, ít nhất là theo tỷ lệ 1:2, tức là nhiều ra thì số quân nhân của họ cũng chỉ bằng nửa so với đối phương.

Một đặc điểm nữa của đạo quân này là trong thành phần lãnh đạo, nó quy tụ tới 50 chư vương của triều đình Mông Cổ và phò mã Mông Cổ tên là Quaidu. Đây là những sĩ quan có liên hệ huyết thống hoặc hôn nhân với gia đình thống trị của vương triều Mông Cổ. Nhà sử học cổ trung đại người Ba Tư là Rasid ud-Din chép:

Diễn biến

Cuối tháng 9 năm 1257, chủ trại Quy Hóa là Hà Khuất báo tin có sứ Nguyên sang. Vua Trần không nghe lời dụ hàng, xuống chiếu ra lệnh đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Trần Quốc Tuấn và truyền cả nước sắm sửa vũ khí.

Sau khi nhận được tin cấp báo, quân Mông Cổ đã vượt biên giới, vua Trần lập tức thân đem sáu quân đi chống giặc (Đế thân xuất lục sứ ngự khẩu)

[sửa] Quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long

Quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt theo một đội hình cắt khúc và đều là bộ binh. Đội quân đi đầu được chia làm 2 cánh: một cánh tiến dọc sông Thao và một cánh tiến dọc sông Chảy. Cánh tiến theo hữu ngạn sông Thao do Cacakdu chỉ huy. Mỗi cánh gồm 1000 người. Theo sau là quân của Aju. Đạo quân có khối lượng lớn nhất và tiến cuối cùng do Uriyangqatai chỉ huy.

Quân Mông Cổ giáp trận quân Đại Việt do đích thân Trần Thái Tông (Trần Cảnh) chỉ huy tại Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc). Đó là ngày 17 tháng 1 năm 1258[4].

Quân đội nhà Trần bày trận bên bờ sông đợi giặc. Quân Mông Cổ là những người sang sông. Uriyangqatai dặn Quaidu và viên tiên phong là Cacakdu[5]:

..."...khi đã sang sông, đừng đánh chúng vội, chúng tất chống lại ...phò mã ...cắt hậu quân của chúng,... Cacakdu cướp lấy thuyền. Man quân nếu tan ...chạy ra bờ sông không có thuyền ... tất bị ta bắt."

Đó là một phương án tiến hành trận đánh nguy hiểm, với ý định làm đối phương vỡ trận, bị dồn ra bờ sông và bị kẹp chặt lại từ hai phía.

Nhưng Cacakdu vừa qua sông đã ập lại đánh ngay. Quân Trần thất lợi nhưng chủ động rút lui về Phù Lỗ. Bị bất tuân lệnh, Uriyangqatai nổi giận. Cacakdu uống thuốc độc tự sát[6].

Ngay ngày hôm sau, ngày 18 tháng 1 năm 1258, hai bên chạm trán một lần nữa tại Phù Lỗ. Hai bên đối mặt nhau qua một con sông (sông Cà Lồ) mà bày trận, quân Mông Cổ vẫn là người qua sông phá trận. Quân Trần vẫn tiếp tục thất lợi, nhưng một lần nữa, họ lại chủ động rút lui. Tuy vậy, cả hai trận này đều là những trận đánh lớn và khốc liệt. Ở trận thứ nhất, Trần Thái Tông chỉ chịu rút sau khi nghe lời khuyên của Lê Tần. Vừa khi vua xuống thuyền thì quân Mông Cổ ở trên bờ bắn tên xuống tới tấp, Lê Tần phải lấy ván thuyền che cho vua và bảo vệ vua chạy thoát.

Sau đó, quân Trần lại chủ động rút khỏi Thăng Long.

Chiếm được kinh đô chỉ sau hai trận đánh, nhưng kho tàng trống rỗng là vấn đề lớn đối với đội quân xâm lược. Những cuộc cướp bóc để kiếm lương ở vùng ngoại vi và phụ cận không có nhiều kết quả, chẳng những thế, những đám quân đi ăn cướp tài sản này còn hay bị chặn đánh.

[sửa] Quân Trần phản công

Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang[7], Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ[8].. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu[9], quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.

Như khi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọc sông Thao, nhưng theo con đường bộ ở phía tả ngạn. Quân Mông rút lui quá nhanh, ngoài cả dự tính của nhà Trần khiến vua Trần chưa kịp bố trí lực lượng đón đánh. Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai, Yên Bái), quân Mông bị chủ trại là Hà Bổng – một thổ quan người Tày - tập kích kịch liệt. Trong số quân của Hà Bổng có những người Thái chạy từ nước Đại Lý vừa bị Mông Cổ diệt sang theo Đại Việt, muốn trả thù người Mông Cổ nên đã đánh rất hăng khiến quân Mông Cổ khốn đốn; chỉ vì số quân của Hà Bổng ít người nên thiệt hại của quân Mông Cổ không lớn[10].

Trên đường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằng sau, quân Mông Cổ không cướp phá dân chúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là "giặc Bụt". Nguyên sử chép trên tư thế "thiên triều" không chịu nhận thất bại, ghi rằng

Quan quân[12] chiếm được kinh thành nước Nam, ở lại 9 ngày, vì khí hậu nóng nực nên rút quân về. Lại sai sứ giả gọi Man vương Trần Nhật Cảnh[13] về, trả lại nước cho. Quan quân tuần tiễu... không cướp phá dân chúng, nên dân Man gọi là giặc Bụt

Tổn thất

Thiệt hại của quân Mông Cổ, tùy theo nguồn tài liệu mà chênh lệch từ già nửa cho tới khoảng 4 phần 5:

Rasid ud-Din cho biết rằng khi tiến lên Ngạc Châu ở miền Nam Trung Quốc gặp Hốt Tất Liệt, quân số của đoàn quân này chỉ còn không quá 5000 người.

Nguyên sử, Ngột Lương Hợp Thai truyện và bài bia kí A Truật chép rằng: khi thâm nhập đất Tống, đoàn quân này còn 3000 kị binh Mông Cổ và 1 vạn quân Thoán Bặc

Nhận định

Đại Việt sử kí toàn thư bình luận:

"...lúc đó, người Nguyên mới lấy Vân Nam, du binh xâm lược đến, không có ý lấy nước ta."

Đó có lẽ là nhận định dựa theo việc quân Đại Việt thắng Uriyangqatai quá chóng vánh mà ra. Nhưng trên thực tế, chính Nguyên sử đã ghi:

"Uriangqadai vào Giao Chỉ định kế lâu dài."

Quy mô đạo quân của Uriyangqatai có thể nói là khá nhỏ, chỉ cỡ 2,5 vạn. Nhưng xét về hậu quả của thất bại đối với toàn thể chiến lược xâm đất Tống theo 4 con đường cũng như sự quá chóng vánh của thất bại, sử gia Hà Văn Tấn có nhận định rằng:

"Có lẽ ...trong đời chinh chiến của mình, chưa bao giờ Uriangqadai bị thua nhục nhã như lần này."

Trần Xuân Sinh cho rằng: Uriyangqatai là tướng giỏi, khi thấy không giữ nổi Thăng Long đã rút sớm về Vân Nam để bảo toàn lực lượng là thượng sách[14].

Sau này vua Trần Nhân Tông đã ghi lại dư âm của chiến thắng năm 1258 trong niên hiệu Nguyên Phong bằng mấy câu thơ:

Bạch đầu quân sĩ tạiVãng vãng thuyết Nguyên Phong

Dịch:

Người lính già tóc bạcKể mãi chuyện Nguyên Phong

Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt là vào tháng 1 năm 1258. Từ Đại Lý (nay là Vân Nam, Trung Quốc). Uriyangqadai dẫn quân Mông Cổ và Đại Lý dọc theo sông Hồng vào Đại Việt. Đích thân Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên (nay là khoảng Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Quân Mông Cổ dễ dàng đánh tan quân Đại Việt, nhưng đã không thành công trong việc bắt các vua Trần. Trận tiếp theo diễn ra tại Phù Lỗ (bên sông Cà Lồ). Quân Đại Việt lại bị đánh bại. Triều đình nhà Trần phải sơ tán khỏi kinh đô. Quân Nguyên dù chiếm được Thăng Long, nhưng gặp phải khó khăn về lương thực.

Chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi Thăng Long, hai vua Trần lại dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu (nay là khoảng quận Ba Đình, Hà Nội). Quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ đã bị lực lượng các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích.

Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-4 trận đánh lớn. Sau thất bại tại Đại Việt, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía Nam.

27 năm sau, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh chinh phạt Đại Việt. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng 4 tháng từ cuối tháng Chạp năm Giáp Thân đến cuối tháng Tư năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch). Lần này, quân Nguyên chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Ngoài lục quân từ phía Bắc tiến xuống, còn có thủy quân từ mặt trận Chiêm Thành ở phía Nam chuyển sang.

Cũng tương tự như lần thứ nhất, quân Nguyên mau chóng giành thắng lợi. Quân Đại Việt liên tục bị đánh bại ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật (Yên Bình), sông Đuống. Từ phía Bắc, chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên. Mọi nỗ lực phản kích của các vua Trần dọc theo sông Hồng đều bị quân Nguyên đánh bại. Từ phía Nam, Sogetu dẫn quân từ Chiêm Thành lên dễ dàng đánh tan quân Đại Việt tại vùng Nghệ An-Thanh Hóa. Bị ép cả trước lẫn sau, các vua Trần phải rút ra biển lên vùng Quảng Ninh, đợi đến khi cánh quân Nguyên phía Nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa.

Cũng giống như lần trước, quân Nguyên lại gặp khó khăn về lương thực. Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ. Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay ở Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội), giải phóng Thăng Long.

Cánh quân phía Bắc của quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân rút về Vân Nam bị tập kích tại Phù Ninh. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khoái Châu).

Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 hay Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (cách gọi ở Việt Nam) là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên và Đại Việt diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt kéo dài khoảng 4 tháng từ cuối tháng Chạp năm Giáp Thân đến cuối tháng Tư năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch). Cuộc chiến tranh lần này cách cuộc chiến giữa hai nước[1] lần thứ nhất khoảng 27 năm.

Năm 1258, quân Mông Cổ từng thất bại ở Đại Việt trong việc tìm cách mở một hướng từ phía Nam để đánh vào lãnh thổ Nam Tống.

Năm 1279, Nam Tống hoàn toàn bị Đại Nguyên thôn tính. Tháng 8 năm này, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh Đại Việt và Nhật Bản.[2]

[sửa] Đụng độ đầu tiên

Năm 1281, vua Nguyên đòi vua Trần vào chầu. Vua Trần từ chối và cử chú mình là Trần Di Ái sang thế. Vua Nguyên nhân cơ hội này phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương và gửi thư cho vua Trần thông báo việc lập Di Ái thay vua Trần. Lúc này, vua Trần là Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng là Trần Thánh Tông. (Trong 3 lần thì một lần do vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) và 2 lần do vua Trần Nhân Tông)

Ngày 27 tháng 11 năm 1281, nhà Nguyên thành lập An Nam tuyên úy ty và cử Buyan Tamur làm An Nam tuyên úy sứ đô nguyên soái, Sài Thung và Qugar làm phó. Khoảng đầu tháng 1 năm 1282, Sài Thung được lệnh đem hơn 1.000 quân người Hán trong quân đội Nguyên hộ tống Trần Di Ái về Đại Việt làm vua. Tuy nhiên, vua Trần Nhân Tông đã cho người đón đánh khiến Trần Di Ái sợ trốn về nước Nguyên, chỉ còn Sài Thung sang.[3]

Sau những sự kiện này, quan hệ ngoại giao vốn bằng mặt nhưng không bằng lòng giữa hai nước suốt từ năm 1258 trở nên căng thẳng với ít nhân nhượng. Nhà Trần nhiều lần từ chối các yêu cầu của nhà Nguyên như việc vào năm 1283 nhà Nguyên yêu cầu nhà Trần giúp binh lương cho việc chinh phạt Chiêm Thành. Không những vậy, Đại Việt còn gửi quân sang chi viện cho Chiêm Thành. Còn Sài Thung thực hiện một thái độ cư xử hống hách ngay giữa triều đình nhà Trần.[4]

[sửa] Mặt trận ở nước láng giềng

Cuối năm 1282, Toa Đô (Sogetu) chỉ huy một hạm đội hải quân Nguyên sang đánh Chiêm Thành. Quân Chiêm yếu thế rút khỏi kinh đô vào rừng núi chống cự, Toa Đô đánh nhiều lần không được. Nhà Trần điều quân và thuyền chiến sang giúp Chiêm chống quân Nguyên.

Năm 1283, Hốt Tất Liệt sát nhập hành tỉnh Kinh Hồ - Chiêm Thành làm một, biến những vùng đất đã chiếm được của Chiêm Thành trở thành căn cứ phía Nam để đánh Đại Việt.

Khoảng cuối tháng 12 năm 1284 đầu tháng 1 năm 1285, Toa Đô viết thư tâu với vua Nguyên rằng:

“Giao Chỉ liền đất với Chân Lạp, Chiêm Thành, Vân Nam, Xiêm, Miến, nên lập tỉnh ngay trên đất ấy và đóng quân trấn giữ ở ba đạo Việt Lý[5], Triều Châu, Tỳ Lan[6], lấy lương ở đó cấp cho quân sĩ, tránh được việc vận tải đường biển mệt nhọc”.[7]

Đề nghị đó được Hốt Tất Liệt đồng tình. Đại Việt rơi vào tình thế trước mặt sau lưng đều có hiểm họa. Chiến tranh chuẩn bị bùng nổ.

[sửa] Chuẩn bị và lực lượng

Ngày 21 tháng 7 năm 1284, Hốt Tất Liệt phong một người con trai của mình tên Toghan (Thoát Hoan)[8] làm Trấn Nam vương. Ariq Qaya, viên tướng xuất sắc người Uigur của nhà Nguyên, được chọn làm phó cho Thoát Hoan, và được phong là An Nam hành trung thư tỉnh tả thừa tướng. Các tướng lĩnh đáng chú ý khác của đội quân Nguyên là Lý Hằng - viên tướng xuất sắc người Tây Hạ của nhà Nguyên, Koncak (người Uzbek), Bolqadar, Satartai, Mangqudai, Naqai, các tướng người Hán là Lý Bang Hiến, Tôn Hựu, Tôn Đức Lâm, Lưu Thế Anh, Lưu Khuê, Nghê Nhuận.[9] Đặc biệt, nhà Nguyên sai Tangutai đến Chiêm Thành để truyền lệnh của vua Nguyên điều đạo quân Nguyên chinh phạt Chiêm Thành sang chiến trường Đại Việt. Đạo quân này lúc xuất phát từ Quảng Đông đi Chiêm Thành gồm 20 vạn quân do Toa Đô chỉ huy. Không rõ sau mấy năm chiến đấu với Chiêm Thành trong điều kiện đói khát, quân số của đạo quân này khi vào Đại Việt là bao nhiêu.[10][11]

Để phục vụ cho lực lượng chinh phạt Đại Việt, nhà Nguyên đã chuẩn bị 3 vạn thạch lương. Lực lượng quân y do Trâu Tôn chỉ huy.[12]

Về phía Đại Việt, các vương tôn nhà Trần được lệnh tuyển thêm quân vào các lực lượng riêng của mình. Quân đội liên tục được tập trận. Cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm 1282, ngay sau khi nhận được tin tình báo về ý đồ của nhà Nguyên, vua Trần đã triệu tập một hội nghị quân sự tại Bình Than để "bàn kế đánh phòng" và "chia quân giữ nơi hiểm yếu".[13] Tất cả các tướng lĩnh phạm tội, như Trần Khánh Dư, đều được tha tội để đến hội nghị bàn việc. Đại Việt sử ký toàn thư chép việc Trần Quốc Toản vì nhỏ tuổi không được dự hội nghị đã tức giận bóp nát quả cam.

Trần Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ để nâng cao tinh thần của cán bộ chiến sĩ. Nhiều chiến sĩ Đại Việt đã săm hai chữ Sát Thát (Sát nghĩa là "giết", còn Thát chỉ người Mông Cổ) vào tay để thể hiện quyết tâm chiến đấu của mình.[14]

Đến tháng Chạp năm Giáp Thân (tháng 1 đầu tháng 2 năm 1285), Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông đã mời những bậc tuổi cao có uy tín trong cả nước về điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trình bày chủ trương của triều đình. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng khi được vua hỏi có nên đánh lại quân Nguyên hay không, thì các phụ lão đã "vạn người cùng nói như từ một miệng": "Đánh!".[15] Còn Nguyên sử đã chép lại việc quân Nguyên sau này khi vào Đại Việt đi qua các địa phương đã thấy các thông báo của triều đình Đại Việt cho dân chúng rằng "Tất cả các quận huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến, phải liều chết mà đánh, nếu sức không địch nổi thì cho phép lẩn tránh vào rừng núi, không được đầu hàng."[16]

Trần Quốc Tuấn được phong làm Quốc công tiết chế, thống lĩnh tất cả các lực lượng vũ trang của Đại Việt. Trần Quang Khải được phong chức Thượng tướng thái sư. Quân đội Đại Việt được điều động rất đông lên phòng ngự ở biên giới, nhất là ở khu vực Lạng Sơn ngày nay. Bản doanh của Trần Quốc Tuấn đóng ở ải Nội Bàng (khoảng thị trấn Chũ và xã Bình Nội của Bắc Giang ngày nay).

Quân Nguyên chia làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt. Đạo chủ lực do Thoát Hoan và Ariq Qaya chỉ huy từ Ninh Minh tiến vào Lộc Châu (nay là Lộc Bình, Lạng Sơn). Ngày 27 tháng 1 năm 1285 (dương lịch), đạo quân này chia làm 2 mũi tiến quân, một do Bolqadar chỉ huy theo đường Khâu Ôn (nay là Ôn Châu, Lạng Sơn), một do Satartai và Lý Bang Hiến chỉ huy đi theo đường núi Cấp Lĩnh (tức là từ Lộc Bình đi Sơn Động ngày nay). Đại quân của Thoát Hoan đi sau mũi thứ hai của Satartai và Lý Bang Hiến.[17] Chống lại đạo quân thứ nhất này của quân Nguyên là lực lượng chủ lực của quân Trần do đích thân Trần Quốc Tuấn chỉ huy.

Đạo thứ hai chỉ gồm hơn 1 nghìn quân Mông Cổ và Vân Nam do Nasirud Din từ Vân Nam vào Đại Việt qua vùng Tuyên Quang tiến theo sông Chảy. Vị chỉ huy quân Trần ở vùng này là Trần Nhật Duật.[18]

Đạo thứ ba là đạo quân đang chiến đấu ở Chiêm Thành do Toa Đô chỉ huy, tiến vào Đại Việt muộn hơn hai cánh trên, vào khoảng tháng 3 dương lịch, từ phía Nam.

[sửa] Quân Trần phòng ngự và rút lui

[sửa] Trận Sơn Động

Trận giao chiến đầu tiên giữa hai bên là trận tại ải Khả Ly[19]. Tướng Nguyên đi mở đường là Tôn Hựu đã đánh tan được quân Trần và bắt được các tướng Đỗ Vĩ và Đỗ Hựu. Sau khi vượt qua ải Khả Ly, quân Nguyên tiến tiếp tới ải Động Bản[20]. Tại đây, quân Nguyên lại thắng, giết được tướng Trần Sâm của Đại Việt.[21]

Ngày 2 tháng 2 năm 1285, quân Nguyên chia làm 6 mũi ồ ạt tấn công ải Nội Bàng nơi quân Trần tập trung một lực lượng lớn và có đại bản doanh của Trần Quốc Tuấn. Quân Trần bị tổn thất nặng nề; tướng Đoàn Thai của Đại Việt bị bắt.[22] Trong khi đó, cánh quân của Bolqadar đã qua ải Chi Lăng. Trần Quốc Tuấn phải thu quân về Vạn Kiếp. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, quân Trần đã tan vỡ; Trần Quốc Tuấn thoát được là nhờ có Yết Kiêu kiên quyết giữ thuyền đợi chủ tướng.[23]

[sửa] Trận Vạn Kiếp

Một lực lượng lớn quân Trần tập trung ở Vạn Kiếp, bao gồm cả lực lượng từ Nội Bàng rút về. Phát hiện thấy Đại Việt có hơn 1.000 thuyền đóng ở gần Vạn Kiếp, Thoát Hoan liền cho quân đi tìm và đóng gấp thuyền chặn đường rút của đối phương.

Ngày 11 tháng 2, thủy quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy tấn công vào Vạn Kiếp và các trại quân Trần ở Chí Linh. Đại kịch chiến đã xảy ra. Tướng Nguyên cấp vạn hộ[24] là Nghê Nhuận bị tử trận. Tuy nhiên, quân Trần đã quyết định rút lui.

Ngày 14 tháng 2, Ô Mã Nhi đem quân vây quân của Trần Quốc Tuấn. Một trận thủy chiến lớn giữa 2 bên đã diễn ra. Vua Trần đã đem quân đến trợ chiến cho Trần Quốc Tuấn. Ô Mã Nhi đã không ngăn nổi quân Trần rút lui. Toàn bộ quân Trần rút khỏi Vạn Kiếp, Phả Lại, Bình Than về dàn trận bên bờ sông Hồng gần thành Thăng Long. Quân Nguyên tiến theo đường bộ về Thăng Long.[25]

[sửa] Trận sông Đuống

Quân Nguyên từ Vạn Kiếp[26] đi theo đường qua Vũ Ninh [27], Đông Ngạn [28]. Đến sông Đuống, các đơn vị quân Nguyên và quân Trần giáp chiến. Quân Trần bị thiệt hại nặng, nhiều thuyền lọt vào tay quân Nguyên.

Thoát Hoan cho dựng cầu phao để đưa đại quân vượt sông Đuống tiến về kinh thành của Đại Việt.[29]

[sửa] Trận Thăng Long

Ngày 17 tháng 2, quân Nguyên dựng trại bên sông Hồng. Quân Trần do vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy cũng lập các chiến lũy bằng gỗ bên bờ Bắc sông Hồng nghênh chiến. Dưới sông là lực lượng thủy quân đông đảo của Đại Việt. Mục đích của quân Trần trong trận này chỉ là cản bước quân Nguyên để kịp hoàn thành công tác sơ tán hoàng gia và dân chúng khỏi kinh thành, thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống. Khi quân Nguyên tiến đến bờ sông, quân Trần đã dùng súng bắn đá bắn vào quân Nguyên và thách đánh.

Tuy nhiên, đến chiều ngày 17 tháng 2, vua Trần sai Đỗ Khắc Chung sang doanh trại đối phương để giả đưa thư cầu hòa. Arig Qaya gửi thư cự tuyệt. Đỗ Khắc Chung ở lại doanh trại địch trinh sát đến sáng sớm hôm sau mới quay về. Liền sau đó, hai bên Nguyên-Việt đại chiến bên bờ sông Hồng. Sau khi thành Thăng Long đã trống không, quân Trần xuôi sông Hồng rút lui. Khi rút khỏi Thăng Long, quân Trần hãy còn rất đông[30].

Quân Nguyên tiến đến đóng dưới chân thành một hôm rồi mới vào thành, chỉ thấy "cung thất nhẵn không". Thoát Hoan khao quân trong cung thành, nhưng rồi lại sớm rút quân khỏi thành, trở lại trại đã lập bên bờ Bắc sông Hồng[31]. Vừa đợi Toa Đô từ phía Nam tiến lên, Thoát Hoan vừa phái Koncak, Mangqudai, Bolqadar theo đường bộ, Lý Hằng, Ô Mã Nhi theo đường thủy đuổi theo vua Trần.

[sửa] Trận Thu Vật

Cánh quân của Nasirud Din đi theo sông Chảy tới trại Thu Vật[32] thì bị quân của Trần Nhật Duật chặn đánh. Tuy nhiên, do đại quân đều đã rút lui về Vạn Kiếp, nên Trần Nhật Duật cũng thu quân. Quân Nguyên một mặt đi dọc 2 bờ sông đuổi theo quân Trần, một mặt cử một đơn vị đi chặn đầu. Trần Nhật Duật phát hiện ra kế hoạch của quân Nguyên, nên ra lệnh bỏ thuyền lên bộ, rút lui an toàn về đến Bạch Hạc (Việt Trì) vào ngày 20 tháng 2 năm 1285. Sau đó, Trần Nhật Duật được điều vào mặt trận phía Nam ngăn Toa Đô.

[sửa] Các trận đánh trên sông Hồng

Vua Trần, triều đình, tông thất và đại quân rút lui theo đường sông Hồng về hướng phủ Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên chia làm 2 đường thủy bộ đuổi theo. Để cản địch, quân Trần liên tiếp bố trí một số trận đánh trên sông Hồng.

Trận đầu tiên là trận ở bãi Đà Mạc[33]. Quân Trần do Trần Bình Trọng chỉ huy đã chặn đánh quân Nguyên quyết liệt. Kết quả, quân Trần ở đây bị đánh tan. Trần Bình Trọng bị bắt và bị giết.[34]

Trận tiếp theo ở ải Hải Thị[35]. Quân Trần đã đóng cọc, đắp bờ chắn sông để ngăn đối phương. Tuy nhiên, quân Nguyên đã thủy bộ hợp đồng tác chiến, phá tan trận tuyến của quân Trần.

[sửa] Quân Trần tập hợp lại lực lượng

Sau trận ải Hải Thị, quân Trần lui hẳn về đóng quân tại Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình). Đồng thời, phát hiện thấy quân Nguyên không đóng giữ Vạn Kiếp, Trần Quốc Tuấn cùng Phạm Ngũ Lão đã chỉ huy hơn 1 nghìn thuyền quay lại đóng ở Vạn Kiếp. Một thuộc tướng khác của Trần Quốc Tuấn là Nguyễn Lộc thực hiện tác chiến kiểu du kích rất mạnh ở vùng Vĩnh Bình (Lạng Sơn). Tin trinh sát đã khiến Ariq Qaya báo cáo với vua Nguyên rằng: "Bấy giờ ở 2 xứ Thiên Trường, Trường Yên mà Trần Nhật Huyên[36] trốn đến, binh lực lại tập hợp, Hưng Đạo vương tụ tập hơn 1 nghìn chiếc thuyền ở Vạn Kiếp, Nguyễn Lộc ở Vĩnh Bình".[37]

Ngay sau khi tập hợp lại lực lượng, quân Trần đã tiến hành phản công. Quân của vua Trần ngược sông Hồng lên giao chiến với quân Nguyên ở đoạn chảy qua huyện Lý Nhân ngày nay vào ngày 10 tháng 3 năm 1285, nhưng không thắng được, phải rút lui.[38]

[sửa] Toa Đô bắc tiến

Cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 1285, đạo quân của Toa Đô đánh ra vùng Bố Chính (Quảng Bình ngày nay) rồi tiến ra Nghệ An. Trần Nhật Duật và Trịnh Đình Toản chỉ huy quân Trần ngăn địch, nhưng thất bại, phải rút lui. Toa Đô phái một đơn vị đánh ra Thanh Hóa.

Ngày 9 tháng 3, quân Nguyên được Trần Kiện dẫn đường đã đi qua Vệ Bố (Quảng Xương) đánh úp quân Trần, giết được các tướng Đinh Xa và Nguyễn Tất Thống.

Ngày 13 tháng 3, quân Nguyên lại được Trần Kiện dẫn đường đánh quân của Trần Quang Khải, giết được 2 chỉ huy của quân Trần. Việc Trần Kiện, một viên tướng được vua Trần giao 1 vạn quân để tham gia phòng thủ phía Nam đầu hàng và dẫn đường cho quân Nguyên làm cho quân Trần ở đây đã không thể giữ nổi Nghệ An-Thanh Hóa, phải rút lui.

Sau trận quân của vua Trần phản công quân Nguyên không thành và việc mặt trận Thanh-Nghệ bị tan vỡ, đại quân do vua Trần chỉ huy ở Thiên Trường và Trường Yên lâm vào thế bị ép từ 2 mặt Bắc-Nam. Tình hình đó khiến Trần Quốc Tuấn lại bỏ Vạn Kiếp đem thuyền về cứu vua Trần. Quân Trần đã rút về vùng bờ biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng ngày nay, là nơi mà quân Nguyên chưa vươn tới. Trong hành trình rút lui, quân Trần bị quân Nguyên đuổi gấp. Khi thấy đạo quân của Toa Đô đã rời Thanh Hóa tiến lên đóng ở Trường Yên (Ninh Bình), ngày 7 tháng 4 năm 1285 quân Trần lại vượt biển vào Thanh Hóa, thoát khỏi thế bị kìm kẹp của đối phương.[39]

Toa Đô và Ô Mã Nhi được cử dẫn quân vào Thanh Hóa truy đuổi vua Trần, nhưng không tìm thấy mục tiêu.[40]

[sửa] Quân Trần tổng phản công

Tháng 5 đầu tháng 6 năm 1285, nghĩa là khoảng 1 tháng sau khi rút về Thanh Hóa để thoát khỏi gọng kìm của quân Nguyên, quân Trần lại quyết định từ Thanh Hóa trở lại miền Bắc phản công quân Nguyên. Quân Trần chia làm 2 cánh. Một cánh do Trần Quốc Tuấn chỉ huy quay trở lại Vạn Kiếp khóa đường rút lui của địch. Một cánh do Trần Quang Khải chỉ huy phản công dọc theo sông Hồng.

[sửa] Trận Hàm Tử - Tây Kết

Để phòng thủ mặt phía Nam của thành Thăng Long, quân Nguyên dựng 2 căn cứ liền kề nhau ở hai bờ sông Hồng, một ở Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử - nay ở Khoái Châu, Hưng Yên) và một ở Chương Dương Độ (bến Chương Dương - nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội). Tháng 5, Trần Quang Khải dẫn quân tấn công đồng thời 2 căn cứ này.

Toa Đô và Ô Mã Nhi ở Thanh Hoá, Nghệ An giao chiến với quân Trần do Trần Quang Khải chỉ huy mấy lần đều bị đẩy lui. Lương thực gần cạn, tới mùa hè nóng bức, quân Nguyên không hợp thời tiết, hai tướng bèn bỏ ý định truy tìm vua Trần mà vượt biển ra bắc để hội binh với Thoát Hoan.

Trần Quang Khải thấy quân Nguyên rút ra bắc bèn báo với vua Trần. Vua Trần cùng các tướng nhận định rằng: Quân Nguyên nếu còn mạnh, ắt truy kích vua Trần từ hai mặt nam bắc; nay cánh phía bắc không tới, cánh phía nam rút đi tức là đã mỏi mệt. Nhà Trần xác định đây là thời cơ phản công[41].

Trần Nhân Tông sai Trần Nhật Duật làm chánh tướng, Chiêu Thành Vương[42] và Trần Quốc Toản làm phó tướng đi cùng với Nguyễn Khoái mang 5 vạn quân ra bắc đuổi đánh Toa Đô. Trong quân Trần Nhật Duật có tướng người Trung Quốc của nhà Tống cũ là Triệu Trung theo hàng.

Trần Nhật Duật gặp binh thuyền Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt. Toa Đô đi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trông thấy cờ hiệu Tống của Triệu Trung, lo lắng tưởng rằng nhà Tống đã khôi phục sang giúp Đại Việt. Nhóm quân người Hoa trong hàng ngũ quân Trần đều muốn trả thù nên đánh rất hăng.

Trong khi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắn giấy sang bên quân Nguyên, nói rằng chỉ đánh người Thát Đát chứ không đánh người Hoa. Điều đó khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng quân Trần. Toa Đô bị thua to.

Sử liệu dẫn khác nhau về các tướng tham chiến. Có tài liệu cho rằng Trần Nhật Duật cùng Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái và Triệu Trung cùng đánh trận Hàm Tử[43], có tài liệu dẫn rằng chỉ có Nhật Duật và Triệu Trung đánh Hàm Tử, còn Nguyễn Khoái và Trần Quốc Toản đánh trận Tây Kết.[44]

[sửa] Trận Chương Dương Độ

Trần Nhật Duật sai Trần Quốc Toản về Thanh Hoá báo tin thắng trận. Trần Quốc Tuấn bàn với Trần Nhân Tông quyết định mang toàn quân ra bắc đánh Thoát Hoan để lấy lại Thăng Long. Trần Quang Khải ở Nghệ An mới ra được cử làm chánh tướng, Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản làm phó tướng; lại truyền lệnh cho Trần Nhật Duật phải ngăn không cho Toa Đô hợp binh được với Thoát Hoan.

Đại quân Thoát Hoan đóng ở Thăng Long cũng trong tình trạng lương thực sắp cạn, các chiến thuyền đóng ở bến Chương Dương.

Trần Quang Khải tiến ra bắc khá thuận lợi. Quân Trần nhanh chóng diệt nhiều đồn nhỏ của quân Nguyên, kết hợp dụ hàng quân người Hoa bỏ hàng ngũ quân Nguyên. Trong khi đó thì Trần Nhật Duật cũng giữ lại số quân để cầm chân Toa Đô, còn chia một số sang hợp với cánh quân Trần Quang Khải. Nhiều toán quân Trần trước kia bị tản mát, chưa tìm được vào Thanh Hoá, lúc đó gặp quân Trần Quang Khải đã cùng gia nhập nên lực lượng càng mạnh lên. Quân Trần chiếm được nhiều thuyền của địch ở bến đò[45].

Quân Trần tiếp tục ngược sông Hồng phản công quân Nguyên. Trần Quang Khải cùng Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản đã tấn công quân Nguyên ở Chương Dương (huyện Thường Tín).[46]. Quân Nguyên thường thấy quân Trần bị thua, khi đó thấy quân Trần đánh mạnh nên bị bất ngờ, tan tác bỏ chạy. Phần lớn các chiến thuyền quân Nguyên bị quân Trần đốt cháy hoặc chiếm.

[sửa] Giải phóng Thăng Long

Sau các trận phản công thắng lợi trên sông Hồng, quân Trần quyết định tấn công giải phòng kinh thành Thăng Long. Lực lượng tham gia gồm các đơn vị thủy bộ chủ lực do Trần Quang Khải chỉ huy. Các đơn vị dân binh các địa phương lân cận do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và Nguyễn Truyền chỉ huy. Sau khi đánh bại đơn vị quân Nguyên ngoài thành do Mã Vinh chỉ huy, quân Trần bắt đầu bao vây và công thành.

Tài liệu thời Nguyên chép rằng:

"Thủy lục đến đánh đại doanh, vây thành mấy vòng, tuy chết nhiều nhưng quân tăng thêm càng trở nên đông, quan quân sớm tối đánh rất khốn đốn, thiếu thốn, khí giới đều hết"[47] và "Người Giao chống đánh quan quân, tuy mấy lần thua tan, nhưng quân tăng càng đông, quan quân mỏi mệt, tử thương cũng nhiều, quân mã Mông Cổ không thể nào thi thố tài năng được"[48].

Trước sức tấn công mạnh mẽ và bền bỉ của quân Trần, quân Nguyên phải rút chạy khỏi thành Thăng Long về đóng ở bờ Bắc sông Hồng (khoảng Gia Lâm ngày nay).[49] Tại đây, đồn trại của quân Nguyên vẫn liên tục bị tấn công.

[sửa] Trận sông Thiên Mạc

Sau khi thua trận ở Hàm Tử Quan, Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc[50] và tìm cách liên lạc với Thoát Hoan. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết.

Có tài liệu căn cứ vào Nguyên sử cho rằng Toa Đô sau trận thua ở Hàm Tử Quan lại tiến vào Thanh Hoá đánh vua Trần lần nữa, nhưng không thu được kết quả nên lại trở ra tìm Thoát Hoan. Trận Tây Kết này còn được coi là trận Tây Kết thứ hai[51].

Ngày 24 tháng 6 năm 1285, quân Trần do đích thân vua Trần chỉ huy tấn công đạo quân Nguyên này. Tướng Nguyên là Trương Hiển (chức tổng quản) đầu hàng quân Trần và dẫn đường cho quân Trần tấn công Toa Đô ở Tây Kết. Quân Nguyên bị giết rất nhiều. Toa Đô cũng bị tử trận. Ô Mã Nhi và Lưu Khuê đi thuyền nhỏ trốn thoát ra biển.[52]

Trận này một số sách sử chép khác nhau. Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) cho biết Nguyên sử chép rằng: Toa Đô không tin Thoát Hoan đã rút, nên tiến quân lên tới tận Thăng Long, thấy không còn quân mình thì mới tin, đành rút quân lên phía Bắc, gặp quân Trần chặn đánh ở sông Càn Mãn (tức sông Thị Cầu) và tử trận tại đây.[53]

[sửa] Quân Trần truy kích quân Nguyên

Ngày 10 tháng 6 năm 1285, Trần Quốc Tuấn và Trần Tung dẫn hơn 2 vạn quân tấn công quân Nguyên ở bờ Bắc sông Hồng. Quân Nguyên cử Lưu Thế Anh dẫn quân ra đối phó, nhưng đại bại. Quân Nguyên rút chạy về phía Bắc.[54]

Khi rút chạy đến sông Như Nguyệt (sông Cầu), quân Nguyên bị đơn vị của Trần Quốc Toản chặn đánh. Quân Nguyên thua, không sang sông được, phải chạy về phía Vạn Kiếp. Chỉ huy quân Trần là Trần Quốc Toản đã hy sinh trong trận này.[55]

Chạy đến sông Sách (tức đoạn sông Thương chảy quan Vạn Kiếp), quân Nguyên bắc cầu phao định vượt sông, nhưng bị quân Trần do Trần Quốc Tuấn chỉ huy ập vào đánh. Lý Hằng đẩy lui được mũi quân Trần tấn công vào lưng quân Nguyên, chém được tướng Việt là Trần Thiệu. Nhưng một mũi quân Trần khác lại đánh vào sườn đội hình quân Nguyên đang vượt cầu phao. Quân Nguyên xô nhau chạy, cầu phao đứt, nhiều binh sĩ bị chết đuối.[56]

Sau khi vượt qua sông Sách, quân Nguyên chạy về hướng Tư Minh. Lý Hằng được cử chặn hậu, đề phòng quân Trần truy kích. Đến Vĩnh Bình, quân Nguyên lại bị quân Trần do Trần Quốc Hiến (Trần Quốc Nghiễn) chỉ huy chặn đánh. Lý Hằng bị trúng tên độc. Tương truyền, quân Nguyên phải giấu Thoát Hoan trong ống đồng để chạy trốn. Khi về đến Tư Minh, Lý Hằng ngấm thuốc độc chết, thọ 50 tuổi.[57]

Cánh quân Vân Nam của Nasirud Din chạy về Vân Nam, đến địa phận huyện Phù Ninh đã bị các đơn vị của Hà Đặc và Hà Chương tấn công. Quân Nguyên thua chạy, nhưng Hà Đặc hy sinh.[58]

[sửa] Tông thất, tướng sĩ nhà Trần hàng nhà Nguyên

Xem chi tiết: Trần Ích Tắc, Lê Tắc

Trong cuộc chiến lần thứ hai, nhà Trần đã có một số tông thất và tướng sĩ đi theo nhà Nguyên.

Người đầu tiên là Trần Di Ái, em vua Trần Thái Tông, chú vua Trần Thánh Tông. Di Ái được cử đi sứ nhà Nguyên, được Hốt Tất Liệt phong luôn làm An Nam quốc vương để có cớ đưa "vua mới" về nước. Di Ái bị quân Trần đón đánh ở đầu địa giới phải bỏ chạy.

Người thứ hai là Trần Ích Tắc, con thứ của Trần Thái Tông, em của Trần Thánh Tông. Ích Tắc có tài, vẫn còn có ý tranh đoạt ngôi trưởng đích. Trước khi quân Nguyên kéo sang, Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống nam. Khi quân Nguyên Mông tiến sang, ngày 15 tháng 3 năm 1285, Ích Tắc đem cả gia đình theo hàng, với hy vọng được lập làm vua.

Quân Nguyên thất bại chạy về nước, Ích Tắc được đưa về Trung Quốc và được Hốt Tất Liệt, phong làm An Nam Quốc vương và chờ ngày đưa trở về nước. Hai năm sau (1287), Ích Tắc theo Thoát Hoan sang Đại Việt lần thứ ba .

Một tông thất họ xa khác là Chương hiến hầu Trần Kiện phục vụ dưới quyền Trần Ích Tắc cùng theo Ích Tắc hàng Nguyên. Khi quân nhà Trần phản công đánh chiếm lại Thăng Long, quân Nguyên bỏ chạy về nước. Trần Ích Tắc và Trần Kiện chạy theo Thoát Hoan lên biên giới. Trần Kiện bị tướng người Tày ở châu Ma Lục (Lạng Sơn) là Nguyễn Thế Lộc bắn tên độc, chết tại trận[59]. Thủ hạ của Kiện là Lê Tắc ôm xác chủ đi chôn cất ở biên giới rồi chạy theo Trần Ích Tắc cùng quân Nguyên về Trung Quốc. Trong cảnh quân Nguyên hỗn loạn bỏ chạy, Lê Tắc đã chỉ đường giúp nhiều tướng sĩ nhà Nguyên chạy thoát về bên kia biên giới[60].

Một số tông thất dưới quyền Trần Ích Tắc theo sang Trung Quốc còn có Trần Văn Lộng và Trần Tú Viên.

[sửa] Kết quả và ý nghĩa

Nhà Trần lần thứ hai đánh đuổi được quân Mông Nguyên, lần này với quy mô lớn hơn nhiều và hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều. Nhà Tống ở phương bắc đã mất, không còn lá chắn, Đại Việt phải trực tiếp đối đầu với nhà Nguyên trên toàn tuyến biên giới phía bắc. Diệt được Nam Tống, sức mạnh của nhà Nguyên cũng tăng lên so với trước.

Theo sử cũ Việt Nam, quân Nguyên chết rất nhiều, thây nằm ngổn ngang, máu chảy thành suối. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép rằng Lý Quán thu tàn quân chỉ còn lại 5 vạn người so với 50 vạn khi bắt đầu sang Đại Việt.

Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần đặt nghi vấn về vấn đề này. Bằng chứng là ngay khi quân Nguyên thua chạy về, chỉ 2 tháng sau Hốt Tất Liệt đã có ý định cho sang đánh phục thù ngay. Như vậy lực lượng quân Nguyên còn sống trở về khá đông đảo để có thể tiếp tục một cuộc chinh phạt mới. Sau đó Hốt Tất Liệt phải hoãn việc dùng binh ngay vì thiếu lương chứ không phải thiếu quân. Lực lượng mà vua Nguyên huy động thêm cho lần đánh Đại Việt thứ 3 sau này cũng chỉ chừng gần 10 vạn người

^ Đúng ra thì năm 1258, Đại Nguyên vẫn chưa được thành lập.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 121.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 122-124.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 125-127.

^ Quảng Trị ngày nay, theo Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972).

^ Tây Bắc đảo Hải Nam, theo Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972).

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 125-127 dẫn lại từ Nguyên sử quyển 209 phần An Nam truyên.

^ Nguyên sử thời Minh phiên âm là Thoát Hoan. Nguyên sử giải nghĩa thời Thanh phiên âm là Thác Hoan. Tên gọi Thoát Hoan thường được biết tới ở Việt Nam

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), chương VI.

^ Sau đó đạo quân này được tăng viện thêm 1,5 vạn quân do Qutuqu, Ô Mã Nhi Batur, Lưu Quân Khánh dẫn đầu. Đến Chiêm Thành tìm nơi đóng quân của Toa Đô chưa được thì gặp bão tan tác hết, không rõ còn bao nhiêu.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), Chương V.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 183-184.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 186-187. Bình Than theo Lê Tắc trong An Nam chí lược và Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) là chỗ hợp lưu của sông Kinh Thầy với sông Thái Bình.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 196.

^ Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 5.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 198 dẫn lại Nguyên sử quyển 209.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 204-205.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 222-223.

^ sông Xa Lý, huyện Sơn Động ngày nay

^ Huyện lỵ huyện Sơn Động ngày nay

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 206.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 207.

^ Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 5.

^ Vạn hộ là cấp chỉ huy một đơn vị gồm 1 vạn quân.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 212-216.

^ Phả Lại

^ Quế Võ, Bắc Ninh

^ Tiên Du, Từ Sơn, Bắc Ninh

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 216-217

^ Nguyên sử, quyển 209.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 217-222.

^ Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái ngày nay

^ Tức bãi Mạn Trù ở Khoái Châu, Hưng Yên

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 227-228.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) cho rằng ải Hải Thị có thể là nơi sông Luộc hợp lưu với sông Hồng.

^ Trần Nhật Huyên là tên dùng của vua Trần Nhân Tông trong ngoại giao với nhà Nguyên.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) dẫn lại Nguyên sử quyển 3.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 235-236.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 239-243.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 245.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 191

^ Không rõ tên

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 191

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 249.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 194

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 251.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) trích dẫn Kinh tế đại điển tự lục.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) trích dẫn Nguyên sử quyển 209.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 251-253.

^ Khúc sông Hồng chảy qua Khoái Châu

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 199

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 260-261.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 260-261.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 254.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 254-255.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 255-256.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 256-257.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 257-259.

^ Quốc Chấn, sách đã dẫn, tr 66

^ Vũ Ngọc Khánh, sách đã dẫn, tr 84

^Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 206, 214

Ngay sau khi bại trận về nước năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thực để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông (theo đường biển) vào Đại Việt.

Giống như 2 lần trước, quân Nguyên mau chóng đánh tan quân Đại Việt cả trên bộ lẫn trên biển, nhưng lại chịu một tổn thất quan trọng, đó là lương thực chuyên chở bằng tàu biển bị mất hết vì bị các đơn vị của Trần Khánh Dư tấn công ở Vân Đồn, vì bão biển, vì đi lạc. Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Thăng Long, nhưng lại bị đói giống như hai lần trước.

Khác với 2 lần trước, lần nay quân Đại Việt không huy động lực lượng lớn chặn đánh quân Nguyên từ đầu, mà chỉ đánh có tính kìm chân. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp và đánh thủy quân Nguyên.

Vì đói và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Cánh thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh lục quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đã bị quân Đại Việt tấn công dữ dội.

Ngay sau khi bại trận về nước năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thực để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông (theo đường biển) vào Đại Việt.

Giống như 2 lần trước, quân Nguyên mau chóng đánh tan quân Đại Việt cả trên bộ lẫn trên biển, nhưng lại chịu một tổn thất quan trọng, đó là lương thực chuyên chở bằng tàu biển bị mất hết vì bị các đơn vị của Trần Khánh Dư tấn công ở Vân Đồn, vì bão biển, vì đi lạc. Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Thăng Long, nhưng lại bị đói giống như hai lần trước.

Khác với 2 lần trước, lần nay quân Đại Việt không huy động lực lượng lớn chặn đánh quân Nguyên từ đầu, mà chỉ đánh có tính kìm chân. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp và đánh thủy quân Nguyên.

Vì đói và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Cánh thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh lục quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đã bị quân Đại Việt tấn công dữ dội.

Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 hay Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3 (cách gọi tại Việt Nam) là cuộc chiến đấu diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam của quân dân Đại Việt thời Trần chống lại quân đội nhà Nguyên từ tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288.

Đại Việt lại một lần nữa đẩy lui được cuộc xâm lăng của Nguyên Mông. Sau này, giữa nhà Trần và nhà Nguyên không phát sinh thêm cuộc chiến tranh nào và đây được sử sách nhìn nhận là cuộc chiến cuối cùng giữa hai bên.

Sau thất bại trong việc chinh phạt Đại Việt năm 1285, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt vẫn không từ bỏ kế hoạch chiếm Đại Việt. Gần như ngay lập tức, kế hoạch tái chinh phạt được triển khai. Ngày 21 tháng 8 năm 1285, Khu mật viện nhà Nguyên trình đề nghị tái chiến với Đại Việt.

Giữa tháng 2 năm 1286, Hốt Tất Liệt lệnh cho Arig Qaya bàn kế hoạch đánh Đại Việt. Đầu tháng 3, danh sách các chỉ huy quân Nguyên tham gia được phê duyệt. Giữa tháng 3, việc điều động binh lính bắt đầu và đồng thời một dự án đóng 300 tàu chiến được triển khai.

Tuy nhiên, do những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Trung Quốc nổ ra khắp nơi ở miền Nam Trung Quốc, nên vào tháng 6 năm 1286 vua Nguyên ra lệnh hoãn việc chinh phạt Đại Việt. Đến cuối năm 1286, việc chuẩn bị chinh phạt Đại Việt được tái khởi động

Tương quan lực lượng

[sửa] Quân Nguyên

Theo kế hoạch mà Hốt Tất Liệt đề ra vào tháng 3 năm 1286, đội quân Nguyên chinh phạt Đại Việt vẫn sẽ do Toghan (Thoát Hoan) làm tổng tư lệnh. Ariq Qaya làm phó tổng tư lệnh. Các chỉ huy cao cấp khác gồm Ayuruychi (Áo Lỗ Xích), Omar Batur (Ô Mã Nhi), Phàn Tiếp (tướng người Hán của nhà Nguyên), Yiymis (Diệc Hắc Mê Thất), Ariq Qusun (A Lý Quỹ Thuận),v.v... Sau đó, tháng 11 năm 1286, Abaci (A Bát Xích), Ali (A Lý), Trình Bằng Phi (tướng người Hán của nhà Nguyên), Aruq (Ái Lỗ), Trương Ngọc, Lưu Khuê, Siktur (Tích Đô Nhi), Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn, Đào Đại Minh (những tên cướp biển người Hán làm tướng nhà Nguyên), Trần Trọng Đạt, Tạ Hữu Khuê, Bồ Tý Thành cũng được điều động. Phần lớn các tướng lĩnh này đều đã từng tham gia chinh phát Đại Việt năm 1285.[4] Ariq Qaya qua đời ngày 18 tháng 6 năm 1286, và Ayuruchi được cử làm phó cho Thoát Hoan.

Theo Nguyên sử, quân số bên Nguyên tham chiến lần này gồm 7 vạn quân Mông Cổ và Hán của ba tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng, 1.000 quân nhà Nam Tống cũ đầu hàng theo Nguyên, 6.000 quân của Vân Nam, 15.000 quân người Lê ở Hải Nam, ngoài ra còn quân người dân tộc ở Quảng Tây. Số quân mà Nguyên sử ghi là 92.000, chưa tính số quân người Choang không được ghi rõ. An Nam chí lược ghi tổng số quân là 10 vạn, nhưng khi vào đến Đại Việt hội binh thì lại ghi có 30 vạn. Đại Việt sử ký Toàn thư ghi số quân Nguyên là 50 vạn. Về thủy quân, quân Nguyên có 300 thuyền chiến mới đóng cùng 120 thuyền chiến của Hải Nam đều đặt dưới sự chỉ huy của Ô Mã Nhi. 70 thuyền vận tải chở 17 vạn thạch lương do Trương Văn Hổ chỉ huy đi cùng Ô Mã Nhi.[5]

Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược cho rằng số quân Nguyên khoảng 30 vạn và Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần cho rằng con số này giống như An Nam chí lược ghi khi quân Nguyên hội binh, là gần với sự thực, vì ngoài số quân mới huy động còn số quân trở về từ thất bại năm 1285 được điều động quay trở lại Đại Việt[6].

[sửa] Quân Trần

Phía Đại Việt đã tiến hành tổng động viên. Lần này chỉ huy tối cao là Trần Nhân Tông. Tướng chỉ huy chung là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tổng số quân Trần khoảng trên 20 vạn[7].

Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, chỉ trừ những người từng hàng quân Nguyên đều không được đại xá. Nhiều tù nhân được ra tình nguyện tòng quân ra mặt trận để báo ơn.

Hai bên dàn quân

Ngày 3 tháng 9 âm lịch, Thoát Hoan khởi binh từ đất Ngạc tiến về phía nam, mượn tiếng đưa "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc về nước. Quân Nguyên chia làm 3 cánh:

Cánh thứ nhất theo đường Vân Nam tiến xuống sông Thao và sông Lô như 2 lần trước do Aruq chỉ huy

Cánh thứ hai là quân chủ lực đi đường châu Khâm, châu Liêm do Thoát Hoan cùng Trình Bằng Phi, Áo Lỗ Xích, Ayuruyci, dẫn theo Trần Ích Tắc tiến vào biên giới đông bắc.

Cánh thứ 3 là thủy quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy 500 chiến thuyền cùng đoàn vận lương do Trương Văn Hổ phụ trách kéo theo sau.

Phía Đại Việt, Trần Quốc Tuấn thống lĩnh các vương hầu chia quân chống giữ các nơi. Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái mang 3 vạn quân giữ Lạng Sơn[8]; Lê Phụ Trần mang 3 vạn quân vào giữ Thanh - Nghệ; Trần Khánh Dư giữ Vân Đồn; tự Trần Quốc Tuấn đóng binh ở Quảng Yên. Mặt khác, Hưng Đạo Vương sai quân biên giới giáp châu Tư Minh, chia ra đóng các đồn Sa, Từ, Trúc để chống bộ binh địch xâm nhập; lại sai một tướng khác ra giữ Bình Than.

[sửa] Đụng độ ở biên giới

Cánh quân Nguyên chủ lực do Thoát Hoan và Ayuruyci chỉ huy tập kết tại Tư Minh vào ngày 18 tháng 12 năm 1287 và bắt đầu vào lãnh thổ Việt Nam ngày 25 tháng 12 năm 1287. Tiến tới Lộc Châu (Lộc Bình, Lạng Sơn) ngày 29 tháng 12 thì Thoát Hoan chia quân làm 2 mũi, một mũi do Trình Bằng Phi và Bolqadar chỉ huy có 1 vạn quân người Hán đi từ Vĩnh Bình tới Chi Lăng và một mũi nữa gồm số quân còn lại đi từ Lộc Bình tới Sơn Động; lưu 2500 quân ở lại vận lương, vũ khí và binh phục.

Ngả quân bộ do Aruq, Atai và Mangqudai chỉ huy từ Vân Nam tiến vào lãnh thổ Đại Việt còn sớm hơn cả ngả chính; ngày 11 tháng 12 đã đến Bạch Hạc.

Thủy quân của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy xuất phát từ Khâm Châu tiến về vùng bờ biển Đông Bắc của Đại Việt. Ngày 17 tháng 12 năm 1287, lực lượng chiến đấu chính do Ô Mã Nhi chỉ huy tách khỏi lực lượng vận tải lương thực, vài ngày sau thì tiến vào cửa biển Vạn Ninh (Móng Cái) từ đó đi ven bờ tiến tới cửa sông Bạch Đằng và theo sông này tiến vào Vạn Kiếp.

Gần như ngay khi đặt chân vào đất Đại Việt, quân Nguyên và quân Đại Việt đã giao chiến với nhau. Quân từ Vân Nam của Aruq giao chiến với 4 vạn quân của Trần Nhật Duật tại Bạch Hạc và giành thắng lợi, thu được một số thuyền và giết được Lê Thạch và Hà Anh của Đại Việt.

Các mũi quân của Thoát Hoan vừa qua sông biên giới, Trình Bằng Phi mang quân Hán tiến vào phía Lạng Châu và Lão Thử (Chi Lăng). Nguyên sử chép rằng cánh quân này thắng liền 17 trận, đánh chiếm các đồn Hãm Sa, Tư Trúc[9]. Mũi nhánh thứ 2 của Thoát Hoan có Thoát Hoan đi cùng vượt qua ải Khả Lý. Đến đầu năm 1288 thì đóng ở kênh Mao La.

Lực lượng thủy quân Nguyên không tiến vào Thanh - Nghệ rồi đánh ngược ra giống lần trước như nhà Trần dự định vì đã biết quân Trần đề phòng, trái lại tiến thẳng vào miền bắc để hợp binh với Thoát Hoan. Khi Ô Mã Nhi tiến tiến đến Quảng Yên thì giao chiến với quân của tướng Đại Việt là Trần Gia tại vụng Đa Mỗ (mũi Ngọc, Móng Cái). Trần Gia nỗ lực chống lại, chiếm được một số thuyền và đánh đắm vài thuyền lương đầu tiên. Phía Trần Gia cũng bị chết vài trăm người[10] và thế yếu hơn, cuối cùng phải rút lui.

Thoát Hoan nghe tin báo lương thực bị hãm, liền lệnh cho các tướng đi cướp được một số lương thực của Đại Việt để dùng.

Đầu tháng chạp âm lịch, quân Trần tại khắp các đồn ải ở biên giới Lạng Sơn chống đỡ không nổi phải rút lui; một số nơi khác nghe tin thanh thế quân Nguyên quá lớn phải bỏ đồn rút trước khi quân Nguyên đến nơi[11].

Quân Trần yếu thế, lại bị quân Nguyên cướp lương, nên lui về Vạn Kiếp để bảo toàn lực lượng. Trần Gia tuy thắng được tiền quân thuỷ một trận nhỏ nhưng tiền quân thuỷ của Phàn Tiếp vẫn tiến được qua sông Bạch Đằng vào Bắc Giang. Trần Quốc Tuấn bố trí quân ra chặn ở sông nhưng không cản nổi. Phàn Tiếp gặp được quân bộ của Thoát Hoan.

[sửa] Trận Vạn Kiếp và phía tây bắc

Thoát Hoan chia quân đánh chiếm núi Phả Lại và núi Chí Linh (Hải Dương), lập trại vững chắc để bố phòng.

Trình Bằng Phi tiến đánh trại Phù Sơn, quân Trần dùng tên độc giết nhiều quân Nguyên nhưng sau đó Bằng Phi được tiếp viện, lại quay trở lại đánh. Quân Trần rút lui.

Đầu tháng 1 năm 1288, hai cánh quân của Thoát Hoan và Trình Bằng Phi hợp lại tại Vạn Kiếp. Dọc đường từ Lộc Châu đến Vạn Kiếp, cánh Trình Bằng Phi đã giao chiến với quân Đại Việt 17 trận, còn cánh của Thoát Hoan chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt. Lực lượng Đại Việt tại Vạn Kiếp rất ít và đã rút lui về Thăng Long.

Thoát Hoan chiếm lấy Vạn Kiếp làm căn cứ đầu não, để ở đây 2 vạn quân, dựng thành gỗ trên núi ở Chí Linh và Phả Lại. Từ đây, quân Nguyên đánh rộng ra xung quanh và tiến về Thăng Long.

Tại mặt trận tây bắc, đạo quân của Aruq từ Vân Nam theo dòng sông Thao và sông Lô đánh xuống. Quân của các chủ trại Tuyên Quang ra đánh chặn không nổi. Trần Nhật Duật vốn giữ mặt trận Lạng Sơn, sợ địch vào sâu bèn ra đóng ở Bạch Hạc để ngăn quân Aruq. Hai bên giao chiến tất cả 18 trận và cùng bị thiệt hại. Hai tướng nhà Trần là Hà Ưởng và Lê Thạch bị quân Nguyên bắt giết.

Cuối cùng Trần Nhật Duật thua chạy. Aruq tiến vào Thăng Long.

[sửa] Trận Cao Lạng

Xem thêm: Lê Tắc

Khi đạo quân chủ lực Thoát Hoan cùng "An Nam quốc vương" Trần Ích Tắc tiến vào Thăng Long thì lực lượng hậu đội do các tướng người Việt khác là Lê Tắc cùng Lê An mang 5000 quân hộ tống con Trần Ích Tắc là Trần Dục mới 9 tuổi kéo theo sau quân Nguyên, đúng đường Thoát Hoan đã đi[12].

Tuy không gặp phải sự ngăn cản của quân chủ lực nhà Trần nhưng cánh quân Lê Tắc lại bị sự phục kích của tướng người Tày là Nguyễn Thế Lộc tại cửa ải Nội Bàng. Quân Nguyên bị tổn hại nhưng vẫn tiến qua được biên giới. Nguyễn Thế Lộc bủa vây, Lê Tắc dựa vào sông Lục Nam bày trận chống lại[13]. Thế Lộc để chừa lại hướng bắc, vây 2 mặt kẹp lại. Lê Tắc và Lê An không chống nổi, phải theo hướng bắc để ngỏ chạy trở lại biên giới. Thế Lộc tung quân đuổi theo. Lê An bế Trần Dục đi con ngựa gầy chạy chậm, bị quân Trần đuổi sát. Lê Tắc vội quay ngựa lại, nhường ngựa tốt mình đang cưỡi cho An ôm Dục chạy trước. Cuối cùng cánh quân Nguyên này chỉ còn không đầy 100 người, chạy thoát về châu Tư Minh đúng ngày Tết nguyên đán năm Mậu tý (1288)[14].

[sửa] Trận Thăng Long

Cuối tháng 1, quân Nguyên bắt đầu tiến đánh Thăng Long. Cánh quân Vân Nam của Aruq gặp đại quân Thoát Hoan ở bên bờ sông Hồng gần Thăng Long.

Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi truy đuổi các vua Trần. Ô Mã Nhi sai bắn tin với vua Trần rằng: "Ngươi chạy lên trời ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước".[15]

Trần Quốc Tuấn rút về kinh thành, sai tướng rước vua Trần lui xuống hạ lưu sông Hồng rồi theo cửa Giao Thủy đi ra biển vòng lên Tháp Sơn (Đồ Sơn). Sau đó bị cánh quân Nguyên của Ô Mã Nhi đuổi quá gấp, thượng hoàng Thánh Tông và Nhân Tông phải xuống thuyền vào Thanh Hóa. Ô Mã Nhi mang vài chục thuyền và ít lương đuổi gấp theo, nhưng nghe tin có Lê Phụ Trần và Trần Quốc Toản cầm một đạo thuỷ quân lớn đã phòng ở Thanh Hoá, liệu thế không đánh nổi đành quay trở lại. Qua Long Hưng, Ô Mã Nhi bực tức sai phá lăng Trần Thái Tông[16].

Ngày 2 tháng 2 năm 1288, quân Nguyên bắt đầu đánh thành. Trần Quốc Tuấn dàn quân cố thủ. Quân Trần nấp trong thành bắn tên đạn ra. Quân Nguyên bao vây tấn công vài lần không có kết quả. Trần Quốc Tuấn sai Trần Cao vài lần đến trại Thoát Hoan xin giảng hoà, nhưng ban đêm thường kéo ra từng toán nhỏ đánh lén vào trại quân Nguyên, đốt phá lương thực rồi rút lui. Thoát Hoan điều quân ra ngoài truy kích, nhưng quân Trần thường ẩn nấp khó phát hiện ra[17].

Trong các cuộc xung đột quanh kinh thành, tướng Trần Ngạc (tông thất nhà Trần) bị trúng tên tử trận.

Các tài liệu dẫn về trận Thăng Long chưa hoàn toàn thống nhất. Khâm định Việt Sử Thông giám Cương mục, Việt Sử tiêu án và Việt Nam sử lược chỉ nêu Thoát Hoan vây đánh nhưng không hạ được thành; Đại Việt Sử ký Toàn thư không chép trận Thăng Long. Một số sách sử Việt Nam hiện đại cho rằng quân Trần bỏ thành rút lui.[18] Quân Nguyên lọt được vào kinh thành, nhưng sau đó đụng độ kịch liệt với quân Trần. Sau vài lần giao chiến, cuối cùng quân Nguyên phải rút lui, trước khi rút đã đốt phá cung điện và phố xá[19].

Trận Vân Đồn

Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp vốn được giao cầm quân thuỷ mở đường cho đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, Phí Củng Thìn theo sau. Sau khi đánh lui được quân Trần Gia, Ô Mã Nhi cho rằng thế quân Trần yếu không đáng lo, bèn tiến sâu vào nội địa để hội binh với Thoát Hoan và truy đuổi vua Trần.

Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư được giao trấn giữ đường biển nhưng để quân Nguyên đi qua, bị thượng hoàng Thánh Tông sai sứ hỏi tội. Khánh Dư xin khất vài ngày để chuộc tội.

Đầu năm 1288, đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ kéo đến Vân Đồn, bị quân Trần Khánh Dư tập kích. Không có quân chủ lực bảo vệ, quân của Trương Vân Hổ mau chóng bị tiêu diệt. Văn Hổ cố gắng kéo vào đất liền nhưng đến Lục Thuỷ[20] thì thuyền quân Trần đổ ra đánh càng đông. Hổ đại bại, đổ cả thóc xuống biển vì không muốn lọt vào tay quân Trần, rồi bỏ chạy về Quỳnh châu[21].

Thuyền lương của Phí Củng Thìn kéo theo sau, mới đến Huệ châu[22] đã gặp bão, trôi giạt tới Quỳnh châu. Đoàn thuyền lương do Từ Khánh chỉ huy thì đi lạc tới Chiêm Thành rồi quay trở lại Quảng Đông.[23] Như vậy, các thuyền lương của quân Nguyên mất hoàn toàn.

[sửa] Thoát Hoan rút về Vạn Kiếp

Trong khi Thoát Hoan vây đánh Thăng Long thì các tướng Nguyên ở Vạn Kiếp vẫn tiếp tục củng cố căn cứ này làm bản doanh; lập hành lang thông sang Trung Quốc để báo tin về nước, nhưng nhiều đồn trại qua các vùng núi thường bị quân Trần đánh phá và cô lập[24].

Thoát Hoan vây đánh Thăng Long, chờ mãi không thấy thuyền lương của Trương Văn Hổ tới, bèn sai Ô Mã Nhi đi đón. Ô Mã Nhi khi đi tìm đoàn thuyền lương phải qua đây và đã bị tập kích ở cửa Văn Úc (ngày 10 tháng 2 năm 1288), và trên biển gần Tháp Sơn, bị thiệt hại nặng mà vẫn không thấy Trương Văn Hổ đâu, đành quay về Vạn Kiếp. Dọc đường về Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi đã cướp được 4 vạn thạch gạo.[25] Các đơn vị của Abaci cũng đã giao chiến với quân Trần tại Tháp Sơn và cũng cướp được một ít lương thực.

Ở Thăng Long mà không có lương thực, Thoát Hoan lúng túng. Đã vậy, quân Đại Việt đã phản công mạnh mẽ và kiểm soát vùng Hải Dương và Hải Phòng đẩy Thoát Hoan vào nguy cơ bị cắt đường về Vạn Kiếp. Trước tình hình như vậy, Thoát Hoan rút quân khỏi Thăng Long quay về Vạn Kiếp, sai Abaci đi tiên phong mở đường.[26]

Nguyên sử chép rằng quân Nguyên bi dịch bệnh rất nhiều, không thể tiếp tục tiến binh nên phải lui trở lại[27].

Tại Vạn Kiếp, quân Nguyên cố thủ trong các thành gỗ nhưng thường xuyên bị quân Đại Việt tập kích vào ban đêm. Tình hình thiếu lương thực càng ngày càng trầm trọng. Thoát Hoan quyết định rút quân khỏi Đại Việt. Lúc đó là vào khoảng cuối tháng 3 năm 1288, tức là chỉ 3 tháng sau khi tiến quân vào Đại Việt. Quân Nguyên chia làm 2 ngả rút về, một ngả của thủy quân do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy. Một ngả của bộ binh do Thoát Hoan chỉ huy.

[sửa] Trận Bạch Đằng

Để bảo vệ cho thủy quân rút lui, Trình Bằng Phi và Tacu được Thoát Hoan phái đi hộ tống, nhưng bị chặn đánh liên tục phải quay về Vạn Kiếp đi cùng đại quân bộ.[28] Đoàn thuyền của Ô Mã Nhi không có bộ binh bảo vệ đã bị chặn đánh liên tục, mãi tới ngày 8 tháng 4 năm 1288 mới tiến tới Trúc Động định vào sông Giá. Tuy nhiên, quân Đại Việt đã ngăn được quân Nguyên vào sông Giá, khiến Ô Mã Nhi phải tiến vào sông Bạch Đằng.[29] Tại đây, quân Đại Việt bố trí một trận địa cọc ngầm. Một lực lượng lớn bộ binh Đại Việt lại trú tại Tràng Kênh chờ đánh vào sườn phải quân Nguyên khi họ vào sông Bạch Đằng, còn một lực lượng lớn nữa trú tại khu rừng bên tả ngạn sông sẽ đánh vào sườn trái đối phương. Thủy quân Đại Việt thì ẩn náu trên các sông khác thông với sông Bạch Đằng.

Sáng ngày 9 tháng 4 năm 1288, thủy quân Nguyên tiến vào sông Bạch Đằng, thấy thủy quân Việt liền đuổi đánh, song va phải các cọc ngầm và bị chặn lại. Quân Đại Việt từ khắp các hướng đổ ra đánh. Đích thân vua Trần và Trần Hưng Đạo cầm quân tham chiến. Quân Đại Việt đã bắn rất nhiều mũi tên vào quân Nguyên. Thủy triều rút làm cho số thuyền bị cọc nhọn làm vỡ càng tăng. Đến chiều, toàn bộ cánh quân thủy của quân Nguyên bị tiêu diệt. Tướng Trần là Đỗ Hành bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ. Phàn Tiếp bị thương, nhảy xuống nước, bị quân Trần dùng câu liêm móc lên, bắt sống. Siragi và Lý Thiên Hựu cũng bị bắt sống. Quân Nguyên bị chết rất nhiều, hơn 400 chiến thuyền lọt vào tay quân Trần. Gần như toàn bộ thuỷ quân Nguyên bị tiêu diệt[30].

Một số sách sử chép người bị bắt với Ô Mã Nhi là Tích Lệ, Cơ Ngọc. Các sử gia hiện đại đính chính rằng đó không phải là 2 người mà chỉ là một người: hoàng thân Tích Lệ Cơ, được phong tước vương nên gọi là Tích Lệ Cơ vương. Do chữ "vương" và chữ "ngọc" gần giống nhau nên sử cũ đã nhầm[31][32].

[sửa] Giả thuyết khác

Có ý kiến cho rằng, ngay từ khi nhận chức Tiết chế ở Bình Than, Trần Quốc Tuấn đã theo kế của Ngô Quyền, muốn ngăn quân địch tiến vào bằng cọc nhọn ở sông Bạch Đằng. Số cọc nhọn làm năm 1288 chỉ là số bổ sung thêm[33].

Ngay từ năm 1284, Trần Quốc Tuấn đã giăng bẫy ở đây và muốn dồn địch vào trận địa cọc, nhưng quân Trần yếu thế không thực hiện được ý định. Kết quả quân Nguyên vượt qua an toàn.

Năm 1287, khi Ô Mã Nhi tiến vào cũng mang quân đông và mạnh khiến quân Trần không thể dồn quân Nguyên tới bãi cọc vào thời điểm triều rút, do đó việc bố trí cọc cũng vô hiệu.

Theo ý kiến của Trần Xuân Sinh, các tướng Nguyên không thể không biết về bài học trận Bạch Đằng, 938 của quân Nam Hán; nhưng do hai lần đã đi qua dễ dàng, quân Nguyên chủ quan không đề phòng cạm bẫy ở sông Bạch Đằng năm 1288. Chính vì vậy khi rút lui đã bị sa vào trận địa và bị diệt hoàn toàn[34].

[sửa] Trận Lạng Sơn

Ngày 8 tháng 4 năm 1288, quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp tiến lên Lạng Sơn. Abaci dẫn quân kỵ đi mở đường. Siktur được lệnh dẫn một cánh đi theo hướng Tây (qua Chi Lăng), nhưng đến Hãm Nê thì bị quân Đại Việt chặn đánh, đành trở lại nhập vào đoàn quân của Thoát Hoan. Ngày 11 tháng 4, đội quân Nguyên tiến tới cửa Nội Bàng (thị trấn Chũ và xã Bình Nội của Bắc Giang ngày nay) và lọt vào trận địa phục kích của quân Đại Việt. Quân Nguyên cố sức chống cự; Daraci và Lưu Thế Anh phải liều chết mở đường máu cho đại quân thoát khỏi cửa Nội Bàng. Qua được Nội Bàng, Thoát Hoan nhận được tin trinh sát rằng phía trước có 30 vạn quân Đại Việt trải dọc suốt 100 dặm mai phục, đành đổi hướng đi qua Đơn Kỷ[35] về Lộc Châu. Tuy nhiên qua đường này, quân Nguyên vẫn bị quân Đại Việt tập kích.

Nguyên sử chép: "Lúc đó quân ta đã thiếu ăn lại mệt vì chiến đấu, tướng tá nhìn nhau thất sắc" nhưng vẫn phải "cố xông vào mà đánh" và "buộc vết thương lại mà đánh".[36] Abaci trúng tên độc tử trận. Mãi đến ngày 19 tháng 4 năm 1288, quân Nguyên mới thoát khỏi biên giới về đến Tư Minh.[37]

[sửa] Kết cục các tướng Nguyên

Thoát Hoan cùng Trình Bằng Phi chạy thoát về nước. Gần như ngay khi về nước, Aruq bị cảm lị qua đời (1288)[38].

Các viên đầu mục người Mông bị bắt được tha về. Những tướng người Hán bỏ hàng ngũ Mông Cổ theo Đại Việt được nhà Trần chấp thuận, cấp đất cho sinh sống[39].

Riêng Ô Mã Nhi, sử cũ của Việt Nam cho rằng: vì Ô Mã Nhi khoẻ mạnh, dũng mãnh và tàn ác, giết hại nhiều người Việt và phá lăng vua Trần, Trần Quốc Tuấn đã thực hiện ý định ám sát để ngừa hậu hoạ. Ông cấp thuyền cho Ô Mã Nhi trở về, nhưng lại sai người (có thuyết cho là Yết Kiêu) sung làm phu chèo thuyền và nhân lúc đêm tối dùi thuyền thủng cho đắm. Ô Mã Nhi bị chết đuối. Trần Nhân Tông gửi thư sang nói với Hốt Tất Liệt rằng thuyền bị rỉ nước nên đắm. Nhà Nguyên không thể tra cứu việc đó nên buộc phải lờ đi, không trách cứ[40]. Nguyên sử chép lại bức thư của vua Nhân Tông gửi vua Nguyên về việc này:

"Tham chính Ô Mã Nhi theo kỳ định đã về sau. Chẳng may đêm đến, thuyền rỉ nước, tham chính tầm vóc cao lớn lực lưỡng, khó bề cứu vớt, mới nỗi phải chết chìm; người chở thuyền của tiểu quốc vì vớt ông ấy, cũng đều phải chết cả. Thê thiếp và tiểu đồng của Tham chính cũng suýt chết đuối, may vì mình mẩy bé nhẹ nên mới cứu được..."

Có ý kiến cho rằng Ô Mã Nhi đã bị giết trong trận Bạch Đằng và vụ ám sát do Nguyên sử đặt ra để cho nhà Trần là hẹp lượng. Một căn cứ là sau này trong bài Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi viết:

Ô Mã Nhi cũng bị giết ở biển Bạch Đằng (Mã Nhi hựu ế ư Bạch Đằng hải)[41].

Vụ giết Ô Mã Nhi bị một số sử gia Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ coi là "thất tín", còn Trần Trọng Kim đồng tình với Tự Đức coi là "bất nhân phi nghĩa". Các sử gia hiện đại của Việt Nam thì cho rằng: tuy không phải đáng khen nhưng không có gì đáng chê trách, mạt sát cả. Đó là sự trả giá của Ô Mã Nhi với người Việt[42]. Riêng Lê Văn Siêu phản đối nhận định của Tự Đức gay gắt hơn trong việc này:

"Vua Tự Đức chê [việc này] là bất tín bất nghĩa... Nhưng sao đế vương ngài chẳng đem cái ý niệm đạo đức ấy mà soi vào việc tổ phụ ngài là Nguyễn Ánh đã xử tử tế như thế nào với di hài của Quang Trung? Còn đây là tướng giặc, đã từng giết thác (chết) bao nhiêu người, từng đuổi ngặt vua và thượng hoàng, lại từng phá lăng miếu tổ tiên người ta..."[43]

Phàn Tiếp lo buồn thành bệnh qua đời ở Đại Việt, Trần Nhân Tông sai hoả táng và cấp người ngựa cho vợ con mang xác về nước. Có ý kiến cho rằng Phàn Tiếp cũng bị giết lén cùng Ô Mã Nhi[44].

Hoàng thân Tích Lệ Cơ cùng các tướng người Mông khác được trở về nước tháng 2 năm 1289.

[sửa] Kết quả

Kế hoạch xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên một lần nữa thất bại. Một số tướng lĩnh xuất sắc của nhà Nguyên đã chết, như Abaci, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp. Phần lớn chiến thuyền của quân Nguyên bị tiêu diệt hoặc bắt giữ. Số lượng binh sỹ tử trận là không nhỏ, đặc biệt là lực lượng thủy quân bị tiêu diệt gần như toàn bộ.

Riêng cánh quân Vân Nam của Aruq, sử cũ không ghi rõ kết cục. Trần Xuân Sinh phỏng đoán rằng đạo quân này theo ngược sông Hồng trở về Vân Nam, sau khi Thoát Hoan rời Vạn Kiếp. Nguyên sử chỉ ghi ngắn gọn: "Thoát Hoan lệnh cho A Lỗ (Aruq) rút về Vân Nam"[45].

Về phía Đại Việt, tuy đã làm phá sản kế hoạch xâm lược của quân Nguyên, nhưng nhiều tướng sỹ đã tử trận.

[sửa] Định công phạt tội

Tháng 4 âm lịch năm 1289, Trần Nhân Tông xét công lao các tướng sĩ trong trận thắng quân Nguyên. Các tướng Trần Quốc Tuấn được phong đại vương, Trần Quốc Nghiễn phong Khai quốc công, Trần Quốc Tảng phong Tiết độ sứ; Đỗ Khắc Chung được ban họ vua; Nguyễn Khoái được phong Liệt hầu và 1 hương (xã) được mang tên ông, gọi là Khoái Lộ[46]; Phạm Ngũ Lão được phong Dực Thánh quân. Các tù trưởng người Mường, Tày, Thái, Dao đều được phong chức phục hầu.

Ngoài ra, Trần Nhân Tông còn phong cho tông thất có công, như con cháu Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trấn thủ các vùng thượng du.

Xét tới những người từng theo hàng quân Nguyên khi quân Nguyên đang mạnh, quan viên phạm tội thì xử tử hoặc bắt đi đày, còn quân dân thì đều miễn tội. Trần Ích Tắc theo nhà Nguyên, bị đổi gọi là Ả Trần (ý nói nhát như đàn bà), Trần Kiện và Trần Văn Lộng tuy đã chết nhưng con cháu cũng bị tịch thu gia sản và đổi sang họ Mai.

Khi quân Nguyên thua chạy, bỏ lại một tráp công văn. Quân Trần bắt được, có nhiều giấy tờ của các quan lại tư thông với quân Nguyên. Đình thần muốn mang đối chiếu để trị tội, nhưng thượng hoàng Trần Thánh Tông làm theo gương Hán Quang Vũ Đế, cho rằng trị tội kẻ tiểu nhân cũng vô ích, rồi sai đốt hết đi[47].

[sửa] Chiến thuật và ý nghĩa

Trong trận chiến lần thứ ba, giữa quân Trần và quân Nguyên đã đụng độ dàn trải trên nhiều địa bàn ở hầu hết miền bắc Đại Việt. Quân Trần đã chủ động nhằm vào những điểm yếu của quân Nguyên để đánh tiêu hao lực lượng địch.

Khi quân Nguyên tiến vào, quân Trần không rút lui co cụm hoàn toàn về phía sau mà vẫn chủ động bố trí lực lượng chặn đánh địch trên nhiều tuyến. Ngoài mặt trận chính ở Lạng Sơn, Vạn Kiếp và Thăng Long mà quân Nguyên chiếm ưu thế, quân Trần vẫn có được hai trận thắng ở phía sau lưng quân chủ lực Thoát Hoan: trận Cao Lạng đánh tan hậu đội của Lê Tắc và đặc biệt là trận Vân Đồn cắt đứt hoàn toàn lương thực của quân Nguyên khiến Thoát Hoan buộc phải điều quân tản rộng ra để cướp của người Việt. Chiến thắng Vân Đồn được các sử gia đánh giá có tầm quan trọng rất lớn, quyết định bước ngoặt chiến trường, vì đạo quân đông đảo của Thoát Hoan không có lương thực sẽ rất nhanh rơi vào tình trạng nguy khốn. Nếu số lương của Trương Văn Hổ tới được tay Thoát Hoan thì đã có thể giúp cho quân Nguyên kéo dài chiến sự và gây thêm nhiều khó khăn cho Đại Việt[48].

Nhà Trần một lần nữa lại lập võ công đẩy lui được một cuộc xâm lược quy mô của nhà Nguyên, giữ vững được bờ cõi. Trận Bạch Đằng, 1288 cũng được ghi nhận là một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, thắng lợi lần thứ ba chưa thực sự chấm dứt được chiến tranh. Sau cuộc chiến, nhà Trần đã chủ động dùng biện pháp ngoại giao để lập lại hoà bình; Hốt Tất Liệt vẫn muốn tiếp tục động binh trong những năm sau nhưng chưa có cơ hội thuận lợi. Năm 1294, Hốt Tất Liệt qua đời, Nguyên Thành Tông lên ngôi ngừng việc phát động chiến tranh với Đại Việt. Khi đó chiến tranh mới thực sự chấm dứt.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 214

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 214

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 265-269.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 266-267 và 276-277.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 277-279.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 214

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 214

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 216

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 216

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 217

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 217

^ Quốc Chấn, sách đã dẫn, tr 67

^ Quốc Chấn, sách đã dẫn, tr 67

^ Quốc Chấn, sách đã dẫn, tr 68

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) trang 298 dẫn lại ghi chép của Từ Minh Thiện trong Thiện Nam hành ký.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 221

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 221

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 294-297.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 222

^ Cửa Lục, Hòn Gai

^ Đảo Hải Nam

^ Huyện Huệ Dương, Quảng Đông

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 290-291.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 223

Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 300-304.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 303.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 223

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 308.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 309-310.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 316-317.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 233

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 316-317.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 234

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 235

^ Khoảng huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn ngày nay

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972) dẫn Nguyên sử, quyển 129 và quyển 133.

^ Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm (1972), trang 318-323.

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 237

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 240

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 241

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 241

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 242

^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 385

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 240, 242

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 237

^ Phủ Khoái châu, Hưng Yên

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 244

^ Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 227

Chấm dứt chiến tranh

Sau thất bại lần thứ ba năm 1288 ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ - Hốt Tất Liệt vẫn chưa muốn đình chiến. Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Có năm sắp tiến quân thì chánh tướng chết nên hoãn binh, năm sau định đánh thì phó tướng lại chết nên lại đình chỉ việc tiến quân. Tới năm 1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt băng hà. Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không muốn gây chiến với Đại Việt nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt.

Về số quân Nguyên

Sử sách Việt Nam và Trung Quốc nêu số quân Nguyên không thống nhất. Lần đầu, Nguyên sử chỉ nêu vài ngàn quân; sau này các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng số quân Nguyên năm 1257 khoảng 3 vạn[2]. Nhà sử học Ba Tư là Said ud Zin cho biết quân Mông đến Vân Nam có 3 vạn nhưng trước khi đến Ngạc châu gặp Hốt Tất Liệt thì số quân chỉ còn lại 5000 người[3].

Lần thứ hai, Đại Việt Sử ký Toàn thư chép quân Nguyên có 50 vạn và khi rút về chỉ còn 5 vạn. Nguyên Sử chép rằng chỉ có 30 vạn nếu tính luôn cả dân phu là những người không tham gia chiến đấu. Con số 30 vạn được các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng phù hợp. Tuy nhiên, về số trở về nước, chắc chắn nhiều hơn 5 vạn, vì từ tháng 6 âm lịch năm 1285, Thoát Hoan rút chạy về, tới tháng 8 đã được lệnh chuẩn bị sang lần nữa. Như vậy số quân còn lại cũng tương đối nhiều, gần với số cần thiết mang đi viễn chinh lần nữa[4]. Theo 1 số tác giả thì quân Đại Việt lần này có 30 vạn người.[5]

Lần thứ 3, Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi số quân là 50 vạn, trong khi Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục lại cho rằng như vậy quá nhiều, chỉ có khoảng hơn 9 vạn là số quân bổ sung. Các nhà nghiên cứu cũng của Việt Nam xác định rằng quân Nguyên lần này cũng có khoảng 30 vạn như lần thứ hai, còn quân Trần có tổng số khoảng 20 vạn[6].

Nguyên nhân thắng lợi

Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng[7].

Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...[8].

Theo các nhà nghiên cứu, chiến thắng của nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông mà đánh vào các đạo quân người Hán bị cưỡng bức theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận[9].

Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Nam Dương đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân, lại gặp bão to (Thần phong) nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Đông Á, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á - Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Tổng cộng 3 đợt xuất quân, Mông-Nguyên huy động hơn 60 vạn lượt quân, trong khi dân số Đại Việt khi ấy chưa đầy 4 triệu. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của nhà Trần.

Theo giáo sư Đào Duy Anh thì có 3 nhược điểm khiến quân Mông Nguyên thất bại ở Đại Việt[10]:

Người Mông Cổ đi đánh xa, chỉ mong cướp bóc nuôi quân, nếu không được thì dễ bị khốn vì thiếu lương.

Quân Mông Nguyên là người phương bắc, không hợp thuỷ thổ.

Đại đa số quân lính là người Trung Hoa bị chinh phục, tinh thần chiến đấu không có, gặp khó khăn là chán nản.

Chiến công của nhà Trần nhìn chung được nhiều thế hệ nhân dân ca ngợi qua các thần tích, vè và những lời truyền tụng trong dân gian. Sang thế kỷ 20, Trần Trọng Kim và Phan Kế Bính cũng ca tụng nhiều về chiến thắng đó[11].

Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ ca ngợi chiến công đánh quân Nguyên, nhưng chê trách việc dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan là hạ sách[12].

Riêng Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi, cho rằng nhà Trần gặp may vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Tuy nhiên rõ ràng những tướng Nguyên như Ngột Lương Hợp Thai, Toa Đô, Ô Mã Nhi hay Lý Hằng đều là những tướng lính dày dạn trận mạc, từng tham gia diệt Nam Tống và Đại Lý. Đặc biệt là Ngột Lương Hợp Thai, được xếp vào hàng công thần thứ 3 của nhà Nguyên, từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô, tấn công Vương quốc Bagdad cùng Húc Liệt Ngột, và diệt nước Đại Lý chỉ trong vài tuần. Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần phản bác quan điểm này và cho rằng những lời bình luận đó là "ngớ ngẩn"[13]:

Nguyên chúa Hốt Tất Liệt anh hùng, rất giỏi quân sự, đâu có sai đi nam chinh những đồ vô dụng. Quân Mông Cổ hùng mạnh, đã thắng quân ta ở Lạng Sơn, Nội Bàng và Vạn Kiếp, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, lại thắng lớn ở ngoài khơi Quảng Yên... thế rất lớn, nhiều nơi lâm nguy... Vua quan triều Nguyễn đã làm lệch lạc lịch sử. Các tướng nhà Nguyên không phải không giỏi,... thua chỉ vì gặp các tướng nhà Trần giỏi hơn mà thôi.

Trận bạch đằng

Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất Đại Việt, đây là một trận đánh lớn quan trọng thuộc một trong các cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông trong lịch sử Việt Nam.

Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.

Ngày 7 tháng 3 năm 1288, cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.

Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui

Bố trí quân Trần

Năm 1288, sau khi di tản khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận cọc để mai phục quân Mông Nguyên

Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi ..., ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Diễn biến trận đánh

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết". Sông Bạch Đằng nước ròng, tức nước lớn rất nhanh mà nước rút cũng mạnh, nên khi nước rút thuyền của quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số. [2]

Kết cục

Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông, tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết. Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.

Giả thuyết khác về bãi cọc

Có ý kiến cho rằng, ngay từ khi nhận chức Tiết chế ở Bình Than, Trần Quốc Tuấn đã theo kế của Ngô Quyền, muốn ngăn quân địch tiến vào bằng cọc nhọn ở Bạch Đằng. Số cọc nhọn làm năm 1288 chỉ là số bổ sung thêm[3].

Ngay từ năm 1284, Trần Quốc Tuấn đã giăng bẫy ở đây và muốn dồn địch vào trận địa cọc, nhưng quân Trần yếu thế không thực hiện được ý định. Kết quả quân Nguyên vượt qua an toàn.

Năm 1287, khi Ô Mã Nhi tiến vào cũng mang quân đông và mạnh khiến quân Trần không thể dồn quân Nguyên tới bãi cọc vào thời điểm triều rút, do đó việc bố trí cọc cũng vô hiệu.

Theo ý kiến của Trần Xuân Sinh, các tướng Nguyên không thể không biết về bài học trận Bạch Đằng, 938 của Nam Hán; nhưng do hai lần đã đi qua dễ dàng, quân Nguyên chủ quan không đề phòng cạm bẫy ở sông Bạch Đằng năm 1288. Chính vì vậy khi rút lui đã bị sa vào trận địa và bị diệt hoàn toàn[4].

[sửa] Xem thêm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro