Kinh tế xã hội nhà Trần

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Quân đội nhà Trần phản ánh việc tổ chức quân đội của nhà Trần trong gần 200 năm tồn tại trong lịch sử Việt Nam. Hoạt động quân sự nhà Trần diễn ra ở cả phía nam, phía bắc; cả bên trong và ngoài biên giới.

[sửa] Cấm quân

Quân chủ lực nhà Trần gồm cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.

Năm 1239, Trần Thái Tông ra lệnh tuyển lính, chia làm 3 bậc thượng, trung, hạ. Cấm quân được chú ý xây dựng, gọi là quân túc vệ. Năm 1246, nhà Trần thực hiện bước tiến lớn trong việc xây dựng cấm quân. Trần Thái Tông đặt ra các vệ tứ thiên, tứ thánh, tứ thần:

Quân các lộ Thiên Trường, Long Hưng nhập vào quân Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh, Củng Thần

Quân các lộ Hồng châu, Khoái châu nhập vào các quân tả hữu Thánh Dực

Quân các lộ Trường Yên, Kiến Xương nhập vào các quân Thánh Dực, Thần Sách

Năm 1267, Thái Tông lập thêm Toàn Kim Cương đô, Chân Thượng đô, Cấm vệ thủy dạ xoa đô, Chân Kim đô.

Sang thế kỷ 14, cấm quân được tăng cường. Năm 1311, Trần Anh Tông lập thêm quân Vũ Tiệp; năm 1374 Trần Duệ Tông lập thêm các quân Uy Tiệp, Bảo Tiệp, Long Tiệp, Long Dực, Tả ban, Hữu ban; năm 1378 đời Trần Phế Đế, nhà Trần lập thêm các quân Thần Dực, Thiên Uy, Hoa Ngạch, Thị Vệ, Thần Vũ, Thiên Thương, Thiết Giáp, Thiết Liêm, Thiết Hồ, Ô Đồ.

Đứng đầu mỗi quân là một đại tướng quân. Mỗi quân có 30 đô, chỉ huy mỗi đô có chánh phó đại đội. Mỗi đô có 5 ngũ, đứng đầu mỗi ngũ là đầu ngũ. Ước tính số cấm quân khoảng 2 vạn người đóng ở Thăng Long, Tức Mặc và một số địa phương quan trọng. Đây là quân chuyên nghiệp.

Cấm quân ở kinh thành Thăng Long có thích chữ “thiên tử quân” vào trán, do tông thất hoặc người được đặc biệt tin tưởng chỉ huy, gọi là Điện tiền chỉ huy sứ (gọi tắt lá điện súy). Cấm quân là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh chống ngoại xâm, có thể được điều động đi các lộ để tác chiến.

[sửa] Lộ quân

Tại các phủ, lộ có lộ quân. Lộ quân làm nhiệm vụ phòng giữ ở các lộ. Mỗi lộ quân có khoảng 20 phong đoàn. Giữa thế kỷ 14, Trần Dụ Tông đặt thêm Bình hải quân ở Hải Đông. Sau này Trần Duệ Tông tăng thêm các lộ quân Thiên Trường, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.

[sửa] Quân của các quý tộc

Khi có lệnh của vua, các vương hầu được phép chiêu mộ quân riêng. Lực lượng này đóng vai trò đáng kể trong cuộc chiến chống Mông Nguyên[1].

[sửa] Chính sách

Nhằm có lực lượng đông đảo cần thiết khi chống xâm lược, nhà Trần kế tục chính sách ngụ binh ư nông (giữ quân lính ở nhà nông) của nhà Lý, vừa đảm bảo số quân cần thiết phòng khi có chiến tranh xảy ra.

Việc lấy quân của nhà Trần không có số nhất định, chỉ chọn dân binh khỏe mạnh thì lấy, cứ 5 người 1 ngũ, 10 người 1 đô. Khi có việc mới gọi những người này, nếu không thì cho họ ở nhà làm ruộng.

Nhờ chính sách này, lực lượng quân đội nhà Trần khá đông. Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, quân cấm vệ và các lộ có khoảng 10 vạn người[2].

Nhà Trần áp dụng chính sách quân sự như nhà Lý, binh lính túc vệ đều phát bổng hàng năm, còn binh địa phương cho về làm ruộng để đỡ tốn lương.

Nhà Trần chuộng võ, khuyến khích coi trọng vũ thuật của trai tráng là lối sống của nam nhi từ quý tộc tới nô tỳ[2]. Năm 1253, Trần Thái Tông lập ra Giảng Võ đường để các quan võ tập trung học binh pháp và rèn luyện võ nghệ. Đây chính là trường cao cấp quân sự đào tạo các võ quan.

Trần Quốc Tuấn - vị tướng tổng chỉ huy hai cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 và lần thứ 3 đã soạn bộ Vạn Kiếp tông bí truyền thư và Binh thư diệu lý yếu lược. Ông đã tìm hiểu và tổng kết kinh nghiệm chiến tranh của Trung Quốc cổ từ thời Xuân Thu đến tận Tống, Nguyên đương thời[2].

[sửa] Hành chính

Hành chính Đại Việt thời Trần hoàn thiện hơn so với thời Lý. Sau khi giành được chính quyền, nhà Trần đã phân chia lại Đại Việt thành 12 lộ thay vì 24 lộ như ở thời Lý. Bộ máy hành chính được củng cố theo hướng tăng tính tập quyền quan liêu. Các quan được cấp lương bổng theo ngạch, bậc; cứ 10 năm thăng tước một cấp, 15 thăng tước một bậc.

Trung khu

Nền hành chính của Đại Việt thời Trần ở cấp trung ương có bộ phận trung khu đứng đầu. Chức cao nhất ở trung khu là các chức quan hàng tướng quốc và tam thái: thái sư, thái phó, thái bảo. Phần lớn suốt thời gian nhà Trần cầm quyền, các chức quan cao hàng tam thái do các thân vương nắm giữ[1].

Tiếp đến là các chức quan hàng tam thiếu: thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo. Sau đó đến tam tư: tư đồ, tư mã, tư không. Trần Thủ Độ, Trần Quang Khải là những người được các vua Trần bổ nhiệm là thái sư. Trần Nguyên Trác được bổ nhiệm làm tả tướng quốc. Trần Văn Bích được bổ nhiệm làm thái bảo (phụ quốc thái bảo).

Giúp việc cho các quan đứng đầu trung khu là các ban hành khiển và khu mật viện. Hành khiển lại chia làm tả hành khiển đóng ở Thăng Long và hữu hành khiển đóng ở hành cung Tức Mặc (quê của họ Trần, thuộc thành phố Nam Định ngày nay). Ban hành khiển sau được đổi tên thành môn hạ sảnh. Đứng đầu ban hành khiển là chức Nhập nội hành khiển đồng trung thư môn hạ sảnh bình chương sự. Ban đầu, người của hành khiển chỉ gồm hoạn quan. Sang thế kỷ 14, nhà Trần bắt đầu tuyển dùng các nhà nho như Nguyễn Trung Ngạn, Lê Cư Nhân.

Việc chia trung khu gồm Tể tướng, quan chức ở Khu mật viện, Hành khiển môn hạ sảnh tách khỏi và đứng trên cơ quan chức năng. Đây là bước phát triển trong kết cấu và cơ chế bộ máy nhà nước thời Trần[1].

[sửa] Các bộ, ngành

Thời Trần, có 6 thượng thư sảnh tương đương với lục bộ, quản lý các công việc hành chính, tổ chức, ngoại giao, tín ngưỡng, tài chính ngân sách, quân sự, ty pháp. Đứng đầu thượng thư sảnh là chức thượng thư hành khiển và thương thư hữu bật. Dưới các chức này là chức thị lang, lang trung. Các thượng thư sảnh luôn được củng cố, càng về sau càng dùng nhiều nhân sỹ nho giáo.

Bên cạnh 6 thượng thư sảnh là hàn lâm viện phụ trách các công việc văn phòng của triều đình. Người của hàn lâm viện gọi là học sĩ với nhiều cấp (chức) khác nhau.

Các ban, ngành khác là Ngự sử đài, Đăng văn kiểm sát viện là các cơ quan thanh tra, giám sát. Có Quốc sử viện phụ trách công việc biên soạn quốc sử mà người đầu tiên phụ trách Quốc sử viện là Lê Văn Hưu. Có Quốc tử viện là nơi giáo dục các vương tử nhà Trần. Có Thái y viện chăm sóc sức khỏe cho hoàng tộc.

[sửa] Địa phương

[sửa] Lộ, phủ

Lộ và phủ là cấp hành chính địa phương cao nhất của nước Đại Việt. Thời nhà Trần đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ[2]:

Thiên Trường (Nam Định ngày nay)

Long Hưng (một phần Thái Bình)

Quốc Oai (Hà Tây cũ)

Bắc Giang (Hà Bắc)

Hải Đông (Quảng Ninh và một phần Hải Dương)

Trường Yên (Ninh Bình)

Kiến Xương (Đông Thái Bình)

Hồng (một phần Hải Dương)

Khoái (một phần Hưng Yên)

Thanh Hóa (Thanh Hóa)

Hoàng Giang (một phần Hà Nam)

Diễn Châu (Bắc Nghệ An).

Các phủ được lập ra vào thế kỷ 14, gồm có:

Lâm Bình (Quảng Bình và Quảng Trị)

Thái Nguyên (Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng)

Lạng Giang (một phần Bắc Giang và Lạng Sơn).

Đứng đầu chính quyền lộ, phủ là các chức an phủ chánh sứ và phó sứ, thông phán, trấn phủ, tri phủ. Bộ máy chính quyền của lộ, phủ lại chia ra làm các bộ phận hà đê (như trông coi đê điều), thủy lộ đề hình (trông coi giao thông đường thủy), liêm phóng (thanh tra, giám sát), khuyến nông.

Các phủ, lộ luôn được nhà Trần chú ý. Những phủ, lộ quan trọng đều do thân vương nắm giữ.

[sửa] Các cấp địa phương cơ sở

Dưới phủ lộ là cấp huyện (nếu ở đồng bằng), châu (nếu ở miền núi). Đứng đầu các châu là các chức chuyển vận sứ, thông phán. Đứng đầu huyện là các chức tri huyện, lệnh úy, chủ bạ.

Dưới châu, huyện là cấp giáp, từ thời Trần Nhân Tông thì gọi là hương. Cùng cấp hương, nhưng ở miền núi có sách và động, ở Thăng Long thì có phường. Lúc đầu, phường, hương, sách, động là cấp thấp nhất. Cuối thế kỷ 14 có thêm cấp xã dưới cùng. Một hương gồm nhiều làng, thôn. Nhưng làng và thôn không phải là cấp hành chính chính thức.

Nông nghiệp Đại Việt thời Trần phản ánh chế độ ruộng đất và việc làm thủy nông thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Chế độ ruộng đất

[sửa] Ruộng công

Có hai bộ phận ruộng công, gồm ruộng đất do triều đình trực tiếp quản lý và ruộng đất công của thôn làng.

[sửa] Ruộng quốc khố

Ruộng quốc khố, hay quốc khố điền, là ruộng công của triều đình mà hoa lợi thu được dự trữ vào kho của vua để chi dùng cho hoàng cung. Tương tự như thời Lý, người cày cấy trên ruộng của vua gọi là “cảo điền nhi” hay “cảo điền hoành”, vốn là người bị tù tội, có địa vị xã hội rất thấp.

Nhà Trần đặt ruộng quốc khố ở Cảo Xã[1]. Ruộng đất này không chiếm số lớn nhưng cũng là nguồn thu nhập đáng kể cho triều đình. Tại đây mỗi hoành nhi cày 3 mẫu, mỗi năm nộp 300 thăng thóc.

[sửa] Sơn lăng

Sơn lăng là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua, được giao cho dân trông nom việc tế tự, được miễn tô thuế. Thời Lý, ruộng sơn lăng tập trung ở hương Cổ Pháp (Bắc Ninh), tới thời Trần vẫn duy trì. Các vua Trần được chôn cất ở nhiều nơi nên ruộng sơn lăng cũng rải rác. Các làng Thái Đường, Thâm Động (Thái Bình), Tức Mặc (Nam Định), Yên Sinh (Quảng Ninh), đều có ruộng sơn lăng.

Không chỉ các vua Trần, các quý tộc nhà Trần cũng có ruộng sơn lăng. Những ruộng sơn lăng theo thời gian dù có thu hẹp nhưng vẫn tồn tại đến nhiều đời sau, gọi là tự điền; như ruộng sơn lăng Trần Thủ Độ ở xã Phù Ngự (làng Ngự, Hưng Hà, Thái Bình) duy trì tới năm Chính Hòa nhà Hậu Lê (1680-1705) thu nhỏ lại vẫn còn 9 mẫu[2], ruộng sơn lăng Hoài Đức vương Trần Bà Liệt tới đầu thế kỷ 20 dân địa phương gọi là “Trần triều sơn lăng” và được duy trì đến trước năm 1945 còn khoảnh 41 mẫu ghi trong địa bạ làng Trang Liệt (Bắc Ninh)[3].

[sửa] Tịch điền

Ruộng tịch điền là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý, hoa lợi dùng cho triều đình, đã có từ thời Tiền Lê. Sử sách không ghi rõ các vua Trần đặt ruộng tịch điền tại đâu và những người cày ruộng là nô tì, nông nô hay nông dân làng xã.

[sửa] Ruộng công làng xã

Hương là đơn vị hành chính cấp cơ sở của chính quyền. Do nhu cầu tô thuế và điều động nhân lực phục dịch và tuyển lính nên triều đình thường kiểm kê dân số.

Ruộng công làng xã gọi là quan điền hay quan điền bản xã. Sử sách không chép nhiều về chế độ ruộng công làng xã. Các nhà nghiên cứu căn cứ vào một số tư liệu lịch sử đưa ra một vài kết luận[4]:

Một thời gian dài trong thế kỷ 13 không lập điền bạ. Hương xã có nhiều ruộng công, song việc chi phối quản lý của triều đình chưa chặt chẽ.

Ruộng đất công tại các làng xã khác nhau và các dân đinh được phân chia số ruộng không đều nhau, có người không có ruộng cày cấy.

Nhà Trần có chế độ tô thuế cho loại ruộng công của làng xã: có 1-2 mẫu thì nộp 1 quan; có 3-4 mẫu thì nộp 2 quan, từ 5 mẫu trở lên nộp 3 quan; tô ruộng mỗi mẫu nộp 100 thăng thóc.

Mức tô thuế khá nặng, hàng năm người dân phải nộp số tiền bằng 1/10 đến 1/5 mẫu ruộng (đối với loại chỉ có 1 mẫu) hoặc từ 1/20 đến 1/10 mẫu ruộng đối với loại 2 mẫu.

[sửa] Ruộng tư

[sửa] Thái ấp

Quan lại thời Lý chưa được cấp bổng, thời Trần mới định ra lệ cấp bổng cho các quan văn võ. Đây là nét khác biệt cơ bản giữa hai triều đại.

Chính sách ban cấp ruộng đất và bổng lộc thể hiện dưới hình thức thái ấp. Những thái ấp tiêu biểu thời Trần là Quắc Hương (Bình Lục, Hà Nam) của Trần Thủ Độ, Vạn Kiếp của Trần Quốc Tuấn, Chí Linh của Trần Quốc Chân, Diễn Châu của Trần Quốc Khang.

[sửa] Điền trang

Điền trang đã hình thành từ khá lâu nhưng vẫn rời rạc và lẻ tẻ. Năm 1266, do nhu cầu khẩn trương mở rộng diện tích canh tác và thực hiện chủ trương xây dựng củng cố thế lực của quý tộc nhà Trần, triều đình cho các vương hầu, công chúa, phò mã cung tần chiêu tập những người xiêu tán không có tài sản làm nô tì để khẩn hoang. Điền trang chính thức phát triển phổ biến từ đó.

Các sử gia căn cứ vào tư liệu cũ xác định những vùng điền trang thời Trần như An Lạc (Bình Lục, Hà Nam), Vũ Lâm (Ninh Bình), Cổ Nhuế (Hà Nội), Tô Xuyên (Quỳnh Phụ, Thái Bình), Phất Lộc (Thái Thụy, Thái Bình).

Điền trang thành lập là điểm dân cư tiêu biểu cho hình thái kinh tế - xã hội thời Trần. Đây là khu vực kinh tế hỗn hợp của hình thức bóc lột nông nô, nô tì và nông dân lệ thuộc.

[sửa] Ruộng tư của địa chủ

Năm 1254 đánh dấu mốc quan trọng trong sự phát triển ruộng tư hữu, triều đình ra lệnh bán ruộng công. Tới những năm 1280, hình thức sở hữu ruộng tư đã rất phổ biến. Những địa chủ sở hữu nhiều ruộng đất nhưng không vì vậy mà địa vị xã hội của họ được nâng cao[5].

Trong cuộc chiến tranh chống Nguyên-Mông, triều đình đã kêu gọi các địa chủ ủng hộ thóc lúa để nuôi quân và ban cho các địa chủ hiến lúa chức “giả lang tướng”[6].

[sửa] Ruộng đất tiểu nông

Kinh tế hàng hóa - tiền tệ là một trong những nguyên nhân tạo ra sở hữu ruộng đất tiểu nông. Lệnh bán đất năm 1254 tạo điều kiện cho các gia đình tiểu nông mua thêm ruộng đất.

Sử cũ chép không nhiều về hình thức sở hữu này. Việc sở hữu ruộng đất của nông dân không ổn định. Vào những năm mất mùa, họ phải bán ruộng cho địa chủ, không ít người lâm vào cảnh làm nô tì[7].

[sửa] Đắp đê và làm thủy lợi

[sửa] Đê điều

Nhà Trần từ khi mới nắm quyền đã nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp, mở rộng thêm diện tích canh tác. Triều đình áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích nông nghiệp, trong đó có làm thủy lợi cho cả nước.

Đê được nhà Lý quan tâm đắp nhưng chưa có quy hoạch quy mô, nhiều lần nước vẫn tràn vào kinh thành. Năm 1238 và 1243, nước lại tràn vào cung điện. Năm 1248, Trần Thái Tông lập ra cơ quan Hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách đê điều tại các lộ phủ. Việc đắp đê thực hiện suốt từ đầu nguồn cho tới bờ biển để ngăn nước lũ tràn ngập, gọi là đắp đê quai vạc.

Đắp đê quai vạc được xem là bước ngoặt to lớn trong lịch sử thủy lợi Việt Nam[7]. Triều đình trực tiếp tổ chức đắp đê trên các triền sông và có cơ quan chuyên trách chỉ đạo quản lý đê điều. Triều đình đã bỏ ra nhiều tiền của cho công trình này, đoạn đê nào lấn vào ruộng đất tư nhân thì được đền bù. Hiện nay nhiều địa phương ven sông Hồng vẫn còn đê quai vạc.

Việc đắp đê quai vạc không chỉ thực hiện ở đồng bằng sông Hồng mà còn thực hiện tại Thanh Hóa, Nghệ An.

Đê đỉnh nhĩ không phải là công trình mới và không chỉ đắp một lần có thể xong. Trên cơ sở những đê vùng cũ, nhà Trần cho đắp nối lại, hợp nhất thành tuyến từ đầu nguồn tới biển cho đê to hơn và vững hơn.

Việc hộ đê mùa lũ lụt được triều đình rất quan tâm. Triều đình quy định khi có lụt thì mọi người cùng phải có trách nhiệm. Vua đi thân chinh và huy động cả học sinh trường Quốc Tử Giám[8].

Ngoài đắp đê ngăn nước sông, nhà Trần còn tổ chức đắp đê biển ngăn nước mặn. Đê biển là những công trình mới có từ thời Trần[8]. Các quý tộc nhà Trần thường cho nô tì đắp đê tại ven biển các điền trang.

[sửa] Thủy lợi

Công tác thủy lợi cũng được triều đình chú trọng. Tại Thanh Hóa và Nghệ An có nhiều công trình. Năm 1233, nhiều dòng sông bị tắc, Trần Thái Tông sai Nguyễn Bang Cốc đen quân bản phủ đào kênh Trầm, kênh Hào từ Thanh Hóa tới Diễn châu.

Năm 1248, Thái Tông lại cho đào sông Mã, sông Lễ và đục núi Chiếu Bạch ở Thanh Hóa để tạo thành con kênh chạy dài theo hướng bắc nam, dài hơn 8 km từ sông Hoạt (chỗ sát Cầu Cừ) đến sông Lèn (làng Bình Lâm) mà dân địa phương gọi là sông Đá Bạch nhằm tiêu nước từ Tống Giang (Hà Trung, Thanh Hóa).

Năm 1256, nhà Trần lại cho khơi sông Tô Lịch nhằm đảm bảo giao thông, đồng thời tưới tiêu cho các vùng xung quanh kinh thành Thăng Long.

Sang thế kỷ 14, nhiều công trình thủy nông vẫn được tiếp tục xây dựng. Năm 1355 và 1357, Trần Dụ Tông cho đào sông ở Thanh Hóa và Nghệ An. Năm 1374, Trần Duệ Tông cho nạo vét các dòng sông từ Thanh Hóa tới cửa biển Hà Hoa (Kỳ La, Hà Tĩnh). Năm 1382, nhà Trần cho đào tiếp sông ở Tân Bình và Thuận Hóa.

Thủ công nghiệp Đại Việt thời Trần phản ánh sự phát triển thủ công nghiệp thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Thủ công nghiệp nhà nước

Kế tục nhà Lý, nhà Trần tiếp tục xây dựng quan xưởng. Thủ công nghiệp nhà nước gồm nhiều ngành nghề khác nhau.

Nghề gốm:

Đây là một bộ phận quan trọng của quan xưởng. Kết quả khảo cổ cho nhiều phế tích ở Thiên Trường. Trên địa phận thôn Bối xã Mỹ Thịnh (ngoại thành Nam Định) xưa thuộc hương Tức Mặc, các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều chồng bát đĩa, bao nung và vết tích lò gốm. Lò gốm quan xưởng chủ yếu sản xuất đồ dùng thiết yếu như bát, đĩa, chén, đồ thờ cúng hoặc vật liệu xây dựng như gạch, ngói.

Nghề dệt:

Nghề dệt được triều đình chú trọng, đặt ngay trong cung đình. Đồ dệt của vua chủ yếu là tơ tằm.

Chế tạo vũ khí:

Các quan xưởng chế tạo vũ khí phục vụ cho quân đội. Thợ làm việc ở đây đều có thân phận thấp kém, được gọi chung là quan nô. Họ bị cưỡng bức lao động và bị lệ thuộc vào triều đình.

Sản phẩm những người thợ này làm ra để phục vụ triều đình chứ không phải sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra, triều đình còn trưng dụng những người thợ giỏi để phục vụ cho các công trình lớn.

[sửa] Thủ công nghiệp nhân dân

Đây là bộ phận quan trọng và phổ biến của tiểu thủ công. Họ là những hộ sản xuất sản phẩm thủ công nghiệp mang trao đổi, buôn bán tại các chợ, phố, lị sở, các chợ phủ lộ và kinh thành Thăng Long.

Các ngành nghề chính trong nhân dân gồm có:

Nghề gốm: sản xuất đồ sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Nổi tiếng nhất là làng Bát Tràng[1], Thổ Hà, Phù Lãng[2].

Nghề rèn sắt: Nhiều làng rèn chuyên nghiệp đã hình thành thời Trần. Tại các phủ Diễn Châu, Nghệ An có 2 làng Tùng Lâm và Hoa Chàng. Lò rèn được đặt ở nơi gần quặng sắt là núi Trường Sắt cách Nho Lâm 10 km về phía nam. Cuối thế kỷ 14, nghề rèn sắt truyền từ Hoa Chàng (Hà Tĩnh) ra làng rèn Hoa Chàng mới (Vân Chàng, Nam Định).

Nghề đúc đồng: Có vị trí khá quan trọng. Trung tâm đúc đồng tại làng Bưởi (tức làng Đại Bái, Gia Lương, Bắc Ninh). Người thợ đúc đồng ở đây tạo ra nhiều sản phẩm từ tượng Phật, đồ thờ đến đồ gia dụng

Nghề làm giấy và in: Nhu cầu giao lưu văn hóa thúc đẩy ngành này ngày càng phát triển và mở rộng.

Nghề mộc và xây dựng: Nghề mộc tạo đồ dùng gia đình, đồ thờ cúng và tạo dựng nhà ở. Các thành tựu lớn nhất của hai ngành này là các công trình kiến trúc ở kinh thành Thăng Long, Tức Mặc, các phủ đệ Vạn Kiếp.

Nghề khai khoáng: Hầu hết các mỏ khai thác ở phía tây và phía bắc như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Oai, Tuyên Hóa. Các mỏ kim loại khai thác gồm có vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, diêm tiêu

Tiền tệ thời Trần phản ánh những vấn đề liên quan tới tiền tệ lưu thông vào thời nhà Trần (1225-1400) trong lịch sử Việt Nam.

Tiền trong đời sống kinh tế - xã hội

Trước thời Trần, sách sử Việt Nam không nói rõ quan hệ giữa các đơn vị tiền tệ. Thời Trần Thái Tông được các nhà nghiên cứu ghi nhận là lần đầu tiên sử sách phản ánh quan hệ này[1]. Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép vào năm 1226, triều đình “xuống chiếu cho dân gian dùng tiền "tỉnh bách" (hay “tỉnh mạch) mỗi tiễn là 69 đồng. Tiền nộp cho nhà nước (tiền "thượng cung") thì mỗi tiễn là 70 đồng”[2].

Tiền tỉnh mạch là tiền rút bớt giá trị của bạc đi. Theo truyền thống , 1 lạng bạc = 1 quan = 1000 đồng nhưng từ thời Ngũ Đại rút bớt giá trị, sang thời Tống cũng theo tỉ lệ này: 1 quan chỉ còn tương đương 770 đồng. Nhà Trần cũng theo lệ tỉnh mạch, nghĩa là trong lưu thông 1 quan = 10 tiền = 690 đồng (còn gọi là văn), nhưng khi nộp thuế cho triều đình thì phải đóng thành 700 đồng[1]. Sách An Nam chí lược của Lê Tắc cũng ghi nhận điều này, đồng thời phản ánh việc đồng tiền nhà Tống và nhà Đường lưu hành trong nước như thời Lý[1].

Mặc dù triều đình ấn định tỷ lệ tiền tệ nhưng trong thực tế không hoàn toàn theo đúng như vậy. Giá trị đồng tiền và tỷ giá bạc vẫn giảm theo mức cung cầu của hai kim loại trên thị trường vào một thời điểm hay ở một khu vực[3]. Càng về sau, tỷ lệ giá trị càng thấp. Theo Paul Pelliot, tới năm 1350 tỷ giá còn 1 tiền = 67 đồng để trao đổi 1 lạng bạc tiền giấy nhà Nguyên (Trung Thống ngân hóa ra đời từ thời Nguyên Thế Tổ), mà tiền bạc giấy này vốn chỉ có giá trị bằng 1/10 lạng bạc thật, tức là 1 quan Đại Việt vào thời điểm năm 1350 bằng 670 đồng[4].

[sửa] Tiền giấy xuất hiện

Cuối thời Trần, ngoại thích Hồ Quý Ly nắm quyền thao túng triều đình. Ông thực hiện những cải cách đầu tiên về kinh tế. Năm 1396 thời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly nhân danh nhà Trần phát hành tiền giấy “Thông bảo hội sao”, đây chính là loại tiền giấy đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Việt Nam[5].

Những quy định về thể thức về tiền hội sao thực hiện theo đề nghị của Thiếu bảo Vương Nhữ Chu. Sắc dụ quy định các đơn vị như sau[6]:

10 đồng vẽ rau rong

loại 30 đồng vẽ thủy ba

loại một tiền vẽ đám mây

loại hai tiền vẽ con rùa

loại ba tiền vẽ con lân

loại 5 tiền vẽ con phượng

loại một quan vẽ con rồng.

Khi tiền giấy đã in xong, hạ lệnh cho dân được đem tiền thực đổi lấy tiền giấy: cứ một quan tiền thực chất đổi lấy tiền giấy một quan hai tiền. Triều đình đặt ra quy định bắt buộc phải dùng tiền giấy không được dùng tiền đồng, bao nhiêu tiền đồng đều nộp vào quan, rồi dồn vào kho Ngao Trì ở kinh thành[7]. Nếu người nào tàng trữ riêng hoặc tiêu dùng riêng cũng phải tội tội tử hình, tịch thu điền sản sung công. Người làm giả tiền giấy cũng bị xử tội như vậy[6].

Đương thời bên Trung Quốc thời nhà Minh cai trị, tiền giấy đã quen thuộc với người Trung Quốc và tiền giấy có thể mang đổi ra tiền đồng truyền thống nhưng tiền giấy Đại Việt đương thời không được chuyển đổi ra tiền đồng. Điều này khiến người dân không tin tưởng vào đồng tiền giấy mà họ bị bắt buộc phải sử dụng[5].

Chỉ 4 năm sau (1400), Hồ Quý Ly giành ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ, và tiếp tục áp dụng chế độ tiền giấy.

[sửa] Các đồng tiền thời Trần

Thời Trần Minh Tông, nhà Trần đúc tiền bằng hợp kim gọi là “diên tiền”, các nhà nghiên cứu không kết luận đó là tiền hợp chất kẽm, tiền chì hay tiền thiếc, và không rõ tỷ lệ hợp kim tạo ra đồng tiền ra sao. Chắc chắn đây không phải là tiền kẽm đơn chất vì sang thế kỷ 19 mới tinh luyện được kẽm[4]. Tuy nhiên việc đúc tiền kẽm chỉ được làm thử nghiệm và ngay sau đó bị bãi bỏ[8]. Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết có thể đây là hợp kim thiếc, chì mà Đại Việt được tiếp cận qua người Chiêm Thành, vốn đã biết đến khi giao thương với Chân Lạp[5].

Các đồng tiền nhà Trần qua các đời vua gồm có:

Nguyên Phong thông bảo

Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra tiền kim loại Nguyên Phong. Nhưng bên Trung Quốc cũng có loại tiền này, nên hiện chưa kết luận được thứ tìm thấy ở Việt Nam là do nước nào đúc. Nguyên Phong là niên hiệu thứ ba của vua Trần Thái Tông. Vào hai thời có niên hiệu trước, vua cũng cho phát hành tiền, nhưng sử liệu không nói và khảo cổ học không cho biết đó là tiền tên gì.

Khai Thái nguyên bảo

Đỗ Văn Ninh có cho biết rằng Trần Huy Bá đã thấy tiền này ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam năm 1960. Khai Thái là một niên hiệu của Trần Minh Tông. Các vua Trung Quốc không có niên hiệu nào như vậy.

Thiệu Phong bình bảo, Thiệu Phong nguyên bảo

Sử liệu không ghi nhưng khảo cổ học Việt Nam lại phát hiện ra thứ tiền kim loại này và cho là do Trần Dụ Tông phát hành. Tiền có lỗ ở giữa và có gờ và mép không rõ. Mặt trước tiền ghi bốn chữ Thiệu Phong thông bảo. Mặt sau để trơn. Tiền nhỏ, mỏng, đường kính 21 mm.

Khảo cổ học còn tìm ra tiền Thiệu Phong thông bảo, hình thù như Thiệu Phong bình bảo và mặt sau cũng để trơn.

Đỗ Văn Ninh cho biết Trần Văn Bá đã thấy tiền Thiệu Phong nguyên bảo đường kính tới 40 mm và mặt sau có chữ Thập tam ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam vào năm 1960.

Đại Trị thông bảo

Cũng là tiền do Trần Dụ Tông phát hành. Đại Việt sử ký toàn thư có cho biết rằng vào năm 1360 đã đúc tiền này. Khảo cổ học cho biết tiền này có kích thước lớn hơn tiền Thiệu Phong một chút.

Thông bảo hội sao

Tiền giấy đầu tiên phát hành thời Trần Thuận Tông[5].

Giáo dục và khoa cử thời Trần trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1226 đến năm 1400.

Hệ thống giáo dục

Khi Phật giáo được nhà Trần coi trọng và thịnh hành, Nho giáo đóng vai trò thứ yếu. Tuy nhiên Nho học cũng từng bước thâm nhập vào xã hội qua hệ thống giáo dục. Sách học chính được quy định gồm có Ngũ Kinh, Tứ Thư, Bắc sử[1].

Ban đầu chỉ có nhà chùa là nơi dạy chữ Nho và các sách sử[1]. Sau này, nhiều nhà nho và thái học sinh không làm quan, về nhà dạy học. Hệ thống trường lớp tại các địa phương được hình thành. Một trong những người thày xuất sắc nhất là Chu Văn An.

[sửa] Chế độ khoa cử

Sau khi thành lập không lâu, nhà Trần bắt đầu thực hiện chế độ khoa cử để chọn người tài giúp nước. Năm 1232, nhà Trần mở khoa thi đầu tiên. Năm 1247, triều đình đặt lệ thi lấy Tam khôi gồm 3 người đỗ đầu là trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa và quy định cứ 7 năm mở 1 khoa thi[1].

Năm 1255, nhà Trần đặt lệ lấy 2 trạng nguyên: 1 kinh trạng nguyên dành cho các lộ phía bắc và 1 trại trạng nguyên dành cho Thanh Hóa và Nghệ An để khuyến khích việc học của phương nam. Năm 1275 lệ này bãi bỏ vì không cần thiết nữa[2].

Năm 1304, triều đình quy định rõ nội dung thi 4 trường:

Trường 1: thi ám tả cổ vănTrường 2: thi kinh nghi, kinh nghĩa, thơ phúTrường 3: thi chế, chiếu, biểuTrường 4: thi đối sách

Sau đó triều đình mở kỳ thi Đình để phân hạng cao thấp cho thái học sinh.

Năm 1396, Trần Thuận Tông ban chiếu quy định cách thức thi Hương, thi Hội bằng thể văn 4 kỳ, và định rõ: "Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội, người đỗ thì vua ra một bài văn sách để xếp bục". Lệ thi 4 trường được quy định lại như sau:

Trường 1: thi kinh nghĩaTrường 2: thi thơ phúTrường 3: thi chế, chiếu, biểuTrường 4: thi văn sách

Những người đỗ đạt được bổ nhiệm vào chức vụ ở viện Hàn lâm, các cơ quan hành khiển, sung vào các phái bộ sứ thần hoặc tiếp sứ phương Bắc. Họ trở thành bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, có những đóng góp quan trọng trọng lĩnh vực chính trị, ngoại giao như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát…

[sửa] Các kỳ thi

Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ[3]. Có 2 khoa thi 1256 và 1266 lấy 2 trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có 12 người đỗ đầu trong các kỳ thi.

1

Trương Hanh

1232

Trần Thái Tông

2

Nguyễn Quan Quang

1234

Trần Thái Tông

3

Lưu Miễn

1239

Trần Thái Tông

4

Nguyễn Hiền

1247

Trần Thái Tông

5

Trần Quốc Lặc

1256

Trần Thái Tông

Kinh Trạng nguyên

6

Trương Xán

1256

Trần Thái Tông

Trại Trạng nguyên

7

Trần Cố

1266

Trần Thánh Tông

Kinh Trạng nguyên

8

Bạch Liêu

1266

Trần Thánh Tông

Trại Trạng nguyên

9

Lý Đạo Tái

1272?

Trần Thánh Tông

10

Đào Tiêu

1275

Trần Thánh Tông

11

Mạc Đĩnh Chi

1304

Trần Anh Tông

12

Đào Sư Tích

1374

Trần Duệ Tông

Văn học đời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225-1400).

ước Việt dưới đời Trần xuất hiện nhiều thiên tài quân sự, tạo nên những chiến công sáng chói trong lịch sử giữ nước. Tuy nhiên, nhân tài đời Trần không chỉ giới hạn trong lãnh vực quân sự, mà còn có nhiều nhân vật kiệt xuất trong lãnh vực văn học.[1] Nếu thi ca và văn chương là nền tảng của tư tưởng Việt, tư tưởng từ đó được hệ thống hóa thành nhân sinh quan và triết lý Việt, thì đóng góp của đời Trần rất quan trọng trong việc phát huy một nền văn hóa thuần túy Việt Nam. Bắt nguồn từ một nhân vật gốc gác ngư dân thuyền chài, không biết gì về văn học, các triều đại nhà Trần đã để lại một nền văn học có phần vượt trội, hơn hẳn đời nhà Lý.[2] Không những thế, dưới các triều đại này việc phổ biến chữ Nôm và Quốc ngữ thi cho ta thấy người Việt đã bắt đầu phát huy một nền văn hóa đầy tự tin và ý thức độc lập, vượt lên khỏi ảnh hưởng sâu đậm của Trung Quốc.[3]

[sửa] Điều kiện phát triển

Một trong những lý do văn học đời Trần có những thành tựu tốt đẹp là do việc học được khuyến khích không ngừng qua suốt các đời vua.[4] Năm Kiến Trung thứ tám (1232), vua Thái Tông đã cải tổ lại việc thi cử của đời Lý, mở kỳ thi Thái học sinh để tuyển mộ người hiền; năm Thiên Ứng Chính Bình thứ năm (1243) vua đặt Phạm Ứng Thần làm chức quan Thượng thư tri Quốc tử giám đề điệu, ra lệnh các con quan văn phải vào trường này học; năm Thiên Ứng Chính Bình thứ mười (1247) Thái Tông lập thêm tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa để khuyến khích thí sinh; năm Nguyên Phong thứ ba (1253) Thái Tông lập Quốc học viện để giảng dạy, truyền chiếu toàn quốc cho các học giả, khuyên nên vào Quốc học viện giảng đọc Tứ thư Ngũ kinh.[5] Đời Nhân Tông năm Thiệu Bảo thứ ba (1281), vua lập nhà học ở phủ Thiên Trường, cử quan về giảng dạy. Đến đời Phế Đế, năm Xương Phù thứ bảy (1384) lập thư viện ở núi Lạn Kha [6], cử Trần Tông làm trưởng viện giảng dạy học trò, và vua Nghệ Tông thường đích thân thăm viếng. Đời Thuận Tông, năm Quang Thái thứ 10 vua ban chiếu cấp ruộng học cho các châu phủ có lợi tức, đặt quan Đốc học dạy dỗ các học trò.[7] Các việc trên đây cho thấy tuy trải qua nhiều tai biến binh đao, các vua nhà Trần không hề xao lãng trong việc khuyến khích sự học.

Lý do thứ hai văn học đời Trần có những thành công tốt đẹp là do từ đời Thuận Tông trở về trước, việc học chú trọng về kinh thuật, đào tạo cho người học có bản lĩnh suy luận cơ bản, không chú trọng lối học từ chương. Do đó, nhà Trần có những học giả kiệt xuất như Chu Văn An, Trương Hán Siêu, và những nhà tư tưởng độc lập như Hồ Quý Ly. Có học giả bình luận rằng nhờ vậy văn học đời Trần "...có khí cốt, không ủy mị non nớt như các đời khác ..."[8]

[sửa] Sự xuất hiện của thơ văn chữ Nôm

[sửa] Hàn Thuyên

Trước đời Trần, văn chương Quốc ngữ nước Việt chỉ có tục ngữ, ca dao, hoặc các loại văn chương bình dân truyền khẩu [9]. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tháng tám, mùa thu năm Thiệu Bảo tứ tư đời Nhân Tông (1282) có con ngạc ngư lớn xuất hiện ở sông Phú Lương, vua sai quan Hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên viết bài văn vất xuống sông đuổi cá. Con cá bỏ đi, vua xem việc nầy giống sự tích Hàn Dũ ở Trung Quốc, nên ban lệnh đổi tên họ ông thành Hàn Thuyên [10]. Ông có biệt tài làm được thơ phú bằng chữ quốc ngữ, đặt ra Hàn luật. Theo Dương Quảng Hàm thì Hàn luật chính là Đường luật ứng dụng vào Việt ngữ, và công Hàn Thuyên rất lớn, vì nhờ có ông áp dụng vào thơ phú chữ Nôm, nhiều người bắt chước theo ông, nên nền văn chương chữ Nôm được khởi đầu từ đây [11]. Tại Bách khoa toàn thư Việt Nam viết: Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật (kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc).

[sửa] Thơ văn chữ Nôm đời Trần

Sử chép nhiều người đời Trần bắt chước Hàn Thuyên làm thơ phú quốc âm, gây thành phong trào làm thơ phú và viết văn bằng chữ Nôm [12]. Các bài thơ văn này nay đã thất truyền, nhưng sử còn ghi lại tên một số tác giả và tác phẩm:

Hàn Thuyên viết Phi sa tập.

Nguyễn Sĩ Cố viết một số bài thơ văn chữ Nôm.

Chu Văn An viết Quốc ngữ thi tập.

Hồ Quý Ly viết Quốc ngữ thi nghĩa.

Trong Nghĩa sĩ truyện của Hoàng Trừng có ghi lại năm bài văn nôm đời Trần chép sự việc Nguyễn Biểuđi sứ, ăn cỗ đầu người, bị tướng Trương Phụ chém, như sau:a) Bài thơ nôm vua Trần tặng Nguyễn Biểu lúc đi sứ.b) Bài thơ nôm của Nguyễn Biểu họa lại.c) Bài thơ nôm của Nguyễn Biểu viết lúc ăn cỗ đầu người.d) Bài văn tế Nguyễn Biểu chữ nôm do Trần Trùng Quang viết.e) Bài kệ chữ nôm của vị sư chùa Yên Quốc (nơi Nguyễn Biểu bị hành hình) khen ngợi chí khí của ông.

Tác giả và tác phẩm tiêu biểu

rần Quốc Tuấn

Hịch tướng sĩ Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, hiệu Thiệu Bảo năm thứ 6, đời Trần Nhân Tông, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Trần Quốc Tuấn thất thế đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho vời ông về Hải Dương mà phán "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân sự tàn hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?" Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau hãy hàng!!" Vua nghe thế yên lòng. Hưng Đạo Vương trở về Vạn Kiếp hiệu triệu 20 vạn quân Nam, và thảo bài Dụ chư tỳ tướng hịch văn ('諭諸裨將檄文), thường gọi là Hịch tướng sĩ) để khuyên răn tướng sĩ, đại ý khuyên binh sĩ học tập và rèn luyện võ nghệ, khuyên các tướng học tập trận pháp theo sách Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2. [15]

Binh thư yếu lược Do Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn soạn, đại ý ghi các điều cốt yếu từ các binh thư về việc dùng binh, giúp các tướng lãnh và quân sĩ trau dồi khả năng quân sự. [16]

[sửa] Trần Quang Khải

Tòng giá hoàn kinh (從駕還京) (còn được biết đến với các tên Tụng giá hoàn kinh sư, Tụng giá hoàn kinh sứ) do Trần Quang Khải viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ đại ý‎ nói về cảm xúc người tướng khi theo xa giá vua trở về kinh đô khải hoàn. Hiện còn hai bản lưu truyền, một của Trần Trọng Kim [17], một của Ngô Tất Tố.[18]

Phúc hưng viên (福興園) Sau khi chiến thắng quân Nguyên, Thượng tướng Trần Quang Khải về hưu lúc tuổi già và nghĩ ngơi tại tư dinh của ông, có vườn riêng tên gọi "Phúc hưng viên". Bài thơ này đại ý tả cảnh nhàn nhã thời thanh bình. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố.[19]

Lưu gia độ (劉家渡) Bài thơ này đại ý tả cảnh khách qua bến đò Lưu gia, nhớ lại ngày xưa từng hộ tống xa giá vua có dừng quân nơi đây, nay non sông thái bình, trở lại chốn cũ đầu đã bạc, thấy hoa mai nở trắng xóa như tuyết bên bờ sông. Hiện còn một bản lưu truyền của Ngô Tất Tố.

Xuân nhật hữu cảm (春日有感) gồm hai bài thơ xuân, hiện còn hai bản lưu truyền của Ngô Tất Tố. Bài thứ nhất đại ý nói mùa xuân, một người đóng chặt cửa, ngồi nhìn mưa bụi bay trên hoa mai, nghĩ đến ba phần ngày xuân đà bỏ phí hết hai, nay năm mươi biết sức đã suy, nhưng hào khí ngày nào vẫn còn, dùng vào chi hơn là đè ngọn gió Đông mà làm một bài thơ. Bài thứ hai nói cảnh đêm xuân gần tàn, dưới bóng trăng mờ thấy hơi lành lạnh ngọn gió đưa đến, sáng ra mấy chùm bông liễu trên không bay lạc vào gác, vài cành trúc đập vào hiên như muốn quấy rầy giấc ngủ, xa xa hình như đang mưa, trong gió đưa lại hơi mát làm mọi sự tươi tỉnh. Người sực nhớ giật mình, thấy mình không còn xuân trẻ, nay chỉ có ba chén rượu giải sầu, nhưng khi say cầm vỗ lại thanh gươm thời trẻ, thấy nhớ ngọn núi xưa nơi đã tung hoành một thời.

[sửa] Trần Thái Tông

Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh

Ký Thanh phong am Tăng Đức Sơn

Ngưu Mã Bạch Cốt Tinh HOang Dong Thai

Bạch MÃ Sông Toàn Trì Việt Thành Quốc Khà Ái

Sông Núi Nước Nam Vua Nam Ở

Hãy Nhớ Đến Anh Nguyễn Minh Hải Lớp 7/1

[sửa] Trần Thánh Tông

Đề Huyền thiên động

Hạ cảnh

[sửa] Trần Nhân Tông

Xuân hiểu

Nguyệt

[sửa] Chu Văn An

Thất trảm sớ (bài sớ xin chém bảy quyền thần) Bài sớ này viết vào đời Dụ Tông, khi Chu Văn An làm quan trong triều và chứng kiến một số quan lại hủ bại, bèn viết sớ xin vua chém các người này. Khi vua không nghe, ông từ quan về hưu và sau đó không còn tham chính [20].

[sửa] Trương Hán Siêu

Bạch Đằng giang phú (phú sông bạch đằng) Bài này Trương Hán Siêu tả cảnh sông Bạch Đằng, nhắc nhở công của quân dân nhà Trần đánh quân Nguyên, và khuyên hậu duệ trong nước đời sau nên biết gìn giữ giang sơn [21].

Linh tế tháp ký

Quan Nghiêm tự bi văn bài này ghi việc xây dựng trùng tu chùa Quan Nghiêm.

[sửa] Mạc Đĩnh Chi

Ngọc tỉnh liên phú (Phú hoa sen ở giếng ngọc) Năm Hưng Long thứ hai mười hai (1304), đời Trần Anh Tông, Mạc Đĩnh Chi đi thi, đỗ trạng nguyên, khi vào chầu, vua thấy người ông nhỏ bé, lại xấu xí, nên không vui. Ông bèn viết bài phú hoa sen ở giếng ngọc, tự ví mình như loài hoa sen hiếm quí chỉ có người sành điệu mới biết thưởng thức. Vua xem khen hay và bổ ông làm quan [22].

[sửa] Hồ Quý Ly

Quốc ngữ thi nghĩa sách dùng chữ quốc ngữ chua nghĩa Kinh Thi để các giáo sư dạy hậu phi và cung nhân. Sách này Hồ Quý Ly chú giải theo ý mình, không theo lời chú thích trước của Chu Tử [23].

Minh đạo lục sách gồm 14 thiên, nay đã thất truyền, nhưng theo sử thì có rất nhiều tư tưởng mới mẻ về học thuật: (a) về đạo thống, Hồ Quý Ly chủ trương nên tôn Chu Công làm tiên thánh, giáng Khổng Tử làm tiên sư; (b) về kinh truyện, ông cho rằng sách Luận ngữ có 4 việc đáng nghi ngờ; (c) về các danh nho người Hán, ông cho Hàn Dũ là hạng đạo nho (ăn cắp văn người khác), Chu Mậu Thúc, Trình Di, Dương Thi, Chu Hy, là hạng học rộng nhưng tài kém, chỉ biết răm rắp theo ý cũ. Ngô Tất Tố khi bàn về hiện tượng này cho rằng "...những điều ông ta nói (trong Minh đạo lục) chẳng những ở ta từ trước đến hồi gần đây chưa ai nghĩ tới, mà đến ở Tàu, trừ bọn Thanh nho sinh sau Quí Ly ba bốn thế kỷ, cũng chưa có ai dám nói..."[24]

[sửa] Lê Trắc

Nội phụ

Đô thành

[sửa] Sử Hy Nhan

Trảm xà kiếm phú

Đại Việt sử lược

Nghệ thuật Đại Việt thời Trần phản ánh các các loại hình nghệ thuật của nước Đại Việt thời nhà Trần, chủ yếu trên lĩnh vực điêu khắc và âm nhạc.

Sự phát triển của nghệ thuật phong phú, đa dạng thời Trần tạo nên bộ phận quan trọng trong nền văn minh Đại Việt đương thời[1].

Điêu khắc

Nghệ thuật điêu khắc thời Trần là sự nối tiếp thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. Yếu tố tạo nên nét đặt trưng đó là sự giao lưu văn hóa rộng rãi, tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ qua các cuộc chiến.

Điêu khắc và trang trí luôn gắn với công trình kiến trúc. Những công trình điêu khắc thể hiện tại cung điện, chùa chiền, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa. Điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý,[2] trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành. Chân các bệ, cột thường có hình hoa sen. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng.

Chạm khắc để trang trí, làm tôn thêm vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như tác phẩm hoàn chỉnh, như: cảnh Dâng hoa - Tấu nhạc (chùa Thái Lạc, Hưng Yên), Vũ nữ múa (bệ đá chùa Hoa Long, Thanh Hóa), Rồng (chùa Dâu, Bắc Ninh)... Hình Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uốn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời Lý. Hình rồng được chạm nổi trên bia và bệ đá, cả trên gạch rất nhiều, nhưng đã có nhiều tượng rồng được làm thành những cặp thành bậc cửa ở một số chùa và trước cung điện. Những cặp tượng rồng này hoàn toàn đúng nghĩa là tác phẩm tạo hình trong không gian ba chiều, vượt qua tính chất trang trí cho một vật phẩm khác như đế bia thời Lý, nó là tác phẩm điêu khắc độc lập tự thân tồn tại[3].

Những công trình tiêu biểu thời kỳ này gồm có những công trình chạm khắc trên gỗ đá như cánh cửa chùa Phổ Minh (Nam Định), chùa Thái Lạc (Hưng Yên), hổ đá trên lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình). Ngoài ra, còn có tượng trâu, ngựa ở lăng Trần Hiến Tông...

[sửa] Tác phẩm gỗ

Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường chùa Phổ Minh gồm 4 cánh chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cùng với đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần. Chùa Thái Lạc được tu sửa nhiều lần nhưng vẫn còn giữ được nhiều di vật gỗ thời Trần như bộ vì nhà, các bức cốn, cột chạm nhạc công tấu nhạc, nữ thần chim (Kinnari), em bé nâng hoa sen, rồng, phượng, hoa lá...[4]

[sửa] Tác phẩm đá

Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ là tượng hổ sớm nhất của kỷ nguyên độc lập tự chủ của Việt Nam còn lại đến nay,[5] được ước đoán tạc vào khoảng năm 1264. Tượng hổ đã được đưa về bày ở sân Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ở thế nằm tự nhiên hơi nghiêng về bên trái, gắn liền thân với bệ thành một khối, đang nghỉ ngơi song đầu nghểnh cao quan sát. Tượng có kích cỡ dài 143 cm, cao 75 cm, rộng 64 cm. Tượng hổ trong tư thế nằm dễ chồm dậy, các chân được gấp lại đưa về đằng trước, đuôi dài quặt về cùng phía xuôi chiều. Thân mình hổ được thể hiện bằng những mảng khối căng phồng như thấy cả cơ bắp. Đây là tác phẩm điêu khắc tượng tròn điển hình của thời Trần với phong cách hiện thực và khỏe khoắn.[5].

Chùa Dâu (hay chùa Pháp Vân, chùa Ứng Tự) trăm gian và cầu Chín Nhịp tại xã Khương Tự (Bắc Ninh) cũng là công trình kỹ thuật đáng kể, tương truyền do Mạc Đĩnh Chi xây cất.

1

Trần Thái Tông

1226 - 1258

Trần Thái Tông (chữ Hán: 陳太宗; 1218 – 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm

Ông nguyên tên thật là Trần Bồ 陳蒲, sau đổi thành Trần Cảnh 陳煚, là con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 16 tháng 6 năm Mậu Dần, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý (tức 10 tháng 7 năm 1218). Khi ông sinh ra, họ Trần đã nắm quyền thao túng triều chính nhà Lý. Do sự sắp đặt của người chú họ là Trần Thủ Độ - quyền thần đương thời - ông lấy nữ hoàng đầu tiên và là vua cuối cùng của nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng khi mới lên 7 tuổi.

Khi đó Trần Thủ Độ là Điện tiền chỉ huy sứ trong triều Lý. Bố của Trần Cảnh là Trần Thừa, cũng là một viên quan của triều Lý như Trần Thủ Độ (từng làm Nội thị khán thủ, một chức quan đứng đầu các quan hầu cận của vua nhà Lý). Cuối năm 1225, Trần Thủ Độ ép nữ hoàng nhà Lý mới lên 7 tuổi nhường ngôi cho ông.

Trong thời gian ở ngôi, Trần Thái Tông đã 3 lần đổi niên hiệu: Kiến Trung (1225-1232), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) và Nguyên Phong (1251-1258).

Trước khi truyền ngôi cho con trai là Thái tử Trần Hoảng (tức vua Trần Thánh Tông), Trần Thái Tông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt chống lại thành công cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên Mông.

Truyền ngôi được 19 năm, ngày mồng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (tức 5 tháng 5 năm 1277), Trần Thái Tông băng hà, thọ 60 tuổi. Ngày nay ở Hà Nội có phố mang tên Trần Thái Tông ở quận Cầu Giấy. Tại thành phố Nam Định cũng có phố mang tên ông.

Vợ

Chiêu Thánh hoàng hậu Lý Chiêu Hoàng, năm 1237 giáng làm công chúa do không có con, năm 1258 gả cho Lê Phụ Trần.

Thuận Thiên hoàng hậu Lý thị húy Oanh, nguyên là vợ An Sinh vương Trần Liễu.

Có lẽ còn một số bà vợ khác nhưng không rõ tên tuổi, Trần Ích Tắc (1254), Trần Nhật Duật (1255) đều sinh ra sau khi Thuận Thiên hoàng hậu đã mất (1248).

[sửa] Con cái

Sử sách cổ không ghi chính xác là bao nhiêu nhưng có thể thấy các con trai có:

Trần Trịnh (chết yểu năm 1233)[1]

Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang[1], thực tế là con của Trần Liễu và hoàng hậu Thuận Thiên.

Trần Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông, con của Thuận Thiên hoàng hậu.

Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, con của Thuận Thiên hoàng hậu.

Bình Nguyên vương Trần Nhật Vĩnh

Chiêu Đạo Vương Trần Quang Xưởng, anh cùng mẹ với Ích Tắc.

Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật

Minh Hiến Vương Uất[2]. Chơi thân với Phạm Ngũ Lão.

Các con gái gồm:

Công chúa Thiên Thành (? - 9/1288) (Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bà là trưởng công chúa[3] nhưng không nói rõ là con ai (có lẽ là con gái lớn của Trần Thái Tông[4]), trong khi Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép bà là con gái[5] của Trần Thừa).

Công chúa Thiều Dương húy Thúy (? - 4/1277): Lấy thượng vị Văn Hưng hầu, mất khi Trần Thái Tông vừa mất.

Công chúa Thụy Bảo: Lấy Uy Văn vương Toại, sau lấy Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng.

Công chúa An Tư: Lấy Thoát Hoan.

Trần Liễu là anh trai của vua Trần Thái Tông. Năm 1237, khi đó vợ chồng Trần Thái Tông và Chiêu Thánh hoàng hậu chưa có con nối dõi tông đường, do hoàng tử Trần Trịnh mới sinh đã chết.

Khi đó hoàng hậu Thuận Thiên, vợ của Trần Liễu, đã có thai Quốc Khang ba tháng. Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực (vợ ông) bàn tính với nhau là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho nên có lệnh lập công chúa Thuận Thiên làm hoàng hậu Thuận Thiên và giáng Chiêu Thánh làm công chúa. Vì thế, Trần Liễu đem quân bản bộ ra sông Cái làm loạn. Điều này làm cho vua Trần Thái Tông khó xử và ông đã bỏ kinh đô lên núi Yên Tử. Trần Thủ Độ phải đích thân lên núi mời, cộng với lời khuyên của sư Phù Vân, ông mới quay lại kinh đô. Hai tuần sau, Trần Liễu thế cô, không đối địch được, mới đi thuyền độc mộc giả làm người đánh cá, đến chỗ vua xin hàng. Trần Thủ Độ định chém Trần Liễu, nhưng vua Trần Thái Tông đã lấy thân mình che đỡ cho Liễu nên Thủ Độ không làm gì được. Sau đó lấy đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang cho Liễu làm ấp thang mộc. Vì tên đất được phong, mà Liễu có tên hiệu là Yên Sinh Vương (An Sinh Vương).

Tuy nhiên, Trần Liễu vẫn ôm hận trong lòng và trước khi mất (1251) có dặn lại con trai là Trần Quốc Tuấn phải tìm cách đoạt lấy ngai vàng (Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được). Trần Quốc Tuấn đã nhận lời cha, nhưng sau này ông đã không thực hiện lời trối trăng này.

[sửa] Tôn hiệu

Các vua nhà Trần có nhiều tôn hiệu: Tôn hiệu khi được nhường ngôi, khi đang làm hoàng đế, khi lui về làm Thái Thượng hoàng, và thụy hiệu sau khi mất. Tôn hiệu của Trần Thái Tông gồm:

Khi mới nhận ngôi từ Lý Chiêu Hoàng thì tôn hiệu là: Thiện hoàng (Hoàng đế được nhường ngôi)

Khi đang làm vua: Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế

Khi về làm Thái thượng hoàng: Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế

Thụy hiệu đầy đủ: Thống Thiên Ngự Cực Long Công Hậu Đức Hiền Công Hựu Thuận Thánh Văn Thần Vũ Nguyên Hiếu hoàng đế

2

Trần Thánh Tông

1258 - 1278

rần Thánh Tông (chữ Hán: 陳聖宗; 1240 – 1290) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông), ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ 1278 đến khi qua đời. Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với Trần Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.

Ông tên thật là Trần Hoảng (陳晃) (sách Việt Sử Toàn Thư chép là Khoán)[1] là con trai thứ hai của vua Trần Thái Tông và bà Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu Lý Thị. Ông sinh ngày 25 tháng 9 âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (tức 12 tháng 10 năm 1240) và ngay lập tức được lập làm Đông cung thái tử. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu mang thai ông, vua Thái Tông nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu. [2]

[sửa] Trị vì

Ngày 24 tháng 2 niên hiệu Nguyên Phong thứ 8 (tức 30 tháng 3 năm 1258), Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Hoảng, về Bắc Cung làm Thái thượng hoàng. Trần Thánh Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiệu Long. Ông xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua cha là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế.[2] Ông được xem là một vị vua nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài.[3] Ông thường nói rằng:

Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung.

—Trần Thánh Tông[4]

Do vậy, trong nội cung khi ăn uống nô đùa không có phân tôn ti trật tự, chỉ lúc nào có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo lẽ phép[4].

Vua Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị[5]. Việc học hành được mở mang: Trần Ích Tắc (em trai Thánh Tông) nổi tiếng là một người hay chữ trong nước nên được cử ra mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy[4].

Ông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Thái Tông, đến năm Nhâm Thân (1271) đời Thánh Tông mới xong[4].

Trần Thánh Tông cho phép vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang[5]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đây. Nhà vua xuống chiếu kén chọn văn học sĩ xung vào quan ở Quán và Các, Đặng Kế được kén làm Hàn Lâm Học sĩ, liền được thăng chức Trung Thư. Theo quy chế cũ: không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển. Những người văn học được giữ quyền binh bắt đầu từ đây.

[sửa] Ngoại giao

[sửa] Quan hệ với Nam Tống

Năm 1258, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Sau đó dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ.

Để giữ tình bang giao với Đại Việt, khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả. Việc duy trì quan hệ với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc[6].

Sau này Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, từ đó mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý.

[sửa] Quan hệ với Nguyên Mông

Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu…

Vua Mông Cổ lại đặt quan Đạt-lỗ-hoa-xích (tức là quan Chưởng ấn) để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt. Ý Mông Cổ muốn tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm.

Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để phòng chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân quân ngũ ra làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn.

Từ năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, trong lúc bình định nốt miền nam Trung Quốc muốn dụ vua Đại Việt sang hàng phục, để khỏi cần động binh. Cứ vài năm, Mông Cổ lại cho sứ sang sách nhiễu Đại Việt và dụ vua An Nam sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác.

Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa. Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa.

Năm 1275 Trần Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng:

Nước Nam không phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ.

Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị.

Sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này.

[sửa] Thái thượng hoàng

Năm 1277, thượng hoàng Trần Thái Tông mất. Mùa đông ngày 22 tháng 10 âm lịch năm sau (tức 8 tháng 11 năm 1278), Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con trai là hoàng thái tử Trần Khâm - tức là vua Trần Nhân Tông - lên làm thái thượng hoàng. Ông về ở Bắc cung rồi đi tu, nghiên cứu Phật học, viết sách. Trần Nhân Tông nối ngôi tôn ông là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế, tôn Thiên Cảm hoàng hậu (vợ Thánh Tông) làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Bầy tôi dâng tôn hiệu cho ông là Pháp Thiên Ngự Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân hoàng đế.

Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính trong bối cảnh chuẩn bị chống xâm lược của Nguyên Mông.

Quan hệ hai bên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng vua con Nhân Tông đặt hết niềm tin vào người anh họ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai cuộc chiến chống Nguyên Mông lần 2 và lần 3 thắng lợi có vai trò đóng góp của thượng hoàng Thánh Tông.

Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, ông lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: Hành cung Thiên Trường, Cung viên nhật hoài cực.

Ngày 25 tháng 5 năm Trùng Hưng thứ 6 (tức 3 tháng 7 năm 1290), Thượng hoàng Trần Thánh Tông qua đời tại cung Nhân Thọ.[2] Ông làm vua 21 năm, làm thượng hoàng 12 năm, hưởng thọ 51 tuổi, được táng ở Dụ Lăng.

Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông.

[sửa] Gia quyến

Vợ: Thiên Cảm phu nhân Trần thị húy Thiều (?-2/1287), con gái Trần Liễu, sau được phong là Thiên Cảm hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu.

Con trai

Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông (1258-1308), con của Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu.

Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265-1306)

Con gái:

Công chúa Thiên Thụy, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch 1308). Lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.

Công Chúa Bảo Châu, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải

[sửa] Nhận định

Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”[7].

Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông[7]:

Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có viêc giặc Hồ[8] nữa, công to lắm.

—Ngô Sĩ Liên

Thánh Tông là vị hoàng đế hiền tài; đối với anh em họ hàng thân mật, không phân biệt chúa tôi, chỉ kể tình ruột thịt đối với dân trong nước mở mang kinh tế và việc học hành… Ông lại chỉnh đốn võ bị, chống ngoại xâm, biết ngoại giao mềm mỏng, dùng kế hoãn binh trong nhiều năm. Khi chiến tranh nổ ra, ông cùng quân dân đồng cam cộng khổ để đi đến thắng lợi, có thể coi là vua tài đức toàn vẹn[7].

3

Trần Nhân Tông

1278 - 1293

Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm (陳昑) là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (1258).

[sửa] Cai trị

Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm 1278, ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua Trần Nhân Tông. Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình).

Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.

Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.

Nhà vua từng nói: ‎" Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác ". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu."

[sửa] Niên hiệu

Thiệu Bảo (1278 - 1285)

Trùng Hưng (1285 - 1293)

[sửa] Đi tu

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm[1], Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử,[2] lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.

Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.

Tại Hà Nội có phố Trần Nhân Tông trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

[sửa] Thi phẩm

Trần Nhân Tông còn là một nhà thơ Thiền xuất sắc trong dòng thơ thời Lý-Trần.

Xuân hiểuThụy khởi khải song phiBất tri xuân dĩ quyNhất song bạch hồ điệpPhách phách sấn hoa phi 

Buổi sớm mùa xuânNgủ dậy ngỏ song mâyXuân về vẫn chửa hay,Song song đôi bướm trắng,Phất phới sấn hoa bay.(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Hạnh Thiên Trường hành cungCảnh thanh u vật diệc thanh uThập nhất tiên châu thử nhất châu.Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầuNguyệt vô sự chiếu nhân vô sựThủy hữu thu hàm thiên hữu thu.Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnhKim niên du thắng tích niên du. 

Dạo chơi hành cung Thiên TrườngCảnh thanh u vật cũng thanh uMười mấy châu tiên ấy một châu.Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hátNghìn hàng đám quít, đám quân hầuTrăng vô sự chiếu người vô sựNước có thu lồng trời có thu.Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặngĐộ xưa so với độ nay thua.(Bản dịch Khuyết danh)

Cư trần lạc đạo phúCư trần lạc đạo thả tùy duyênCơ tắc xa hề khốn tắc miênGia trung hữu bảo hưu tầm mịchĐối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.[3] 

Dịch nghĩa:Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạoĐói thì ăn, mệt thì ngủTrong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khácĐối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa.Cảnh thanh u vật cũng thanh u[4]

[sửa] Gia quyến

Vợ:

Bảo Thánh hoàng hậu hay Khâm Từ Bảo Thánh hoàng thái hậu (?-13/9/1293), con gái Trần Hưng Đạo.

Tuyên Từ hoàng hậu hay Tuyên Từ thái hậu (?-19/8/1318)

Con trai:

Hoàng Thái Tử -> Anh Tông Trần Thuyên (con của Bảo Thánh Hoàng Hậu)

Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (29/1/1281-3/1328)

Con gái:

Công chúa Huyền Trân

Công chúa Trần Khắc Hãn[5] (người con thứ tư)

4

Trần Anh Tông

1293 - 1314

10

Trần Phế Đế

1377 - 1388

11

Trần Thuận Tông

1388 - 1398

Trần Thuận Tông (chữ Hán: 陳順宗, 1378 – 1398) là vua thứ 11 nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Ngung (陳顒), sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.

Thân thế

Thuận Tông là con út của thượng hoàng Trần Nghệ Tông, khi còn nhỏ được phong là Chiêu Định Vương, lên làm vua khi mới 11 tuổi, lập con gái trưởng của Hồ Quý Ly là Thánh Ngâu làm hoàng hậu.

[sửa] Nội loạn - Ngoại xâm

Vua cha Nghệ Tông tin dùng Hồ Quý Ly. Mọi việc trong triều do Nghệ Tông sắp đặt nhưng phần nhiều theo lời Quý Ly.

Trước em họ Trần Ngung là Trần Phế Đế được thượng hoàng lập làm vua, nhưng do Phế Đế muốn trừ Quý Ly, Quý Ly xui thượng hoàng phế bỏ. Do đó thượng hoàng nghe theo, phế và giết Phế Đế, lập ông lên ngôi.

Hồ Quý Ly tiếp tục chuyên quyền, sau khi gả con gái là Thánh Ngẫu cho ông lại gài tay chân thân tín nẵm giữ những chức vụ then chốt trong quân đội và trong triều đình, khiến cho lòng dân hoang mang bất phục. Người ở Thanh Hoá theo Nguyễn Thanh làm loạn, người ở Nông Cống là Nguyễn Kỵ cũng tụ họp bè đảng đi cướp. Đáng chú ý nhất là nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai, Sơn Tây đã khởi binh tiến đánh kinh sư khiến cho Thượng hoàng và Thuận Tông cùng triều đình bỏ chạy lên Bắc Giang. Phạm Sư Ôn giữ kinh đô 3 ngày rồi rút về Quốc Oai, sau bị tướng Hoàng Phùng Thế đánh, bắt được.

Năm 1389 Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt, vua sai Quý Ly và Nguyễn Đa Phương đi đánh nhưng đánh không thắng.

Năm 1390 tướng Trần Khát Chân được vua sai đi đánh Chiêm, đem binh đóng ở Hải Triều (vùng Hưng Nhân,Thái Bình và Tiên Lữ, Hưng Yên). Chế Bồng Nga đi thị sát trận địa, hàng tướng của Chiêm Thành cho Khát Chân biết dấu hiệu thuyền của Chế Bồng Nga, Chân cho quân tập trung mọi loại vũ khí bắn vào thuyền đó, giết được Chế Bồng Nga, quân Chiêm đại bại, hai người con của Chế Bồng Nga về hàng quân Trần, được vua Trần trọng dụng.

Họa xâm lấn của Chiêm Thành tạm yên, Hồ Quý Ly càng lộng hành, những người không ăn cánh đều bị Quý Ly xúi bẩy thượng hoàng giết hại, trong đó có nhiều hoàng tử thân vương. Sĩ phu có người dâng sớ tâu với Thượng hoàng mưu đồ dòm ngó cơ nghiệp nhà Trần của Quý Ly thì Nghệ Tông lại đem cho Quý Ly xem, từ đó không ai dám tâu bày gì nữa.

Đến ngày 15 tháng 12 năm 1394, Nghệ Tông mất, Quý Ly lên làm Nhập nội phụ chính Thái sư bình chương quân quốc trọng sự. Tuyên trung vệ quốc đại vương, đeo lân phù vàng.

[sửa] Trong tay họ Hồ

Thuận Tông còn nhỏ tuổi, lại nhu nhược, việc trị vì nay đều dựa vào Quý Ly, Quý Ly chép thiên Vô dật trong Kinh thư, có ý khuyên vua không nên nhàn rỗi mà phải lo nghiên cứu học tập, sửa mình.

Năm 1396, Thuận Tông xuống chiếu định lại cách thi cử nhân, dùng thể văn bốn kì thay cho thể ám tả cổ văn. Cụ thể là :

Kì 1 thi một bài kinh nghĩa trên 500 chữ.

Kì 2 thi một bài Đường luật, một bài phú trên 500 chữ.

Kì 3 thi một bài chiếu chữ Hán, một bài chế, một bài biểu.

Kì 4 thi một bài văn sách trên 1000 chữ.

Thuận Tông lại cho phát hành tiền giấy, lệnh cho mọi người đem tiền đồng đến quy đổi, 1 quan tiền đồng được 1,2 quan tiền giấy. [1]

Năm 1397, Quý Ly ép vua rời đô về An Tông phủ Thanh Hoá. Nguyễn Nhữ Thuyết có thư can rằng:

An Tôn là đất chật hẹp hẻo lánh, cuối nước đầu non, nên với loạn mà không nên với trị, chỉ cậy hiểm được thôi

Nhưng Quý Ly không nghe, quyết định dời đô, đổi trấn Thanh Hóa thành Thanh Đô, trấn Quốc Oai thành Quảng Oai, Đà Giang thành Thiên Hưng, định quan chức ở các lộ, phủ, bổ nhiệm các chức tổng quản, thái thú.

Vua còn hạ lênh cho các lộ phủ đặt học quan, cho ruộng công theo thứ bậc khác nhau chi phí cho nhà học, hạn chế ruộng đất tư hữu, trừ các đại vương và trưởng công chúa, còn lại chỉ có số nhất định, thừa nộp cho nhà nước.

Tình hình phương Nam lúc này cũng tạm ổn do các tướng Chiêm, trong đó có Chế Đa Biệt đem cả nhà sang hàng.

Năm 1398, Quý Ly ép vua ngường ngôi cho hoàng thái tử An, lên làm thái thượng hoàng và khuyên vua đi tu theo Đạo giáo. Chiếu nhường ngôi viết:

Trẫm trước vốn mộ đạo, không có bụng làm vua, không có đức mà tạm giữ ngôi thực khó làm nổi. Huống chi bệnh thần kinh thường phát ra, thờ cúng và chính sự đều không làm được. Lời thề nguyền trước trời đất quỷ thần đều nghe. Nay nên nhường ngôi để vững nghiệp lớn, hoàng thái tử Án có thể lên ngôi hoàng đế. Phụ chính thái sư Lê Quý Ly [2] là quốc tổ nhiếp chính. Trẫm tự làm thái thượng nguyên quân hoàng đế, tu dưỡng ở cung Bảo Thanh để thỏa chí xưa.

Thái tử An lên ngôi, tức là Trần Thiếu Đế.

Tháng 4 năm Kỷ Mão 1399, Quý Ly ép Thuận Tông phải đi tu đạo ở quán Ngọc Thanh thôn Đạm Thuỷ, Quý Ly lại mật sai nội tẩm học sinh Nguyễn Cẩn đi theo để giám sát thượng hoàng ở quán Ngọc Thanh là chỗ ông tu hành. Sau đó Quý Ly làm bài thơ bảo Cẩn đưa cho ông, với 4 câu:

Tiền hữu dung ám quân,Hôn Đức cập Linh Đức.Hà bất tảo an bài,Đồ sử lao nhân lực.

Dịch là:

Trước đó vua hèn ngu,Hôn Đức và Linh Đức[3]Sao không sớm liệu đi,Để cho người nhọc sức?

Cẩm bèn dâng thuốc độc. Thượng hoàng không chết, lại dâng nước dừa và không cho ăn mà vẫn không chết. Sau đó Quý Ly sai tướng Phạm Khả Vĩnh thắt cổ Thượng hoàng chết và chôn ông ở lăng Yên Sinh, miếu hiệu là Thuận Tông. Năm đó ông mới 22 tuổi.

Năm sau, Quý Ly phế Trần An, cướp ngôi nhà Trần.

[sửa] Gia đình

Vợ: Thánh Ngâu, con gái lớn của Quý Ly, tức Khâm Thánh hoàng hậu.

Con: Trần An, tức Trần Thiếu Đế. Hồ Quý Ly cướp ngôi, phế làm Bảo Ninh đại vương

12

Trần Thiếu Đế

1398 - 1400

Trần Thiếu Đế (chữ Hán: 陳少帝) là vua thứ 12 và là vua cuối cùng của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên húy là An (𤇼)[1] sinh tại kinh đô Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam.

Trần Thiếu Đế là con trưởng của vua Trần Thuận Tông, mẹ là Khâm Thánh hoàng hậu Thánh Ngâu (con gái lớn của Hồ Quý Ly). Trần Thiếu Đế sinh năm 1396, lên ngôi tháng 3 năm Mậu Dần (1398) lúc mới chỉ có 2 tuôi, thậm chí còn chưa biết lạy.

Hồ Quý Ly thao túng triều đình nhà Trần, sau khi phế truất Thuận Tông, đưa Thiếu Đế lên ngôi nhằm từng bước đoạt ngôi của nhà Trần. Thiếu Đế tuy gọi là vua nhưng chỉ là hư vị.

[sửa] Sự lộng hành của Hồ Quý Ly

Bà Thánh Ngâu, mẹ của vua Thiếu Đế, là con gái lớn của Hồ Quý Ly, vì thế Quý Ly là ông ngoại của Thiếu Đế. Sau khi Thiếu Đế lên ngôi, Quý Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại vương. Quý Ly cũng đem giết chết 370 người đã mưu mô giết Quý Ly, trong đó có thái bảo Trần Nguyên Hãng và thượng tướng Trần Khát Chân.

Ngay trong khi Thiếu Đế đang ở ngôi, năm 1399, Quý Ly tự xưng là Quốc tổ Chương hoàng đế ra vào dùng 12 lọng vàng; con thứ là Hán Thương xưng Nhiếp Thái phó, con cả là Hồ Nguyên Trừng làm tư đồ.

Tình hình Đại Việt lúc này càng thêm hỗn độn, giặc cướp Nguyễn Nhữ Cái nổi lên có hàng vạn người, cướp boc bừa bãi, khiến triều đình bó tay, mãi 4 tháng sau An phủ sứ Đông lộ Nguyễn Bằng Cử ra quân đánh dẹp mới yên.

Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (1400), vua Thiếu Đế bị ép nhường ngôi. Hồ Quý Ly sai tông thất nhà Trần và quần thần phải 3 lần dâng biểu khuyên mới chịu nhận làm vua. Quý Ly lên ngôi đặt niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu, lại đổi lại họ cũ của mình là họ Lê thành họ Hồ (xem chú thích trong Trần Thuận Tông).

Thiếu Đế bị phế nhưng vì là cháu của Hồ Quý Ly nên không bị giết, chỉ bị giáng xuống làm Bảo Ninh Đại vương. Vương triều Trần sụp đổ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro