1979 llm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dưới góc nhìn chính trị quốc tế, các học giả phương Tây đã quen với sự thống nhất giữa thông điệp ngoại giao và hành động quân sự, nhiều người tin rằng Bình lùn đã muốn "dạy cho VN một bài học" thì tức là sẽ dạy cho VN một bài học bằng sức mạnh quân sự thật. Từ bao giờ các quốc gia có quyền dạy dỗ nhau kiểu ấy?
Còn dưới con mắt của các học giả Việt Nam, với kinh nghiệm đau thương của một dân tộc đã quá nhiều lần phải chiến đấu chống xâm lược, đa số họ nhìn nhận hành động của Bình lùn như một Chu Đệ hay Càn Long hiện đại. Thật ra không hẳn như vậy, hay ít nhất là không chỉ như vậy.

Cân nhắc cán cân lực lượng hai bên: Người Việt Nam vừa bước ra từ cuộc chiến tranh chống Mỹ. Các quân đoàn chủ lực Việt đã chỉ cần 2 tuần để đánh tan toàn bộ chủ lực của cả nước địch, và chiếm thủ đô địch ở Phnom Penh. Nếu tính từ mốc đàn em của Bình là Pốt bị bay nhà, chạy dân là 07/01/1979, thì đến ngày 17/02/1979 đã là 40 ngày đêm. Các sư đoàn Trung Quốc thực tế không thể kịp vào vị trí sẵn sàng để bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam sớm hơin mốc thời gian ấy. Toàn bộ cuộc chiến tranh phơi rõ những điểm yếu chí mạng của quân đội Trung Hoa, sự lạc hậu toàn diện từ tác chiến, thông tin, vận tải, hậu cần ... Trong khi người Việt Nam chỉ duy trì ở biên giới phía bắc một vài sư đoàn chủ lực của quân khu. Khi chiến tranh bùng nổ, quân đoàn 2 - chủ lực cơ động Bộ Quốc phòng - được không vận ra bắc thần tốc trong vòng khoảng 2 tuần (1 tuần chuẩn bị và 1 tuần chuyển quân), về mặt nguyên tắc không mất nhiều thời giờ để tổ chức một gọng kìm trên hướng Đình Lập hoặc Phong Thổ, để làm thịt theo nghĩa không sót một mống quân thù.

Thật ra, góc nhìn của mình là thế này: Chiến tranh biên giới 1979, Việt Nam đã giữ vai trò cái bia cho nhiều mũi tên của Trung Quốc.
Thứ nhất, là Bình lùn (sau khi được lôi ra khỏi chuồng bò khi kết thúc văn cách) cần một thất bại quân sự - nhấn mạnh là thất bại - để gạt toàn bộ cánh tướng lĩnh cựu trào, lạc hậu và tham quyền cố vị. Đại diện tiêu biểu của nhóm đó là Hứa Thế Hữu - tư lệnh chiến trường của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Một thất bại nhục nhã, với hơn 6 vạn quân Tàu bỏ mạng trước bộ đội các quân khu và dân quân Việt Nam. Hứa bị thuyên chuyển ngay giữa chiến dịch, viên tư lệnh mới lên chỉ còn lo nhiệm vụ rút quân.
Thứ hai, bên cạnh việc gạt các tướng lĩnh cũ từ thời Vạn lý Trường chinh như Hứa, thì cuộc chiến này cũng đánh dấu điểm mốc hiện đại hóa quân Tàu. Quá trình này đã diễn ra liên tục gần 40 năm qua, để format hình ảnh của quân đội Trung Quốc hiện đại hôm nay.
Thứ ba, cuộc chiến này - dĩ nhiên Trung Quốc cũng thuận theo ý muốn của người Mỹ - gián tiếp rửa nhục cho người Mỹ. Một nhà nghiên cứu nước ngoài đã gội chiến tranh 1979 là "chiến tranh giữa những người anh em đỏ", hàm ý người Mỹ đã thúc cho các đồng minh cũ của khối XHCN đánh nhau. Thực ra thì không hẳn như thế, người Tàu đã đánh Việt Nam để có được viện trợ, hỗ trợ kĩ thuật quân sự từ Mỹ và NATO. Nhưng là một bậc thiên tài, Bình lùn đương nhiên hiểu rằng viện trợ là chuyện của thì tương lai, còn với quân Tàu thời điểm 1979 thì đánh Việt Nam bằng niềm đau. Vậy nên Bình lùn đóng kịch, cho họp báo dọa đánh Việt nam ngay trên đất Mỹ, để hài lòng người Mỹ.
Cuộc chiến đã được Bình lùn và phái cải cách đạo diễn để thua đau, nhưng chỉ vừa đủ đau để tạo ra áp lực mạnh mẽ cho cải cách, thua vừa đủ đau để cho các tướng lĩnh như Hứa mặt lợn về vườn. Thực tế chiến tranh đã không bùng nổ ra rộng hơn, để tránh đêm dài lắm mộng. Nói cách khác, ngay từ rất sớm, mục đích cuộc chiến đã rời xa cái chủ trương của Mao và Lâm Bưu ngày xưa, Bình lùn đã khôn khéo đóng kịch, xoay chiều cuộc chiến từ viễn chinh sang nội trị.
Giữa những sự hỗn loạn đến mức ngu xuẩn của phần lớn các cấp chỉ huy Trung Quốc, từ cấp phân đội cho đến cấp đại quân khu, thì người ta vẫn nhìn thấy những hành động có tính chiến lược, cho thấy rằng ở cấp cao của Trung Quốc, đã có những người theo dõi kĩ diễn biến chiến tranh. Ngày 04/03, ngay khi sư 320B và E209 sư 312 - những sư đoàn chủ lực của Quân đoàn 1 Bộ Quốc phòng xuất hiện cùng với trọng pháo 130mm ở ngoại vi Lạng Sơn, các lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra quyết định rút lui ngay trong đêm. Vào thời điểm đêm 04/03, người Trung Quốc hiểu cuộc chiến đã vượt quá tầm các quân khu, người Việt đã đưa bộ đội chủ lực cơ động của Bộ Quốc phòng vào tham chiến, bên phía Trung Quốc không có đơn vị nào lại được với các sư đoàn chủ lực Việt Nam. Ngay hôm sau, khi có thêm thông tin Việt Nam tổ chức tổng động viên, thì Trung Quốc tuyên bố lui quân. Dĩ nhiên, với hậu cần của Trung Quốc thời đó, thì họ mất đến nửa tháng để lui quân. Nhưng cái thông báo đó đánh dấu chiến tranh chấm dứt leo thang.

Tóm lại, mục đích của Trung Quốc, là họ cần đánh lớn để có viện trợ Mỹ, đánh đủ lớn để thua đau, nhưng phải đủ nhỏ để chiến tranh không bùng phát. Sau chiến tranh, người Trung Quốc đạt được cả ba mục tiêu: (i) chính trị nội bộ, (ii) cải cách, hiện đại hóa quân đội, (iii) viện trợ nước ngoài. Thật không khỏi rùng mình khi nghĩ đến quyết định của Bình lùn hi sinh hàng vạn con dân cho ba mục tiêu trên.
Về phía Việt Nam, chúng ta không đủ mạnh về thế và lực để thoát khỏi vòng xoáy chính trị thế giới vào thời điểm đó. Nhưng cần nhớ rằng: Cái thúc đẩy ban lãnh đạo cải cách Trung Quốc thực hiện kế hoạch trên, đó là họ hiểu rõ sức mạnh kinh khủng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Xương máu của hàng ngàn liệt sỹ, đã buộc đối phương phải lựa chọn cách đánh để lấy thua, chứ không phải chiếm Hà Nội bắt con tin như Càn Long ngày trước.

Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ!

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1153321894770420&id=100002778601767

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#finance