locloc1588

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Tên dự án: Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1760 tấn urê/ngày (560.000 tấn urê/năm).

2. Mục tiêu đầu tư: Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1760 tấn urê/ngày (560.000 tấn urê/năm), để cung cấp phân đạm urê cho sản suất nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía Bắc, thay thế phân đạm nhập khẩu, tạo sự ổn định về giá cả và nguồn cung cấp dài hạn cho ngành nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn của Việt Nam.

3. Chủ đầu tư: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam

4. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

5. Hình thức đầu tư: Dự án được thực hiện theo hình thức tự đầu tư.

6. Địa điểm và diện tích sử dụng đất: tại khu Công nghiệp Ninh Phúc tỉnh Ninh Bình. Diện tích đất sử dụng: Nhà máy chính 34 ha, bãi thải xỉ 2,15 ha, cảng nhập than và xuất sản phẩm 2-3 ha.

7. Công suất thiết kế:

Sản phẩm chính phân bón Urê: 1.760 tấn/ngày (560.000 tấn/năm), với chất lượng sản phẩm:

+ Tổng lượng ni tơ ( theo % khô) > 46,3.

+ Biuet (%) < 0,9.

+ Độ ẩm (%) < 0,5.

+ Formandehyde (%) 0,07-0,1

+ Đường kính hạt: 0,85 - 2,80mm (%) >90.

- Sản phẩm trung gian là Amôniắc: 1.000 tấn/ngày (320.000 tấn/năm) để tổng hợp urê, với chất lượng sản phẩm:

+ Amôniắc (%) > 99,8.

+ Nước (%) < 0, 1.

+ Dầu (ppm) < 5.

- Sản xuất điện: Công suất phát điện 36 MW.

- Thời gian vận hành là 320 ngày/năm.

8. Nguồn nguyên liệu: Than nguyên liệu, nhiên liệu tại mỏ than Quảng Ninh.

9. Công nghệ và thiết bị:

Áp dụng công nghệ tiên tiến đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới đối với các công đoạn sản xuất chính sau đây:

+ Công đoạn phân ly không khí: sử dụng công nghệ của hãng Air Liquid (Pháp) để sản xuất ôxy và ni tơ tinh khiết dựa vào sự hoá lỏng tại các áp suất khác nhau của 2 nguyên tố này.

Thiết bị chính dược sử dụng gồm: 1 máy nén turbine nhiều cấp có thiết bị làm lạnh trung gian và nước tuần hoàn; thiết bị làm sạch không khí; thiết bị tinh cất không khí; hệ thống điều khiển tự động DSC.

+ Công nghệ khí hoá than: Là công nghệ khí hoá than cám Shell (Hà Lan).

Thiết bị chính được lựa chọn gồm:

- Hệ thống nghiền và sấy than: 02 máy nghiền và sấy than đồng thời (01 máy chạy, 01 máy dự phòng), công suất mỗi máy 70 tấn/giờ.

Hệ thống khí hoá: 01 hệ lò khí hoá của Shell với áp suất làm việc 4 Mpa.

+ Công đoạn chuyển hoá CO: Sử dụng còng nghệ chuyển hoá CO với xúc tác chịu lưu huỳnh Co-mo.

Thiết bị chính được lựa chọn gồm: .

- Tháp chuyển hoá nhiệt độ cao, kích thước Φ 4.000 mm x Hl6.000mm, hai lớp xúc tác với tổng chiều cao là hk =6.600mm

Tháp.chuyển hoá nhiệt độ thấp, kích thước Φ 4.000 mm x H11.000mm, hai lớp xúc tác với tổng chiều cao là hk =5.600mm

+ Công đoạn tách khí CO2 và khí axit: sử dụng công nghệ rửa Methanol nhiệt độ thấp ( Rectisol) của Đức.

Thiết bị chính được lựa chọn gồm:

- Tháp rửa methanol dạng đĩa với 93 đĩa, kích thước tháp Φ 2.400mm x H66.000mm;

- Tháp tách CO2 dạng đĩa với 56 đĩa, kích thước tháp Φ 2.500mm x H49.500mm;

- Tháp làm giầu H2S dạng đĩa với 73 đĩa, kích thước tháp Φ 3.100mm x H43.500mm;

- Tháp tái sinh methanol dạng đĩa với 30 đĩa, kích thước tháp Φ 2.400mm/3.400 x H22.000mm;

Tháp tách methanol/nước dạng đĩa với 51 đĩa, kích thước tháp Φ 1.000mm x H22.500mm;

+ Công đoạn tinh chế khí: Sử dụng công nghệ rửa Rectisol nhiệt độ thấp kết hợp với rửa ni tơ lỏng để tách các tạp chất như CO, CO2, Ar, CH4, v, v ...

Thiết bị chính được lựa chọn gồm:

- Tháp rửa ni tơ lỏng, dạng đĩa với 55 đĩa, kích thước tháp Φ 1.800mm x H16.600mm;

+ Công đoạn thu hồi lưu huỳnh Sử dụng công nghệ thu hồi ba giai đoạn của Claus .

Thiết bị chính được lựa chọn gồm:

- Thiết bị phản ứng ôy hoá xúc tác Claus có dạng nằm với kết cấu composite, kích thước thiết bị Φ 3.000mm x L5.250mm;;

- Thiết bị trao đổi nhiệt và các van hoà trộn;

- Nồi hơi nhiệt thừa;

- Thiết bị ngưng tụ;

- Thiết bị kết rắn lưu huỳnh dạng thùng.

+ Công nghệ tổng hợp Amôniắc: Sử dụng công nghệ tổng hợp Amôniắc của Haldor Topsoe (Đan Mạch).

Thiết bị chính được lựa chọn gồm:

- Tháp tổng hợp S-200 hướng kính của Topsoe, kích thước Φ 2.330mm x 96,3mm x H20.960mm, thể tích xúc tác = 58,5m3.

- Thiết bị quá nhiệt hơi trung áp, kích thước Φ1080mm x 30mm x H6.110mm;

- Nồi hơi trung áp, kích thước Φ 950mm x 3.500mm;

- Thiết bị làm lạnh NH3, Thiết bị phân tách NH3, Máy nén và thiết bị tách NH3 ; v v...

+ Công đoạn làm lạnh và chứa Amoniắc: Sử dụng phương pháp làm lạnh Amoniắc kiểu nén, chứa Amoniắc lỏng ở nhiệt độ thấp (-33oC) và áp suất thường.

Thiết bị chính được lựa chọn gồm:

- Máy nén NH3 vận hành bằng turbine hơi;

- 02 thùng chứa NH3 thể tích 5000m3/thùng, kèm theo hệ thống giữ lạnh.

+ Công nghệ sản xuất Urê: Sử dụng công nghệ Stripping NH3 của Snamprogetti.

Thiết bị chính được lựa chọn gồm:

- Máy nén CO2 dạng ly tâm, vận hành bằng turbine hơi;

- Tháp tổng hợp Urê theo công nghệ Snamprogetti, kích thước Φ 2.200mm x H40.000mm;

- Tháp phân tách theo công nghệ Snamprogetti, kích thước Φ 1.735mm x H15.500mm;

10. Các hạng mục phụ trợ của nhà máy:

Hệ thống cấp, thoát nước và xử lý nước thải, trạm phát điện - cấp điện. cấp hơi, cấp khí nén, cảng chuyên dùng và hệ thống giao thông, vận chuyển trong, ngoài nhà máy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cứu hoả, hệ thống kho chứa nguyên liệu, chứa sản phẩm, bãi chứa xỉ than, chất thải và các hạng mục hành chính sinh hoạt.

11. Hệ thống xuất nhập nguyên liệu và sản phẩm:

Than dược vận chuyển bằng đường sông, sông pha biển về cảng chuyên dùng của nhà máy. Phần lớn sản phẩm được tiêu thụ tại cảng chuyên dùng và đường bộ, các nguyên vật liệu thô khác, chất thải và bán sản phẩm được vận chuyển ra ngoài bằng ôtô

12. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn:

a) Tổng mức đầu tu dự án tạm tính: 397,740 triệu USD (đã bao gồm thuế VAT, sẽ được chuẩn xác lại trên cơ sở thiết kế chi tiết, tổng dự toán, kết quả đấu thầu và các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước).

Bao gồm:

+ Tổng vốn đầu tư cố định: 369,666 triệu USD.

+ Lãi vay trong thời gian xây dựng: 17,513 triệu USD.

+ Vốn lưu động ban dầu: 10,561 triệu USD.

b) Nguồn vốn:

+ Vốn tự có của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam: 10 triệu USD.

+ Vốn do ƯBND tỉnh Ninh Bình hỗ trợ: 4,4 triệu USD.

+ Dự kiến vay từ các nguồn khác như sau:

- Vay từ Chính phủ Trung Quốc: 370,496 triệu USD.

- Vay từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển: 2,283 triệu USD.

- Vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại: 10,561 triệu USD.

13. Phương thức tổ chức quản lý thực hiện dự án:

+ Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để tổ chức triển khai xây dựng nhà máy theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.

+ Dự án dược thực hiện theo hình thức đấu thầu quốc tế và trong nước.

14. Tiến độ thực hiện dự án:

Thời gian xây dựng, đưa nhà máy vào hoạt động: 36 tháng.

Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1760 tấn/ngày (560.000 tấn urê/năm)(Quyết định số 555/QĐ-HCVN ngày 15/11/2006).

I. Kỹ thuật công nghệ và thiết bị của dự án được bổ sung sủa đổi như sau:

1. Công nghệ : Sử dụng công nghệ chuyển hóa CO của Trung Quốc với xúc tác QCS-01 của Trung Quốc.

2 . Thiết bị:

- Các thiết bị bản quyền do các nhà bản quyền công nghệ cung cấp

- Các thiết bị quan trọng nhập từ những nhà cung cấp được các nhà có bản quyền công nghệ chỉ định hoặc chấp thuận

- Các thiết bi khác được mua hoặc chế tạo tại các nhà cung cấp có uy tín và chất lượng theo Tiêu chuẩn Châu Âu

- Bổ sung bộ phận sàng than trước khi cấp than vào bộ phận sấy và nghiền

- Công đoạn phân ly không khí điều chỉnh công suất từ 35.000 Nm3/h xuống 32.000 Nm3/h (tính theo Oxy ) đảm bảo đủ năng suất phục vụ sản xuất sản phẩm chính là Urê

- Trạm đóng chai N2, O2, CO2 không đầu tư vì các sản phẩm này chỉ vừa đủ cho sản xuất Urê không còn dư làm thương phẩm.

- Điều chỉnh năng lực kho chứa NH3 lỏng từ l0.000m3 (5.000 m3 x 02 thùng) xuống còn 01 thùng chứa dung tích 7.400 m3

- Không đầu tư hệ nồi hơi đốt dầu 10T/h (bao gồm cả bồn chứa dầu và các bơm cấp dầu ).

II. Giải pháp xây dựng của dự án được bổ sung sửa đổi như sau:

- Không xây dựng mới cảng nhập than và cảng xuất sản phẩm, chỉ đầu tư cải tạo phần xây của cảng hiện có và hệ thống bốc dỡ, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra vào nhà máy.

- Kho chứa than sẽ thay đổi từ phương thức chứa dùng si-lô bằng nhà kho có mái che (rộng 60m x dài 180m, diện tích 10.800 m2). Kho được trang bị các thiết bị xếp đống, tháo dỡ than, băng tải và các thiết bị phụ trợ khác.

III. Mục 12 Điều 1 Quyết định số 968/QĐ-HĐQT ngày 29/8/2005 của Hội đồng quản trị được bổ sung sưa đổi như sau:

A.Tổng mức đầu tư của dự án:

a) Tổng mức đầu tư theo hạng mục của dự án : 497.722.171 USD (đã bao gồm thuế VAT).

Bao gồm:

+ Chi phí xáy dựng: 135.690.711 USD.

- Chi phí xây dựng: 49.488.108 USD.

- Chi phí lắp đặt: 86.202.604 USD.

+ Chi phí thiết bị: 258.220.344 USD.

+ Chi phí khác: 76.974.701 USD.

+ Chi phí dự phòng: 12.311.430 USD

+ Vốn lưu động ban đầu: 14.524.985 USD.

b) Tổng mức đầu tư theo hình thức hợp đồng EPC: 497.722.171 USD (đã bao gồm thuế VAT)

Trong đó:

+ Gói thầu EPC: 432.000.000 USD.

+ Chi phí ngoài gói thầu EPC: 38.885.756 USD.

+ Chi phí dự phòng: . 12.311.430 USD.

+ Vốn lưu động ban đầu: 14.524.985 USD.

B. Nguồn vốn:

+ Vốn tự có của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam: 72.479.577 USD.

+ Vốn do UBND tỉnh Ninh Bình hỗ trợ: 4.400.000 USD.

+ Vay từ các nguồn khác như sau:

- Vay nguồn vốn ưu đãi ít nhất bằng 90% của giá trị gói thầu EPC từ Chính phủ Trung Quốc: 391.773.856 USD.

- Vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 14.543.753 USD.

- Vay ngắn hạn từ các Ngân hàng thương mại: 14.524.985 USD.

IV. Mục 14 Điều 1 Quyết định số 968/QĐ-HĐQT ngày 29/8/2005 của Hội đồng quản trị được bổ sung sửa đổi như sau:

Thời gian xây dựng, đưa nhà máy vào hoạt động: 42 tháng (bao gồm cả 3 tháng trợ giúp vận hành).

Điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 1760 tấn/ngày (560.000 tấn urê/năm)(Quyết định số 646/QĐ-HCVN ngày 27/11/2007).

Tại Mục III Điều 1 Quyết định số 555/QĐ-HĐQT ngày 15/11/2006 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty được bổ sung sửa đổi như sau:

A.Tổng mức đầu tư của dự án:

a) Tổng mức đầu tư theo hạng mục của dự án ( đã bao gồm thuế VAT): 667.046.503 USD

(Sáu trăm sáu mươi bảy triệu không trăm bốn mươi sáu ngàn năm trăm linh ba đô la Mỹ); tính theo đồng tiền Việt Nam: l0.806.153.350.000 đ (tỷ giá 1 USD = 16.200 đồng Việt Nam)

Bao gồm:

+ Chi phí xây dựng: 40.224.787 USD.

+ Chi phí thiết bị: 419.200.700 USD.

- Chi phí mua sắm thiết bị: 349.133.738 USD.

- Chi phí lắp đặt: 70.066.962 USD.

+ Chi phí khác: 170.020.900 USD.

- Vốn lưu động ban đầu: l5.544.644 USD.

- Lãi vay trong thời gian xây dựng: 76.757.223 USD.

- Chi phí tư vấn và Quản lý dự án... : 77.719.033 USD.

+ Chi phí dự phòng: 37.600.116 USD.

b) Tổng mức đầu tư theo hình thức hợp đồng EPC : 667.046.503 USD (đã bao gồm thuế VAT)

Trong đó:

+ Gói thầu EPC: 498.867.561 USD.

+ Chi phí ngoài gói thầu EPC: 115.034.182 USD.

+ Chi phí dự phòng: 37.600.116 USD.

+ Vốn lưu động ban đầu: 15.544.644 USD.

B. Nguồn vốn:

+ Vốn tự có của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam: 100.000.000 USD.

+ Vốn do UBND tỉnh Ninh Bình hỗ trợ: 4.400.000 USD.

+ Vay từ các nguồn khác như sau:

- Vay từ Chính phủ Trung Quốc: 250.000.000 USD.

- Vay từ Ngân hàng PT Việt Nam và NH thương mại: 312.646.504 USD.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro