Chương 16

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Như chưa bao giờ nghĩ đến việc kết hôn lần nữa. Sau đổ vỡ, cô như con chim sợ cành cong. Trong khi đó, sự thất bại trong lần hôn nhân đầu không làm Hoàng nhụt chí, anh quyết tâm xây dựng một gia đình mới hạnh phúc hơn. Anh tin rằng với tình yêu anh dành cho Như, họ sẽ có một cuộc sống hạnh phúc bền vững.

Chiều thứ bảy, anh chở cô đi chợ, ai cũng tưởng họ là vợ chồng làm anh vui lắm. Anh mua một miếng thịt ba chỉ để tối nay làm thịt luộc ăn với tôm chua. Anh được học nấu bếp từ nhỏ, và đó cũng là sở thích của anh. Nhưng với người vợ trước đây, anh ít khi vào bếp lắm. Cô ấy luôn chăm sóc anh, lo cho anh từng tí một đúng kiểu phụ nữ Nam bộ. Với Như thì ngược lại, anh muốn cưng chiều cô như một công chúa nhỏ, muốn làm mọi việc cho cô. Và việc anh thích nhất là nấu ăn và nhìn cô thưởng thức món ăn một cách tinh tế. Không phải ai cũng có khả năng nhận biết hương vị của món ăn ở trình độ cao như thế. Không đơn giản là khen món ăn ngon, mà cô còn hiểu nó ngon như thế nào, có đặc điểm gì nổi bật. Đó là phần thưởng đẹp nhất cho người đầu bếp, chứ cà cuống mà đưa cho người tịt mũi ngửi thì thật buồn.

Hoàng mang tôm chua mà anh tự tay làm từ Bình Định ra, nhưng anh không giới thiệu gì, để coi thử cảm nhận của Như ra sao. Anh luộc thịt ba chỉ rồi thái thành những miếng nhỏ mỏng, xếp lên đĩa cùng với rau thơm các loại, chuối chát, khế xanh cắt lát mỏng và bát tôm chua đỏ au bên cạnh.

Như nếm thử miếng đầu tiên.

- Uiiiiiii, vị ngọt ngon của thịt luộc hòa quyện với vị ngon đậm đà của tôm chua, vị chát của chuối, vị chua của khế tạo thật hoàn hảo!!! Nhưng em thấy tôm chua này khác hẳn tôm chua Huế anh ạ!

Hoàng mỉm cười mãn nguyện.

- Khác thế nào?

- Khác hẳn í, con tôm chắc và giòn, không nhũn như tôm Huế, vị ngọt và mặn hoà quyện vào nhau kết hợp với thịt luộc thật tuyệt! Nhưng em không thấy có vị chua của tôm, chỉ có chua của khế. Có đúng vậy không anh? Sao lại gọi là tôm chua?

- Người Bình Định gọi là Tôm mắm, nhưng vì mọi người ở nơi khác hay nhầm với mắm tôm, mà nhìn qua lại giống tôm chua Huế nên người ta gọi là Tôm chua Bình định cho dễ phân biệt. Còn tôm chua Huế là do bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) mang từ Gò Công ra và biến đổi một chút theo khẩu vị người Huế. Tôm chua Huế được ủ chua nên con tôm mềm nhũn. Còn tôm chua Bình Định là tôm ngâm mắm nhĩ mật ong, nên nó giòn và chắc con tôm. Mắm và mật ong khử men nên không chua. Chính tay anh đã làm để mang ra cho em đó.

- Thật sao anh? Tuyệt quá! Anh làm như thế nào vậy?

- Trước hết phải chọn những con tôm đất thật tươi, nhảy tanh tách. Tôm không tươi thì không làm được. Tôm đất là loại tôm ở cửa sông đổ ra biển, vỏ giòn ăn rất ngon. Phụ nữ ăn tôm này rất tốt. Sau đó anh lột đầu tôm và rửa sạch bằng rượu, rồi ngâm sả, mật ong và nước mắm nhĩ tỷ lệ 1:1 trong 5 ngày cho hết sạch mùi tanh thì đổ nước đó ra và ủ lại vẫn với nước mắm nhĩ và mật ong tỷ lệ 1:1. Đu đủ và củ riềng, tỏi ớt, xắt nhỏ phơi thật khô, bỏ vào nước mắm thì nó hút vào ăn mới giòn. Cách làm như vậy thôi. Không quá khó, nhưng để có được sản phẩm chất lượng, ngon đúng vị thì nguyên liệu phải thật ngon, thật chuẩn. Ngày xưa Trịnh Công Sơn rất mê món Tôm chua Bình Định mặc dù ông là người Huế. Mỗi lần anh vào Sài Gòn ổng đều dặn anh: Hoàng, nhớ mang tôm chua mẹ làm cho anh nghen

Những con tôm mặn mặn, ngọt ngọt, thơm lừng mùi mắm nhĩ và mật ong, ăn kèm với thịt luộc và các loại rau thơm, ngon đến mức Như ăn liền 3 bát cơm. Chưa bao giờ cô ăn ngon miệng đến thế. Từng tế bào lâng lâng hạnh phúc. Cô được thưởng thức món ăn của Hoàng bằng cả vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác. Cô biết rằng, việc nấu ăn và ăn uống có thể làm tăng sản xuất ra cả 4 loại hormone hạnh phúc cho cơ thể. Khi được thưởng thức những món ăn ngon lành, cơ thể kích hoạt giải phóng dopamine và endorphin giúp ta phấn chấn. Và việc cùng nấu nướng và ăn chung với những người yêu thương, thân thiết có thể làm tăng nồng độ hormone oxytocin trong máu.

***

Như đứng dưới vòi sen, tận hưởng niềm hạnh phúc đang đến với mình. Cô thả lỏng người, để cho làn nước ấm mềm chảy từ đầu xuống cổ, xuống hai vai, xuống lưng, xuống bụng rồi lùa vào nơi thầm kín nhất.

Em thả chưa

Thả mắt chưa

Thả môi chưa

Thả đôi vú

Thả đôi chân

Thả vai run

Thả da bụng trắng

Thả buổi sáng

Thả buổi chiều

Thả những đêm

...

Nước chẩy từ đầu tới chân

Ôi khoái *

Tắm xong, cô lau khô người rồi bôi một lớp kem mùi Oải hương lên người và đi vào phòng ngủ.

Hoàng đang lấy một đĩa nhạc cho vào máy và bật lên.

Một ngày sống bên anh sẽ muôn đời

Dẫu cho mưa rơi đá mòn tháng năm

Lạy trời được yêu mãi nhau người ơi

Đừng mang trái ngang chia lìa lứa đôi

Thấy tiếng chân Như sau lưng, anh quay lại và sững người khi nhìn thấy cô hoàn toàn khỏa thân, ngực căng mọng, hai đầu vú vểnh lên. Anh chưa bao giờ được thấy cô như thế, vì cô có cho anh nhìn đâu. Anh bước tới, hôn khắp người cô và làm với cô những điều tuyệt vời nhất. Mùi Oải hương nồng nàn lan toả khắp căn phòng. Anh ước gì được như thế này mãi.

Mới có một ngày bên nhau mà anh đã cảm thấy cực kỳ gắn bó với cô. Ngay từ lần đầu gặp cô, anh đã có một cảm giác kỳ lạ rằng anh đã biết cô từ lâu, có lẽ trong tiền kiếp. Người ta nói rằng nếu kiếp trước duyên chưa trả hết thì kiếp này họ sẽ gặp nhau để trả hết duyên. Chẳng biết kiếp này anh và cô có được bên nhau nhân duyên trọn vẹn hay không? Anh bắt đầu thấy một vài dấu hiệu khó khăn để được ở bên cô. Đợt vừa rồi về Quy Nhơn, anh định bán mảnh đất mà anh có để lấy tiền ra Hà nội mua nhà. Anh đã quyết định ra Hà Nội ở hẳn để được ở bên Như nhiều hơn. Và nếu Như đồng ý về chung một nhà với anh thì tuyệt biết mấy. Thế nhưng dường như thần Hời không muốn anh rời khỏi Bình Định, nên bỗng nhiên có chuyện kiện tụng tranh chấp với nhà hàng xóm nên anh không thể bán được. Bảo tàng gốm của anh thì có bao kẻ nhòm ngó và muốn hãm hại anh. Anh không biết mình đang phải gánh chịu lời nguyền nào? Cốt lõi của một lời nguyền nằm ở chỗ người bị giáng lời nguyền đó không thể biết được sự tồn tại của nó. Nó là một quy tắc bí mật, tự thực thi trong một giai đoạn nào đó của cuộc đời.

Thấy anh suy tư, Như hỏi:

- Anh có chuyện gì không? Đợt vừa rồi anh về giải quyết công việc thế nào?

Anh trả lời giọng buồn buồn:

- Có một người, là tiến sĩ nghiên cứu văn hóa Chăm đến chơi nhà anh. Đêm, nằm nói chuyện tầm phào. Người này bảo anh nhượng lại Bảo tàng với giá 6 tỉ tiền Việt và 2 triệu đô la. Anh từ chối, thì được rỉ tai: Mày mà không bán thì sẽ ra đường. Anh nhát gừng: Tao ra đường thì mày cũng không có chỗ dung thân.

Như cười, nói đùa:

- Anh mà phải ra đường thì về đây em nuôi.

Hoàng mỉm cười, biết ơn lòng tốt của Như, nhưng nếu thực sự phải ra đường thì anh sẽ chẳng bao giờ sống dựa vào Như. Anh là thằng đàn ông, một cốc nước anh cũng chẳng để phụ nữ trả, nói gì đến nuôi. Hoàng nghĩ bụng.

***

Chú thích: * trích bài thơ Tắm của Nguyên Sa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro