Câu 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8: Phân tích tính nhân văn của phong trào văn hóa Phục Hưng ở châu Âu thế kỷ XIV – XVI?

Như chúng ta đã biết, trong phong trào văn hóa Phục Hưng ở châu Âu thế kỷ XIV – XVI, tính nhân văn được biểu hiện một cách sâu sắc - đó là đỉnh cao của những lý tưởng, lý luận, quan điểm nhằm kêu gọi, thức tỉnh và phục vụ cho lợi ích của loài người tiến bộ, đặc biệt là những người lao động, để giúp con người tự khẳng định những giá trị cao đẹp, tài năng và nhân phẩm của bản thân. Với mục đích cao cả ấy,  phong trào văn hóa Phục Hưng đã tập hợp được lực lượng hùng hậu với những con người tài giỏi, tâm huyết và xây dựng nên một hệ thống lý luận phong phú, đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Từ những cơ sở thực tiễn và lý luận ấy, nội dung chính thể hiện tính nhân văn trong phao trào này gồm:

- Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do Chúa Trời tạo nên.

- Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên, chứ không phải do Chúa tạo ra từ "mẩu đất" hay cái "xương sườn cụt".

- Cuộc sống không phải là nơi đày ải mà là nơi con người có thể xây hạnh phúc dưới trần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên đàng.

- Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp mà con người là trung tâm của cái đẹp, vì thế con người phải trở thành đối tượng của nghệ thuật

Những điều đó đã đưa con người trở thành chúa tể của thế giới. Ngự trị cuộc sống là chính con người chứ không phải Chúa Trời. Để có được bước đột phá ấy, châu Âu đã phải trải qua những cuộc cách mạng to lớn. Trong số đó, nổi bật lên là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc trong nghệ thuật.

"Sau những cuộc đấu tranh về văn hoá, tư tưởng ý nguyện Phục Hưng với nội dung nhân văn đã đẩy lùi trung cổ, tạo điều kiện cho nghệ thuật phát triển rực rỡ. Nền nghệ thuật này trước hết dựa trên quan điểm về cái đẹp hài hòa, trong sáng đầy khát vọng hướng tới ngày mai. Cái đẹp này tiếp thu cổ đại Hy Lạp, nhưng cái đẹp của nó là hướng tới cái đẹp ngoại cỡ, không tiếp thu cái đẹp mực thước của Hy Lạp mà phát triển cái đẹp khổng lồ, nó muốn bộc lộ cái đẹp vô biên của con người công nghiệp thay thế con người nông nghiệp, lấy máy hơi nước thay thế cối xay gió"

Đây là thời kỳ mà "dưới ảnh hưởng của sự cải tạo tư tưởng, con người phương Tây đã thoát ly hẳn khỏi "cái bầu trời ảm đạm của đêm trường trung cổ" mà bước vào một đời sống mới, như được một luồng sinh khí mầu nhiệm vừa thổi vào trong mạch máu, bộ mặt châu Âu bỗng trẻ trung, hồng hào lại. Châu Âu từ ấy ngày càng tiến bộ và đã có cơ vượt hẳn các dân tộc khác để làm bá chủ thế giới suốt mấy thế kỷ ròng về tất cả các phương diện kinh tế - chính trị - văn hoá"

Những năm của thế kỷ XIV, XV, những bộ óc đầy tính trí tuệ và đôi tay khéo léo của Jame Hagrever và Jame Watt đã mở ra một cách nhìn mới, một hướng đi mới cho châu Âu. Những chiếc máy dệt đã thay thế chiếc xa kéo sợi. Những chiếc máy hơi nước đã thay thế cối xay gió và đem lại cho con người biết bao nhiêu lợi ích. Với sự ra đời của máy móc, gia súc chỉ còn được nuôi để mang lại nguồn thực phẩm cho con người chứ không còn phải cày kéo. Những con tàu ra khơi vào lộng trên sóng Đại Tây Dương hay biển Địa Trung Hải không còn phải dùng sức của nô lệ mà bằng những cỗ máy hàng nghìn sức ngựa. Những công xưởng dệt ra đời khiến hàng trăm ngàn cái xa kéo sợi thành đổ cổ hoặc gỗ mục. Sự ra đời của máy hơi nước đã thực sự mang lại một nền văn minh tươi sáng và mới mẻ cho châu Âu.

"Đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ. Khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro