Câu 9

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: Cách mạng công nghiệp và những hệ quả của nó?

Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn.

-          1733 Jonh Kay đã phát minh ra thoi bay

-          1765 James Hagreaves chế tạo được chiếc xa kéo sợi đầu tiên kéo được 8 cọc sợi cùng  một lúc- máy dệt Jenny.

-          1769 Richard Arkrwight đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước

-          Phát minh của ngành dệt đã có ảnh hưởng đến các ngành khác.

-          1784 James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã hoàn thiện phát minh ra máy hơi nước.

Nhà máy dệt có thể đặt ở bất cứ nơi nào.

Phát minh có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc cách mạng công nghiệp sau này.

Phát minh này là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa

-          1785 phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải cảu linh mục Edmund Cartwright => năng suất dệt tăng tới 40 lần.

-          Do sử dụng rộng rãi máy hơi nước, cách mạng lan tới ngành giao thông vận tải.

-          1804 chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời. Xti-phen-xơn

-          1829 vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/h.Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và Mỹ

-          1807 Robert Fulton đã chế tạo ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.

-          Luyện kim: năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng bằng phương pháp của Henry Cort=> khả năng sản xuất đồ kim loại tăng vọt.

-          1885 Henry Besemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép=> phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép.

Những nguyên tắc mới của sản xuất công nghiệp:

-           Tiêu chuẩn hóa: Tiêu chuẩn hóa là một hoạt động thiết lập các điều khoản để sử dụng chung và lặp đi lặp lại đối với những vấn đề thực tế hoặc tiềm ẩn, nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.

+ Tiêu chuẩn hóa đối với tất cả các khâu của nền sản xuất công nghiệp từ thời gian thực hiện các thao tác, các công việc lẫn máy móc, thiết bị, nguyên liệu sử dụng và trình độ, năng lự của người thợ.

+ Việc áp dụng những thành tựu khao học kĩ thuật vào trong sản xuất đã kéo theo cách tổ chức và quản lí lao động mới.

+ Sản phẩm công nghiệp làm theo một dây chuyền công nghệ, mỗi công nhân chỉ làm một vài động tác nhất định theo trình tự bắt buộc

+Không thể tuân theo những ý thích của mình mà phải làm theo những tuân thủ nghiêm ngặt.

-          Chuyên môn hóa: Là sự phân công rõ ràng giữa các thợ trong nhà máy, xí nghiệp.

+ Trong quá trình lao động, người thợ phải đứng vị trí xác định.

+ Chuyên môn hóa ở trình độ cao.

+ Thành thạo các thao tác

-          Đồng bộ hóa: Mỗi động tác của công nhân phải ăn khớp với nhịp độ chung.

+ Tuân theo những nghiêm ngặt về kĩ thuật, không được tự ý sửa đổi hay rời bỏ vị trí.

+ Một người thao tác chậm, thao tác sai sẽ ảnh hưởng đến cả dây chuyền sản xuất chung, có thể gây ùn tắc sản phẩm ở một khâu hay tai nạn lao động cho nhiều người khác

-          Tập trung hóa: Lao động sản xuất công nghiệp không cho phép người công nhân làm việc một cách phân tán như người nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

+ Phải tập trung nguyên liệu, máy móc, tập trung thợ trong một cơ cấu sản xuất, từ đó quản lí tốt hơn, giảm chi phí vận chuyển, lợi nhuận cao

Hệ quả:

a.       Hai giai cấp đối kháng mới có mâu thuẫn ngày càng tăng:

+ Vô sản :không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho nhà tư bản, điều kiện sống khổ cực, làm việc từ 12-15h

+ Tư sản: nắm giữ tư liệu sản xuấtTổ chức, quản lí, phân phối sản phẩm

+ Cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra ở nhiều nơi:

+ Nổi bật là phong trào đập phá máy móc của công nhân Anh vào năm 1811-1812.

+ Phong trào Hiến chương ở Anh.

+ Ở Pháp, Đức còn nổ ra những cuộc khởi nghĩa.

+ 1831-1834 tại Lyon ( Pháp) và Sơledin (Đức) đã nổ ra khởi nghĩa.

=> giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.

b. Sự phân cách giàu nghèo ngày càng lớn, bất bình đẳng gia tăng.

+ Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.

+ Đời sống của những người nông dân không hoàn toàn bằng nhau do nhận canh nộp tô.

+ Thu nhập của những người công nhân phụ thuộc vào đồng lương đồng đều => hoàn cảnh sống của những người thợ khá đồng đều.

+ Lợi nhuận của sản xuất công nghiệp > lợi nhuận của sản xuất nông nghiệp

=>  chủ của các cơ sở sản xuất công nghiệp thường là chủ của cả đống tài sản.

c. Nhịp điệu cuộc sống tăng nhanh

+ Xã hội bị chi phối sâu sắc bởi nhịp điệu khẩn trương của thời gian.

+ Tất cả các ngành đều theo tiêu chuẩn chung, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+ Trong nhịp sống công nghiệp nhịp điệu đó được tính theo giờ, theo phút.

VD: vào lớp theo giờ, lao động theo giờ, giờ giải lao, giải trí

d. Đô thị hóa và thay đổi dân số

+ Các thành phố lớn xuất hiện ngày càng nhiều , bộ mặt đời sống trở nên nhộn nhịp, sầm uất.

+ Số dân thành thị tăng nhanh.

+ Hoạt động kinh tế, dịch vụ, nhà ở cho nhân dân tăng cao.

+ Các trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật… cũng đặt trụ sở trong các thành phố lớn

e. Cấu trúc gia đình thay đổi

+ Sự phá vỡ nền tảng của gia đình lớn trong nông thôn.

+ Gia đình hạt nhân phù hợp với lối sống công nghiệp chiếm ưu thế.

+ Sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình cũng trở nên lỏng lẻo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro