cau so 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 1: PHÂN TÍCH PHẠM TRÙ VẬT CHẤT THEO QUAN ĐIỂM CỦA LÊ-NIN VÀ CHO BIẾT Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ NÀY.

·                     Nguồn gốc: có lịch sử phát triển trên 2500 năm.

·                     Chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất của thế giới cơ sở đầu tiên của mọi tinh thần.

·                     Chủ nghĩa duy vật cho rằng bản chất của thế giới thực thể của thể giới là vật chất, vật chất tồn tại vĩnh viễn.

·                     Chũ nghĩa biện chứng ra đời trước chủ nghĩa duy vật biện chứng, các nhà triết học duy vật quan niệm: “vật chất là một trong số chất tự có”.

·                     LÊ-NIN đã tổng kết những thành tựu: khoa học tự nhiên cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và ông khẳng định bản chất vật chất của thế giới là thế giới vật chất và ông đã định nghĩa về vật chất.

ĐỊNH NGHĨA VỀ VẬT CHẤT CỦA LÊ-NIN:

·                     Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tồn tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác.

·                     Được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh.

·                     Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.

â        LÊ-NIN đã phân biệt vật chất với những dạng vật thể của vật chất.

·                     Vật chất phản ánh cái chung, vô hạn vô tận, nó cũng không sinh ra hoặc mất đi, tất cả những sự vật hiện tượng là những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.

·                     Có quá trình phát sinh phát triển cụ thể hóa và không thể đồng nhất vật chất với một hay một số dạng.

·                     Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan tồn tại mọi ý thức của con người.

·                     Vật chất dưới hình thức tồn tại cụ thể có thể gây nên cảm giác cho con người. Khi trực tiếp hay gián tiếp tác động giác quan của con người.

Định nghĩa vật chất của LÊ-NIN có hai vấn đề khác biệt với các định nghĩa khác:

·                     Thứ nhất: Phân biệt vật chất với tư cách phạm trù triết học để chỉ vật chất nói chung, nó là cái vô hạn, không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác. Nói như vậy ko có nghĩa vật chất là một phạm trù hư vô, trống rỗng mà nó là phạm trù được khái quát từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể. Do đó, không thể quy vật chát nói chung về một dạng cụ thể của vật chất.

·                     Thứ hai: vật chất tồn tại khách quan, nghĩa là tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức loài người. Nó tồn tại dưới dạng các sự vật cụ thể mà các giác quan của chúng ta có thể nhận biết được một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Như vậy với định nghĩa này có thể khái quát ba nội dung chính:

·                     Vật chất tồn tại khách quan, độc lập đối với ý thức và ko phụ thuộc vào ý thức của loài người, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức được hay chưa nhân thức được.

·                     Vật chất là cái gây nên cảm giác khi nó tác động vào các giác quan con người.

·                     Cảm giác, ý thức chỉ là sự phản ánh của một dạng vật chất (Bộ não người) về thế giới khách quan.

Ý NGHĨA:

·                     Tìm ra được thuộc tính khách quan của vật chất, phân biệt sự khác nhau giữa vật chất và vật thể.

Khẳng định vật chất là thuộc tính khách quan, được đem lại cho con người cảm giác, chụp lại, chép lại, phản ánh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro