Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng













Xưa ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An có ông đồ Hồ Phi Diễn nổi tiếng là hay chữ. Ông thi đậu tú tài khi mới 24 tuổi rồi ở lại xứ Bắc dạy học. Trai tráng khắp nơi đổ về xin thầy cho chữ. Dân làng yêu quý gọi ông là cụ Đố Xứ. Mến mộ nhan sắc và đức tính của một cô gái thôn quê, ông đồ lập bà Hà thị làm thiếp. Chung sống được ít lâu thì bà mang bầu rồi sinh ra một người con gái sắc nước hương trời. Ông bà đặt tên con là Hồ Phi Mai, nghĩa là hoa mai bay trên hồ, bút hiệu Xuân Hương.

Từ nhỏ Hương đã sống trong nhung lụa, tuổi thơ cứ thế êm đềm trôi qua ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường ở ven Hồ Tây – chốn phồn hoa đô hội bậc nhất Đàng Ngoài. Xuân Hương càng lớn càng xinh như hoa như ngọc, làm xiêu lòng bao chàng trai thuở ấy. Được cưng chiều, bà thường lẽo đẽo theo phụ thân đi dạy học, được cha dạy chữ. Đến năm bà 13 tuổi thì cha đột ngột qua đời, bà theo mẹ rời về làng Thọ Xương, gần Hồ Hoàn Kiếm, được mẹ cho đi học nhưng vì phận nữ nhi nên sớm phải nghỉ ở nhà giúp việc.

Sẵn là con nhà nòi lại được mài dũa, thơ văn của bà nức tiếng là sắc sảo. Bao anh học trò của cụ Đố Xứ gục đổ dưới gót chân bà. Hồ Xuân Hương cũng không ít lần phải lòng các sĩ tử. Nhưng bà ưng nhất là anh Tú Điếc, tên thường gọi là Tổng Kình. Chuyện là chiều 30 Tết năm ấy, Tổng Kình cùng một vài chàng trai khác mang quà đến biếu thầy. Xuân Hương nghe danh toàn những anh Tú nức tiếng hay chữ nhưng chưa thử chưa biết dao sắc. Bà ra câu đối:

"Tối ba mươi khép cánh càn khôn kẻo nữa ma vương đưa quỷ tới"
Các anh Tú sững người trước tài thơ văn của bà, vội vàng đưa ra vế đối. Ông Tổng Kình đứng dậy, dõng dạc đáp lại:
"Sáng mồng một mở then tạo hóa để cho thiếu nữ rước xuân vào"
Cụ đồ tấm tắc khen hay. Xuân Hương nghe xong vế đối thì phục ra mặt. 14 chữ thôi mà làm tim bà xao xuyến lạ lùng, lòng dạ như được ai mở ra. Bà kính trà ông Tổng rồi hẹn hò xin được đàm trà bàn chuyện thơ phú. Ông Tổng cũng mến bà từ lâu nên không từ chối. Đôi trai tài gái sắc cứ thế rồi thương nhau lúc nào không hay.

Ông Tổng Kình tên chữ là Nguyễn Bình Kình, tự Công Hòa. Nguyên quán của ông tại làng Gáp, xã Tứ, Lâm Thao, Phú Thọ. Ông nội ông là quan nghè Nguyễn Quang Thành, nổi tiếng là học rộng tài cao. Nhân gian truyền lại rằng quan nghè là con kẻ khó, nhưng từ bé đã có tư chất hơn người, nổi tiếng là thần đồng. Làng có ông trọc phú giàu nứt đố đổ vách nhưng lại dốt chữ, bao phen đi thi mà chẳng đỗ đạt. Thương học trò nghèo nên phú ông ngỏ ý muốn nhận ông làm con nuôi. Nhưng quan nghè Thành khi ấy không chịu sống xa thầy mẹ nên chỉ đến nhà phú ông mượn sách về đọc. Ông cưỡi trên lưng trâu, tay cầm sách đọc, chưa về đến nhà đã thuộc làu làu cả quyển nên đành quay lại mượn cuốn khác.

Trời không phụ lòng người, ông đỗ cao đến chức quan nghè, có nhà cao cửa rộng, ruộng đồng thẳng cánh cò bay để lại cho con cho cháu. Tổng Kình tuy không được bằng ông nội, nhưng "con nhà tông không giống lông cũng giống cánh". Ông cũng ham học xong đường công danh lại lận đận. Bản thân cũng từng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Kình đăng trình, lên chức cai cơ nên gọi là Đội Kình. Gia đình giàu có của ăn của để, tuy không có nhiều kẻ hầu người hạ nhưng cuộc sống cũng tạm gọi là sung túc.

Hai bên môn đăng hộ đối, chỉ ngặt nỗi ông Tổng Kình đã có vợ. Tuy thế cũng chẳng sao. "Trai quân tử năm thê bảy thiếp" ấy là chuyện thường, nữa là ông Tổng có tiếng ăn chơi. Hồ Xuân Hương lúc đầu cũng có phần e ngại, xong nặng tình quá nên theo ông về làm lẽ.

_____________________________________
Phần truyện này có sử dụng một số thông tin trên Internet

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro