Bd multimedia

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  1Khái niệm bản đồ Multimedia

Bản đồ Mutimedia là bản đồ kết hợp với các thành phần multimedia (âm thanh, hình ảnh, bài viết, video…) tạo ra sự tương tác với bản đồ. Được hiển thị trực tiếp trên màn hình máy tính, nội dung trên bản đồ được thể hiện giống bản đồ bình thường.

2 Phân loại bản đồ multimedia

a. Dựa theo khả năng cập nhật sửa đổi thì phân ra các loại sau:

- Các bản đồ chỉ đọc (View).

- Các bản đồ có khả năng cập nhật (Active).

b.Dựa theo hình thức xuất bản

- Các bản đồ dùng tại chỗ (desktop).

- Các bản đồ trên Internet.

c. Dựa theo cách thành lập chia ra các loại:

- Các bản đồ đóng gói (package) chạy độc lập trên hê điều hành cơ sở và cấu trúc dữ liệu độc lập.

- Các bản đồ phát triển trên nền của GIS.

- Các bản đồ phát triển trên thư viện đối tượng của hệ thống khác.

3Một số yêu cầu cho bản đồ Multimedia

            Bản đồ Multimedia trước hết là bản đồ số, được sử dụng trực tiếp trên máy tính  vẫn sử dụng các kí hiệu Điểm đường vùng , text và được hỗ trợ các thành phần Multimedia  Các thành phần Multimedia phải liên kết được với các kí hiệu mà nó biểu thị.. yêu cầu về bản chất mô hình của bản đồ không được phá vỡ(không phá vỡ nguyên tắc của bản đồ).

4 . Tổ chức các thành phần multimedia

- Stage (sân khấu) là phạm vi màn hình thể hiện các hình ảnh, bài viết. Nó có thể có nhiều của sổ khác nhau nhưng có một cửa sổ chính quản lý các cửa sổ con.

          - Timeline là trục thời gian thực diễn ra các sự kiện , trên trực này phân chia ra các trường, đoạn(một đoạn thời gian diễn ra 1 sự kiện nào đó). Trong mỗi trường, đoạn có các ảnh.

- Cast (nhân vật): là các thành phần của Multimedia được nạp vào vùng nhớ dành cho chương trình, các thành phần này đã được định hướng theo các kịch bản và các hành vi định trước.

          - Sprite (vai diễn): là các hoạt động của 1 cast trên Stage được đặt trước theo thời gian thực.

5Các bước thực hiện xây dựng các chương trình Multimedia

          - Xác định rõ chủ đề phản ánh, phạm vi chủ đề, xác định rõ mục đích cần đạt được, thông qua mục đích phải xác định rõ mục tiêu cụ thể cần đạt được. Đối tượng cần truyền đạt, các đặc thù riêng cho các đối tượng và các phương pháp cảm thụ thông tin.

          - Chuẩn bị các tài liệu: bài viết, âm thanh, hình ảnh, phim video…cho mục đích trên.

          - Xây dựng kịch bản, thiết lập các trường, đoạn, dựng cảnh.

          - Biên tập dữ liệu.

          - Xác định các hiệu ứng thể hiện các thành phần multimedia.

          - Xây dựng các chương trình Multimedia theo kịch bản và các hiệu ứng thể hiện theo thời gian thực.

          - Kết nối dữ liệu chạy thử, đánh giá, sửa chữa.

          6. Một số công tác xử lý dữ liệu multimedia

- Bài viết: Các bài viết thường được lưu trữ dưới dạng text (*.txt)  *.doc và thể hiện theo từng trang. Ngoài việc can thiệp và thiết lập các thuộc tính như font, size, color… Bài viết có thể thay đổi phạm vi đọc bằng cách thay đổi giá trị scrollbar. Thay đổi trang theo thời gian thực

- Âm thanh: các file này thường lưu theo khuôn dạng *.wav, *.mp3,… Ngoài việc thiết lập và kiểm soát các thuộc tính như volume (âm lượng), và thời gian thể hiện âm thanh, đồng bộ âm thanh với các thành phần khác, người ta còn phải điều khiển được các kênh âm thanh cùng một lúc.

- Hình ảnh: các file này thường lưu dưới khuôn dạng của raster (*.bmp, *.jpg, *.gif,…). Trong việc xử lý điều khiển các đối tượng này ngoài việc thiết lập các thuộc tính đơn như kích thước, màu sắc, độ tương phản, sáng tối…ta còn phải xử lý thu nhỏ, phóng to hoặc cho chuyển động. Có rất nhiều các hiệu ứng nghệ thuật khác được xử lý trong các chương trình xử lý ảnh chuyên nghiệp.

- Video và các dạng movie: Việc biên tập các file dạng video khá phức tạp thông thường có các chương trình chuyên nghiệp trợ giúp. Có khá nhiều các chương trình loại này như Window movie maker… Trong hệ thống hiển thị multimedia cần kiểm soát và điều khiển các thuộc tính đã nói phần trước đặc biệt là các đầu đọc video theo thời gian thực và đồng bộ chúng với âm thanh, bài viết và hình ảnh trong hệ thống.

- Kiểm soát thời gian thực: các thành phần của Multimedia luôn gắn với thời gian thực. Người ta chia trên trục thời gian thành khoảng thời gian nhỏ nhất mà các hình ảnh của các thành phần multimedia không thay đổi gọi là frame. Tuy nhiên, khi chia các frame càng dầy thì dung lượng nhớ càng lớn. Về nguyên tắc có thể xây dựng bất kỳ hành vi nào cho mỗi thành phần của Multimedia và có thể điều khiển đầu đọc tới bất cứ vị trí nào trên trục thời gian.

7. Kết nối các thành phần multimedia với bản đồ

Theo quan điểm của trình bày bản đồ thì các đối tượng hiện tượng địa lý được thể hiện theo các dạng kí hiệu: kí hiệu phi tỉ lệ (kí hiệu điểm), kí hiệu nửa tỉ lệ (dạng đường), và kí hiệu tỉ lệ (dạng diện). Điều đó có nghĩa là tính chất hình học mà các phần mềm quản lý các đối tượng (object) dữ liệu bản đồ sẽ có phần tương đương với các đối tượng địa lý mà các kí hiệu bản đồ biểu thị.

Việc kết nối các thành phần multimedia với bản đồ thực chất là xây dựng mối liên kết của các ký hiệu bản đồ với các đối tượng như: hình ảnh, âm thanh, bài viết… Quá trình kết nối các thành phần multimedia với một kí hiệu bản đồ có thể thông qua các ngôn ngữ lập trình hoặc cũng có thể sử dụng các chức năng hoạt hình của phần mềm xây dựng bản đồ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chinh