Truyền thừa Tử Sinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Đúng là mở mang tầm mắt, mặc dù đã có truyền thừa Tử Sinh, cho ta biết thế giớ rộng lớn thế nào, nhưng trăm nghe không bằng một thấy a!" Bạch Khiết sau khi cùng Linh Tâm dạo quanh Linh Vân môn, chiêm ngưỡng kiến trúc hùng vĩ, nào là học đường, đấu trường luận bàn, khu khảo hạch, thư viện chung,... Đều rất hoành tráng.

"Nhắc đến truyền thừa Tử Sinh, không ngờ dưới hồ Điền gia lại có huyền cơ như vậy. Truyền thừa nghe có vẻ khủng bố, nhưng thực chất truyền thừa phần lớn bao gồm đạo lý mà Tử Sinh tiên tử ngộ được trong suốt ngàn năm tu luyện, chính là hiểu thấu lòng người, thấu bộ mặt của thế gian, thấu được thứ sinh linh cần hướng đến, cần xác định, một trong số đó chính là hai chữ con đường." Bạch Khiết nhớ lại

Mỗi người đều có con đường, ước mơ của riêng mình. Sự tuyệt diệu trong cuộc sống con người, quyết định ở quá trình truy đuổi ước mơ, không cần chạy theo thất vọng hay là yêu thích của người ngoài. Cứ việc đi con đường của mình, mặc kệ người ngoài thất vọng hay không thích. Tồn tại thành công nhất không phải kẻ được người người ca tụng, được lấy làm tiêu chuẩn mẫu mực, mà là người không vì yếu tố bên ngoài mà quên đi bản chất của chính mình, thấy được đích đến trên con đường mình chọn. 

Người đáng tin tưởng nhất trên thế gian này chỉ có một, chính là bản thân mình. Chỉ là người đời thường hay yếu mềm. Chung quy là con người không chịu được hiu quạnh, không chịu nổi cô độc, thích đuổi theo tình thân, tình bạn, tình yêu để điền khuyết vào tâm hồn mình, say mê tập thể, sợ hãi sự lẻ loi.
Một khi thất bại, bọn họ trốn vào trong tập thể, kể khổ với người thân bạn bè, dốc hết tâm sự với bằng hữu, không dám cô độc mà đối diện và sợ hãi và thất bại. Có đau khổ thì bận bịu chia sẻ, có vui sướng thì nóng lòng khoe khoan. Dần dần họ lại quên mất bản thân mình là ai, không biết thứ mình muốn là gì, rồi mất niềm tin vào chính mình, đúng là đáng thương vô cùng. 

Khi không thể đi nổi trên con đường ban đầu nữa, đổi một con đường khác, ta sẽ bước vào một khung trời mới. Nhưng khi đó ta sẽ là một kẻ thất bại, ta vì một thất bại mà cúi đầu bước qua một con đường khác bản thân không muốn, chẳng qua chính là một kẻ nhu nhược, rồi lại vì sự trốn tránh của mình mà dương dương tự đắc.

Nữ nhân thì khó qua ải tình, anh hùng khó qua ải mỹ nhân.

Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng, phấn hồng khô lâu, bạch cốt bì nhục.

Không có tướng (vẻ ngoài, hình tượng) của người, của ta, của chúng sinh. Không có tướng của kẻ thọ lâu, đẹp đẽ đó cũng hoá xương khô, xương trắng thịt da. Ta tức là chính ta, không phải bản thân ta, đánh vỡ chủ nghĩa bản thân, nhận ra mình phổ thông bình thường. "Vô ngã tướng" chính là "Người người bình đẳng, không khác biệt."
Người là loài người, không cho rằng con người cao quý, những sinh vật khác lại chê bai rằng thấp hèn. "Vô nhân tướng" đó là "Chúng sinh bình đẳng, không khác biệt."

Chúng sinh là hết thảy sinh mệnh, không được cho rằng sinh mệnh cao quý, núi, đá, dòng nước không sinh mệnh vốn đều có linh tính. Đó chính là "Vô chúng sinh tướng", tức "Hết thảy thế gian bình đẳng, không khác biệt."
Bất cứ sự vật gì đều có thọ mệnh của mình, "Vô thọ giả tướng" tức là "Mặc kệ tồn tại nào, hay không phải tồn tại đều là bình đẳng, đều không khác biệt."

Nam nữ xinh đẹp đi nữa, cuối cùng cũng phải biến thành xương khô, xương trắng và da thịt là một thể, nhưng người đời yêu da thịt mà sợ sệt xương trắng. Đây là dính vào tướng, không nhận thức được bình đẳng trong đó.

Câu Phật ngữ này là để cho con người phá tất cả tướng, nhìn thấy chân tướng.

Cho nên Phật tổ liều mình cho hổ ăn, cắt thịt nuôi ưng. Đây là vì ngài có tấm lòng từ bi, coi vạn vật là chính nó, yêu thương tất cả, bất luận là thứ gì.
Bất kể là ta, người khác, hoặc là động vật, thực vật, thậm chí đất, đá, núi, nước hay những thứ không tồn tại đều phải yêu thương chúng.

Phàm nhân đứng ở nơi này, nhìn thấy gấu ăn thịt người. Một vài kẻ nam nhi nhiệt huyết sẽ lanh canh nhảy ra, hét lớn một tiếng: "Súc sinh, chớ có ăn thịt người!", hoặc giả là "Thiếu nữ xinh đẹp, chớ có sợ hãi, thúc thúc đến cứu!", còn khi nhìn thấy một tiên nữ tiêu diệt đàn gấu để luyện tập nâng trình độ bản thân, người đời đều thờ ơ lạnh nhạt, cho rằng đó là chuyện thường tình.

Đó là yêu hận của người phàm, yêu thương thiếu nữ, hận gấu to, không hiểu rõ, còn chấp mê tướng, chẳng nhìn thấu phấn hồng khô lâu.

Nếu Phật tổ đứng ở chỗ này, nhìn gấu ăn thịt người , ngài sẽ thở dài một tiếng, xướng một tiếng kinh Phật: "Ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục?" rồi cứu người ra, đưa mình cho gấu đen ăn.
Đó là yêu hận của Phật, yêu thương thiếu nữ cũng yêu thương cả gấu đen, đối xử như nhau.

Ma đạo nhìn người chết thảm, lòng hắn không sinh chút gợn sóng nào. Đây không phải là chết lặng khi thường thấy sống và chết, mà đã là phá ra khỏi tướng, đã không còn chấp mê. Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sinh tướng, vô chúng sinh tướng, vô thọ giả tướng... Xem vạn vật như nhau, chúng sinh bình đẳng.

Cho nên người chết với một con châu chấu, một con cáo, một thân cây chết, cũng không khác gì nhau.

Ở trong mắt phàm phu tục tử, cái chết của thiếu nữ sẽ khiến bọn họ phẫn nộ, thù hận, tiếc thương. Đổi thành một nữ nhân xấu xí bị ăn, thương tiếc trong lòng bọn họ lại sẽ giảm bớt đi nhiều. Đổi thành một kẻ ăn mày ham mê sắc dục bị ăn, bọn họ sẽ vỗ tay tỏ ý vui mừng, sẽ trầm trồ khen ngợi, nhưng không ai phát hiện, kẻ ăn mày kia đối với bọn họ đều là một loại người như nhau, đều dính vào "tướng", chẳng qua là nhiều hay ít .Thực ra, vạn vật bình đẳng, thiên địa bất nhân dĩ vạn vật vi sô cẩu, tức trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm.

Chữ "bất nhân" nghĩa là không phải người, không có tình người, là trời đất lạnh lùng, vận hành theo quy luật, "sô cẩu" - chó rơm, những con chó kết bằng rơm dùng để cúng tế, trước khi cúng thì đặt trong bao gấm, cất kĩ, nhưng cúng xong thì ném ra đường để người ngoài nhặt về nhóm lửa.

Thiên nhiên là công bình, không nói yêu hận, là vô tình, cũng không đối đãi khác nhau với vạn vật.

Thế giới của tiên nhân, chính là nhược nhục cường thực, cá lớn nuốt cá bé. Ngay cả người phàm tục, cũng là như vậy, chẳng qua là cao tầng che đậy kĩ càng, tẩy não kẻ dưới trướng mà thôi!

Bất luận là gia tộc, môn phái hay là ma giáo, bất luận là thế giới này, hay là địa cầu, bất kỳ tổ chức nào cũng là như vậy. Thiết lập vị trí cao thấp, làm rõ phép tắc thăng chức, khiến người trong tổ chức liên tục bò lên từ vị trí thấp. Mưu lợi là bản tính con người, mà quyền vị thường khiến người ta nghĩ mình tài trí hơn người, ảo giác mình sống có giá trị hơn người thường.

Hai chữ "quyền lợi" giống như là củ cà rốt treo trước mặt con lừa, dục vọng của mọi người bị nó kích thích, cả đám người một vì nó mà luồn cúi. Leo lên một tầng lớp rồi lại muốn lên tầng lớp cao hơn. Bọn họ nào ngờ, trong quá trình luồn cúi, sức lao động của mình bị vắt sạch, giá trị làm ra bị những kẻ bề trên bóc lột.

Tất cả tổ chức, chỉ cần có quan hệ lệ thuộc, đều là vì phục vụ bề trên. Thứ gọi là lớp trưởng, lớp phó chính là củ cà rốt bé nhất, dụ dỗ kẻ khác rơi vào trong vòng thể chế gia tộc. Mà để phòng ngừa kẻ dưới nhìn thấu chân tướng này, bậc bề trên thường hay thống nhất giá trị quan, xác định rõ các khái niệm như vinh quang, công huân vân vân. Bọn họ thiết lập quyền vị cao thấp với những lợi ích bất đồng, hoặc là sử dụng tôn giáo để khống chế lòng người.

Đây chính là chân tướng. Tiếc là phần lớn mọi người trên thế gian không hiểu được, vẫn ngốc nghếch ra sức bán mạng vì người khác. Nói cho cùng, tính chất cơ bản nhất của tất cả tổ chức trên thế giới chỉ có một, đó chính là phân phối tài nguyên, địa vị càng cao thì càng hưởng thụ nhiều tài nguyên. Thành viên mới vừa sinh ra thì gia tộc sẽ tẩy não bọn chúng.

Đầu tiên là truyền bá quan niệm gia tộc là trên hết. Sau đó, gia tộc phổ cập cho bọn chúng quan niệm đạo đức, để cho bọn chúng ý thức được sự tốt đẹp và quan trọng của tình thân, tình bạn, tình yêu.

Sau đó, gia tộc sẽ nhồi cho bọn chúng quan niệm về vinh dự. Trong quá trình trưởng thành, gia tộc lại không ngừng lợi dụng phần thưởng vật chất để hấp dẫn. Gia tộc còn lợi dụng quyền vị để sàng lọc và mời chào những tộc nhân trung thành nhất.

Đừng nghĩ những chức vị lớp trưởng, lớp phó này quá nhỏ, một khi ngồi vào cũng chính là đưa mình vào trong thể chế của gia tộc.

Dưới thể chế này, bọn chúng sẽ dần dần bị ảnh hưởng. Một bên là lợi ích ngon ngọt của quyền thế, một bên là thiệt hại khi thoát khỏi thể chế. Một tay cầm củ cải, một tay cầm gậy to, ai mà thoát khỏi được chứ?

Người bướng bỉnh bất tuân thì sao? Người cô độc thì sao? Cũng phải bị đồng hoá từng bước thành một thành viên của gia tộc thôi. Không có trung thành cũng sẽ đào tạo ra trung thành. Không có tình thân, tình bạn, tình yêu cũng sẽ phải nảy sinh liên hệ.

Đây chính là quyền năng của thể chế.
Đây chính là sức mạnh của quy củ.
Đây chính là đạo sinh tồn của gia tộc!

Nhưng một thể sinh mệnh biến mất, với khắp cả thiên nhiên rộng lớn, với tinh không mênh mông, với sông dài lịch sử, thì có là gì đây?

Chết thì chết, ai lại không chết? Con người , gấu, châu chấu, cáo, cây cối, bà lão già, kẻ mang tội giết người gì đó, tất cả đều là hèn mọn, đều là thấp hèn, đều là chó rơm giữa trời đất rộng lớn, chịu thua bởi quy luật thiên địa.

Chỉ có nhận thức ra điều này, phá tất cả tướng, thấy chân tướng thì mới có thần tính. Thần tính này bước lên ánh sáng một bước nhỏ chính là Phật, bước về bóng tối nửa bước, chính là ma. Ma tính!

_________

(Đôi lời tác giả, những đạo lý này chẳng qua cũng chỉ là một tiểu nha đầu ngàn năm ngộ ra, núi cao còn có núi cao hơn, nên những điều này còn nhiều điểm chưa đúng, mọi người đừng vội cmt phản bác nha! Những chap tiếp theo sẽ đi sâu hơn. Tiết lộ một chút, Tử Sinh tiên tử là "ma", phật là "chính", còn Điền Bạch Khiết, là Điền Bạch Khiết, là chính mình, cái gì chính với ma? Chẳng qua vẫn chỉ là định nghĩa của phàm tục, thứ gì có thể khẳng định là hoàn toàn đúng đắn đây?
"Con người" nói dễ hình dung là ước mơ, mục tiêu của mỗi người. Có người thích nhạc cụ, hội họa, những mảng nghệ thuật, có người thích làm giáo viên khai sáng cho măng non, có người muốn làm nhà thám hiểm khám phá thế giới, có người muốn làm nhà khoa học để khai thác bí mật của thế giới này, có người muốn làm nhà nghiên cứu, tạo ra những thứ hữu ích cho đời, tồn tại có ý nghĩa, không bị lưu mờ,... Không nhất thiết là vĩnh sinh, Bạch Khiết đi theo con đường vĩnh sinh, nhưng không vì vậy mà khinh thường con đường khác, nàng vẫn luôn đánh giá cao những người xác định được "con đường" của riêng mình.
Hehe, những thứ này chung quy cũng chỉ là ở trong truyện, ở thế giới của "Một Hữu Tuyệt Lộ", không phải ở trái đất chúng ta, mọi người không cần phải vì nó mà tranh cãi hay suy nghĩ gì nhiều, chỉ là truyện giải trí thôi!)

_________

"Truyền thừa tuy không phải cái gì bí môn công pháp hay pháp bảo gì đó, nhưng ta lại thấy nó trân quý hơn hết thảy. Nếu không có nó, chỉ sợ hiện tại ta còn chìm trong mơ màng. Con đường của ta... vĩnh sinh chi đạo!" Nghĩ đến những thứ này, trong lòng Bạch Khiết không khỏi sinh ra cảm thán. Ngẩn người hồi lâu, nàng liền khôi phụ tinh thần, quyết định lôi mười cuốn sách sư phụ đưa cho, từ từ nghiền ngẫm.

Những cuốn sách thu hút tầm mắt nàng đầu tiên chính là các loại sách về vấn đề tu luyện, thông qua nó, nàng đã hiểu sâu hơn về con đường tu tiên mà bản thân ao ước bấy lâu, đương nhiên chẳng có chút ghi chép gì về vĩnh sinh chi đạo rồi. Muốn trường sinh thì dễ nhưng vĩnh sinh thì không ai làm được. Đối với từng sinh mệnh, cảnh giới tối cao chính là vĩnh sinh, lớn nhất cũng là vĩnh sinh.

Chuyển chủ đề sang cuốn sách "Căn bản về tu tiên" sư phụ y đưa có giải thích, cảnh giới tu tiên trước tiên có năm cấp bậc, sắp xếp từ thấp đến cao là Luyện Khí kì tầng một đến mười ba, đây là cảnh giới thấp nhất, căn bản không có chỗ đứng trong tầng lớp tiên nhân, chỉ có thể tùy ý cùng những người phàm tục. Tiếp đến là Trúc Cơ kì - Kết Đan kì - Nguyên Anh kì - Hóa Thần kì, từng cảnh giới chia ra có bốn bậc, sơ - trung -  hậu- đỉnh phong, người có thể bước vào Trúc Cơ thì đã thành công gia nhập giới tiên nhân.

Nói ra thì dễ, nhưng muốn lên đến Trúc Cơ cảnh giới thôi đã là một điều khó khăn, chính là nói trăm tu tiên giả chỉ có một người thành công trúc cơ, ngàn tu tiên giả chỉ có một người thành công kết đan, còn Nguyên Anh thì có điểm khó nói, đạt đến cấp bậc này, cần có cả căn cơ, thiên phú, tài nguyên, cơ duyên. Tiên giả Nguyên Anh cảnh giới nếu có đủ thực lực và tiền tài, hoàn toàn có thể tạo ra cho riêng mình một tông môn. Còn Hóa Thần cảnh giới lại càng khó nói, chính là thần thần bí bí, so sánh có thể nói giống như tiên nhân ở địa cầu chúng ta vậy, chỉ có thể suy diễn qua, khó có ai được trực tiếp diện kiến.

"Hóa Thần kì, người người truyền tai nhau đột phá Hóa Thần đỉnh phong có thể phi thăng Linh giới..." Bạch Khiết lẩm bẩm, thần sắc gương mặt hiện lên sự kích động, ánh mắt như phát sáng.

Gãi đúng chỗ ngứa đúng là rất sảng khoái, nàng ngồi nghiền ngẫm những cuốn sách vậy mà bất chợt đã đến nửa đêm, cả thân thể đều nhức nhối như rã rời, vô thức đảo mắt, nhìn thấy bầu trời tối đen thăm thẳm bên ngoài không chút động tĩnh, y không khỏi có chút ngẩn ra, thời gian quả nhiên không đợi người a!

"Có thể không?" Y bất giác nghĩ, nhưng rất nhanh liền lắc lắc đầu "nhân sinh có thể theo đuổi ước mơ, bất quản kết cục thế nào, ta không hối hận!"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro