Chương 1 Gửi cuộc sống luôn phải"COPY-PASTE" của chúng ta

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nếu không thể nhớ được hôm qua ăn những gì, hôm kia làm những gì, cuối tuần chơi cái gì, hệ thống cảnh báo trong cơ thể tôi sẽ sáng đèn đỏ, cho thấy trạng thái của tôi thời gian gần đây quá mức giảm sút.
Tôi đã từng có trải nghiệm như thế, mỗi ngày troi qua đều không có gì khác biệt: Mơ mơ màng màng tỉnh giấc, vội vội vàng vàng ra khỏi nhà. Công việc không có gì mới mẻ, nhắm mắt cũng có thể hoàn thành được, cớm bán ở các cửa hàng xung quanh khu vực công ty đã ăn tới phát ngấy. Ngày nào cũng đi tuyến xe buýt quen thuộc, nghe thuộc lòng giọng đọc tên các trạm dừng. Ngày nào cũng tiếp xúc với những con người quen thuộc, bàn tán về các chũ đề cũ rích.
Chẳng khác nào Ctrl+C cuộc sống của ngày hôm qua, giữ nguyên hiện trạng ròi Ctrl+V sang văn bản mơi scuar ngày hôm nay.
Ngày tháng trôi qua không có điểm nhấn nào, không có kỷ niệm nào đáng nhớ, không có chút khác biệt. Trông có vẻ như một cuộc sống ếm đềm đẹp đẽ, nhưng thực ra chỉ là sự mai mòn theo thời gian, không có ký ức nào đặc biệt. Nếu như đây là một trờ chơi loại bỏ thì tôi thậm chí chẳng cần phải động ngọn tay, những tháng ngày giống hệt nhau cứ thế tự động dần bị loại bỏ.
Theo tôi thấy, những công việc mà bản thân tôi cứ phải lặp đi lặp hết sức vô vị. Một cuộc sống luôn phải"copy- paste" cũng hết sức nhạt nhẽo.
Công việc lặp đi lặp lại hằng ngày, giống y hệt nhau không có gì khác biệt và hết sức bình thường. Trước kia tôi từng làm nhân viên văn phòng chuyên xử lý tài liệu va giấy tờ. Khi mới làm, tôi cảm thấy các thao tác ấy tương đối phức tại, nhưng về sau quen tay rồi lại thấy chúng chẳng khác gì lao động tay chân. Một công việc đơn điệu, nhạt nhẽo, rập khuôn máy móc như thế khiến tôi nhận ra rằng: ga tăng số lượng và chất lượng cùng việc chia nhỏ nghiệp vụ khiến con người ta chỉ tập trung vào một tiểu tiết nhỏ trong cả một dây chuyên, trở thành những nhân viên công sở nông cạn, hạn hẹp và bảo thủ ôm khư khư những quy tắc cũ rích, chẳng khác nào các dây chuyền máy móc chỉ làm việc theo một trình tự lập khuôn nhất định.
Thật ra, cứ nhắm một mắt mở một mắt rồi cuộc sống cũng trôi qua, nhưng tôi không muốn phải sống tạm bơ như thế. Tôi từ chối dừng lại ở chuỗi ngày dài đẵng đẵng hôm qua, tôi ôm hoài bão muốn mỗi ngày làm việc đều hoàn toàn mới mẻ và khác biệt.
Khi tôi thử thu thập các kinh nghiệm của cùng một lĩnh vực nghề nghiệp, trong đầu tooi hiện ra vô số câu hỏi thắc mắc. Dùng nhiều góc độ khác nhau để giải đáp các thắc mắc ấy sẽ khiến cho tầm nhìn của chúng ta như mở ra ống kính góc rộng. Khi tôi phụ trách công việc nghe điện thoại tổng đài của bên chăm sóc khách hàng, tôi được tiếp xúc với nhiều người trong các lĩnh vực ngành nghề xã hội hơn, đẻ rồi ngẫm lại sự tác dụng cũng như sự phản tác dụng trong hành vi của mình đối với từng tầng lớp. Khi tôi tham gia đào tạo nhân viên mới, dùng cách thức mới mẻ hấp dẫn để chia sẽ kinh nghiệm và cách là,chỉ khi nào nhân viên mới thành thạo công việc, tôi mới có tinh thần tạm biệt công việc cũ, đón chà một công việc mới.
Để dùng hoa được những cái" chua chát" trong công việc như sự mệt mỏi, tiều tuỵ hay những tổn thất, chỉ có cách phait duy trì được cái" chất" trong khi làm việc như lòng hiếu kỳ, sức tìm tòi khám phá, cảm giác sáng tạo, mới mẻ..
Cuộc sống ngoài công việc, đường nhiên càng không thể sống như lời Lưu Du từng nói, sống như một hiện trường phạm tội ngay cả dấu vân tay cũng không có.
Tự"copy-paste" chính mình liệu có coi là đoạ văn, là sao chép hay không> đương nhiên là có rồi. Hom nay sao chép lại ngày hôm qua, đó là một sự sao chép hạ đăng kém chất lượng.
Vì thế, từ lâu tôi đã bắt đầu thực hiện theo chuyên đề sống" Hãy để cuộc sống mỗi ngày một khác", một cuộc sống tươi đẹp sẽ có vài"bí kịp" sau đây:
Thứ nhất: trong cuộc sống cần phải sắp xếp vài" phục binh" gây đột biến
Bỏ bớt đi phần"quần đoàn" đang duy trì sự ổn định trong cơ thể và tâm lý của mình, vùng lên phản kích lại cuộc sống không có gì thay dổi từ trước đến nay.
Trong chuyện ăn uống, các loại rau củ thịt cần thương xuyên thay đổi, ngay cả lương thực cũng phải trở thành"siêu nhân biến hình". Trong cuyện đi lai, lần nào cũng đi những tuyến đường quen thuộc sẽ chẳng có gì hay ho, thay đổi một lộ trình mới cũng có thể thay đổi được cả tâm trạng của bạn. Trong chuyện ăn mặc, đeo một bông hoa cài ngực khác, hay một chiếc thắt lưng khác, bộ đồng phục đại trà khi làm cũng có thể trở thành hàng độc cuar iêng mình bạn.
Thêm thắt từ những tiểu tiết nhỏ nhặt cũng sẽ có được một cảnh quan khá hẳn. Cuộc sống này tràn đầy niềm vui, hứng thú và những điêu mới mẻ, đừng để tư duy và thói quen của chúng ta chôn vui đi biết bao điều đẹp đẽ như thế. Những ý tưởng thú vị, những hình thức hay những tâm sự nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày chẳng chiếm bao nhiêu không gian trong tâm trí bạn, nhưng lại có thể làm giảm bớt đi rất nhiều sự nhàm chán trong cuộc sống.
Thứ hai: giảm nhịp điệu của cuộc sống giống như một thước phim quay chậm
Tác phẩm Chậm rãi cua Milan Kundera kể về một cảnh tượng mà con người ta đxa nhìn tới quen mắt: khi một nguoiiwf đi trên đường, nếu lúc dó anh ta bỗng nhiên nhớ lại một chuyện nào đó, sẽ theo phản xạ thả chậm bước chân. Ngược lai, nếu như muốn quên đi một chuyện tòi tệ vừa mới gặp phải, anh ta sẽ bất giác rảo bước nhanh hơn, cứ như thể đang muốn thoát khỏi thứ vẫn còn đâu đó quanh anh ta vậy.
Ông đã đư ẩ kết luận như thế này: mức độ chậm rãi tỷ lệ thuận với sức mạnh của trí nhớ, mức độ nhanh chống tỷ lệ thuận với sức mạnh của sự lãng quên.
Tôi đã nhiều lần nghiệm chứng kết luậnn này của Kundera nhớ rõ mồn một không khí biển rộng trời cao mà mình tận hưởng được khi tập Yoga trong điệu nhạc du dương thư thái. Nhớ rõ sự tập trung tinh thần cao độ tỉa tót từng chiếc lá của mình trong lúc học cắm hoa, mà khi đó bản thân chưa có chút nền tảng nào về lĩnh vực ấy. Nhớ cảm giác thảnh thơi, an nhàn khi tập làm món ăn, tự tay mình ngâm một lọ chanh mật ông.
Chậm rãi,là sự chân thành đối với cuộc sống, tư thái thong dong sẽ giúp chúng ta ghi nhớ được những điều mới mẻ.
Thứ ba: mỗi ngày đều phải dồn hết thành ý và sự tập trung cho cuộc sống của mình
Mẹ chống tôi là một người phụ nữ có thể chiến thắng thời gian. Tôi thích nhất là được nghe bà kể những câu chuyện ngày xưa. Bà có một biệt tài là chuyện từ mười mấy năm trước cũng có thể ghi nhớ đên scra ngày tháng cụ thể. Thời tiết hôm đó dù ra, giá vé như thế nào, có những ai có kmawjt ở đó, thậm chí bà còn kể ra được xem người đó có nói câu gì để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người hay không.
Người ta thường nói, người già trí nhớ kém, nhứng bà hoàn toàn có thể tái dựng lại nguyên hiện trường. Sau mọt thời gian quan sát, tôi phát hiện bà thường cho những thay đổi nhỏ vào trong một vòng tuần hoàn lặp lại nao đó. Ví dụ như cùng là vòng lặp lại một ngày ba bữa, nhưng bà thay đổi cách bày biện món ăn, phối hợp với gia điệu nhạc đi kèm bầu không khí. Cùng là những cuộc trò chuyện tán gẫu hằng ngày, bà sẽ đứng trên các gốc độ, lập trường khác nhau, hoàn toàn đặt mình vapf tâm trạng của người khác.
Sỡ dĩ trí nhớ tốt, đó là bởi vì đặt sự thành khẩn và tập trung vào một mỗi ngày trong cuộc sống. Niềm vui và những ngạc nhiều chôn vùi khi đó sẽ giup cho sau này, mỗi khi nhớ lại đều có thể ghi nhớ đến từng chi tiết chuẩn xác.
Tóm lại, một cuộc sống ngày nào cũng"coppe-paste" đúng là chẳng có gì hứng thú. Hãy mở ra một văn bản mới, bỏ đi sự cố chấp bảo thủ trong tâm hồn mình, tìm kiếm niềm vui khi trải nghiệm những điều mới mẻ, không ngừng tìm tòi, khám phá về những điều chưa biết, ngày nào cũng lập nên những ký ức mới. Những tháng ngày như thế mới thực sự đáng sống.
Tôi cho rằng, từ" năm tháng" quá mức"đao to búa lớn". "Ngày tháng" mới là đơn vị đo lường cơ bản cho thời gian, cách diễn đạt"ngày, tháng, năm" mới đủ che tiết, gần gủi. Dù sao thì, chúng ta sống một ngày như thế nào, sẽ sông cả đời như thế ấy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro