Untitled Part 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  21) Em ước được nghỉ tiết học của cô.

Ở lớp 7C sau khi giảng bài xong, cô giáo Lan hỏi vui:- Nếu cô cho các em một điều ước trong khả năng của cô, các em sẽ ước gì?Cả lớp cười, bỗng cô nghe thấy cuối lớp có tiếng học sinh đáp:- Thưa cô, em ước được nghỉ tiết học của cô ạ.Là cô giáo Lan, bạn ứng xử thế nào?1. Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói đó và "đánh trống lảng" sang chuyệnkhác.2. Tự ái, phê bình em học sinh đó về ý thức học tập.3. Vẫn thái độ vui vẻ, bạn giải thích cho em hiểu bạn không thể đáp ứng đượcđiều ước đó của em, nhưng cũng rút kinh nghiệm trong việc nói chuyện vui vẻvới các em vào những lần sau để tránh bị học sinh đẩy vào tính huống khó xử.

****************

Sau những giờ học căng thẳng, một vài câu chuyện vui hay những lời tâm sự cởimở giữa cô và trò là một món ăn tinh thần thực sự quý giá. Nó chính là một sợigiây vô hình gắn kết tình thầy trò trong một bầu không khí gần gũi, thương yêuvà cũng là phút thư giãn hiếm hoi để chuẩn bị bước vào những tiết học sau.Bạn hiểu được ý nghĩa cũa việc đó và bắt đầu câu chuyện của mình một cách"hồn nhiên". Nhưng ai ngờ được rằng chính sự vô tư ấy lại đặt bạn vào một tìnhthế khó xử.Ai cũng đã từng trải qua một thời học trò tinh nghịch, ngây thơ chắc sẽ hiểu đượcrằng ở tuổi này đôi khi chúng ta "lỡ" nói những lời quá vô tư và bồng bột. Quảthật khi nghe bạn hỏi, các em đã trả lời một cách chân thành không dấu diếm. Vớihọc sinh sau 3-4 tiết học căng thẳng nếu được "giải lao" hẳn một tiết thì còn gìbằng. Thế là chúng hồn nhiên nói ra điều ước của mình. Nhưng điều đó có thểlàm bạn phật lòng và nặng nề hơn lại bị quy kết là thiếu ý thức học tập? Cũng cóthể lắm chứ. Nhưng đừng vội trách mắng học sinh vì như thế sự cởi mở và chânthành của các em đã bị thái độ "nghiêm túc quá" của cô làm cho tắt ngấm. Và lầnsau chắc sẽ rất khó để học sinh có thể biểu lộ sự chân tình và hồn nhiên trẻ conđáng yêu của mình.Như vậy dù học sinh của bạn có trả lời như thế nào, bạn hãy duy trì sự dịu dàngvà gần gũi của mình. Sự hóm hỉnh sẽ là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi tình huốngnày. Bạn sẽ vui vẻ giải thích cho các em hiểu rằng, với tư cách là giáo viên, bạnkhông thể đáp ứng "điều ước" này của các em vì không thể bỏ qua quy định củanhà trường. Nhưng bạn luôn thể hiện cho học sinh thấy bạn luôn thấu hiểu nhữngvất vả trong công việc học tập của học sinh, chính vì thế bạn sẽ cố tạo ra nhữngcâu chuyện cười, những phút thư giãn để động viên tinh thần của các em. Ở vàonhững tình thế này, sự cởi mở, chân tình và óc hài hước của bạn sẽ được vậndụng tối đa.

22) Khi học sinh từ chối thực hiện yêu cầu của cô.

Khi bước vào dạy tiết 2, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùnglên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em họcsinh đó đứng lên và nói: "Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũngkhông phải đến phiên em trực nhật". Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.Trong tình huống đó, bạn sẽ phản ứng thế nào? (lựa chọn 1 trong 4 cách sau)1. Phê bình em học sinh đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn đểđảm bảo uy tín của cô.2. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn.3. Không nói gì thêm mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuốngnhặt mấy mẩu giấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cáchbình thường như không có chuyện gì xảy ra.4. Bạn sẽ nói rằng: "Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?" Sau đó bạnnên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.

***************

Tình trạng đến khi giáo viên bước vào lớp mà lớp vẫn còn chưa ổn định là hiệntượng không lấy gì làm lạ. Bạn đã từng chứng kiến học sinh vẫn lang thang nhốnnháo ngoài hành lang, khi thấy bóng giáo viên vào gần đến lớp thì mới "co giòlên mà chạy", hay cảnh những chiếc bàn bị xô vẹo, bảng viết vẫn còn ngổn ngangvết phấn... Và còn nhiều, nhiều nữa những điều làm bạn không hài lòng. Lâu dần cũng thành quen, bạn phải chấp nhận sự thật đó và sẵn sàng bỏ ra vài phút đầu tiết học của mình cho các em "chấn chỉnh". Nhưng không ngờ yêu cầurất chính đáng của bạn lại đầy bạn rơi vào một tình thế khó xử.Nếu xét một cách khách quan thì câu trả lời đó của em học sinh nghe có vẻ có lý,không vứt rác thì làm sao phải đi nhặt rác? Cách lập luận này có thể làm bạn hơi sốc vì không ngờ rằng học sinh của mình lại có cách xử sự như vậy. Nhưng điều đó hoàn toàn có thể, vì khi mới chỉ là những cô cậu học trò 9-10 tuổi, các emthường có suy nghĩ khá máy móc và ngây thơ là nếu mình không vứt rác ra lớpthì tại sao lại phải đi nhặt, đáng lẽ ra cô phải gọi bạn nào bày ra thì phải lên dọnđi chứ! Dù sao cách suy nghĩ trẻ con này cũng có cái lý của nó, nên bạn khôngthể và cũng không công bằng khi trách mắng gay gắt học sinh đó và bắt em lênnhặt. Vì như thế sẽ khiến em cảm thấy bực bội, không vừa lòng. Và bạn có nghĩ đến trường hợp đó là một em rất "bướng", bạn có yêu cầu thế nào em cũng không thực hiện thì bạn phải xử sự ra sao? Đừng tự đẩy mình vào tình huống khó xử như thế.Bạn tiếp tục gọi học sinh khác. Nếu phải một em hiền lành dễ bảo, em sẽ lên nhặt thì coi như xong, nhưng nếu chẳng may lại là một "phản ứng dây chuyền" và vẫn là lý lẽ của em học sinh thứ nhất thì bạn sẽ thực sự bế tắc. Tỏ ra bất lực không thểgiải quyết được tình huống trước mặt học sinh là điều tối kỵ. Thôi thì "vạn bất đắc dĩ" bạn sẽ tự mình làm để không rơi vào tình thế như khichọn hai cách xử lý trên. Có thể trong suy nghĩ của bạn đó là việc hết sức nhỏnhặt chẳng đáng phải bận tâm, bạn sẽ làm thay các em. Chắc chắn trước mặt họcsinh lúc này bạn trở nên rất gần gũi, không quan cách và dễ tính. Nhưng biết đâuđó lại chính là sự mở đường cho học sinh tiếp tục bầy bừa và không có ý thức chuẩn bị chu đáo trước khi giáo viên vào lớp. Và sự dễ dãi của bạn sẽ khiến họcsinh nghĩ rằng cô dễ tính như vậy có bày bừa chắc cũng chẳng sao đâu! Đến lúcđó thì còn gì là lớp học nữa.Tốt nhất là tùy vào tình huống cụ thể mà bạn cần phải nhanh trí tìm cách xử lý.Cũng không nên quá quan trọng vấn đề bằng cách truy xét ai có trách nhiệm vớiviệc "xả rác" này. Bạn cũng có thể tự làm nếu thấy hợp lý và cũng chỉ là mấymảnh giấy vụn trên sàn hay vài vết phấn chưa lau. Nhưng sau đó bạn cũngnghiêm khắc nói cho học sinh biết rằng sẽ không có lần sau như thế.Nhưng tốt nhất là bạn nên nhắc nhở học sinh kê lại bàn ghế cho ngay ngắn, "nhờ"một em học sinh lên lau bảng "giúp" cô, sau đó nhanh chóng bắt đầu bài giảng.Và đến cuối buổi chắc chắn bạn phải yêu cầu lớp trưởng có trách nhiệm cắt cửcác bạn trực nhật để bước vào tiết học sau.Làm như vậy bạn sẽ không mất thời gian và sẽ không tạo ra bầu không khí căngthẳng cho buổi lên lớp của mình vì những chuyện cỏn con ấy.

23) Khi học sinh thắc mắc vì thầy cho điểm thấp

Trong một lần trả bài kiểm tra lớp 9B của thầy Việt, có một học sinh đứng lênthắc mắc với thầy về kết quả điểm thầy chấm với lý do: "Bài của em làm giốnghệt bài của bạn Thắng, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?". Đặtvào tình huống của thầy Việt, bạn xử lý ra sao?1. Trả lời qua loa và vào bài giảng mới ngay.2. Yêu cầu học sinh đó xem lại bài và không được thắc mắc vì thầy đã chấm rấtkỹ không có chuyện nhầm lẫn.3. Yêu cầu em đó ngồi xuống bình tĩnh xem lại bài của mình. Sau đó bạn có thểthu lại hai bài làm đó để xem xét cho kỹ. Nếu thực sự đã có sai sót, bạn thànhthật xin lỗi trước các em và hứa chấm lại bài cho em đó. Nếu sau khi kiểm trathấy mình đã làm đúng thì nên giải thích cặn kẽ cho em đó hiểu về kết quả củamình.

***************

Bạn đã bao giờ phải xử lý một tình huống tương tự chưa? Quả thật là không mấykhi chúng ta nghĩ rằng có học sinh nào lại "ngố" đến thế khi tự "lạy ông tôi ở bụinày". Nếu là học sinh chúng ta sẽ chọn cách im lặng dù ở trong tình thế là ngườichép, hay người cho chép thì không bị thầy phát hiện ra là "may mắn" rồi.Nhưng sự thực lại có những khi xảy ra một số tình huống "trái khoáy" như thếđấy. Sự thắc mắc của học sinh chắc chắn sẽ khiến bạn giật mình tự hỏi: "Tại saomình chấm kỹ như thế mà lại không phát hiện ra việc này nhỉ?". Nhưng trấn tĩnhlại mình, bạn sẽ quả quyết rằng mình đã chấm kỹ rồi và không thể có sai sót. Tựtin là tốt nhưng đôi khi quá tin tưởng vào sự cẩn thận của mình lại chưa chắc đãphải là cách ứng xử hay, nhất là trong tình huống này. Bạn đã chấm bài với tinhthần trách nhiệm cao nhưng có ai dám chắc rằng phải chấm nhiều bài của nhiềulớp bạn sẽ không bao giờ nhầm? Chính vì thế kiểm tra lại một cách cẩn thậntrong mọi tình huống là điều không bao giờ thừa.Trước thái độ phản ứng của học sinh, bạn không thể trả lời cho qua chuyện màphải có sự phân tích cặn kẽ. Tốt nhất trong tình huống này để có thời gian kiểmchứng lại lời nói của em học sinh đó, bạn nên hẹn em đến cuối giờ sẽ thu bài đểxem lại. Khi đối chiếu hai bài và nhận ra sự thiếu sót của mình (một sự chênhlệch không nhỏ: giữa 5 điểm và 8 điểm) bạn phải lập tức nhận lỗi về mình vàchấm lại bài cho học sinh. Còn nếu đã kiểm tra kỹ và hoàn toàn chắc chắn về kếtquả mình chấm là chính xác, bạn cũng nên nhẹ nhàng giải thích cho em đó hiểu.Với thái độ thẳng thắn và đúng mực, chắc chắn những đánh giá của bạn về kếtquả học tập sẽ được các em tin tưởng và trân trọng, vì nó thể hiện trách nhiệm vàtâm huyết của người thầy.

24) Khi cô giáo ghi nhầm đầu bài.

Lớp 4A có phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp đã được học sinh nhiệt tìnhhưởng ứng. Sau khi kiểm tra bài cũ, cô giáo ghi đầu bài của tiết học lên bảng.Em Long cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài mới vào vở sạch sẽ của mình.Bỗng cô giáo phát hiện ra mình đã ghi nhầm đầu bài bèn thông báo cho họcsinh và ghi lại đầu bài lên bảng. Em Long cảm thấy bực bội xé ngay trang vởvừa viết và càu nhàu nói: "Viết như vậy mà cũng viết". Cô giáo cũng nghe thấy.Ở vào tình huống này bạn xử lý sao đây?1. Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói của Long.2. Quay sang hỏi em học sinh nào đã nói câu đó và phê bình em đó trước lớp.3. Nhận sự sơ suất của mình trước các em, nhưng cũng đồng thời phân tích chocác em hiểu những sai sót của em Long. Cô nói cho các em hiểu rằng trongcuộc sống đôi khi mọi người cũng có lúc nhầm lẫn.

*****

Đây là một tình huống rất dễ xảy ra nhất là ở những lớp thuộc bậc tiểu học. Vớicác em, phong trào "vở sạch chữ đẹp" có một ý nghĩa kích thích rất lớn trongviệc rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập. Nhưng đôi khi do trẻ quáđề cao, và hiểu một cách máy móc nên cũng gây ra không ít tình huống khiến chocác cô giáo khó xử. Và đây là một ví dụ.Trước hết bạn phải thừa nhận rằng lỗi đầu tiên thuộc về mình do đã không cẩnthận. Nhưng đối với học sinh lớp lớn hơn (trung học cơ sở trở lên) thì chuyện đóchẳng có gì to tát cả vì cô giáo thì cũng có lúc phải nhầm chứ. Mà nhầm thì bỏ điviết lại có sao đâu. Sự hiểu biết và dễ thông cảm của các em sẽ không làm bạnphải áy náy.Nhưng ở đây bạn phải đối mặt với một học sinh còn quá nhỏ. Các em chưa ý thứcđược mọi việc một cách chính xác nên rất dễ "quan trọng hóa vấn đề". Hơn nữa ởtuổi này các em còn vô tư, bồng bột nên nghĩ gì nói nấy một cách không do dự.Và đây dù sao cũng là phản ứng của học sinh khi chỉ vì lỗi nhỏ của cô giáo mà cóthể ảnh hưởng đến thành tích thi đua của mình. Hiểu được đặc điểm tâm lý này,bạn có thể sẵn sàng bỏ qua câu nói bột phát đó của em. Và đó cũng có thể là cáchbạn "né tránh" phải thú nhận sự nhầm lẫn của mình.Nhưng thái độ im lặng của bạn không làm cho học sinh cảm thấy thỏa mãn. Cóthể trong lúc "hậm hực" vì phải viết lại mà không do lỗi của mình em học sinh đósẽ nghĩ: "Tại sao mình nhầm, mình sai thì phải xin lỗi cô giáo, mà cô giáo nhầmthì chẳng thấy nói năng gì". Nếu để suy nghĩ đó tồn tại thì quả thật là tai hại. Dùcác em còn rất nhỏ nhưng không vì thế mà chúng ta nghĩ chúng không để ý, dễbỏ qua mọi chuyện. Ngược lại trẻ em đặc biệt tinh tế trong việc thiết lập sự côngbằng trong quan hệ với bạn bè, thầy cô, chính vì thế hay xuất hiện tâm lý so sánh,xét đoán. Nếu chúng không nhận được sự đối xử công bằng ở người lớn thì lầnsau rất khó có thể khiến chúng nghe lời. Vì vậy trong tình huống này thái độ imlặng của bạn là hoàn toàn không có lợi.Là một giáo viên chắc chắn bạn sẽ không vừa lòng khi nghe học sinh nói ra câuđó dù là bột phát. Nhưng bạn có thể trách mắng học sinh khi lỗi thực ra thuộc vềmình? Nếu bạn cẩn thận một chút chắc là đã không thể có chuyện đó xảy ra.Chính vì vậy, sự nghiêm khắc của bạn trong lúc này có thể làm các em nể sợnhưng trong lòng chúng không thực sự bằng lòng vì cảm giác mình bị mắng oan.Không có cách nào khác dù không muốn bạn cũng phải thành thật nhận lỗi trướchọc sinh là đã có sự nhầm lẫn. Bạn có thể đưa ra một lý do nào đó để giải thích vàmong các em thông cảm. Nhưng như thế chưa đủ. Bạn cũng phải phân tích choem Long và các bạn khác trong lớp thấy được chỗ không phải trong cách phảnứng đó. Bạn nên nói cho các em hiểu ở đời không ai là không một lần có sơ xuất.Cô đã nhầm nhưng đáng lẽ ra em Long không nên có phản ứng mạnh như vậy.Thành tích thi đua là quan trọng, nhưng điều ý nghĩa nhất là rèn luyện cho các emtính kiên trì, cẩn thận và ý thức nghiêm túc trong học tập. Không một thầy cô nàocó thể trừ điểm thi đua của em khi trong cả một quá trình rèn luyện em chỉ có mộtnhầm lẫn nhỏ. Khi các em đã hiểu ra thì thực sự bạn đã thành công trong việcgiúp các em biết cách kiềm chế bản thân trong những tình huống giao tiếp xã hộiđể tránh có những biểu hiện và lời nói không phù hợp.

25) Thanh niên ngoài trường đón đánh học sinh.

Do va chạm xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúc tan học sẽđến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Vô tình biết được thông tin này, bạnsẽ ứng xử thế nào?1. Coi chuyện xích mích ngoài phạm vi nhà trường không phải là trách nhiệmcủa mình, không có trách nhiệm giải quyết2. Nhắc nhở học sinh, cần hòa giải mâu thuẫn với bạn và không được gâychuyện đánh nhau tại cổng trường3. Yêu cầu học sinh lưu lại trường. Cử lớp trưởng hoặc một bạn trong lớpvềbáo ngay cho gia đình đến đón bạn học sinh đó về. báo cáo với bảo vệ trườnggiải tỏa đám thanh niên đó. Nếu thấy có dấu hiệu còn có khả năng số người đótìm cách đón đánh học sinh của lớp bạn thì báo cho công an địa phương nhờcan thiệp khi cần thiết.

*****

Đây không phải là một tình huống hiếm gặp nhất là đối với những học sinh ở bậcphổ thông trung học. Ở độ tuổi này tuy các em đã có sự trưởng thành nhưng tínhcách vẫn còn khá xốc nổi, dễ bị kích động. Nên đôi khi chỉ vì những lý do rất nhỏnhặt (một câu nói trêu chọc, một cái huých vô tình, hay thậm chí là một cái nhìn"đểu") cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn và đánh lộn.Trong trường học dù học sinh có quậy phá đến đâu cũng phải "kiêng nể", dèchừng một chút nên ít xảy ra xô xát lớn. Nhưng bạn có nghĩ đến trường hợpchúng "gây oán, kết thù" ở đâu đó rồi mang vào trường "giải quyết"?Tình huống này liên quan đến vấn đề sức khỏe và tính mạng của học sinh. Liệubạn có thể chọn cách xử lý 1? Mặc dù biết rằng đây là chuyện xích mích ở ngoàitrường nhưng nó liên quan trực tiếp đến học sinh của bạn. Dù chưa biết đúng saithế nào nhưng một hành động can ngăn không để xảy ra đánh lộn vào lúc này làhết sức cần thiết. Nếu bạn vô tình bỏ qua vì một suy nghĩ thiếu trách nhiệm, bạnsẽ cảm thấy thế nào khi chẳng may hậu quả đáng tiếc xảy ra?Vậy bạn sẽ phải đóng vai một người "hòa giải"? Nhưng liệu có thể giải quyếttriệt để tình huống này khi chỉ bằng biện pháp nhẹ nhàng như vậy? Vì nhữngthanh niên ngoài đã phải đến mức kéo đến tận trường để tìm học sinh của bạn thìchắc chắn sẽ không dễ dàng bỏ qua chỉ vì vài lời giảng hòa. Bạn có chắc chắnrằng chúng "vâng, dạ" nghe bạn lúc đó thì chúng không thể tìm chỗ khác để "giảiquyết".Chính vì thế trong tình huống này chọn cách xử lý 3 là hợp lý. Làm như vậy bạncó thể tạm thời tránh cho học sinh của mình phải trực tiếp đối đấu với nguy hiểm.Sau đó bạn phải thẳng thắn tìm hiểu lý do tại sao xảy ra mâu thuẫn đó và tìm cáchgiải quyết dứt điểm. Nếu lỗi thuộc về học sinh của bạn, bạn phải động viên emđứng ra nhận lỗi. Nhưng nếu những thanh niên ngoài trường vì một lý do nào đó"bắt nạt" học sinh của bạn thì cần phải có thái độ kiên quyết và nhờ đến sự giúpđỡ của những tổ chức khác nếu cần.Sự nhanh trí, quyết đoán và có lý, có tình là mấu chốt để bạn xử lý thành côngtình huống này.

26) Nghi ngờ học sinh nghiện ma túy.

Trong giờ dạy, thầy giáo môn Toán phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hayngáp vặt và có vẻ rất mệt mỏi. Thầy giáo nghi ngờ là em đó có thể mắc nghiệnma túy. Nếu là thầy giáo trong trường hợp này bạn xử lý thế nào?1. Phê bình gay gắt về thái độ lơ là học tập của học sinh đó.2. Vẫn tiếp tục giảng như không nhìn thấy để không ảnh hưởng đến lớp.3. Giáo viên xuống lớp, nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi và độngviên em chú ý đến bài giảng. Sau đó vẫn tiếp tục chú ý đến học sinh đó, nếubiểu hiện này diễn ra thường xuyên thì phải có cách xử lý kiên quyết hơn.

*******

Đây là một tình huống không chỉ liên quan đến thái độ học tập mà còn là tươnglai của học sinh. Chính vì vậy dù với bất cứ lý do gì bạn cũng không thể bỏ quanhư không có chuyện gì xảy ra (theo cách xử lý 2).Nhưng phải ứng xử theo cách nào thì không phải lúc nào chúng ta cũng tìm đượccách giải quyết hợp lý.Trong khi chưa kịp tìm hiểu xem nguyên nhân của hiện tượng uể oải của học sinhtrong giờ học thế nào mà bạn đã "chấn chỉnh" một cách gay gắt (cách xử lý 1) làquá nóng vội và thiếu khách quan.Trên thực tế có rất nhiều lý do khiến các em có biểu hiện không tập trung tronggiờ học. Có thể là do giờ học trước các em đã quá căng thẳng do khối lượng kiếnthức nặng nề hoặc phải chịu một áp lực tâm lý nào đó. Cũng có thể do bài giảngcủa bạn hôm nay thiếu hấp dẫn vì kiến thức khô khan, khó hiểu mà phương phápcủa cô lại chưa phù hợp để lôi cuốn các em.Do đó, nếu bạn tỏ thái độ bực tức rồi phê bình em đó trước cả lớp là điều thật sailầm (mặc dù ở vị trí người thầy giáo, việc học sinh không chú ý nghe giảng có thểlàm bạn khó chịu). Hành động như vậy, bạn không những không cải thiện đượctình hình mà trái lại còn khiến cho không khí lớp học căng thẳng, nặng nề, giờhọc không thể đạt kết quả cao.Còn nếu bạn cố tình bỏ qua việc này trong khi đã "nghi ngờ" là em đó "có thể bịnghiện ma túy" (một tệ nạn xã hội vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng vàcướp đi tương lai của học sinh) thì quả thật bạn đã trở thành người quá vô tráchnhiệm và có phần nhẫn tâm. Tất nhiên công việc chính của bạn khi lên lớp làtruyền thụ kiến thức cho học sinh, nhưng ngoài ra, nghề nghiệp còn đòi hỏi ở bạnsự quan tâm chăm sóc của người cha, người mẹ dành cho con cái. Trạng thái tinhthần của học sinh trong khi học là điều bạn cần thường xuyên quan tâm nếu muốnhọc sinh của mình học tập tốt.Việc cần làm lúc này là bạn nên dừng bài giảng một chút, nhẹ nhàng ân cần hỏihan các em để tìm hiểu nguyên nhân. Bạn có thể nói: "Các giờ học trước, cô thấylớp mình rất sôi nổi học bài. Cô rất thích không khí ấy. Vậy mà hôm nay cô nhậnthấy hình như em có vẻ không tập trung. Em có thể cho cô biết lý do đượckhông?"Sau đó bạn cố gắng động viên học sinh tiếp tục tập trung vào bài học, và bạnnhanh chóng quay lại bài giảng của mình. Trong khi giảng bạn cũng nên để ýthường xuyên đến trạng thái tinh thần của em đó. Nếu thấy em vẫn uể oải và mệtmỏi thì cuối giờ bạn nên gặp lại em và tìm cách trao đổi thẳng thắn. Nhưng trongkhi tâm sự với em học sinh đó bạn cần có thái độ nhẹ nhàng, tế nhị vì đây là mộtvấn đề rất nghiêm trọng nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể nhận đượccâu trả lời chính xác.Hãy nhớ rằng sự quan tâm kịp thời của bạn đến việc học tập, đời sống tâm hồncủa học sinh đôi khi có thể cứu chúng khỏi những sai lầm vô cùng nghiêm trọng.

27) Khi học sinh đề nghị đổi thầy giáo.

Bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A – một lớp ngoan và học giỏi. Nhưngngay giữa học kỳ I, trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thaymặt cả lớp đề đạt với cô giáo chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy Lý.Lý do các em đưa ra là thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời mạt sát, xúcphạm đến các em. Bạn biết là những lời nói của các em về thầy dạy Lý khônghoàn toàn sai sự thật. Hơn nữa, với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm củamột lớp cuối cấp, bạn cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em, khi màkỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học sắp đến. Bạn phải làm thế nào đây đểvừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi củahọc sinh?Có 3 cách xử lý:1. Bạn gạt phắt ngay đề nghị của các em, cho rằng như thế là các em đã thiếutôn trọng thầy giáo của mình, lười học, lười suy nghĩ rồi đổ lỗi cho thầy. Khôngkiềm chế được có giáo viên còn "chua cay": "Sao các anh chị không đề nghịBan Giám hiệu (BGH) đổi luôn tôi đi?"2. Bạn tỏ ra thông cảm với nỗi khổ đó của học sinh phải chịu đựng và hứa sẽngay lập tức đề nghị lên BGH đổi một giáo viên khác dạy giỏi hơn. Và bạn sẽtranh thủ (có giáo viên còn nhân dịp này) "bồi thêm" những câu không tốt vềđồng nghiệp trước mặt học sinh.3. Bạn tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em. Nhưngdù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên. Bạn sẽ dùng lờilẽ đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và thông cảm với thầy dạy Lý.Bạn hứa sẽ có biện pháp góp ý với thầy giáo nhưng không quên nhắc nhở cácem cần chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo.

******

Trước hết phải thấy rằng tình huống này "động chạm" đến cả mối quan hệ giữacác đồng nghiệp với nhau trong cùng cơ quan, trong thế đối sánh với quyền lợicủa học sinh. Là một giáo viên chủ nhiệm bạn hiểu rằng lời phàn nàn của họcsinh lớp mình không phải là vô cớ. Vậy mà bạn nỡ gạt phắt ngay đề nghị của cácem! Thái độ đó là biểu hiện của sự tự ái cá nhân, nóng vội, và rất có thể bị các emđánh giá là "bao che" cho đồng nghiệp. Bị từ chối kiên quyết như vậy các emchắc chắn sẽ cảm thấy bất bình và mất lòng tin vào vai trò của bạn. Và biết đâuđấy, với thái độ "thiếu trách nhiệm" ấy của bạn một ngày nào đó cả lớp sẽ lênBGH đề nghị đổi nốt cô giáo chủ nhiệm!Nhưng là một giáo viên có trách nhiệm lại rất lo lắng cho kết quả học tập của họcsinh, bạn tự nhủ sẽ không bao giờ chọn cách xử lý ấy. Và bạn sẽ tỏ ra rất thôngcảm với nỗi khổ của các em. Thái độ chia sẻ là cần thiết nhưng trong tình huốngbạn chưa hiểu rõ thực hư thì có khi lại tạo ra một "tác dụng phụ" rất lớn. Trongtrường hợp này, sự cảm thông của bạn cùng với lời hứa giúp các em đề đạt ngayvới BGH sẽ khiến học sinh nghĩ rằng bạn hoàn toàn đồng tình với nguyện vọngnày và việc làm của chúng là đúng đắn. Cách xử lý này tạm thời có thể "lấy lòng"học sinh, nhưng bạn có nghĩ đến trường hợp học sinh lớp bạn xin đổi thầy vì thầyrất nghiêm khắc, luôn "bắt" các em làm nhiều bài tập, thầy giáo dạy kiến thứcquá cao, cho bài tập quá khó học sinh không hiểu và vì thế không được điểmcao?... Từng trải qua một thời học trò tinh nghịch bạn hiểu rằng không phải lúcnào học sinh cũng hiểu được hết giá trị của thái độ khắt khe ấy. Nếu vội vàngđồng tình "vô điều kiện" như thế, học sinh của bạn đã thực sự mất đi cơ hội đểhọc một thầy giáo tốt. Và bạn sẽ đối mặt với đồng nghiệp sao đây khi đã lở xúcphạm một người giáo viên đáng kính như thế?Trong tình huống này, bạn cần thể hiện thái độ tôn trọng những nguyện vọngchính đáng của các em, vì nó liên quan đến quyền lợi "sát sườn" là kết quả họctập. Bạn nên lắng nghe một cách cẩn thận và phải có phương án để thẩm định lạiđộ chính xác của những lời phàn nàn đó. Bằng những lời nói nhẹ nhàng, bạn cóthể hỏi các em những "bằng chứng" cụ thể về việc thầy giảng khó hiểu, khó tiếpthu. Nếu lý do thực sự chỉ ở vấn đề phương pháp, bạn sẽ giải thích cặn kẽ để cácem hiểu, từ đó cố gắng tìm ra cách học chủ động hơn. Bạn cũng có thể nêu ra cácdẫn chứng về kết quả học tập môn Lý ở các lớp khác cũng do chính thầy dạy. Làmột lớp ngoan và học giỏi chắc chắn các em sẽ không thể bỏ qua những lời cósức thuyết phục và cách phân tích sự việc thấu đáo của bạn. Bằng sự khéo léo củamình bạn hoàn toàn có thể làm tròn trách nhiệm của mình trong mối quan hệ vớiđồng nghiệp và với học sinh thân yêu.

28) Khi phát hiện học sinh yêu nhau .

Theo dư luận của học sinh, bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm có một đôihình như "đã yêu nhau". Bạn thấy cả hai thường không chú ý nghe giảng khi ởtrong lớp. Và một lần bạn gặp họ đi xem phim cùng nhau và bạn hoàn toànkhẳng định tin "đồn thổi" ấy là đúng sự thật.Điều đáng nói đây là năm cuối cấp, và sức học của cả hai học sinh ấy đều cóchiều hướng đi xuống, nhất là cậu con trai từ một học sinh khá giỏi đã tụtxuống mức trung bình khá. Là một chủ nhiệm lớp, trước tình huống đó bạn xửlý ra sao? (chọn 1 trong 4 cách xử lý dưới đây)1. Biết rõ hiện tượng đó, nhưng vì nghĩ chúng đã lớn, có tự do cá nhân và cầnphải tự lo cho bản thân mình nên bạn coi như không biết. Thậm chí bạn cònnghĩ: "Nếu mình "nhúng tay vào" chúng không hiểu lại bảo mình "lắmchuyện" can thiệp vào đời tư của người khác, vừa mất thời gian lại vừa khiếnchúng coi thường.2. Bạn tìm mọi cách để "phanh phui" sự việc này trước lớp và nhắc nhở rất gaygắt cả hai học sinh đó và có ý muốn cấm đoán không được yêu đương khi cònlà học sinh.3. Bạn khéo léo tìm gặp riêng từng học sinh một và có cách nhắc nhở nhẹnhàng, tế nhị để chúng quan tâm đến chuyện học tập, vừa không ảnh hưởngđến kết quả của bản thân vừa không ảnh hưởng đến thành tích chung của cảlớp.4. Bạn làm như không biết chuyện hai em đó có tình cảm với nhau, và cho lớptổ chức một buổi thảo luận về "tình yêu tuổi học trò" để định hướng đúng đắncho các em qua những lời tâm sự của bạn. Sau đó bạn có thể gặp riêng từngem, ân cần tâm sự hỏi han xem lý do gì khiến các em học hành sa sút để các emcó thể giãi bày và bạn sẽ đưa ra lời khuyên chân tình, xác đáng.

**********

Việc nảy sinh tình cảm khác giới ở các em tuổi trung học phổ thông hiện naykhông còn là hiện tượng hiếm hoi, nếu không muốn nói là khá phổ biến. Điều nàyxuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Đồng thời cũng do những tác độngtiêu cực của những hiện tượng sản phẩm văn hóa không lành mạnh, khiến các em"trưởng thành" quá sớm. Ở cái tuổi lãng mạn và bồng bột này, các em dễ dàng cócảm tình với nhau qua một ánh mắt, một nụ cười, mến nhau vì tài hát hay, đàngiỏi, hay cũng có khi "yêu nhau" chỉ vì phục sức học của nhau... và muôn vàn lýdo "chính đáng" khác để yêu nhau. Vì vậy các thầy cô giáo cần có cái nhìn thôngcảm và hiểu được tâm sinh lý lứa tuổi của các em để có cách xử lý cho phù hợp.Bạn có thể bỏ qua không "động chạm" gì đến chuyện đó vì cho rằng đó là việcriêng của chúng và đó cũng có thể là giải pháp "an toàn". Nhưng liệu xử lý nhưvậy có thiếu trách nhiệm quá không? Vì học sinh của bạn đang học năm cuốiđáng lẽ phải dành thời gian cho những chuyện thi cử bù đầu, và chắc chắn bạncũng chẳng vui vẻ gì khi chứng kiến những học sinh khá giỏi của mình lại họchành sa sút. Và biết đâu vì sự thiếu quan tâm của bạn mà có thể hai học sinh củabạn sau đó sẽ gặp phải những hậu quả tai hại nào chăng? Nếu là một người giáoviên có trách nhiệm với học trò chắc chắn bạn không bao giờ chọn cách giảiquyết có vẻ "an toàn" cho bản thân này.Nhưng nếu quá "trách nhiệm" xử lý theo cách thứ hai thì thật sai lầm. Đó là cáchxử lý rất thiếu tế nhị, không đạt được hiệu quả mà thậm chí lại còn phản tác dụng.Ở lứa tuổi này, các em đã ý thức được tự do cá nhân và cần người lớn phải tôntrọng những nhu cầu chính đáng. Nếu bạn hy vọng rằng đưa ra phê bình trước lớpmà khiến chúng xấu hổ và "chấm dứt" chuyện yêu đương thì thật là những suynghĩ quá giản đơn. Vì nhiều học sinh ở lứa tuổi này có quan niệm rằng đó làchuyện hết sức bình thường, chẳng có gì phải xấu hổ cả. Và nếu gặp phải nhữngcô cậu khá bướng bỉnh, chúng có thể "bật" lại ngay lập tức: "Đây là chuyện riêngcủa chúng em, không cần thiết cô và các bạn phải can thiệp" thì bạn biết nói gìđược nữa đây? Và bạn tỏ ý cấm đoán? Liệu có tác dụng gì không, hay cũng chỉkhiến các em "rút lui về hoạt động bí mật", không công khai chuyện tình cảm củamình, nhưng biết đâu đấy, càng cấm đoán các em càng "yêu nhau" say đắm thìsao?Bạn có thể chọn cách xử lý 3, gặp riêng từng em để khuyên giải, phân tích chocác em hiểu cái lợi, cái hại của việc yêu đương quá sớm và nhất là các em cònđang tuổi học trò, đang phải tập trung toàn bộ sức lực cho việc học hành thi cử.Hãy dùng những lời lẽ thật chân tình, khéo léo, tế nhị để chuyện trò, tâm sự thậtgần gũi. Bạn hãy khuyên em học sinh nữ nhắc nhở, giúp đỡ người bạn trai họctập thật tốt. Còn đối với em học sinh nam, bạn hãy tác động tới lòng tự kiêu, tínhhiếu thắng của em, làm cho em thấy được rằng hình ảnh người con trai hoàn hảotrước mắt bạn gái trước hết phải giỏi giang, có kiến thức, tư duy... để em cảmthấy mình cần phải cố gắng học tập cho thật tốt.Bạn hãy nói với các em rằng: "Cô rất hiểu chuyện tình cảm ở lứa tuổi các em vìdù sao cô cũng đã từng trải qua. Đó là nhu cầu tâm lý bình thường, nên cô khônghề có ý cấm đoán hay lên án các em. Chỉ có điều, cô mong muốn các em hãy giữmột tình cảm trong sáng của tuổi học trò, và cùng giúp đỡ, động viên nhau tiếnbộ, tập trung thời gian cho việc học tập. Như thế tình cảm các em dành cho nhaumới thực sự có ý nghĩa và bền vững".Đó là một cách ứng xử hay. Nhưng phương án 4 vẫn là tối ưu nhất. Trước tiênbạn hãy làm như chưa hề biết chuyện của hai em học sinh đó. Nhân một buổi sinhhoạt bạn đưa ra vấn đề: "Tình yêu ở tuổi học trò" để các em trong lớp cùng thamgia thảo luận, trao đổi, đưa ra ý kiến riêng của mình. Bạn hãy làm như "vô tình"gọi hai em học sinh đó lên phát biểu ý kiến trao đổi cùng các bạn. Đây là một đềtài khá kín đáo, tế nhị, vì vậy trong buổi sinh hoạt đó, bạn nên gần gũi trò chuyệncùng các em như một người chị gái để hiểu các em hơn. Có như thế bạn mới cóthể biết được những suy nghĩ thực sự của các em về vấn đề này. Đồng thời trongkhi nói chuyện bạn cũng định hướng cho các em nên duy trì một tình bạn trongsáng, cùng đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Bạn cũng nênchỉ cho các em thấy rằng ở độ tuổi này các em chưa đủ chín chắn để kiểm soáttình cảm của mình ở mức độ phù hợp nên rất dễ xảy ra những tác động không tốt,nhất là chểnh mảng việc học hành. Những câu chuyện vui từ kinh nghiệm bảnthân, từ sách báo hay đơn giản chỉ là kết quả của phút "sáng tác ngẫu hứng" liênquan đến vấn đề này sẽ có tác động rất lớn. Óc hài hước của bạn là công cụ rấthữu hiệu khi phải xử lý những vấn đề tế nhị.Sau đó bạn cũng nên gặp riêng từng em học sinh đó hỏi han xem vì sao thời giangần đây các em lại học sa sút. Đó cũng là cơ hội để bạn "nhắc nhở" khéo các emvề chuyện yêu đương đã ảnh hưởng đến việc học tập. Với sự ân cần của bạn, chắcchắn các em sẽ tâm sự, chia sẻ và lúc đó bạn sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp.Nên lưu ý rằng, bạn phải đến với học sinh bằng tình thương yêu chân thành đểthuyết phục các em với lý lẽ và kinh nghiệm sống của một người đã từng trải,phải tạo cho học sinh sự cởi mở, tin tưởng... vì có một nguyên lý rất đơn giản:bạn đến với ai bằng trái tim thì bạn sẽ nhận lại những lời nói cũng xuất phát từtrái tim của họ.

29) Khi học sinh nữ yêu thầy .

Là một thầy giáo trẻ, bạn được học sinh nữ trong lớp mình chủ nhiệm tỏ ý cảmmến, thậm chí có em đã bộc lộ tình cảm yêu đương rất "sâu sắc" với thầy. Bạnchọn cách xử lý nào trong 4 cách dưới đây?1. Bạn ngại ngùng, hạn chế tối đa những lúc phải tiếp xúc trực tiếp với em họcsinh đó, tìm mọi cách để "tránh mặt".2. Bạn gặp riêng em học sinh đó nhắc nhở em chú tâm vào việc học tập, khôngnên yêu đương quá sớm.3. Bạn đề nghị Ban giám hiệu cho chuyển sang làm chủ nhiệm một lớp khác.4. Bạn coi như không biết, vẫn đối xử với em học sinh đó bình thường nhưnhững học sinh khác cả trong lẫn ngoài giờ.

***************

Hiện tượng các em học sinh có cảm tình với thầy cô giáo (nhất là các em ở phổthông trung học) không phải là điều hiếm gặp. Đặc biệt là các thầy giáo trẻ háthay, đàn giỏi lại "đẹp trai" thường rất hay được các em học sinh nữ cảm mến. Vìvậy nếu thầy giáo cư xử không khéo sẽ có thể gây ra một loạt vấn đề phức tạplàm ảnh hưởng đến quan hệ thầy trò, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của ngườigiáo viên.Gặp tình huống nhạy cảm này, nhiều giáo viên trẻ nhút nhát, chưa có kinhnghiệm đã tỏ ra lúng túng, thường ngại ngùng và tìm mọi cách tránh tiếp xúc, gặpgỡ với em học sinh đó. Làm như vậy là bạn đã vô tình gây cho em một sự hiểulầm tai hại, em sẽ "ảo tưởng" rằng "chắc thầy cũng có cảm tình với mình thì thầymới có thái độ như thế".Nhưng cũng không nên quá "bản lĩnh" và thẳng thắn đến mức quyết định gặpngay em học sinh đó để nhắc nhở, "phê bình". Hoàn toàn không nên chút nào vìnhư thế em sẽ cảm thấy tình cảm trong sáng của mình bị tổn thương, có thể còncảm thấy vô cùng xấu hổ vì đã bị người khác phát hiện ra điều bí mật mà lâu nayem muốn giấu. Bạn có biết đã có nhiều trường hợp sau lần 'từ chối" thẳng thừngvà cương quyết của thầy giáo mà học sinh đã bỏ học?Tránh cũng không được mà gặp trực tiếp cũng không xong, bạn tìm đến sự "trợgiúp" của Ban giám hiệu. Bạn sẽ đề nghị được chuyển sang làm chủ nhiệm lớpkhác. Nghe có vẻ ổn đấy. Làm như thế bạn sẽ tránh được việc khó xử khi phảitiếp xúc trực tiếp với em, còn em học sinh đó cũng không còn cơ hội ngày ngàynhìn thấy "thần tượng" của mình nên tình cảm cũng dần phai nhạt đi. Nhưng liệubạn sẽ giải thích trước Ban giám hiệu thế nào đây về lý do xin chuyển? Chẳng lẽlại nói "chỉ vì một em có cảm tình với tôi"? Bạn có chắc rằng kế sách đó có thể"dập tắt" tình cảm trong lòng em học sinh đó, khiến em sẽ "buông tha" cho bạn?Và bạn cũng có chắc chắn rằng ở lớp mới bạn chủ nhiệm không có em học sinhnữ nào có cảm tình với bạn như em lớp trước? "Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa", lúcđó liệu bạn có tiếp tục xin đổi lớp nữa không?Tiến thoái lưỡng nan! Vậy chỉ còn cách bạn trực tiếp đối mặt với "sự thật" và tìmcách giải quyết ổn thỏa, không nên lảng tránh. Bạn hãy coi như không biết tìnhcảm của em học sinh đó (chừng nào em còn giữ trong vòng bí mật chưa thổ lộtrực tiếp với bạn) và vẫn cư xử bình thường, tự nhiên như với tất cả học sinh kháctrong lớp. Và hãy nhớ rằng trong những tình huống đặc biệt bạn không được tỏ raquan tâm "khác thường" đối với em đó mà ngược lại phải tìm cơ hội "công khai"rằng bạn không có tình cảm gì đặc biệt ngoài tình thầy trò với em cả. Bị "từ chối"tế nhị như vậy làm cho em không cảm thấy xấu hổ. Và bạn cũng nên để cho embiết rằng bạn luôn yêu quý những em học sinh chăm ngoan, học giỏi. Biết đâu đólại là động lực tinh thần giúp em phấn đấu học giỏi để giành được "cảm tình" củathầy. Bạn cũng nên biết rằng tình cảm yêu đương của tuổi học trò đối với thầy côcòn rất bồng bột, cảm tính nhưng không ít những tình cảm sâu sắc. Chính vì thếbạn không nên "tham vọng" sẽ "phá vỡ" nó chỉ bằng vài câu nói, mà nên dùngnhững hành động ân cần, tế nhị nhưng thẳng thắn, rõ ràng thì dần dần học sinh sẽhiểu ra vấn đề và có cách cư xử phù hợp. Dù thế nào đi chăng nữa tình cảm trong sáng của các em cũng cần được tôn trọng.

30) "Tại sao em không có bài?".

Trong giờ trả bài kiểm tra 15 phút, một em học sinh đứng lên thắc mắc với bạnmột cách gay gắt: "Tại sao em không có bài?". Bạn xử lý như thế nào?1. Bạn rất bức và quay lại nói: "Tôi thu bao nhiêu bài thì tôi trả bấy nhiêu,không thể biết được tại sao em không có bài".2. Bạn giật mình và nghĩ có thể đã để mất bài của học sinh ở đâu đó nên bạnnói không lấy điểm lần này của em đó nữa.3. Bạn bình tĩnh nói với học sinh đó là lát nữa hết giờ bạn sẽ kiểm tra lại rồi sẽcó câu trả lời chính xác.

*********************

Đây là một tình huống đơn giản song lại rất dễ khiến các giáo viên lúng túng.Bạn đã rất cẩn thận và chắc chắn là giữ bài của học sinh đầy đủ, nhưng đột nhiêncó em đứng lên thắc mắc như vậy sẽ khiến bạn không khỏi giật mình. Trong tìnhhuống đột xuất đó một suy nghĩ vụt qua: "Có thể mình lại để mất bài của học sinhsao? Nhưng chẳng lẽ lại "thú nhận" ngay lúc này thì thật mất uy tín quá". Thế làbạn đành tìm cách không chế sự lúng túng của mình bằng cách khẳng định rấtkiên quyết: "Tôi thu bao nhiêu bài thì trả bấy nhiêu..." nghe có vẻ rất logic. Thựcra đó lại là cách chống chế rất thiếu trách nhiệm. Nhưng cũng có giáo viên đãchữa cháy bằng cách cho qua không lấy điểm lần này của em học sinh đó. Hànhđộng đó ngang nhiên thừa nhận là bạn đã làm mất bài của học sinh khi thực sựbạn chưa hề biết lỗi có thuộc về mình hay không. Nếu trong trường hợp bạn gặpphải một "cao thủ" là một học sinh bướng bỉnh không đồng ý theo cách giảiquyết "giảng hòa" ấy của bạn thì bạn biết xử lý sao đây? Và biết đâu đây lại là"độc chiêu" của một cậu học trò tinh quái nào đó, biết cô giáo "yếu bóng vía" nêndù đã không làm bài nhưng cũng vẫn lớn tiếng, may ra "dọa" được cô.Tốt nhất trong tình huống này dù thực hư thế nào bạn cũng không nên quyết địnhcách giải quyết ngay mà nên dành thời gian để kiểm tra lại. Để không làm mấtthời gian của lớp, bạn có thể nói: "Cô cũng chưa biết cụ thể lý do vì sao emkhông có bài. Bây giờ em yên tâm ngồi xuống để học bài, sau giờ học cô sẽ kiểmtra lại". Và khi kết thúc giờ học bạn phải xem lại kỹ sổ đầu bài và sổ ghi chépriêng của mình để biết chính xác hôm đó có vắng ai không. Nếu trường hợp lớpđi đầy đủ thì chắc chắn là em đó có làm bài và bạn đã để thất lạc bài ở đâu đó.Nhiều giáo viên có thể dạy cùng lúc nhiều lớp khác nhau nên hiện tượng để lẫnbài từ lớp này sang lớp khác là chuyện có thể thông cảm được. Nhưng điều quantrọng là lúc này bạn phải lựa lời nói với em học sinh đó thế nào cho hợp lý. Vàchắc chắn qua lần này bạn sẽ tự nhắc nhở mình cần cẩn thận hơn trong việc bảoquản bài kiểm tra của học sinh. Còn trong tình huống bạn phát hiện ra em đókhông đi học nhưng lại "lớn tiếng" phản ứng như thế, bạn cần có hình thức nhắcnhở thật nghiêm khắc. Bạn nên gọi riêng học sinh đó ở lại sau giờ học, sau đóphân tích cho em thấy điểm sai trái trong thái độ và hành động của mình. Nếu làlần đầu học sinh mắc lỗi bạn có thể nhân nhượng và cho em làm lại một bài tậpkhác.   


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro