Untitled Part 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  31) Hai bài làm giống nhau từng chữ .

Trong khi chấm bài kiểm tra viết cho học sinh, bạn phát hiện có hai bài giảigiống nhau từng chữ. Bạn chọn cách xử lý nào trong ba cách sau?1.Nêu tên hai em đó, phê bình trước lớp và cho cả hai điểm một để làm gươngcho các em khác.2.Nêu hiện tượng này trước lớp, yêu cầu hai em đó tự giác đứng lên nhận lỗi(bạn không thể nêu tên cụ thể hai em học sinh đó). Sau đó bạn phê bình các emvà cho cả lớp nghe một giáo dục đạo đức về tính không trung thực.3.Trả bài bình thường và nêu chung chung rằng có hiện tượng chép bài củanhau trong lớp. Bạn không nêu tên hai em những sau đó sẽ gặp riêng hai em đểtìm hiểu nguyên nhân và nhắc nhở.

*************************

Trong tình huống này, trước hết cần nhận thấy rằng bạn đã có sơ suất là trong giờlàm bài bạn đã không nghiêm khắc để các em có cơ hội chép bài của nhau. Bạncần phải rút kinh nghiệm ngay về vấn đề này: tuyệt đối không tạo ra "kẽ hở" đểcác em có cơ hội vi phạm nội quy. Bạn luôn nhắc nhở các em về tinh thần tựgiác, nhưng học sinh, nhất là các em còn ở độ tuổi cấp I, II thì sự giám sát chặtchẽ của thầy cô vẫn là một "áp lực" ngăn chặn các em vi phạm nội quy. Đã trótđể "sơ hở" rồi bạn phải tìm cách khắc phục ngay sao cho khéo léo, hiệu quả.Điều tối kỵ ở đây là bạn nêu tên hai em đó trước lớp, phê bình rồi cho một điểm.Dù rằng chúng đã mắc lỗi, nhưng các em vẫn cần được bạn tôn trọng, đối xử mộtcách thương yêu, độ lượng. Việc xử lý các em theo cách này có thể làm cho cácem sợ và lần sau không ai dám tái phạm nữa (vì sức mạnh của dư luận tập thể lớpvà những con số 0, 1 tròn trĩnh vẫn là rất kinh khủng đối với tuổi học trò). Nhưngbạn có biết rằng khi đó bạn đã vô tình làm tổn thương đến lòng tự trọng của cácem. Sự trừng phạt có thể giúp bạn đạt mục đích tức thời nhưng tác dụng giáo dụclâu dài thì hầu như không có. Chưa kể sự ứng xử thiếu tế nhị đó sẽ làm tổn hạiđến mối quan hệ giữa thầy trò. vẫn biết rằng chúng có lỗi, và không có quyền gìoán trách bạn, nhưng trong thâm tâm chúng phần nào giảm đi sự yêu quý, kínhtrọng dành cho bạn.Cách xử lý 2 có tác dụng đánh vào sự tự giác của các em, làm cho các em biếtnhận lỗi và biết chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm của mình. Tuy nhiên, sẽchẳng hay ho gì trước cảnh cả lớp đổ dồn ánh mắt về hai em đang cúi gằm mặt đểchịu những lời phê bình của bạn. Và các em khác trong lớp cũng không "hứngthú" gì khi phải nghe bạn "giảng" về đạo đức trong khi các em không hề mắc lỗi.Và nó cũng có thể gây tổn hại đến mối quan hệ giữa học sinh phạm lỗi với tập thểlớp và với giáo viên.Như vậy trong trường hợp này bạn cần phải tế nhị, trả bài như bình thường, chỉnêu chung chung trong lớp có hiện tượng chép bài của nhau khiến bạn không hàilòng. bạn nhấn mạnh với các em rằng nếu vì những lý do chính đáng, các em cóthể không làm được bài, cô sẽ chiếu cố tạo điều kiện cho em làm bài khác, nhưngcô rất buồn khi có học sinh không trung thực. Và bạn cũng nghiêm khắc nhắcnhở: "Lần đầu tiên các em phạm lỗi cô có thể bỏ qua nhưng nếu có lần thứ hai côsẽ cho điểm kém những bài chép của nhau". Bạn chú ý dù đang uốn nắn học sinhnhưng bạn vẫn cần dùng lời lẽ nhẹ nhàng, không nên gay gắt khi nói với các em.Sau đó nhất thiết bạn phải gặp riêng hai em đó để tìm hiểu nguyên nhân vì saohai em đó lại chép bài của nhau và tùy từng trường hợp bạn sẽ có cách giải quyếtthỏa đáng. Vì đây là lần đầu nên bạn có thể vẫn công nhận điểm của hai em đó(nếu như điều đó không khiến các em khác trong lớp cho là bạn thiếu công bằng).Nhưng cũng không quên nhắc nhở các em rằng đây chỉ là lần duy nhất bạn làmnhư thế, nếu tái phạm bạn sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn. Cũng nhân dịpnày bạn khuyến khích tình bạn tốt đẹp của hai em, động viên các em cùng giúpnhau tiến bộ tất nhiên không phải bằng cách cho nhau chép bài. Hãy luôn nhớrằng lòng khoan dung của thầy cô sẽ giúp học sinh tiến bộ rất nhiều.

32) Bài kiểm tra xuất sắc "đột xuất"

Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, bạn nhận thấy có một trường hợpxuất sắc "đột xuất": bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếunhưng lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ trả bài, bạnsẽ chọn cách xử lý nào sau đây:1. Cho điểm cao đúng như những gì thể hiện trong bài và khen ngợi em họcsinh đó trước toàn lớp.2. Tỏ thái độ nghi ngờ, và không cho điểm vào bài đó vì lý do em đó có thể quaycóp hoặc chép bài của người khác.3. Khen ngợi em đó đã có kết quả làm bài tốt và mời em đó lên bảng trình bàylại cho cả lớp nghe để cùng học tập.

****************

Trong trường hợp này, trước hết bạn vẫn nên cho điểm bài làm của em đó theođúng những gì mà em đã viết một cách chính xác, công bằng thậm chí có thểthưởng điểm nếu xét thấy cách giải quyết thực sự hay, độc đáo và vì em đó là mộthọc sinh trung bình mà đã biết cố gắng vượt bậc. Không phải ai cũng chọn cáchlàm này vì nhiều giáo viên vẫn thường có quan niệm đơn giản rằng, đã là họcsinh giỏi thì bài nào cũng tốt, còn đã là học sinh yếu kém thì... muôn đời cũngthế mà thôi. Chính vì tư tưởng ấy mà các thầy cô giáo chưa có sự động viên khíchlệ xứng đáng đối với những trường hợp có sự cố gắng để cải thiện sức học củamình. Nhưng bạn nên nhớ rằng những lời động viên khi các em có tiến bộ nhiềukhi có tác dụng rất lớn làm thay đổi hẳn một con người đấy.Nhưng trong những trường hợp xuất sắc "đột xuất" của một em học sinh nào đóbạn cũng cần phải xem xét cẩn thận. Cách xử lý 1 e là quá chủ quan. Khen ngợi,động viên học sinh, nhất là những người có tiến bộ là điều nên làm, nhưng cũngphải đúng lúc, thích hợp thì mới có tác dụng. Bạn chưa biết thực chất bài đó cóphải do em học sinh này tự làm hay đi chép thì cần phải tìm hiểu kỹ. Vì nếu đóthực sự là một "bản sao" thì lời khen của bạn sẽ làm cho học sinh đó xấu hổ,nhưng ngược lại cũng cũng có thể là một sự "khuyến khích" em đó lần sau tiếptục... chép bài.Nếu chọn cách giải quyết thứ 2 thì thật sai lầm. Nếu em đó có chép bài thật đichăng nữa cũng sẽ cảm thấy "bực tức" khi bị cô giáo mỉa mai, phê bình trước lớp,khiến cho mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp cũng xấu đi. Mà thực ra bạncũng đâu có "chứng cớ" gì. Chỉ kết luận theo cảm tính, hay định kiến thì quả thựckhó có thể làm học sinh tâm phục khẩu phục được. Còn nếu bài làm đó thực sự làkết quả của một sự cố gắng thì cách xử lý của bạn thật là tệ hại và bạn đã mắcphải một sai lầm lớn. Những lời nói thiếu "thiện chí", coi thường như vậy của côgiáo sẽ dập tắt mọi sự cố gắng của em, thậm chí em sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Lànhững bậc "cha mẹ thứ hai", đừng bao giờ bạn để học sinh của mình rơi vào tâmtrạng đó.Bạn nên chọn cách giải quyết 3. Khi trả bài trước lớp bạn vẫn phải khen ngợingười làm bài kiểm tra đó trước cả lớp vì đã có cách giải hay, độc đáo. Đồng thờibạn phải khéo léo kiểm tra xem bài làm ấy thực sự là của em hay không bằngcách gọi em lên bảng để chữa cho các bạn khác cùng học tập. Đó cũng là một cơhội để cho em chứng minh sự tiến bộ của mình trước lớp. Và bạn cũng làm sángtỏ được vấn đề mình đang băn khoăn. Nếu em trình bày một cách trơn tru, thểhiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đó thì không còn điều gì phải bàn nữa, mọichuyện đã rõ ràng (và chắc đây cũng là điều bạn mong muốn). Còn nếu em tỏ ralúng túng, không làm chủ được phần kiến thức, chứng tỏ bài đó không phải doem tự làm mà đi chép ở đâu đó. Nhưng dù sao bạn cũng không nên phê bình emhọc sinh đó trước lớp mà phải thực sự tế nhị. Bạn tạm thời chưa cho điểm vào bàilàm đó, cho em học sinh này nợ hôm sau kiểm tra lại, đồng thời cũng không quênnhắc nhở em cố gắng học tập.

II. CÂU TÌNH HUỐNG KHÁC

1. Tình huống sư phạm xảy ra đối với giáo viên trên lớp .

Tình huống 1: Bước vào lớp, bạn nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rấtbần, bàn ghế không ngay ngắn. Bạn xử lý thế nào?

Xử lý tình huống sư phạm của giáo viên trên lớp .Cách xử lý tình huống 1:a/ Giáo viên phê bình tổ trực nhật, sau đó tiến hành giảng dạy bình thường.b/ Giáo viên yêu cầu học sinh ra ngoài và yêu cầu tổ trực nhật vào làm vệ sinhlớp sạch sẽ rồi mới cho học sinh vào học.c/ Giáo viên yêu cầu các em ở từng bàn tự xếp bàn ghế cho ngay ngắn, sau đótiến hành giảng dạy, hết giờ dạy yêu cầu tổ trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớptrong giờ ra chơi để giờ sau có lớp học gọn gàng, sạch sẽ.Cách "c" là hay nhất  

Tình huống 2: Trong giờ giảng bài vật lý, có một học sinh giơ tay xin phát biểuvà đề nghị thầy giải thích một vấn đề có liên quan đến bài giảng, phát hiện ra đólà một vấn đề được ứng dụng trong thực tiễn mà bạn chưa nắm vững. Nếu là giáoviên đó, bạn xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 2:a/ Giáo viên cho học sinh đó ngồi xuống và tuyên bố vấn đề này không có trongnội dung sách giáo khoa nên không đề cập ở giờ dạy. .b/ Giáo viên dừng bài giảng và tìm cách giải thích vấn đề mà học sinh nêu ra(nhưng do chưa chủ động và nắm vững nên giải thích lúng túng, mất thời gian).c/ Khen học sinh có sự tìm tòi liên hệ bài giảng với thực tế và hẹn học sinh: "Tôisẽ tìm hiểu thêm để giải thích hiện tượng em nêu ra vào đầu giờ sau.Cách "c" là hay nhất.

Tình huống 3: Trong giờ trả bài kiểm tra viết, một học sinh thắc mắc cho rằngthầy giáo đã chấm nhầm cho em. Nếu là thầy giáo đó thì ngay lúc ấy bạn xử lýthế nào?

 Cách xử lý tình huống 3.a/ Thầy trả lời là đã chấm chính xác, yêu cầu học sinh đó phải xem kỹ lại bài làmcủa mình.b/ Thầy để học sinh trình bày luôn tại lớp, chỗ em đó cho là thầy đã chấm nhầm.c/ Thầy yêu cầu em học sinh đó xem lại bài làm một lần nữa và cuối giờ đến gặpthầy để thẩy trò cùng trao đổi xem lại bài chấm cho thỏa đáng.Cách "c" là hay nhất.

Tình huống 4: Trong giờ làm bài kiểm tra môn toán. Mới hết nửa thời gian,trong khi cả lớp còn đang làm bài thì đã thấy em A (một học sinh giỏi toán củalớp) đã làm xong. Nếu là giáo viên bộ môn toán đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 4:  4.a/ Cho học sinh đó nộp bài và yêu cầu học sinh ra ngoài lớp.b/ Yêu cầu học sinh đó cần xem lại bài cho kỹ và ngồi nghiêm chỉnh tại chỗ đếnhết giờ.c/ Giáo viên xuống lớp xem kết quả bài làm của học sinh đó, nếu thấy bài làmhoàn hảo, có thể khen và tuyên bố với lớp: "Tôi cho bạn A làm thêm một đề khácđể bận có dịp thể hiện được khả năng của mình".Cách "c" là hay nhất.

Tình huống 5: Bước vào giờ dạy, bạn thấy lớp vắng đến nửa số học sinh, hỏi nguyên nhân thì các em cho biết là các bạn bỏ đi đưa đám mẹ của một bạn tronglớp bị mất. Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 5.a/ Vì thấy học sinh nghỉ nhiều, giáo viên bộ môn cho học sinh nghỉ luôn khôngtiến hành dạy giờ đó (để giờ trống) .b/ Giáo viên vẫn tiến hành giảng dạy bình thường.c/ Giáo viên ghi danh sách học sinh vắng mặt, tuyên bố sẽ lùi việc giảng bài mớisang buổi sau, sau đó tổ chức cho học sinh làm bài tập tại lớp, tránh việc trốnggiờ.Cách "c" là hay nhất.

Tình huống 6: Trong lớp, học sinh phải ngồi theo chỗ quy định, nhưng vào giờdạy của bạn, có một học sinh lại tự động đảo chỗ, ngồi lên bàn đầu. Khi bạn hỏilý do, học sinh đó nói rằng:Thưa thầy, em thích học môn của thầy và em thích xem thí nghiệm của thầy làm.Trước tình huống đó bạn xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống  6.a/ Kiên quyết buộc học sinh ngồi về chỗ theo quy định.b/ Vui vẻ để cho học sinh ngồi bàn đầu luôn.c/ Hoan nghênh học sinh có tinh thần ham học hỏi và yêu cầu học sinh vẫn trở vềvị trí chỗ ngồi mà giáo viên chủ nhiệm đã quy định. Khuyến khích em cố gắnghọc tập và quan sát những thí nghiệm chứng minh được làm tại lớp.Cách "c" là hay nhất.

Tình huống 7: Bạn có tật nói ngọng, lẫn giữa l và n. Khi giảng bài học sinhtronglớp đã cười, nghe thấy tiếng cười đó, bạn xử lý thế nào? 

Cách xử lý tình huống 7.a/ Giáo viên tảng lờ như không biết.b/ Giáo viên nghiêm khắc yêu cầu các em trật tự, nghiêm chỉnh học tập.b/ Giáo viên bày tỏ với học sinh như sau: - "Tôi biết tật nói ngọng của tôi chắcchắn sẽ làm các em cười. Tôi biết điều đó và hàng ngày đang luyện nói đểnhanh chóng khắc phục được tật nói ngọng này, mong các em thông cảm chotôi".Cách "c" là hay nhất.

Tình huống 8: Khi trả bài kiểm tra đa số các em đều bị điểm kém, các em đềunhất loạt kêu là bài khó, các em không làm được và đề nghị thầy không lấy điểm.Nếu là thầy giáo đón bạn xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 8.a/ Giáo viên không chấp nhận đề nghị của học sinh, tiếp tục lấy điểm ghi vào sổđiểm.b/ Giáo viên vui vẻ bằng lòng không lấy điểm bài kiểm tra đó.c/ Giáo viên hỏi học sinh để biết các em vướng mắc ở điểm nào, bài giảng cóđiểm nào chưa rõ. Sau đó chữa bài tập đó trên bảng. Với kết quả bài kiểm tra cóquá nửa học sinh chỉ đạt điểm kém cho nên giáo viên quyết định sẽ tổ chức chocác em làm bài kiểm tra khác và không lấy điểm bài kiểm tra này.Cách "c" là hay nhất.    

Tình huống 9:Trong khi quay mặt vào bảng, thầy giáo thấy học sinh ở dưới lớplại ồn ào và cười khúc khích. Khi thầy ngừng viết bảng và quay lại thì cả lớp lạiim lặng và nhìn lên bảng. Nếu là thầy giáo đó bạn xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 9.a/ Thầy cau mày quát mắng về thái độ ồn ào cười cợt của học sinh.b/ Thầy gọi lớp trưởng yêu cầu cho biết vì sao lớp lại cười mỗi khi thầy quay vàobảng.c/ Thấy học sinh vẫn cười, nên thầy tạm dừng tiết học, đi sang phòng giáo viênsoi gương xem lại mặt và trang phục để sửa sang lại. Sau đó tiếp tục giảng dạy.Cách "c" là hay nhất.

Tình huống 10: Trong khi giảng dạy, cô giáo Lan phát hiện thấy một học sinh ởcuối lớp đang mải làm việc riêng, không chú ý nhìn lên nghe giảng. Nếu là côgiáo Lan, bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 10:a/ Xuống ngay chỗ học sinh đó, để phát hiện xem em học sinh đang làm việc gìvà sau đó phê bình luôn trước lớpb/ Nhắc nhở luôn học sinh đó và yêu cầu em đứng lên nhắc lại câu cô giáo vừagiảng. Nếu học sinh không nói được, cô phê bình luôn và cho điểm kém.c/ Xuống tận nơi xem học sinh đó đang làm việc gì và nhắc nhở em phải tậptrung vào nghe giảng, sau đó cô giáo trở lại bục giảng và tiếp tục giảng bài.Cách "c" là hay nhất.  

Tình huống 11:Trong khi đang giảng bài, thầy giáo nhận thấy có một nữ sinhtrong lớp không nhìn lên bảng mà mắt cứ mơ màng nhìn ra phía ngoài cửa sổ lớp.Nếu là thầy giáo đó, bạn sẽ xử lý thế nào trước tình huống đó?

Cách xử lý tình huống 11:a/ Ngừng giảng và phê bình em học sinh phân tán tư tưởng không chú ý vào bàigiảng.b/ Chỉ định ngay học sinh đó trả lời một câu hỏi mà giáo viên đưa ra.c/ Giáo viên ra một câu hỏi phác vấn chung, các em tham gia phát biểu, nhân đógiáo viên hỏi em học sinh đó có ý kiến gì tham gia bổ sung và nhìn em với conmắt "nhắc nhở".Cách "c" là hay nhất.

Tình huống 12:Trong giờ dạy, thầy T phát hiện ra một học sinh ở cuối lớp hayngáp vặt, mắt lờ đờ. Thầy T nghi vấn em đó mắc nghiện ma túy. Nếu là thầy giáoT, bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 12:a/ Giáo viên phê bình gay gắt thái độ lơ là học tập của học sinh.b/ Bỏ qua không xử lý.c/ Giáo viên xuống lớp, nhẹ nhàng hỏi học sinh đó vì sao có vẻ mệt mỏi và độngviên em chú ý hơn đến việc nghe giảng. Sau giờ học giáo viên tìm gặp ngay giáoviên chủ nhiệm trao đổi về hiện tượng trên để có biện pháp phối hợp với gia đìnhđưa em đi kiểm tra và chữa trị.Cách "c" là hay nhất      

Tình huống 13: Trong khi giảng dạy, thầy giáo phát hiện ra một học sinh nữđang đọc truyện. Khi thầy đến và thu sách truyện thì thấy đây là một tiểu thuyết ái tình được xuất bản ở Sài Gòn từ trước năm 1975. Nếu vào trường hợp thầygiáo đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 13.a/ Giáo viên xuống thu sách và phê bình ngay trước lớp về việc học sinh đọctruyện cấm "trong giờ"b/ Thu ngay truyện và đuổi học sinh ra khỏi lớp vì vi phạm nội quy.c/ Yêu cầu học sinh đưa truyện cho giáo viên, nhắc nhở em chú ý nghe giảng.Cuối giờ học tiếp tục gặp em học sinh đó để góp ý, đồng thời cũng gặp và phảnánh với giáo viên chủ nhiệm để lưu ý tiếp tục uốn nắn.Cách "c" là hay nhất  

Tình huống 14: Trong khi giảng bài, thầy giáo thấy có một học sinh gục đầuxuống bàn không ghi bài. Nếu là giáo viên đó, bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 14.a/ Giáo viên gọi học sinh đó đứng dậy và phê bình luôn trước lớp, không còn biếtnguyên nhân.b/ Giáo viên dừng lại, phê bình hiện tượng học sinh gục đầu xuống bàn sau đó"giảng giải" cho cả lớp về ý thức học tập cần phải thế nào...c/ Xuống chỗ học sinh đó, hỏi han xem vì sao em có vẻ mệt mỏi? Có ốm đaukhông? Có thể tiếp tục cố gắng ngồi nghe giảng? Sau đó động viên em chú ý họctập.Cách "C" là hay nhất  

Tình huống 15:Khi bước vào lớp, cả lớp đều đứng lên chào cô giáo, nhưng duynhất có một em vẫn ngồi. Trước hiện tượng đó bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 15.a/ Cô giáo nhìn thẳng và gọi học sinh đó đứng lên chào giáo viên khi vào lớp.b/ Cô lờ đi coi như không biết và cả lớp ngồi xuống rồi cô tiếp tục giảng bài.c/ Cô giáo cho cả lớp ngồi xuống, sau đó cô đi xuống lớp hỏi học sinh đó có lý dogì mà không thể đứng lên chào cô như các bạn, nếu không thấy học sinh báo cáođược lý do gì, cô giáo yêu cầu lần sau học sinh phải có thái độ đứng chào nghiêmchỉnh khi các thầy cô vào lớp.Cách "c" là hay nhất.

Tình huống 16:Nếu lớp bạn chủ nhiệm, có một học sinh vi phạm kỷ luật, bạnyêu cầu học sinh về mời phụ huynh đến gặp bạn nhưng học sinh đó đã tự bỏ học.Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Cách xử lý tình huống 16.a/ Không xử lý gì, để cho học sinh tự bỏ học.b/ Tiếp tục gửi giấy mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm.c/ Giáo viên chủ nhiệm đến ngay gia đình gặp phụ huynh học sinh để thông báotình hình, tìm hiểu nguyên nhân và bàn với phụ huynh động viên học sinh tiếp tụcđi học cũng như tìm biện pháp thích hợp để giáo dục em.Cách "c" là hay nhất.  

Tình huống 17:Trong lớp 10B do thầy Tuấn làm chủ nhiệm có em Hùng haynghỉ học không phép. Tuần qua em cũng có 2 buổi nghỉ học không phép. Nếu làthầy Tuấn, bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 1 7.a/ Tuyên bố tạm đình chỉ học tập của học sinh đó để làm kiểm điểm và đề nghịlên Hội đồng kỷ luật nhà trường thi hành kỷ luật.b/ Yêu cầu cán bộ lớp đến gia đình để thông báo tình hình và chuyển giấy mờiphụ huynh học sinh đến gặp nhà trường.c/ Giáo viên chủ nhiệm gặp riêng học sinh để tìm hiểu lý do, sau đó đến thăm vàbáo với phụ huynh học sinh biết tình hình và tìm hiểu nguyên nhân. Tùy theonguyên nhân cụ thể, giáo viên bàn với phụ huynh học sinh cách giúp đỡ thíchhợp.Cách "c" là hay nhất.  

Tình huống 18:Khi tiếp xúc với phụ huynh của một học sinh cá biệt, phụ huynhđó năn nỉ bạn với câu "trăm sự nhờ thầy". Nếu là giáo viên chủ nhiệm, lúc đó bạnphải ứng xử thế nào?

Cách xử lý tình huống 18.a/ Chỉ cười xòa không nói gì.b/ Đáp lại bằng lời lẽ xã giao: "Xin cám ơn, chúng tôi không dám".c/ Giáo viên chủ nhiệm phát biểu cám ơn sự tín nhiệm của phụ huynh học sinhđối với bản thân sau đó nhẹ nhàng nói về vai trò và trách nhiệm của nhà trường -gia đình và xã hội trong việc giáo dục con em. Giáo viên chủ nhiệm không quêncam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với gia đình để giúp đỡ học sinh không ngừng tiếnbộ.Cách "C" là hay nhất.  

Tình huống 19:Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật. Phụ huynh làngười có chức vị chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn với tư cách là giáo viênchủ nhiệm xin với Hội đồng chiếu cố và "cho qua". Nếu là giáo viên chủ nhiệm,bạn sẽ ứng xử với vị phụ huynh đó ra sao?

Cách xử lý tình huống 19.a/ Giáo viên chủ nhiệm đề nghị ông phụ huynh đó gặp thẳng hiệu trưởng để đềđạt ý kiến trên.b/ Nhận là sẽ trình bày đề nghị trên của gia đình trước cuộc họp Hội đồng kỷ luật.c/ Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm. Đề nghị gia đìnhcùng thống nhất với giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ vi phạm và biện phápkỷ luật cần thiết, coi đó là biện pháp giáo dục để em học sinh có dịp "tỉnh ngộ"rút kinh nghiệm và sửa chữa khuyết điểm.Cách "C" là hay nhất.  

Tình huống 20:Đến thăm một gia đình học sinh với mục đích phối hợp giáo dụcem A một học sinh học kém, cha mẹ em đã ngỏ ý đành xin cho con thôi học. Bạnxử lý thế nào?

 Cách xử lý tình huống 20.a/ Đặt vấn đề cho con em đi học hay không là tùy thuộc vào gia đình.b/ Yêu cầu gia đình tiếp tục cho em đi học vì chưa đến tuổi đi lao động, nghỉ họcthì dễ sinh hư hỏng.c/ Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân, về phía nhà trường giáo viênchủ nhiệm nhận sẽ cố gắng và quan tâm giúp đỡ em học tập tiến bộ hơn. Đề nghịvới gia đình tạo điều kiện và động viên em chăm chỉ học hành.Cách "c" là hay nhất  

Tình huống 21: Một học sinh khá trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn,phụ huynh đến trình bày với giáo viên chủ nhiệm xin cho con nghỉ học. Nếu làgiáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ ứng xử ra sao?

Cách xử lý tình huống 21:a/ Không có ý kiến gì trước đề nghị của gia đình.b/ Đặt vấn đề nếu gia đình quá khó khăn thì có thể cho em đó vừa đi làm giúp đỡbố mẹ vừa đi học bổ túc văn hóa cũng được.c/ Phản ánh với gia đình: Em đó là một học sinh khá trong lớp đang có nhiềutriển vọng, vì em còn chưa đến tuổi lao động nên nhà trường rất tiếc nếu em phảinghỉ học. Giáo viên chủ nhiệm cũng mong gia đình cho biết những khó khăn cụthể để giáo viên chủ nhiệm sẽ bàn bạc với tập thể lớp, Hội phụ huynh học sinh,Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể.Cách "C" là hay nhất.  

Tình huống 22:Là giáo viên chủ nhiệm, một lần đến thăm gia đình học sinh gặpđúng lúc bố mẹ em đang la mắng em đó. Nếu là giáo viên chủ Nhiệm đó, bạn sẽxử sự thế nào?

Cách xử lý tình huống 22:a/ Bỏ về, không vào thăm.b/ Cứ vào thẳng trong nhà để gặp phụ huynh học sinh, coi như không có gì xảyra.c/ Gõ cửa chờ bố mẹ học sinh ra mở cửa mời vào.- Giáo viên chủ nhiệm đặt vấn đề một cách thẳng thắn, khéo léo.- "Hôm nay tôi đến thăm gia đình để trao đổi với các bác về những tiến bộ cũngnhư một vài điểm cần góp ý thêm với em. Đồng thời cũng mong hai bác cho nhậnxét về tình hình em ở nhà ra sao?... " Sau khi để gia đình giãi bày tình hình, giáoviên chủ nhiệm tiếp tục góp ý và bàn biện pháp phối hợp giáo dục giữa nhàtrường và gia đình.Cách "C" là hay nhất.  

Tình huống 23:Một nữ sinh lớp bạn làm chủ nhiệm vừa tròn 17 tuổi đã bị chamẹ bắt nghỉ học để lấy chồng. Nữ sinh đó đến nhờ bạn là giáo viên chủ nhiệmche chở. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 23.a/ Giáo viên chủ nhiệm nói với học sinh đó: "Đây là việc của gia đình, nhà trườngkhông thể tham gia được"b/ Khuyên em đó kiên quyết "đấu tranh", "khước từ" ý kiến của bố mẹ.c/ Động viên em giữ vững tinh thần, tiếp tục học tập tốt Giáo viên chủ nhiệm hứasẽ trao đổi với Hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên và chính quyền địaphương để cùng giải thích vận động gia đình thực hiện đúng luật hôn nhân.Giáo viên chủ nhiệm cũng khuyên em cần bày tỏ nguyện vọng với bố mẹ để đượctiếp tục đi học đến nơi đến chốn vì em còn ham học tập vả lại tuổi 17 chưa muốnsớm có gia đình.Cách "C" là hay nhất  

Tình huống 24:Là giáo viên chủ nhiệm lớp, một hôm có anh công an đến trườnggặp và thông báo rằng một học sinh của lớp đó đang có nghi vấn là đã tham giavào một vụ trộm cắp. Đó là một học sinh thường được bạn đánh giá là một họcsinh ngoan Trước tình huống đó bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 24.a/ Khẳng định với công an đây là học sinh ngoan.b/ Coi đây là việc xảy ra ở ngoài nhà trường, đề nghị công an cứ điều tra và xử lýtheo luật.c/ Bình tĩnh nghe công an phản ánh những việc nghi vấn, nhận là để tìm hiểu vấnđề trên qua các em học sinh và sẽ phản ánh trở lại trong thời gian sớm nhất. Giáoviên chủ nhiệm cũng không quên trình bày nhận xét đánh giá của mình về họcsinh đó với công an.Cách "c" là hay nhất.  

Tình huống 25:Hai xe ôm chở học sinh lớp bạn đi tham quan. Xe nào các emcũng đề nghị bạn đi cùng. Bạn sẽ xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 25.a/ Giáo viên chủ nhiệm tuyên bố không thể một lúc ngồi cả hai xe theo yêu cầucác em được.b/ Giáo viên chủ nhiệm tuyên bố sẽ ngồi với xe A.c/ Giáo viên chủ nhiệm vui vẻ nói to với học sinh cả hai xe: Cô phấn khởi khithấy xe nào cũng muốn có cô đi cùng, cô sẽ thu xếp như sau:Lượt đi cô ngồi với các em xe A, lượt về cô sẽ ngồi với các em xe B".Cách "c" là hay nhất.  

Tình huống 26:Giờ vật lý lớp 10C có một số học sinh bị ghi vào sổ đầu bài,nhưng 2 ngày sau không biết ai đã tẩy xóa. Thấy hiện tượng trên, nếu là giáo viênchủ nhiệm lớp 10C, bạn xử lý thế nào?

Tình huống 27:Khi mới nhận lớp chủ nhiệm, học sinh đề nghị bạn hát một bàinhưng bạn lại không có khả năng ca hát. Bạn xử lý thế nào?

Cách xử lý tình huống 27:a/ Cô giáo nói: "Cô không biết hát, đề nghị một em hát thay cô".b/ Cô giáo nói: "Cô hát không hay, cô xin đọc một bài thơ vậy".c/ Cô giáo nói với các em: "Cô hát không hay, nhưng với nhiệt tình đề nghị củacác em, cô sẽ hát và đề nghị tất cả các em hát cùng cô" sau đó cô giáo hát một cakhúc quen thuộc, phổ biến rồi cô vỗ tay làm điệu cho các em vỗ tay và hát cùngcô.Cách "c" là hay nhất.  

Tình huống 28:Mặc dầu nhà trường đã cấm nhưng học sinh lớp bạn chủ nhiệmvẫn mang bóng đến đá trong trường. Các học sinh đó đá bóng làm vỡ một ô cửakính, nhưng ngay lúc đó các em đã mua một tấm kính và lắp vào. Đứng trước sựviệc đó là một giáo viên chủ nhiệm, bạn sẽ xử lý thế nào trong giờ sinh hoạt lớpcuối tuần đó?

Cách xử lý tình huống 28.a/ Bỏ qua sự việc trên, không phê bình và tuyên dương gì trong buổi sinh hoạtlớp.b/ Nghiêm khắc phê bình về hành động vi phạm nội quy của nhóm tham gia đábóng.c/ Yêu cầu các em tham gia đá bóng hôm đó đứng lên. Giáo viên nghiêm khắcphê bình khuyết điểm vi phạm nội quy. Sau đó cũng tỏ lời khen ngợi các em đãbiết tự giác mua và đã lắp ngay ô kính bị vỡ. Cuối cùng yêu cầu các em hứa trướclớp sẽ không tái diễn hiện tượng vi phạm nội quy nữa.Cách "c" là hay nhất.  

Tình huống 29:Trong buổi lao động, giáo viên chủ nhiệm phát hiện thấy có haihọc sinh đã tự ý bỏ về giữa giờ. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó, bạn sẽ xử lý thếnào?

Cách xử lý tình huống 29.a/ Để mặc cho học sinh bỏ về, sẽ kiểm điểm và phê bình trong buổi sinh hoạt lớpđối với hai học sinh trên.b/ Cử tổ trưởng gọi hai bạn để tiếp tục lao động.c/ Cử lớp trưởng đi gọi hai bạn trở lại để gặp thầy giáo chủ nhiệm, khi các em trởlại, giáo viên nghiêm khắc nhắc nhở học sinh đó và yêu cầu các em phải tiếp tụctham gia lao động cùng các bạn, trong quá trình đó giáo viên luôn để ý quan sátthái độ lao động của các em trên.Cuối buổi lao động giáo viên chủ nhiệm họp lớp để kiểm điểm rút kinh nghiệmđánh giá kết quả buổi lao động. Giáo viên chủ nhiệm đưa ra hiện tượng hai họcsinh định bỏ về đã kịp thời được góp ý và sau đó đã sửa chữa khuyết điểm cốgắng lao độngCách "c" là hay nhất.  

Tình huống 30:Do có sư xích mích, một số thanh niên ngoài trường đến chờ lúctan học sẽ đến đánh một học sinh lớp bạn chủ nhiệm. Biết được sự việc trên, bạnsẽ xửlý thế nào?

Cách xử lý tình huống 30.a/ Coi chuyện xích mích ngoài phạm vi nhà trường, không có trách nhiệm giảiquyết.b/ Nhắc nhở học sinh, cần hòa giải mâu thuẫn với bạn và không được gây chuyệnđánh nhau tại cổng trường.c/ Yêu cầu học sinh lưu lại trường Cử lớp trưởng về ngay báo với gia đình đếnđón con về Báo với bảo vệ trường giải tỏa thanh niên trên . Nếu thấy có dấu hiệucòn có khả năng số người trên tìm cách đón đánh thì gọi điện cho công an địaphương báo cáo tình hình và mong có sự can thiệp cần thiếtCách "c" là hay nhất.

Tình huống 63: "Cần một cuộc sống tốt đẹp hơn" của nhà giáo Nguyễn VănKhánh - trường PTDTBT THCS Mùn Chung, huyện Tuần Giáo.

Cô giáo X được phân công giảng dạy môn hướng nghiệp lớp 9. Trong tiết giảngcô có nói: Các em ạ! Các em phải cố gắng để tiếp tục học, sau này các em có đủkiến thức thi vào đại học hoặc cao đẳng và các trường trung cấp chuyên nghiệphoặc các em có thể chọn cho mình một nghề nào đó phù hợp với khả năng củamình.Sau khi cô giáo nói vậy, bỗng nhiên có một cánh tay giơ lên:Thưa cô! Chắc em chỉ học đến hết lớp 9 thôi, em biết em không có khả năng họclên THPT và với sức học của em thì không thể vào ngành nghề nào được nên emsẽ xây dựng gia đình sớm để có cuộc sống ổn định.

Cách xử lý tình huống thực tế của giáo viên

Trước tình huống đó cô giáo X vẫn tiếp tục giảng và cho rằng học sinh chưa hiểuvề định hướng học tập của mình. Sau đó cô giáo sẽ gặp riêng em, cùng em chia sẻvà phân tích cho em hiểu rõ, không nhất thiết phải vào đại học mới là thành côngmà có thể các em theo học bất cứ nghề nào miễn là phù hợp với khả năng củamình. Việc xây dựng gia đình sớm khi chưa có nghề nghiệp thì bản thân em sẽkhông thể lo được gia đình có một cuộc sống ổn định.Bản thân cô giáo phải luôn coi học sinh của mình là những người bạn để tạo sựchân thành và niềm tin cho các em. Học sinh đang cần một hướng đi phù hợp vớinăng lực sau tốt nghiệp THCS, THPT để hòa nhập với cuộc sống, với thị trườnglao động vốn phong phú và phức tạp hiện nay. Học sinh cần những định hướng,những tư vấn hợp lý của thầy cô giáo và gia đình để không lúng túng trong việcchọn trường, chọn ngành, chọn nghề phù hợp. Nói một cách khác: Sau tốt nghiệpTHCS, các em tiếp tục học lên THPT, sau khi tốt nghiệp THPT, khi đó các em cóthể chọn học thêm hoặc chọn nghề cho phù hợp với khả năng của bản mình.Trước tình huống trên cô giáo X có thể giải quyết cũng như phân tích luôn choem A cũng như các bạn khác trong lớp cùng hiểu hơn và trên cơ sở của nhữngbuổi hướng nghiệp, các em có thể tiếp thu được những kiến thức cũng như kĩthuật có thể áp dụng được vào cuộc sống hàng ngày dựa trên những thế mạnh củađịa phương mà vẫn đem lại được cuộc sống ổn định khi các em không có điềukiện học cao hơn.Trong trường hợp này tôi đã cùng các em trao đổi về ước mơ nghề nghiệp saunày. Cho các em bộc lộ những sở trường vốn có của mình trong học tập, trongcác công việc thường ngày. Cùng các em tìm hiểu về nhu cầu việc làm của địaphương, nhu cầu việc làm của nước ta và khu vực. Cùng các em tìm hiểu về cơhội tìm kiếm việc làm và thu nhập của của các ngành kỹ thuật đang là thế mạnhcủa người lao động. Qua đó giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò vàvị trí của người lao động trong xã hội. Đưa ra những trường hợp cụ thể về nhữngngười lao động đã thành danh và tự mình kiếm sống bằng nghề đã học được. Chocác em nêu ra những trường hợp ở địa phương mình đã học nghề và trở về quêhương xây dựng kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương, những đóng góp củahọ cho gia đình, cho địa phương từ đó kính thích sự ham muốn tìm tòi, học hỏi đểsau này trở thành những người lao động có ích. Cho các em nêu ra thực trạng vềlao động không được đào tạo ở địa phương, những công việc mà họ đang làm,thu nhập của bản thân, sự đóng góp của họ cho gia đình và xã hội, những tệ nạnxã hội thường gặp khi tham gia tìm kiếm việc làm và lao động ở ngoài. Nhữngvấn đề mà bản thân, gia đình và xã hội phải đối mặt khi giải quyết những hậu quảdo người lao động không có nghề nghiệp ổn định gây ra. Khơi dậy trong các emniềm say mê lao động, cho các em thấy lao động là sáng tạo, không định kiến vớinhững người lao động chân tay, những người làm công nhân, có cái nhìn nghiêmtúc hơn về nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, tránh mơ hồ, ảo tưởng.Và với học sinh ở những vùng sâu, vùng xa còn gặp rất nhiều khó khăn do trìnhđộ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu; học sinh đến trường đã là niềmđộng viên lớn nhất đối với các thầy cô trực tiếp giảng dạy. Việc định hướng nghềcho các em sau khi tốt nghiệp THCS là điều rất quan trọng và rất cần thiết nhưngcòn khó khăn hơn rất nhiều, vì các em bị ảnh hưởng bởi những tập quán lạc hậu,cổ hủ; gia đình đông con dẫn đến cuộc sống nghèo nàn, một số cha mẹ các emthúc ép con mình phải xây dựng gia đình để có thêm nhân lực lao động trong giađình vì không có người làm. Đó cũng là điều mà tất cả chúng ta cần quan tâmhơn nữa để cho các em có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tình huống 64: "Bầu lại lớp trưởng" của các nhà giáo Nguyễn Trung Dũng -trường THCS Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.Trong giờ sinh hoạt lớp tại lớp 9A1 tuần thứ 6, sau khi lớp trưởng nhận xét cácmặt hoạt động trong tuần của lớp, tôi hỏi lớp em nào có ý kiến bổ sung thì bêndưới có cánh tay của Tuấn giơ lên. Tôi liền mời Tuấn đứng dạy trình bày, Tuấnliền nói:Em có ý kiến đề nghị thầy thay bạn lớp trưởng ạ.Tôi đang ngỡ ngàng chưa hiểu có chuyện gì thì Minh đứng dạy nói tiếp:Thưa thầy nhiều bạn trong lớp mình cũng không thích bạn Liên làm lớp trưởngđâu ạ.Tôi nhìn cả lớp và hỏi lại Tuấn tại sao đầu năm các em bầu bạn Liên làm lớptrưởng bây giờ lại muốn thay bạn khác? Tuấn liền nói:Trước kia bọn em thấy bạn Liên học giỏi lại mới từ trường thị trấn chuyển về nênnghĩ bạn ấy sẽ là một bạn lớp trưởng tốt, nhưng khi bạn được làm lớp trưởng thìhôm nào cũng quát mắng chúng em, bạn ấy còn thiên vị nữa ạ. Tôi nhìn Liên vàhỏi:Bạn Tuấn nói vậy em có ý kiến gì không?Liên trả lời: Thưa thầy bạn Tuấn không thích em nên nói vậy thôi.

Cách xử lý tình huống thực tế của giáo viên: Tôi nghĩ với trường hợp này cần phải tìm hiểu kĩ hơn chứ không nên quyết địnhvội vàng bầu lại hoặc không bầu lại lớp trưởng, vì nếu bầu lại ngay thì Liên sẽ bịsốc, xấu hổ và tự ái với các bạn trong lớp mà đặc biệt Liên lại là học sinh dân tộcMông. Còn không bầu lại thì Tuấn và Minh sẽ ấm ức trong lòng. Tôi nói các emtrật tự việc lớp ta có bầu lại lớp trưởng hay không tiết sinh hoạt tuần 7 thầy sẽquyết định, bây giờ lớp ta chuyển sang công việc khác.Sang tuần học kế tiếp vào thứ 2 tôi gặp riêng lớp phó học tập và hỏi: Em thấy bạnLiên làm lớp trưởng thế nào? Thái độ của các bạn trong lớp ra sao? Em hãy tâmsự thật với thầy.Thưa thầy các bạn không thích Liên mấy, vì Liên hay nóng tính và hay quátmắng các bạn, đôi khi có lời nói hơi quá khi các bạn mắc lỗi.Cũng câu hỏi đó tôi gặp riêng các tổ trưởng để hỏi tiếp và cùng nhận được nhữngcâu trả lời tương tự. Tôi thầm nghĩ sẽ phải bầu lại lớp trưởng. Cuối buổi học hômđó tôi gặp riêng Liên và nói: Thầy rất quý và tin tưởng ở em vì em là một họcsinh ngoan và học giỏi nhưng làm lớp trưởng không chỉ cần học tốt mà còn phảicó tấm lòng yêu mến, đồng cảm đôi khi phải đặt vị trí của mình vào vị trí của cácbạn, phải giúp các bạn cùng tiến bộ. Nhiều lúc các bạn làm sai em nên tìm hiểu kĩvà nhắc nhở nhẹ nhàng có khi cần tâm sự riêng động viên các bạn sửa lỗi lầm củamình chứ không nên quát mắng các bạn, có việc gì khó thì phải nói với thầy đểthầy giải quyết. Thầy sẽ cho em hai tuần để lấy lại lòng tin từ các bạn trong lớp.Nếu mọi sự tốt đẹp thì em đã chiến thắng còn không thầy sẽ cho cả lớp bầu lạilớp trưởng, khi đó em cũng đừng buồn. Liên nhìn tôi và nói: Vâng ạ!Sau hơn một tuần trôi qua tôi thấy các bạn trong lớp đã gần gũi với Liên hơn.Đên giờ sinh hoạt tuần 7 tôi hỏi cả lớp:Lớp ta có phải bầu lại lớp trưởng không?Tuấn đứng dậy: Thưa thầy không cần phải bầu lại đâu ạ. Và nhiều học sinh kháccũng nói để bạn Liên làm thôi ạ.Tôi hỏi bạn lớp phó ý kiến của em thế nào?Thưa thầy để bạn Liên tiếp tục làm ạ.Tôi nói nếu cả lớp đồng ý thì hãy cho một tràng pháo tay. Những tràng pháo tayvang lên làm cho tôi như nhẹ đi gánh nặng hơn tuần qua tôi thầm nghĩ sau sự việcnày chắc chắn lớp tôi sẽ luôn đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộcsống.Với tình huống trên của tôi chắc các bạn sẽ có những cách xử lí khác nhau. Trongtrường hợp này tôi đã chọn giải pháp trên vì: Nếu tôi không tìm hiểu kĩ sự việc,không gặp riêng Liên để nói chuyện mà cho học sinh bầu ngay lớp trưởng thì sẽlàm cho Liên bị sốc và có ý nghĩ thầy chỉ tin các bạn mà không tin mình và cóhành động dại dột. Và đặc biệt Liên là người dân tộc Mông có lòng tự ái rất cao,trong nhiều trường hợp vì tính tự ái mà các em đã ăn lá ngón tự tử. Chính vì vậytôi đã chọn cách xử lí trên để giúp Liên sửa lại cách làm việc của mình để hòađồng với các bạn trong lớp và vẫn tiếp tục làm lớp trưởng.  


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro