Câu hỏi ôn thi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 1: Khái niệm về mỹ thuật và các loại mỹ thuật:


Mỹ thuật hiểu nôm na là "nghệ thuật của cái đẹp" (theo tiếng Hán-Việt, "Mỹ"nghĩa là "đẹp", "thuật" là kỹ thuật, cách thức). Đây là từ dùng để chỉ các loại nghệ thuật tạo hình chủ yếu là hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc

Theo cách nhìn khác, từ "mỹ thuật" (đẹp + nghệ thuật) chỉ cái đẹp do con người hoặc thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được. Vì lý do này người ta còn dùng từ "nghệ thuật thị giác" để nói về mỹ thuật. Ví dụ: vẻ đẹp của một bức tranh, giá trị mỹ thuật của một công trình kiến trúc.

Theo nghĩa hàn lâm

Có nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, khiếu thẩm mỹ và ý thích của riêng từng người. Do đó, quan niệm về mỹ thuật cũng chưa nhất quán theo một chuẩn mực nào.

Tuy nhiên, một tác phẩm được đánh giá là có phần mĩ thuật biểu hiện tốt thì ít nhiều tác phẩm đó phải có âm vang về tính kinh viện, hàn lâm.

Theo từ điển từ vựng mỹ học của Étienne Souriau - 1990, tiêu chuẩn mỹ thuật mang tính kinh viện gồm có: nhạy cảm, mang tới cho người thưởng thức nhiều cảm xúc; diễn đạt tốt không gian trong tranh, thời gian; mức độ diễn tả đạt tới một trong các loại hình mỹ học. Ví dụ: thông qua ngôn ngữ tạo hình, tác giả diễn đạt thành công một tác phẩm mang tính triết lý sâu sắc, cho dù các hình tượng trong tranh mang tính trừu tượng hoặc tượng trưng.

Mỹ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, muốn học hay hiểu đúng về môn này cần phải hiểu ngôn ngữ của nó.

Theo nghĩa rộng

Đôi khi ta còn gặp thuật ngữ "mỹ thuật" trên sân khấu và trong cuộc sống hằng ngày.

Từ "mỹ thuật" còn được dùng khi phân biệt những ngành lớn của hội hoạ: mỹ thuật ứng dụng, mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật trang trí...; mỗi ngành có một đặc thù riêng về kỹ thuật thể hiện và giá trị sử dụng.

Trên thế giới, và ở cả Việt Nam, những người hoạt động trong ngành thường chỉ thừa nhận khái niệm mỹ thuật theo nghĩa hàn lâm và có sự phân biệt rõ rệt giữa mỹ thuật với thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật ứng dụng. Đơn giản hơn: mỹ thuật là những đường nét được con người tự quy ước với nhau theo cảm nhận được sử dụng để biểu lộ thế giới thực tại gián tiếp qua 1 chất liệu nào dó theo một cách riêng của mỗi nguoi cho là đẹp.

* Các loại mỹ thuật:

+ Mỹ thuật thuần túy (điêu khắc - hội họa - đồ họa)

1/Điêu khắc:

Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật của nghệ thuật tạo hình. Khác với hội họa là diễn tả không gian ba chiều trên một mặt phẳng, điêu khắc được thể hiện bằng hình khối cụ thể trong một không gian nhiều chiều.

Nói đến Điêu khắc là nói đến sự gắn kết giữa tượng, phù điêu và không gian xung quanh nó. Nó tạo nên nét duyên dáng, tính hấp dẫn cho cảnh quan của một phạm vi hẹp (cho một công trình kiến trúc) hoặc một phạm vi rộng (một thành phố). Hình và khối là ngôn ngữ của điêu khắc, ngôn ngữ phải có sự thống nhất trong bố cục của tác phẩm và phù hợp với không gian xung quanh nó, tô điểm cho không gian xung quanh nó, như vậy là mỗi đường nét, hình khối của tác phẩm điêu khắc không chỉ làm đẹp cho riêng nó mà nó có giá trị tồn tại được bởi sự kết hợp hài hòa, sự tương hỗ qua lại giữa nội dung, đường nét, hình khối với vị trí của nó trong không gian.

Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật sử dụng các chất liệu như: gỗ, đá, đồng, đất, thạch cao... để tạo nên tác phẩm nghệ thuật tồn tại và chiếm chỗ trong không gian thực bằng cách tạc, đục, nặn gò... Mỗi chất liệu đều có những ưu điểm nhất định giúp cho nhà điêu khắc thể hiện có hiệu quả hơn những hình tượng của mình.

Điêu khắc cũng là một loại hình nghệ thuật tạo hình, vì vậy có chung kênh ngôn ngữ như nhiều loại nghệ thuật tạo hình khác, đó là hình khối, màu sắc, đường nét...nhưng do đặc trưng của điêu khắc, các yếu tố đó được khai thác ở những góc độ khác với hội hoạ hay đồ hoạ.

Điêu khắc có nhiều hình thức và thể loại khác nhau, về chất liệu thể hiện rất phong phú và đa dạng như Tượng tròn, Phù điêu, Chạm lộng. Mỗi cách tạo khối đưa lại cảm giác khác nhau: lõm, mềm, mở gây cảm giác động và ngược lại. Trong điêu khắc khối hình là có thực nó tồn tại trong không gian 3 chiều có thể cảm nhận bằng xúc giác, có thể đi xung quanh nó và nhận ra sự biến động phong phú của nó qua mỗi hướng nhìn. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của điêu khắc.

Sự kết hợp giữa khối hình cũng đồng nghĩa với việc tạo nên đường nét cho tác phẩm.

Bề mặt tượng: Là một yếu tố ngôn ngữ, liên quan đến đường nét, hình khối của tác phẩm: Bề mặt nhẵn, láng, khối tròn ta thấy sự mềm mại, uyển chuyển gợi sự tĩnh tại, giàu chất thơ (tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt, tượng A Di Đà...) ; Ngược lại với bề mặt nhẵn, láng tròn trịa, ta bắt gặp cái thô ráp của các bức như: Thánh Gióng (Ng. Hải), Võ Thị Sáu ( Diệp Minh Châu)...đường nét cách điệu cao, bề mặt ít nhẵn, thô ráp và sần sùi. Ngôn ngữ Điêu khắc

Không gian: Các tác phẩm điêu khắc luôn gắn với không gian thực. Có một không gian phù hợp để tồn tại thì giá trị của tác phẩm sẽ được tăng lên nhiều lần.

Khi làm một tác phẩm điêu khắc, người ta cần tìm hiểu môi trường nơi tác phẩm tồn tại để tìm ra phương thức thể hiện cho phù hợp, để nội dung tác phẩm có thể bộc lộ hết bản thân nó với công chúng thưởng thức.

Màu sắc: Ngoài các yếu tố trên khi nói đến điêu khắc cần chú ý đến yếu tố màu sắc. Thường trong tác phẩm ĐK người ta khai thác vẻ đẹp màu sắc tự thân của chất liệu. Mỗi chất liệu có một màu khác nhau. Mặc dù vẻ đẹp của tác phẩm ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố màu sắc nhưng màu sắc cũng có vai trò biểu cảm đối với tác phẩm. Nếu tượng được tô màu sẽ đưa lại hiệu quả giống thực cao hơn.

Do hiệu quả của màu sắc trong ĐK như vậy nên mặc dù không đặt ra tiêu chí về màu trong ngôn ngữ ĐK nhưng cũng cần nêu ra để nghiên cứu và ứng dụng.

2/ Hội họa:

Trong hội họa đường nét, màu sắc là ngôn ngữ đặc trưng của hội họa. Hội họa có ưu thế đặc biệt trong việc phản ánh thế giới với mọi màu sắc phong phú, tinh tế của nó và hòa sắc của tác phẩm làm cho nó có sức biểu hiện sâu sắc, tế nhị về tình cảm. Ánh sáng, bóng tối và sự kết hợp uyển chuyển giữa các đường nét, màu sắc với các thủ pháp xa - gần (khoảng cách phù hợp) của hội họa tạo ra cảm giác không gian ba chiều[5]. Khả năng tạo hình của hội có ý nghĩa rất lớn, nó nói lên được tư tưởng và tình cảm con người trên mọi cung bậc và sắc thái khác nhau. Song hội họa chỉ có thể gợi lên quá trình phát triển của các biến cố trong phạm vi những khoảnh khắc mà nó thể hiện chứ không miêu tả được đầy đủ quá trình phát triển sinh động của hiện thực như văn chương, điện ảnh, hoặc sân khấu.

Về thể loại hội họa có tranh trên giá, tranh hoành tráng, tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh "bố cục", tranh tĩnh vật...

Chất liệu:

"hội họa nước": Căn bản, "hội họa nước" là hội họa trên giấy - là một trong những kỹ thuật vẽ cổ xưa nhất của loài người.

Hội họa lụa: Có lẽ không có một thể loại hội họa nào mà "mặt nền" đã trở thành tên gọi của chính nó - như tranh lụa. Thực là sai lầm khi gọi tranh lụa là "màu tự nhiên trên lụa", "thuốc nước trên lụa", "bột màu trên lụa", "mực nho trên lụa", v.v.

Sơn dầu và sơn mài: Hội họa hiện đại Việt Nam, khởi đầu từ 1925, cùng với sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Cũng giống như các nền hội họa hiện đại ở một số nước á Đông khác (như Trung Quốc, Nhật Bản), ban đầu, hội họa Việt Nam chủ yếu hướng vào một phương tiện "vật chất" chung: sơn dầu - là một chất liệu khi đó vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kỹ thuật trầm trọng nhất kéo dài suốt thế kỷ 18 - nhờ nổ ra cuộc cách mạng "ấn tượng".

Từ nửa sau thế kỷ 19, về căn bản, sơn dầu chỉ được xem như một chất liệu đục.

Nếu so sánh những bức tranh sơn dầu của thời nay với những bức tranh sơn dầu thời cổ xưa như của Van Eyck, Durer, Cranach, Grunewald, Breughel, Bosch - thì cũng tương tự như so sánh những bức tranh bột màu với những bức tranh thuốc nước.

3/ Đồ họa

Đặc trưng Ngôn ngữ Đồ hoạ

Đường, nét, chấm, vạch: Cũng như Hội hoạ, Đồ hoạ sử dụng đường nét, chấm, vạch là ngôn ngữ chính, chủ yếu và cơ bản để thể hiện. Nét trong đồ hoạ không hoàn toàn là nét vẽ mà có khi là những nhát khắc, những nét vạch, chấm to nhỏ, nông, sâu, mau, thưa...để dựng lên hình tượng. Đặc trưng Ngôn ngữ Đồ hoạ

Mảng, màu: Mảng trong đồ hoạ có khi do đường nét bao quanh mà thành, có khi do tập hợp nhiều chấm, nhiều nét tạo nên. Mảng tạo cho hình tượng vững chãi, tạo nên độ đậm nhạt, khả năng diễn tả nông, sâu, khả năng tạo khối...và trong nhiều hình tượng, mảng kết hợp với đường, nét tạo ra tiếng nói hình thức cho tác phẩm.

Đồ hoạ đen trắng hay đơn màu được coi là đặc điểm cơ bản của đồ hoạ, song đồ hoạ có thể dùng màu, có thể dùng nhiều màu. Màu sắc có tác dụng làm lên tiếng nói mạnh mẽ ở một số thể loại: đồ hoạ giá vẽ, đồ hoạ sách báo. Trong tranh áp phích hay tranh cổ động, yếu tố hình hoạ, màu sắc và chữ là những yếu tố hết sức quan trọng. Nếu yêu cầu về hình hoạ là điển hình, dứt khoát, khoẻ khoắn thì màu sắc phải rõ ràng, mạnh mẽ trong sáng và gợi cảm. Như vậy với ngôn ngữ riêng biệt, cách xây dựng nhân vật điển hình, chắt lọc, khả năng phục vụ cuộc sống con người một cách tích cực, kịp thời với tiếng nói cô đọng mạnh mẽ, khả năng nhân bản nhanh, chất lượng, đồ hoạ trở thành một loại hình nghệ thuật phổ biến và đại chúng.

Nó có từ lâu đời và ngày càng phát triển cao hơn, phong phú hơn nhiều thể loại, góp tiếng nói chung với nhiều loại hình nghệ thuật khác làm đẹp cho cuộc sống con người.

+ Mỹ thuật thực dụng (kiến trúc - mỹ thuật ứng dụng)

1/ Kiến trúc:

- Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về sắp xếp không gian, thiết kế các công trình kiến trúc. Một định nghĩa rộng hơn có thể bao gồm việc thiết kế môi trường xây dựng tổng thể từ vĩ mô như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan, kiến trúc công trình, đến vi mô như thiết kế nội thất, sản phẩm hay tạo dáng công nghiệp. Xét về chức năng thì kiến trúc là nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất của xã hội, và trước hết là nhu cầu về nhà ở, công trình để lao động, nghỉ ngơi và điều hành các chức năng xã hội mà còn là bản chất thẩm mỹ sự tác động giữa tư tưởng - tình cảm, sự thỏa mãn nhu cầu cái đẹp của con người.

Đặc trưng của ngôn ngữ của nghệ thuật kiến trúc là ở chỗ, trong hai tính năng phục vụ lợi ích và thẩm mỹ, thì tính năng phục vụ lợi ích có ý nghĩa nội dung, mang tích mục đích, tính năng thẩm mỹ mang ý nghĩ hình thức. Cho nên, các hình tượng của nó trước hết, mang tính chất ích dụng; mặt khác cái đẹp về hình thức kết hợp cái ích dụng vật chất - tinh thần lại phản ánh những tư tưởng chung, về sự khẳng định cuộc sống, về tầm vĩ đại, về sự hùng mạnh của những tư tưởng thẩm mỹ về cái đẹp.

Là nghệ thuật chiếm lĩnh không gian, bằng phương pháp tạo hình, nên cái đẹp trong kiến trúc được tạo dựng thông qua hình khối, đường nét, các tỷ lệ, nhịp điệu và kiểu dáng cao - thấp, rộng - hẹp, cong - thẳng, mau - thưa. Nhưng do những điều kiện lịch sử, tôn giáo khác nhau mà các phong cách kiến trúc cũng khác nhau. Do đó, kiến trúc châu Âu khác với kiến trúc châu Á, kiến trúc Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo cũng khác nhau. Chẳng hạn như kiến trúc Bigiăngtanh, Rômăng, Gôtích trong thời kỳ Trung cổ[3].

Trong đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật kiến trúc tác động, gợi ý nghĩa bằng đặc tính chất liệu của nó từ đất, đá, gỗ, mây, tre, nứa, lá, kim loại. Kiến trúc bao gồm nhiều thể loại được phân theo chức năng của công trình như kiến trúc dân dụng, kiến trúc công cộng, kiến trúc tôn giáo, công viên.

- Trang trí cũng là loại hình có từ lâu đời gắn bó mật thiết với nghệ thuật kiến trúc, mà đặc điểm nổi bật của nó cũng bao hàm tính năng phục vụ lợi ích và thẩm mỹ. Đặc trưng của nghệ thuật trang trí là hình trang trí hoặc hoa văn. Các yếu tố hợp thành hoa văn là họa tiết và nhịp điệu. Trong đó các họa tiết kết hợp các đường nét hình học theo một kiểu nào đó thì nhịp điệu lại nối các họa tiết với nhau thành một khối thống nhất, lặp đi, lặp lại nhiều lần tạo sự hài hòa, nhịp nhàng và thống nhất giữa các yếu tố trong một tác phẩm trang trí.

Nghệ thuật trang trí bao gồm nhiều thể loại, từ sự trang điểm cho con người, đến trang trí nội thất và tạo dáng, tạo mẫu mã hàng hoá nói chung, thuộc về mỹ thuật công nghiệp, có tên gọi là Design. Trong xã hội hiện đại ngày nay, Design càng có vai trò hết sức quan trọng góp phần làm đẹp thế giới các đồ vật từ những vật dụng sinh hoạt thường ngày đến hàng hoá, đến môi trường sống, làm việc và hoạt động nói chung của con người.

- Vật liệu: Trong thiết kế kiến trúc các công trình xây dựng thường liên kết, kết cấu: giàn, vòm, khung, khung - vách cứng..., sử dụng các vật liệu thích hợp cho từng hạng mục công trình như: gạch, gốm, gỗ, đá, ngói...

2/ Mỹ thuật ứng dụng

Là nghệ thuật làm đẹp được ứng dụng trong đời sống hàng ngày của xã hội loài người từ xưa đến nay, trước hết cho bản thân con người rồi đến đồ dùng, đồ chơi, cảnh quan, môi trường,...Do đó mỹ thuật ứng dụng được áp dụng trong các lĩnh vực như:

- Nghệ thuật trang trí:

Trang trí bao gồm trang hoàng, trang điểm cho đẹp mắt và bài trí xếp đặt cho hợp lý nhằm làm đẹp cho cuộc sống của con người từ nhà ở đến đồ dùng, đồ chơi, cảnh quan, môi trường... vì thế nó có rất nhiều hình thức, thể dạng cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động thuộc mỹ thuật ứng dụng bao gồm:

+ Nghệ thuật trang trí đó là trang hoàng, tô điểm cho đẹp mắt và bài trí xếp đặt cho hợp lý để làm đẹp cho cuộc sống con người từ nhà ở đến đồ dùng, đồ chơi, cảnh quan, môi trường.... nên nó phù hợp với các yêu cầu như: Trang trí sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, sách báo, thiết kế trang trí nhãn hiệu. Vì đây là những loại hình yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

+ Thiết kế trang trí đồ mỹ nghệ: tạo ra đồ gồm, đồ thủy tinh, đồ chơi trẻ em... đối với lĩnh vực này đòi hỏi người nghện nhân một số yêu cầu sau:

Hình dáng của vật chế tác phải được trọn vẹn, trang trí không làm đổi thay hoặc phá hủy hình dáng và làm mất tính hữu dụng vốn có của nó, ngược lại sẽ làm sáng tỏ nổi bật hơn hình dáng.

Mỹ nghệ cần phải mang nét truyền thống dân gian độc đáo, có tính dân tộc và tính hiện đại rõ nét, những tính đó hoặc nằm trong hình dáng, chất liệu, trong kỹ thuật chế tác, trong đề tài, lối trang trí (hoa văn, đường nét, màu sắc...). Mỹ nghệ tối kỵ lối chế tác lai căng, pha tạp hoặc lỗi thời, cũ kỹ.

+ Tạo dáng công nghiệp: Tạo dáng công nghiệp bao gồm từ việc hình thành ý tưởng, phác hoạ, thiết kế tạo ra hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc nhằm tạo ra một sản phẩm có giá trị văn hoá. Tạo dáng phải có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp, thủ công nghiệp và các sản phẩm dân dụng trong đời sống hàng ngày.

+ Thiết kế thời trang: được xem như một môn nghệ thuật ứng dụng đòi hỏi nhà thiết kế phải có tài năng và óc sáng tạo không ngừng nghỉ. Các sáng tạo của họ không chỉ đơn thuần là về kiểu dáng trang phục mà còn bao gồm các phụ kiện sao cho phù hợp với văn hóa, xã hội và thời đại. Tuy nhiên, khái niệm về nghề thiết kế thời trang được hiểu khá rộng. Người thiết kế có thể là người trực tiếp đứng ra thiết kế hoặc cũng có thể là người quản lý một đội ngũ thiết kế ở một công ty thời trang, thể thao hay tự gây dựng một nhãn hiệu riêng. Đây là ngành học phù hợp với các bạn trẻ yêu thích mỹ thuật, thời trang và có năng khiếu trong những lĩnh vực này. Nhà thiết kế thời trang là những người sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời những tác phẩm thời trang giúp làm đẹp cho con người, cho cuộc sống. Những tác phẩm thời trang được chia làm 2 hướng riêng biệt: hướng trình diễn nghệ thuật và hướng ứng dụng thực tế.

+ Thiết kế đồ họa (hay đồ họa công nghiệp): .là cụm từ để chỉ một chuyên ngành thuộc về mỹ thuật. Trong đó danh từ "đồ họa"để chỉ những bản vẽ được hiển thị trên một mặt phẳng (đa chất liệu), và động từ "thiết kế" bao hàm ý nghĩa kiến thiết, sáng tạo. Từ đó có thể hiểu, "thiết kế đồ họa" là kiến tạo một hình ảnh, một tác phẩm lên một bề mặt chất liệu nào đó, mang ý nghĩa nghệ thuật nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục vụ nhu cầu con người". (Theo wikipedia)

"Thiết kế đồ họa là quá trình chọn lựa và tổ chức từ ngữ, hình ảnh và thông điệp sang một loại hình nhằm truyền thông và tác động tới người xem (khách hàng)". (Theo idesign)

Các lĩnh vực Thiết kế Đồ họa Trước xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư cho việc quảng cáo và khuếch trương thương hiệu của công ty mình. Các sản phẩm thiết kế in ấn, quảng cáo TVC, hệ thống nhận dạng thương hiệu và Website,... luôn được chú trọng. Từ đó, lực đẩy phát triển của ngành đồ họa đa truyền thông luôn duy trì và không ngừng gia tăng. Nhu cầu học các chuyên ngành thuộc lĩnh vự này luôn có sức hút mạnh mẽ.


CÂU 2: Phân tích đặc trưng của một số nền mỹ thuật của các nước phương Đông (Lưỡng Hà - Ai cập - Ấn Độ)


1/MỸ THUẬT AI CẬP CỔ ĐẠI

- Đặc tính của nghệ thuật Ai Cập cổ đại: tất cả các công trình của Ai-cập, kể cả kiến trúc và điêu khắc phần lớn có ý nghĩa thờ cúng. Các quan niệm tín ngưỡng đã sinh ra sự chuẩn hóa các hình tượng nghệ thuật và luôn phát triển, tạo ra được nhiều hình thức độc đáo, đa dạng trong các thời kỳ lịch sử khác nhau.

- Kiến trúc: Trong đó xuất nhất là kiến trúc, còn các loại hình khác như hội họa, điêu khắc bị nó chi phối . Nhìn chung, đó là một nền nghệ thuật tổng hợp và hoàn chỉnh. Nghệ thuật Ai-cập có nét đặc thù riêng, khó lẫn lộn với các nền nghệ thuật khác.

Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, nặng nề và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ đại, phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại: đá vôi, đá sa thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc...

Kinh nghiệm xây dựng thủy lợi trên hai bờ sông Nil giúp cho người dân Ai Cập phát minh ra máy nâng và vận chuyển, biết cách tổ chức lao động cho hàng vạn người một lúc. Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của công trình kiến trúc được dùng với thước đo. Việc sử dụng dụng cụ như rìu, búa và thước thủy chuẩn cũng rất chuyên nghiệp.

Kim tự tháp: Người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác, tạo thành các "momi" và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật. Trong Mastaba có ba phòng: sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng hình tròn hoặc hình vuông, sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. Ở Ai Cập còn tìm thấy nhiều nơi có dấu vết của các khu vực có Masataba như khu lăng mộ vua chúa ở Memphis, xây dựng ở vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ 18 trước Công nguyên. Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp.

Một trong những Kim tự tháp lớn xuất hiện đầu tiên là Kim tự tháp Djoser. Nó có đáy hình chữ nhật, hai cạnh dài 126 m và 106 m, cao 60 m, có 6 bậc, các tầng thu nhỏ về phía trên. Công trình này do Imhotep chỉ đạo xây dựng. Ông là một vị quan đầu triều của nhà vua vương triều thứ 3, năm 2770 trước Công nguyên.

Ngoài Kim tự tháp này còn có Kim tự tháp ở Meidum và ở Dashur là những loại có ba bậc cấp. Sau này, chúng được nghiên cứu và phát triển thành Kim tự tháp trơn, tiêu biểu nhất là quần thể Kim tự tháp ở Giza. Quần thể này bao gồm ba Kim tự tháp lớn, một con nhân sư Sphinx, 6 Kim tự tháp nhỏ, một số đền đài và 400 Mastaba. Ba Kim tự tháp trên là: Kim tự tháp Kheops (hay Kim tự tháp lớn tại Giza), Kim tự tháp Khephren và Kim tự tháp Mykerinos.

Các Kim tự tháp này mang tên các nhà vua của Vương triều thứ 4; các kim tự tháp nhỏ hơn là của các hoàng hậu cùng thời. Vật liệu xây dựng tháp là đá vôi được khai thác tại chỗ, bên ngoài được phủ lớp đá vôi trắng nhẵn bóng, lấy từ các mỏ đá ở Tourah, trên hữu ngạn sông Nil, lớp phủ này ngày nay đã bị tróc mất.

Đền thờ: Những đền thờ Hy Lạp cổ đại dùng để thờ thần Mặt Trời. Thờ thần Mặt Trời cũng chính là thờ vua. Đền thờ thường có một cái cửa lớn, đường bệ và phù hợp với tính chất của các nghi lễ tôn giáo. Phần quan trọng thứ hai của đền là khu vực nội bộ của đại điện. Đây là nơi vua tiếp nhận sự sùng bái của một số người nên không gian được tổ chức sao cho u uẩn, kín đáo, mang tính thần bí. Đôi khi, đền còn được bao quanh bởi bức tường thành, ở đây có trổ một cửa gọi là tiền tháp môn (propylon), sau đó là một con đường lát đá, rộng 34 m, dài khoảng 140 m, hai bên đặt những con Sphinx, tiếp đến là các tháp bia, tượng vua và tháp môn.

Nhà ở: Vào khoảng thế kỷ 17 TCN, nhiều loại hình nhà ở được thấy ở thành Telel Amarna. Có ba loại nhà chính sau :

* Nhà ở ba gian, vật liệu xây dựng là lau sậy và đất sét, mái bằng.

* Nhà cho quan lại, tường gạch cao, mở ba cửa quay ra phố.

* Loại lâu đài, dinh thự có ao cá, vườn cây phía trước, vật liệu dùng cột gỗ, tường gạch, dầm gỗ, mái bằng và trong nhà có trang trí tranh tường. Các cung điện của nhà vua có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng có nhiều cột, ngoài trục dọc còn có thể có trục phụ. Gỗ làm cung điện, Ai Cập không có mà được vận chuyển từ Syrie tới.

- Điêu khắc + Hội họa: Trong nghệ thuật Ai Cập, điêu khắc và hội họa thường trộn lẫn. Các tác phẩm, tranh vẽ thường được tìm thấy ở phần dưới của các mảng điêu khắc trên tường. Chúng được các nghệ sĩ sáng tạo để sử dụng nơi công cộng hay trong các lăng mộ với những cảnh, những câu chuyện về vinh quang của các vị thần hay pharaon.

Văn minh Ai Cập có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về việc thể hiện hai chiều chân dung con người và không gian. Những tiêu chuẩn này thay đổi nhẹ trong khoảng thời gian 3.000 năm, cho tới khi Ai Cập bị xâm lược, nền văn minh này biến mất.

Các nghệ sĩ tuân theo những tiêu chuẩn được đặt ra và chủ động thể hiện những cảm giác, biểu hiện về thời đại, thường những biểu hiện này không nằm trong cuộc sống bình thường, mà là một cảm giác độc đáo, riêng biệt về thế giới. Trong thực tế, những bức bích họa hay tác phẩm đắp, điêu khắc là những tác phẩm của một tập thể. Nó yêu cầu tất cả mọi người phải làm theo một đường lối, phong cách chung.

Vậy biểu hiện của những tiêu chuẩn hội họa Ai Cập là gì? Đầu tiên, họ xác định lại thế giới dựa trên cái nhìn 2 chiều sau đó tìm cách thể hiện một cách rõ ràng nhất. Chân dung con người là sản phẩm của hai cái nhìn khác nhau: chính diện và mặt nghiêng (mặt bên). Mắt, tai và phần thân trên thường được mô tả trực diện. Trong khi đầu, hông, chân được mô tả nghiêng. Chúng thường được thể hiện đối xứng. Một nhóm các chân dung thường được làm ngang bằng với một nhóm chân dung khác để tạo nên một hình ảnh đối xứng.

Đặc điểm này chính là tiền thân của nghệ thuật khảm Byzantinme và bích họa châu Âu thế kỷ 14-15. Nghệ sĩ Ai Cập thường chia bề mặt tác phẩm ra thành các dải khác nhau và dàn cảnh trên nó. Các đường ở giữa các dải được coi là đường chính với các chân dung thể hiện trên nó. Nếu phần chân nằm trên đường này thì có nghĩa là nó ở xa hơn trên phần nền. Đây chính là cách các nghệ sĩ Ai Cập thể hiện chiều sâu của không gian.

Còn một quy luật nữa là việc thể hiện da đàn ông đen hơn da phụ nữ. Điều nói lên những người đàn ông làm việc bên ngoài nhiều hơn và phụ nữ dành nhiều thời gian cho việc nhà. Sự tương quan này còn được thể hiện ở việc mô tả chân của người phụ nữ nằm cùng nhau và chân của người đàn ông thường là dang rộng theo bước, thể hiện rõ ý: đàn ông năng động hơn phụ nữ trong xã hội thời đó.

Những quy luật của nghệ thuật Ai Cập cổ đại và những chữ tượng hình đi kèm với các chân dung không chỉ thể hiện những nghi lễ tôn giáo và các chiến công của các pharaon và còn thể hiện cái nhìn phức tạp về thế giới.

Ngoài những quy luật chặt chẽ, ta cũng tìm thấy một vài ví dụ nghệ thuật mang tính tự do cá nhân. Chúng được tìm thấy trong những vật dụng hàng ngày, được chôn trong những ngôi mộ vô danh hoặc trong những mảnh gốm vỡ hay đá vôi. Trong đó, nghệ sĩ sáng tạo một cách tự do, không lệ thuộc vào những quy tắc phải theo khi sáng tác những tác phẩm cho công chúng ở nơi công cộng. Những tác phẩm này được người nghệ sĩ thỏa sức diễn tả ý tưởng theo ý muốn cá nhân.

2/ MỸ THUẬT LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

Khi nói đến Hi Lạp là chúng ta đang nói đến những công trình kiến trúc và những công trình điêu khắc vĩ đại của cả nhân loại. Đó là: Đền Pác-tê-nông, nhà hát Epidause, Nhóm tượng Lao-Cun, tượng ở Xni-dơ, tượng Người ném đĩa,tượng Vệ nữ mi-lô, ... "trên một phương diện nào đó, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Hi Lạp được coi là tiêu chuẩn và những kiểu mẫu không thể bắt trước được".

Nghệ thuật Hi Lạp nói chung, nghệ thuật kiến trúc nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của văn hoá thế giới. Thành tựu của nghệ thuật tạo hình vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời của người Hi Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hi Lạp về trí tuệ. Các chuẩn mực về tỉ lệ con người đến nay vẫn là chuẩn mực, là sự khâm phục đối với con người thười kì Phục Hưng họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại Hi Lạp một tư tưởng nhân văn cao cả một nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị vẻ đẹp con người . Vai trò của nghệ thuật Hi Lạp đối với sự phát triển văn hoá và nghệ thuật nhân loại là rất lớn. "Không có các cơ sở đó, cơ sở do Hi Lạp và La Mã xây nên, thì không thể có Châu Âu hiện đại"- Ăng - ghen . Sự phát triển của nghệ thuật Hi Lạp không giống với sự phát triển của Ai Cập của các nước khác. Bên cạnh đó, chế độ dân chủ đã tạo điều kiện cho các tài năng nghệ thuật phát triển. ở Hi Lạp cổ đại tên tuổi các vị vua hay người đứng đầuthành bang không được biết đÕn. Xã hội Hi Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ. Nhưng bên trong xã hội Êy lại chứa dựng những tư tưởng dân chủ tiến bộ. Chế độ đó mở đường cho các nhà khoa học,các nhà nghệ thuật được phát triển tài năng, sáng tạo. Hơn thế nữa, mảnh đất Hi lạp - ngườn gốc của các thần thoại Hi Lạp. Mọi câu chuyện thần thoại ra đời đều muốn giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Quan niệm củ thế giới thần linh cung giống thế gới con người "thần nhân đồng hình". Nã đã chi phối việc xây dựng các công trình kiến trúc, điêu khắc rất riêng. Ngoài ra thần thoại Hi Lạp còn là những câu chuyện hay, hấp dẫn tạo nguồn cảm hứng cho người nghệ sĩ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, đầy tính nhân văn. Trong đó không thể không kể đến những tác phẩm điêu khắc và kiến tróc bậc nhất thế giới cổ đại.

Kiến trúc có ba kiểu cột chính đó là:

Thức Doric: Ra đời sớm nhất và được phát triển ở Penoponnese miền nam nước ý. Cột Doric đơn giản bằng những đường thẳng, những rãnh sâu.Thức cột Doric, có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Nói chung, thức cột này không có phần đế cột lẫnkhông có phần đầu cột. Vẻ đẹp thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, do nú được sử dụng ở tầng dưới cùng của đấu trường Coliseum và có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4.

Thức Inonic: Là sù kết hợp giữa đường cong và đường thẳng, vừa khoẻ khoắn vừa mềm mại. Phần thân cột là những rãnh thẳng, phần đầu cột được trang trÝ bằng những đường cong mềm mại, duyên dáng hơn.Thức cột Ionicmang dáng dấp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Inonic là Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Cột Ionic có 24 gờ sống đứng trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ, tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:9. Ngoài ra, cột này có thêm đế cột ở phía dưới và đầu cột có hình đệm nhỏ, phía trên có hình xoắn ốc loe ra rồi cuộn vào trong. Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành ba dải. Các ngôi đền có cột này là đền Artemis ở Ephesus, đền thờ Apollo Epikourios ở Bassae, đềnErecteyon ở Athena.

Thức Coranhtieng: Thức cột Corinth ra đời sau hai cột trên, vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, có đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp. Thức cột này do kiến trúc sưCallimachus sáng tạo ra. Cột này có ưu điểm hơn hai cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được trong không gian. Có thể thấy công trình sử dụng loại cột này tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae.

Các loại cột trên sau này được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan vàComposite.

Thức kiến trúc trong đó tương quan giữa các bộ phận của hệ "dầm - cột" đạt tới mức độ hoàn mĩ có nhiệu quả nghệ thuật cao.

Các nhà kiến tróc sư đã nghiên cứu tìm tòi, phát minh ra nhứng thức cột đạt đến độ chắc chắn về cấu trúc, thẩm mĩ về hình thể tạo nên một kiến trúc có một không hai, và đã để lại cho nhân loại mét kho báu kiến thức về kến trúc và những di sản nghệ thuật của nhân loại.

Quá trình phát triển đền đài Hy Lạp cổ đại

Đền thờHy Lạp cổ đại có đặc điểm là nhiều cột chạy vòng phía bên ngoài. Các loại hình đền đài được phân theo mức độ phức tạp của cách thiết kế những cột đó như sau:

Loại đền cổ nhất có dạng hình chữ nhật, lối vào chính ở cạnh ngắn và có hai cột ở chính cạnh ngắn này, gọi là dạng cột đôi ở hiên (Distyle); ví dụ như ngôi đền thờ thầnThemis ở Rhamnus.

Loại đền cổ thứ hai có dạng như trên, nhưng có thêm hai cột ở cạnh ngắn phía sau nữa, gọi là dạng cột đôi ở hiên cả hai đầu ; ví dụ đền thờ Artemis ở Eleusina.

Loại đền giống loại đền thứ nhất, nhưng thay vì hai cột mà là bốn cột ở phía trước, gọi là dạng hàng cột mặt trước hay hàng cột hiên; ví dụ ngôi đền ởSelinus.

Nghệ thuật kiến trúc Hi Lạp cổ đại cùng với đời sống xã hội củaHi Lạp chịu ảnh hưởng lớn của tôn giáo. Họ thờ nhiều vị thần, và mỗi nơi khác nhau thì thê mét thần bảo trợ khác nhau. Bởi vậy có nhiều nhà thờ ra đời với các kiểu kiến trúc nhà thờ khác nhau phát triển. Đó là điều kiện tạo nên sự đồ sộ của kiến tróc Hi Lạp cổ đại.

Điển hình nhất có thể kể đến đền thê Pác - tê - nông mét trong bảy kì quan của thế giới cổ đại.

Đền thời Đền thờ Pác - tê - nông là sự kết hợp hài hoà giữa sự khoẻ khoắn bằngnhững đường thẳng của thức Đô- ríc và sự nhẹ nhàng uyển chuyển giữa đường thẳng và đường cong của thức I-nô-níc. Pác - tê - nông được xây dùng vào năm 443 trước công nguyên. Đền thờ nữ thần A-tê-na,vị thần bảo vệ thành A-ten. Vẻ đẹp của Pác - tê - nông thể hiện trong sù cân đối, hài hoà về tỉ lệ toàn bộ công trình và giữa các bộ phận kiến tróc. Vẻ đẹp của Pác - tê - nông còn được thể hiện, bộc lộ trong sù đơn giản, trang nhã mà khoẻ khoắn, mạnh mẽ của khối kiến trúc chủ yếu dựa trên những đường thẳng với sù trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc và phù điêu dạng trô ngang. Pác - tê - nông do hai nhà kiến trúc sư Calicrats và Ichtinots. Nền đền được xây dựng cân đối với tầm vóc của đền. Các tác phẩm điêu khắc của Phi - di - át đã làm đẹp thêm, lộng lẫy thêm. Tất cả các yếu tố đó đã đưa công trình này lên một tầm nhìn cao,trở thành một công trình sáng tạo đẹp nhất của thế giới cổ đại, là kì quan trong tốp 7 kì quan nổi tiếng nhất thế giới.Công trình có mặt bằng hình chữ nhật kích thước 31m x 70m cao 14m. Có hành lang cột bao quanh: Mặt chính 8 cột, mặt bên gồm 17 cột, các cột

Nghệ thuật Hy Lạp và sự giàu có của châu Á đã kết hợp tạo dựng nên một công trình kiến trúc thần thánh và nguy nga. Đền thờ nữ thần Artemiss nằm trong số Bảy kỳ quan bởi tính tráng lệ về kiến trúc và kích thước khác thường.

Đền thờ này rất lớn, đây là một trong số những ngôi đền đồ sộ nhất do người Hy Lạp cổ đại xây dựng từ trước đến nay. Tọa lạc gần Ephesus bên bờ biển Ionia thuộc Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay, cả hai ngôi đền và thành phố đều trở nên thịnh vượng do số người hành hương đến viếng ngôi đền tráng lệ này, là nơi thờ tượng vị nữthần huyền bí "Nữ thần đi săn của người Ephesia", thường được đồng nhất với vị nữ thần Hy Lạp Artemis, trong thực tế được xem như là vị thần của người Anatolia thời cổ đại.

Đền thờ nữ thần Artemis không những là một trong số những ngôi đền Hy Lạp đồ sộ nhất, mà còn là một trong những công trình được xây dựng toàn bằng đá cẩm thạch lâu đời nhất. Đền được xây dựng ở địa điểm gồm các ngôi đền xây dựng đầu tiên vào khoảng năm 550 TCN với sự giúp đỡ tài chính của Croesus, một vị vua nổi tiếng giàu có thuộc vương quốc Lydia lân cận. Thế nhưng, vào năm 356 TCN, công trình kiến trúc nguy nga này bị thiêu huỷ. Trong vòng vài thập niên sau, người ta dựng tại địa điểm cũ ngôi đền mới, theo hình dáng của ngôi đền ban đầu.

Ngôi đền mới trùng tu vẫn còn tồn tại dưới thời kỳ La Mã, khi ấy nhà văn La Mã đã ngạc nhiên trước kích thước và việc xây dựng ngôi đền. Ba cửa sổ lớn được trổthẳng xuyên qua mái, cửa sổở giữa tạo ra một khoang hở giúp những người viếng đền có thể nhìn thấy vị nữ thần Artemis trên bàn thờ. Chính bàn thờ cũng là một công trình có dóy cột thật tráng lệở bên phía, đặt ở phía trước ngôi đền.

Thế kỉ thứ VI tr. CN phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến. Các tượng thẳng đứng, tĩnh đần được thay thế bằng những pho tượng có dáng động từ đơn giản đến phức tạp dần. Nửa đầu thế kỉ V tr. CN điêu khắc Hi lạp được đánh dấu bằng các tác phẩm trạm nổi ở các đền thờ. Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh động hơn.


3/ Mỹ thuật ấn độ:

nền nghệ thuật huy hoàng của Ấn Độ cổ đại. Sự phát triển của NTÂĐ được tiếp nối từ thế kỉ 3 tCn., không dứt đoạn và có sự chuyển biến tuần tự giữa các phong cách nghệ thuật. Dấu ấn của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo rất đậm trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ. Nghệ thuật Phật giáo hiền hoà sâu lắng trong thế tĩnh, bình yên. Nghệ thuật Ấn Độ giáo sôi động đến cuồng nhiệt, tìm tòi cái hoành tráng, uy nghi. Còn nghệ thuật Hồi giáođi vào siêu hình, chỉ có kiến trúc và trang trí mà không có điêu khắc, hội hoạ (trừ loại tiểu hoạ).

Thời kì Môrya (Maurya): triều đại Môrya (321 - 185 tCn.) thống nhất được các vương quốc ở Miền Bắc Ấn Độ; vua Asôka (Asoka; 273 - 237 tCn.) đưa Phật giáo thành quốc đạo và cho dựng khắp nơi những cột đá trên khắc chỉ dụ của nhà vua để giáo hoá thần dân. Mũ cột Asôka thường có tượng tròn hình những con thú khá tinh xảo. Thời kì Môrya mở đầu cho việc đục núi đá xây dựng chùa chiền và tăng viện. Kiến trúc đá mô phỏng theo các dinh thự bằng gỗ thời trước. Chùa có mặt tiền mở rộng với lỗ cửa hình móng ngựa, bên trên trổ cửa sổ, nóc có mái che (kudu). Tăng viện (vihara) hình vuông, mặt tiền có hiên với các cột trụ. Các chùa và tăng viện hang động nổi tiếng ở Bhaja (Bhãjã) và Ajanta (Ajanta). Tháp (stupa) để tro di hài của Phật tổ, được xây đặc, hình bán cầu; trên đỉnh tháp có một cái tán uy nghiêm. Tiêu biểu là những tháp ở Bhahut (Bharhut) và Xanchi (Sânchî ). Tháp Bhahut (thế kỉ 3 tCn.) có hàng lan can đá với những hình chạm nổi thấp, thuật lại những truyền thuyết Phật giáo, nét chạm hào hứng và phóng khoáng. Tháp Xanchi (thế kỉ 1 tCn. - thế kỉ 1 sCn.) có bốn cổng đá (torana) mở ra bốn phương, trên một cổng có chạm hình vua Asôka hành hương lễ Phật. Cổng tháp Xanchi được xếp vào hàng kiệt tác của NTÂĐ.

Thời hậu kì Môrya, NTÂĐ chia làm 3 dòng lớn theo vùng địa lí. Dòng Ganđara (Gandhâra) ở Đông Bắc chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Hi Lạp, lần đầu tiên sáng tạo hình ảnh Phật Thích Ca. Nhân vật trong nghệ thuật Ganđara mang những nét pha trộn thần Apôlông (Apollon) với phương Đông. Tượng làm bằng chất giả đá hoa hay bằng đá phiến phớt xanh. Dòng Matura (Mathurâ; thế kỉ 2 - 3), phát triển các phẩm chất của NTÂĐ, có sự cân đối giữa các mảng khối và sự hài hoà giữa các đường nét. Tượng làm bằng cát kết sẫm hồng. Dòng Amaravati (Amarâvati; thế kỉ 2 - 4) ở Đông Nam tinh tế và duyên dáng, có ảnh hưởng đến nhiều nước Đông Nam Á.

Thời kì Gupta (Gupta): dưới triều đại Gupta (năm 320 - thế kỉ 6), NTÂĐ đạt tới đỉnh điểm và có ảnh hưởng sâu rộng đến các đời sau. Các chùa hang ở thời Gupta và hậu Gupta có rất nhiều tượng Phật và tượng các nhân vật khác trên mặt tiền, trên đường gờ bên trong nhà. Trang trí điêu khắc phong phú ở thân và mũ cột, ở khung các cửa. Vách và trần các tăng viện đều trang trí bằng các tranh tường. Hang động Ajanta (Ajanta) nổi tiếng về tranh vẽ vách đá được xếp vào hàng kiệt tác của nghệ thuật thế giới. Hậu kì Gupta (cuối thế kỉ 6 - 9), Ấn Độ giáo thay thế Phật giáo, các đền ngoài trời thay thế các chùa hang. Đền thờ ở Mahabalipuram (Mahabalipuram) và ở Elôra (Ellora) được đẽo từ đá núi lửa nguyên khối, đó là bản trình bày bằng đá vũ trụ luận của Ấn giáo. Đền thờ Lingajara (Lingajara) ở Buvanêsơva (Bhuvaneshwar), xây bằng gạch chiếm một diện tích với những tháp đồ sộ có móc hình vành khăn (cikhara). Ở miền Nam, đền thờ có các tháp tam quan (gopura) bên các tường bao quanh. Vô số tượng phủ lên tường và lên nóc các đền thờ đến mức gần như quá tải. Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng là pho tượng đồng Siva Nataraja (Shiva Natarãja).

Thời kì Môgôn, người Hồi giáo xâm nhập Ấn Độ, cuối cùng lập ra triều đại Môgôn (Mogol; 1526 - 1857). Nghệ thuật thời này thường được gọi là nghệ thuật Ấn - Hồi. Lăng mộ hoàng hậu Mahan (Mahâll; thế kỉ 17) ở Agra (Ãgra) là một kiệt tác, được xây dựng bằng đá hoa trắng nạm đá quý nhiều màu rực rỡ. Các vua triều đại Môgôn tập hợp các hoạ sĩ tài danh trong nước để vẽ các bức tiểu hoạ (tranh khổ nhỏ) dành cho các bộ sách lớn trong thư viện của triều đình. Một số hoạ sĩ có tên tuổi như Đaxoan (Daswanth), Badaoan (Basãwan).

CÂU 3: Nêu đặc trưng ngôn ngữ, thể loại và chất liệu của hội họa


Trong hội họa đường nét, màu sắc là ngôn ngữ đặc trưng của hội họa. Hội họa có ưu thế đặc biệt trong việc phản ánh thế giới với mọi màu sắc phong phú, tinh tế của nó và hòa sắc của tác phẩm làm cho nó có sức biểu hiện sâu sắc, tế nhị về tình cảm. Ánh sáng, bóng tối và sự kết hợp uyển chuyển giữa các đường nét, màu sắc với các thủ pháp xa - gần (khoảng cách phù hợp) của hội họa tạo ra cảm giác không gian ba chiều[5]. Khả năng tạo hình của hội có ý nghĩa rất lớn, nó nói lên được tư tưởng và tình cảm con người trên mọi cung bậc và sắc thái khác nhau. Song hội họa chỉ có thể gợi lên quá trình phát triển của các biến cố trong phạm vi những khoảnh khắc mà nó thể hiện chứ không miêu tả được đầy đủ quá trình phát triển sinh động của hiện thực như văn chương, điện ảnh, hoặc sân khấu.

Về thể loại hội họa có tranh trên giá, tranh hoành tráng, tranh chân dung, tranh phong cảnh, tranh "bố cục", tranh tĩnh vật...

Chất liệu:

"hội họa nước": Căn bản, "hội họa nước" là hội họa trên giấy - là một trong những kỹ thuật vẽ cổ xưa nhất của loài người.

Hội họa lụa: Có lẽ không có một thể loại hội họa nào mà "mặt nền" đã trở thành tên gọi của chính nó - như tranh lụa. Thực là sai lầm khi gọi tranh lụa là "màu tự nhiên trên lụa", "thuốc nước trên lụa", "bột màu trên lụa", "mực nho trên lụa", v.v.

Sơn dầu và sơn mài: Hội họa hiện đại Việt Nam, khởi đầu từ 1925, cùng với sự ra đời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.

Cũng giống như các nền hội họa hiện đại ở một số nước á Đông khác (như Trung Quốc, Nhật Bản), ban đầu, hội họa Việt Nam chủ yếu hướng vào một phương tiện "vật chất" chung: sơn dầu - là một chất liệu khi đó vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kỹ thuật trầm trọng nhất kéo dài suốt thế kỷ 18 - nhờ nổ ra cuộc cách mạng "ấn tượng".

Từ nửa sau thế kỷ 19, về căn bản, sơn dầu chỉ được xem như một chất liệu đục.

Nếu so sánh những bức tranh sơn dầu của thời nay với những bức tranh sơn dầu thời cổ xưa như của Van Eyck, Durer, Cranach, Grunewald, Breughel, Bosch - thì cũng tương tự như so sánh những bức tranh bột màu với những bức tranh thuốc nước.


CÂU 4: Trình bày đặc trưng ngôn ngữ, thể loại, chất liệu của kiến trúc:


- Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về sắp xếp không gian, thiết kế các công trình kiến trúc. Một định nghĩa rộng hơn có thể bao gồm việc thiết kế môi trường xây dựng tổng thể từ vĩ mô như quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị và kiến trúc cảnh quan, kiến trúc công trình, đến vi mô như thiết kế nội thất, sản phẩm hay tạo dáng công nghiệp. Xét về chức năng thì kiến trúc là nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất của xã hội, và trước hết là nhu cầu về nhà ở, công trình để lao động, nghỉ ngơi và điều hành các chức năng xã hội mà còn là bản chất thẩm mỹ sự tác động giữa tư tưởng - tình cảm, sự thỏa mãn nhu cầu cái đẹp của con người.

Đặc trưng của ngôn ngữ của nghệ thuật kiến trúc là ở chỗ, trong hai tính năng phục vụ lợi ích và thẩm mỹ, thì tính năng phục vụ lợi ích có ý nghĩa nội dung, mang tích mục đích, tính năng thẩm mỹ mang ý nghĩ hình thức. Cho nên, các hình tượng của nó trước hết, mang tính chất ích dụng; mặt khác cái đẹp về hình thức kết hợp cái ích dụng vật chất - tinh thần lại phản ánh những tư tưởng chung, về sự khẳng định cuộc sống, về tầm vĩ đại, về sự hùng mạnh của những tư tưởng thẩm mỹ về cái đẹp.

Là nghệ thuật chiếm lĩnh không gian, bằng phương pháp tạo hình, nên cái đẹp trong kiến trúc được tạo dựng thông qua hình khối, đường nét, các tỷ lệ, nhịp điệu và kiểu dáng cao - thấp, rộng - hẹp, cong - thẳng, mau - thưa. Nhưng do những điều kiện lịch sử, tôn giáo khác nhau mà các phong cách kiến trúc cũng khác nhau. Do đó, kiến trúc châu Âu khác với kiến trúc châu Á, kiến trúc Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo cũng khác nhau. Chẳng hạn như kiến trúc Bigiăngtanh, Rômăng, Gôtích trong thời kỳ Trung cổ[3].

Trong đặc trưng ngôn ngữ của nghệ thuật kiến trúc tác động, gợi ý nghĩa bằng đặc tính chất liệu của nó từ đất, đá, gỗ, mây, tre, nứa, lá, kim loại. Kiến trúc bao gồm nhiều thể loại được phân theo chức năng của công trình như kiến trúc dân dụng, kiến trúc công cộng, kiến trúc tôn giáo, công viên.

- Trang trí cũng là loại hình có từ lâu đời gắn bó mật thiết với nghệ thuật kiến trúc, mà đặc điểm nổi bật của nó cũng bao hàm tính năng phục vụ lợi ích và thẩm mỹ. Đặc trưng của nghệ thuật trang trí là hình trang trí hoặc hoa văn. Các yếu tố hợp thành hoa văn là họa tiết và nhịp điệu. Trong đó các họa tiết kết hợp các đường nét hình học theo một kiểu nào đó thì nhịp điệu lại nối các họa tiết với nhau thành một khối thống nhất, lặp đi, lặp lại nhiều lần tạo sự hài hòa, nhịp nhàng và thống nhất giữa các yếu tố trong một tác phẩm trang trí.

Nghệ thuật trang trí bao gồm nhiều thể loại, từ sự trang điểm cho con người, đến trang trí nội thất và tạo dáng, tạo mẫu mã hàng hoá nói chung, thuộc về mỹ thuật công nghiệp, có tên gọi là Design. Trong xã hội hiện đại ngày nay, Design càng có vai trò hết sức quan trọng góp phần làm đẹp thế giới các đồ vật từ những vật dụng sinh hoạt thường ngày đến hàng hoá, đến môi trường sống, làm việc và hoạt động nói chung của con người.

- Vật liệu: Trong thiết kế kiến trúc các công trình xây dựng thường liên kết, kết cấu: giàn, vòm, khung, khung - vách cứng..., sử dụng các vật liệu thích hợp cho từng hạng mục công trình như: gạch, gốm, gỗ, đá, ngói...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro