Trường phái: ROCOCO, DÃ THÚ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ROCOCO

1/ Đặc trưng:

Phong cách trang trí đặc trưng bởi những đường nét uốn lượn của ánh hào quang, những đường vòng lượn sóng không theo qui luật và bố cục tuân theo hệ thống. Trong hội họa, phong cách Rococo được thể hiện bởi những màu sắc tinh tế, nơi mà màu hồng, màu xanh lá cây và màu vàng được dùng làm chủ đạo trong các chủ đề thần bí và những câu chuyện ly kỳ của các nhân vật thần thoại.

Rococo nảy sinh từ Baroque nhưng lại đối lập lại với Baroque, rồi sau này đến phiên Rococo lại bị Neoclassicism phủ định và thay thế. Bị kẹp giữa, Rococo không trang trọng lộng lẫy như Baroque, không đứng đắn nghiêm nghị như Neoclassicism, và thiếu hẳn tính đạo đức của cả hai. Rococo là hoa lá, đùa cợt, lung linh, phù phiếm, gợi tình đúng như một người đàn bà Pháp thế kỷ 18 chỉ thích trang điểm, mặc đẹp, xem hát, chơi bời.

Nghệ thuật Rococo là nhẹ dàng, phong phú.

Bố cục mềm mại duyên dáng, thoáng đãng, bức tranh như một bài thơ.

Chất liệu sơn dầu, chủ yếu là tranh giá vẽ.

2/ Tác phẩm:

+ Francois Boucher (1703 - 1770) Ông sống vào thời đại mà nghệ thuật châu Âu bị coi là suy đồi xuống dốc sau 3 TK chói lọi. Theo học bậc thầy trang trí là Leymoyne. Năm 24 tuổi ông tự bỏ tiền đi Ytalia để làm việc và học tập. Sở trường là tranh khắc, tranh minh hoạ. Nét vẽ của ông chắc mạnh, không pha nét thần kì. Nghệ thuật của ông theo phong cách Rococo ngại sự nghiêm trang, thiên về tinh thần trang trí thực thụ của Roroco. Ông đưa vào tranh các phụ nữ khoả thân vô cung duyên dáng và cao quý, thân hình tuyệt mĩ tròn trịa và thật ngây thơ của họ. Ông là đại gia trong lĩnh vực tuyên dương cái đẹp, đúc kết cả tinh hoa trời đất vào thân thể phụ nữ.

"Phòng trang điểm của Venus; "Leda và thiên nga,"

+ Jean Honore Fragonard (1732 - 1806)Ông sinh ra ở Nam Pháp, Học trò của Boucher, học được kĩ thuật bậc thầy của Boucher cũng yêu thích cái đẹp trên thân hình phụ nữ trẻ tuổi. Ông thể hiện quang cảnh có con người và thiên nhiên

"Cô bé chơi với chó cún," của Fragonard, 1765, "Nụ hôn trộm," của Fragonard, 1780

3/ So sánh: (tân cổ điển)

DÃ THÚ

1/ Đặc trưng:

Phái Dã thú (Fauvism) là tính chất táo bạo với dụng ý đập mạnh vào tâm trí người xem, do sự mãnh liệt của sắc thái và sự tự tiện tô màu. Họ bất chấp tất cả nguyên tắc về màu sắc, ánh sáng, không khí của thiên nhiên. Để làm cho người xem ngạc nhiên, họ có thể vẽ bầu trời màu lục, lá cây màu đỏ, thân cây màu tím, dường đi màu hồng. Nét bút của họ cũng không theo nguyên tắc nào cả, và còn làm ngược lại những thể lệ đặt ra từ trước. Nhưng dù màu sắc không theo thiên nhiên, nhưng họ thường để màu bổ túc cạnh màu căn bản, để tăng cường độ tươi đẹp.

Canh tân: Như vậy, tất cả những gì gò bó, cổ điển, Hàn lâm, mang tính chất ước lệ, cho đến cả ánh sáng và chủ nghĩa Tự nhiên của hội họa Ấn tượng... cũng đều bị những người chủ trương trường phái Dã Thú chối bỏ. Phải canh tân toàn diện. Ða phần họ dùng những màu nguyên, có sức biểu tả cao, những màu rực rỡ, chói lọi, đầy sức kích thích mạnh mẽ và tràn trề của hình thể, để gia tăng sức biểu hiện cảm xúc của mình. Một khuôn mặt xanh lẹt, một đám người quay cuồng nhảy múa rực lên một màu đỏ dữ dằn, Tất cả như gây ra một cơn "sốc" cho người thưởng ngoạn. Ðiều nầy được Paul Gaugin giải thích: "Với tôi, cần phải tiến đến một phong cách nghệ thuật kết hợp giữa trực cảm và chối bỏ hoàn toàn sự trung thành với thiên nhiên. Do đó, phải dùng đến những màu sắc thuộc loại Phi Biểu Tả".

Thành thử, những hoạ sĩ của chủ nghĩa Dã thú rất có ý thức sâu sắc trong cách chọn lựa những màu sắc phi biểu tả, với mục đích tăng cường đến tối đa sự biểu tả của mình.

Họ gọi đó là "Cơn sốt của màu sắc" mới có thể lột trần hết được nguồn cảm xúc của mình.

Trong địa hạt nầy, ta thấy rõ các bậc thầy của chủ nghĩa Dã thú đã chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương Ðông, không những cả nghệ thuật "bốc lửa" của người da đen, mà còn cả chất trang trí theo phong cách Ả Rập. Theo họ, nếu không có thể tạo được "cơn sốc về màu sắc" lên trên họa phẩm của mình, thì sẽ làm tan biến ngay chất hội hoạ. Nhưng dù sao, chủ đích của những hoạ sĩ Dã thú vẫn là muốn tạo ra cuộc thể nghiệm hoá thân vào cảm xúc, để thực hiện những ước mơ hoà hợp được thiên nhiên và con người

2/ Tác phẩm:

+ Chân dung của Vlaminck qua nét vẽ của André Derain; Bức tranh Landscape with Red Trees của Vlaminck

Vlaminck (1876-1958) là họa sĩ được xem là "dã thú nhất" trong nhóm Dã thú. Ông ta xuất thân trong giai cấp bình dân. Để mưu sinh và hội họa, ông ta đánh đàn trong những quán cà phê và đua xe đạp. Ông vẽ tranh cốt là để phá phách và tiêu khiển. Nhưng chuyện lạ là những bức tranh thuộc loại phá phách nầy lại được nhiều người thích và bán được. Thế là ông ta bỏ nghề đánh đàn và đua xe, chuyên vẽ tranh và trở nên giàu, tậu nhà đất ở vùng Ruel La Gadelière sống với vợ con.

Nghệ thuật của Vlaminck là sự sáng tác theo bản năng của một con người có tính chất quyết liệt, táo bạo, phá phách. Làm ăn ra, Vlaminck cũng làm tranh khắc gỗ, vẽ trang trí bìa sách và kiếm tiền khá. Nhóm Dã thú tập hợp lại từ năm 1903 và tan rã vào năm 1907, đánh dấu sự bùng nộ cuộc đấu tranh của những họa sĩ để giải phóng hội họa khỏi mọi sự ràng buộc của một nhà mỹ thuật có quyền thế. Trường phái "Dã thú" là sự nổi dậy đầu tiên của giới nghệ thuật thế kỷ XX; nó tạo cái đà cho sự ra đời của những trường phái mỹ thuật tân kỳ hơn của thời hiện đại.

+ Bức The Turing Road của Derain;

André Derain (1880-1954). Ông cũng là nghệ sĩ người Pháp, kiệt sắc của trường phái Dã thú, có biệt tài trên nhiều ngành: hội họa, điêu khắc, trang trí và đồ họa. Trong hai muơi năm đầu của thế kỷ XX, vị trí của ông là gần trung tâm phong trào Tiền phong tại thủ đô Paris. Một thời, những tác phẩm của ông đã không ngừng dưạ theo các danh sư hội hoạ Cổ điển, cho nên trở nên khô khan và sặc màu kinh viện.

Nhưng sau đó, đã có những chuyển hoá sâu sắc. Chính ông là một trong những nhà sáng lập trường phái Dã thú, và đồng thời, trong chuyển biến, cũng đã là thành viên đầu tiên của trường phái Lập thể. Qua hai phương hướng nầy, ông là một trong những người đầu tiên đã khám phá ra thể loại "Nghệ thuật Nguyên thủy" (Primitive art).

Mặc dầu ông là một nhân vật có tầm quan trọng trong lịch sử hội họa tiền bán thế kỷ XX về mặt lý luận và tổ chức, tuy nhiên, tác phẩm của ông thì lại không theo kịp được phẩm chất tác phẩm của những hoạ sĩ lớn cỡ như Matisse và Picasso. Ông cũng biên soạn nhiều tài liệu quý của các trường phái kể trên. Ngoài ra, ông cũng chuyên về nghệ thuật trang trí sân khấu.

3/ So sánh: (ấn tượng)

Trường phái Ấn tượng dùng quá nhiều ánh sáng và ưa phân tích tỉ mỉ, thì trường phái Dã thú thiên về sự ngẫu nhiên và đặc biệt chú trọng đến việc sáng tạo sắc độ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro