Chuyện tình mẹ con trên hoang đảo 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần 9: Thêm người lên đảo

Sau đám cưới, cuộc sống lại tiếp tục trôi qua và Vân sau đó cũng đã mang thai như ý muốn của cả nhà. Khỏi phải nói là Vân và Hải vui tới cỡ nào khi cô có thai như vậy và càng vui hơn nữa khi ở tuổi 37, Vân đã hạ sinh cho Hải một bé trai vô cùng khỏe mạnh và kháu khỉnh. Trong thời gian mang bầu, tuy không có váy bầu chuyên dụng nhưng những bộ váy còn sót lại trên tàu cũng đủ cho cô dùng trong suốt thời gian mang bầu nên Vân tránh phải trần truồng hoặc ăn mặc thiếu vải trong suốt thai kỳ.

Bé trai sinh ra nhờ sự trợ giúp đỡ đẻ của bà Nụ và nó hoàn toàn bình thường, không chút dị tật nào cả. Rồi thời gian lại tiếp tục trôi qua thêm 4 năm nữa và Vân đã sinh cho Hải đứa con thứ hai là một bé gái thật kháu khỉnh. Lúc này, Vân cũng đã 41 tuổi và cô cũng rất vui mừng khi sinh được cho Hải không chỉ một đứa con. Ở tuổi 41, trông Vân cũng có vẻ già hơn trước, thân hình cũng có khác đi nhưng thật may là nhờ lao động mà nó đã không bị phát phì.

Các bé con do Vân sinh ra cũng khỏe mạnh và lúc này, cả nhà đã ở trên đảo tới năm thứ chín. Cuộc sống vợ chồng đôi lúc khó tránh khỏi mâu thuẫn. Tuy nhiên, ngoài tình cảm vợ chồng ra thì Vân và Hải còn tồn tại tình cảm mẹ con nữa nên họ đã làm hòa rất nhanh sau mỗi lần cãi vã. Thời gian nhanh chóng trôi qua và Hải lúc này đã là một chàng trai 22 tuổi còn Trang lúc này đã trở thành một cô bé 12 tuổi và đã trưởng thành hơn trước khá nhiều. Còn ông Xuân đã 84 tuổi, bà Nụ đã 82 tuổi và thật may mắn khi họ đã sống qua tuổi 80 trên hòn đảo này. Tiếp tục những năm tháng trôi qua mà chả có con tàu nào đi qua đây cả. Họ lại tiếp tục chờ đợi và chờ đợi.

Một ngày nọ, lúc này theo sổ lịch của ông Xuân thì đang là mùa thu của Nam Bán Cầu. Trời bỗng nổi mây đen ầm ầm và theo như kinh nghiệm thì ai cũng biết rằng đây là dấu hiệu của trời sắp nổi bão khá to. Mây đen đã kéo tới khá nhiều và việc đầu tiên chính là phải đảm bảo an toàn cho cả nhà. Lúc này, hai bé con đang do bà Nụ trông ở trong phòng còn cả Vân, ông Xuân và Hải đang làm việc ở bên ngoài. Thấy trời như vậy, Hải liền bảo Vân:

– Em nhanh về phòng trông con cùng bà Nụ đi. Trời đang chuẩn bị nổi bão đấy, không về nhà là không được đâu.

Vân đáp lại:

– Thế anh định ở đâu?

Hải đáp:

– Anh và cụ Xuân đang tính ở lại ngoài này để xem tình hình thế nào.

Vân nghe vậy liền tỏ ra không vui rồi nói:

– Anh đừng như vậy. Ở ngoài giờ làm thì cũng chả có tác dụng gì. Bão tới rồi tan cũng nhanh thôi. Anh với cụ Xuân cũng nhanh về nhà đi. Anh phải nghe lời em đi. Em không thể mất anh được đâu, mất anh coi như là em vừa mất cả chồng lẫn con của mình đó, thực sự em sẽ rất đau khổ.

Nghe vợ nói vậy, Hải cũng xuôi xuôi nên cùng cụ Xuân nhanh chóng quay về. Bất chợt, cụ Xuân hô lên:

– Có tàu, có tàu!

Nghe vậy, cả Vân và Hải cùng quay lại, thấy cụ Xuân đang cầm ống nhòm hướng ra biển. Cụ Xuân chỉ tay ra biển rồi nói:

– Có một con tàu ở ngoài khơi kìa, có lẽ là nó cách chúng ta vẫn còn xa.

Vân nghe vậy liền bảo:

– Có tàu là tốt nhưng an toàn là trên hết ông ơi! Thôi ông nghe cháu, về phòng trú ẩn đi.

Cụ Xuân lại đáp:

– Ta không có ý chờ tàu ở đây, nhưng ta muốn phát đi tín hiệu cấp cứu đã.

Nói rồi, cụ Xuân lấy khẩu súng bắn pháo sáng và bắn liền 3 phát lên thẳng trời. Có lẽ, cụ hy vọng là tàu đó sẽ nhìn thấy tín hiệu và cả đoàn có thể được cứu. Bắn xong ba phát pháo sáng đó, cụ cùng Hải nhanh chóng về phòng. Hôm nay, bà Nụ cùng Vân ở một phòng để trông nom hai đứa nhỏ còn Hải và cụ Xuân ở một phòng đợi bão tan. Cơn bão sau đó kéo đến khá dữ dội và may mắn nhờ có những căn nhà bằng đất nung vững chãi này mà họ được trú ẩn an toàn. Chỉ có điều, do không làm cửa sổ kính nên họ không thể nhìn ra ngoài được mà chỉ nghe thấy tiếng gió rít vù vù mà thôi. Cơn bão cũng yếu dần và tan đi trong đêm hôm đó và nó có lẽ đã trút một trận mưa cực lớn lên biển cũng như hòn đảo này.

Sáng hôm nay, khi gió đã tan, tất cả mọi người cùng ra ngoài và phát hiện từ đằng xa một con tàu. Không, đó là một chiếc ca – nô thì đúng hơn. Chiếc ca – nô từ từ tiến vào bờ và mắc cạn ở trên bờ. Từ trên ca – nô, một phụ nữ trẻ và xinh đẹp đang bước xuống, đi cùng người phụ nữ này là hai đứa nhỏ, đều là con trai và ước chừng độ khoảng ba tuổi gì đó. Nhìn dáng vẻ thì thấy người này có lẽ cũng là người châu Á, giống người Việt Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản gì đó. Khi thấy trên đảo có người, người phụ nữ đó ban đầu hơi sợ hãi nhưng sau đó cũng nói:

– Xin hãy cứu mẹ con chúng tôi! Chúng tôi bị đắm tàu!

Thật là tình cờ khi đây cũng là người Việt Nam, cả đoàn vui mừng chạy ra đón mẹ con họ vào bờ. Hải nói:

– Chị là người Việt Nam à! Sao lại lạc lên đảo này thế?

Người phụ nữ kia đáp:

– Vâng, tôi là người Việt Nam phục vụ trên tàu hàng của Brazil. Hôm nay tàu gặp bão và chìm mất rồi. Còn ba mẹ con tôi khi đó đang ở trên boong tàu, may mắn thoát lên được trên xuồng cứu hộ này và lênh đênh trên biển cả đêm hôm qua. May là sáng nay biển lặng, lại nhìn thấy đảo này và tôi lái tàu và đảo này luôn.

Nghe người phụ nữ nói vậy, cả đoàn đều có sự đồng cảm bởi họ cùng quê, lại lạc lên đảo hoang này cùng hoàn cảnh. Hải cũng kể lại câu chuyện ngày trước của đoàn mình rồi hỏi tên người phụ nữ. Hóa ra đó là một cô gái trẻ, tên là Mai – năm nay 23 tuổi tức là hơn Hải chỉ 1 tuổi thôi. Hai đứa nhỏ kia là con của Mai. Hai đứa đều sinh đôi và đều đã 3 tuổi, có nghĩa là kém đứa đầu của Hải 1 tuổi và hơn đứa thứ 2 của Hải 1 tuổi. Mai là phục vụ ở bếp ăn ở trên tàu hàng của Brazil.

Cả hai vợ chồng cô đều định cư ở Brazil và chuyến đi lần này tàu dự kiến ghé Việt Nam và dừng ở đó khá lâu nên cô đem theo hai đứa nhỏ đi để muốn nó được về gặp ông bà và họ hàng ở Việt Nam. Chỉ ai ngờ là tàu lại gặp bão và đắm như thế. Bây giờ khi ở hoàn cảnh này, Mai cũng không còn cách nào khác là ở lại đây cùng hai con để sinh sống.

Cô cũng rất bất ngờ khi biết Hải và Vân là mẹ con nhưng giờ là vợ chồng và cũng đã sinh con với nhau. Tuy vậy, khi nghĩ lại trong hoàn cảnh của họ thì cô cũng thấy thật sự là hết sức bình thường. Cô nhanh chóng cùng cả nhà xây dựng một căn nhà mới cho ba mẹ con cô và họ cùng lao động để cấy cày trồng trọt ở trên đảo. Thật may mắn cho cả nhà khi Mai rất thông thạo việc làm bếp và chế biến món ăn.

Cô đã nhờ Hải và ông Xuân đóng cho mấy cái hũ bằng gỗ và cả nhà bắt đầu làm muối rồi cả nước mắm và mắm tôm nữa. Đây là những gia vị cực kỳ quan trọng đối với món ăn Việt Nam và cả nhà khỏi phải nói đã vui tới cỡ nào khi mà sau gần 10 năm lưu lạc trên đảo thì giờ đây đã được nếm thứ gia vị độc đáo này của quê hương.

Cuộc sống trên đảo lại trôi qua thêm một năm nữa kể từ ngày đảo đón thêm thành viên mới. Vân lúc này đã 42 tuổi và từ ngày có Mai ở trên đảo, cô cũng cảm thấy mình thật thua thiệt khi so sánh với Mai – một người bằng tuổi Hải và tất nhiên đang trẻ trung hơn mình nhiều nữa. Bất chợt, cô tự nhận thấy rằng, có lẽ nếu tiếp tục ở bên mình thì Hải sẽ chịu thiệt thòi rất nhiều. Bởi thế, một đêm nọ, khi hai vợ chồng đang ngủ cạnh nhau, Vân nói với Hải:

– Anh này, em đang có một suy nghĩ thế này. Em định nói ra nhưng lại e ngại vô cùng.

Hải đáp:

– Chúng ta đã là vợ chồng, có gì mà không kể cho nhau nghe được chứ. Em cứ nói đi, đừng ngại.

Vân đáp lại:

– Thực sự là ngày xưa, mặc dù em vừa nhiều tuổi hơn anh nhiều, lại là mẹ anh nữa nhưng em vẫn chấp nhận lấy anh vì khi đó chúng ta không có sự lựa chọn nào khác được. Nhưng mà giờ có Mai mới lạc lên đảo. Mai hơn anh có 1 tuổi, trẻ trung hơn em rất nhiều. Nếu như để anh sống đời kiếp với em thì có lẽ là thiệt cho anh nhiều lắm. Em tính, hay là anh cưới Mai đi.

Hải đáp lại:

– Em nói gì ngớ ngẩn vậy. Em quên những lời hẹn thề của chúng ta rồi à! Nếu giả sử bây giờ chúng ta chưa cưới nhau thì không sao. Nhưng giờ chúng ta đã cưới nhau, có sự chứng giám của cả nhà. Em lại đã sinh cho anh 2 đứa con khỏe mạnh xinh đẹp thế, anh nào có mong muốn nào khác đâu.

Vân ôm Hải rồi nói:

– Nhưng thực sự là em thương anh và sợ anh thiệt nhiều lắm. Cái này em nói thật lòng đó, nếu anh yêu Mai và lấy Mai em cũng sẽ không ghen hay ý kiến gì đâu.

Hải lại đáp:

– Cái đó anh biết. Có điều việc này ngoài việc là anh không muốn bỏ vợ mình thì còn có lý do khác nữa đấy. Em mới nghĩ được bề nổi thôi.

Vân đáp lại:

– Gì thế anh?

Hải đáp:

– Đó là việc giờ chúng ta đã có thêm thành viên mới, lại là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp và quan trọng là có thêm 2 đứa con trai nữa. Chúng ta ngoài việc đáp ứng tình cảm của nhau ra thì còn phải có nghĩa vụ sinh sôi nảy nở những thế hệ sau nữa. Muốn vậy thì anh không thể cưới Mai được. Anh đang muốn một người con trai của Mai sau này sẽ cưới bé Trang còn một đứa sẽ cưới con gái thứ hai của chúng ta. Mai sẽ lấy con trai của chúng ta. Em tính thế nào?

Vân đáp lại:

– Thật sự thì em cũng chưa nghĩ tới chuyện này thật. Nhưng đúng là làm thế thì mới có lợi cho cư dân trên đảo sau này được.

Hải đáp:

– Đấy, quan trọng là thế nữa đó. Tuy nhiên trước hết anh không lấy Mai vì đã có vợ anh rồi. Tất nhiên một người thì không thể xinh đẹp trẻ trung mãi được. Tuy nhiên em đã là vợ anh, lại cho anh 2 đứa con vô cùng khỏe mạnh thế thì còn mong gì hơn nữa. Lời thề chung thủy đã thốt ra rồi thì không thể nào coi thường được đâu. Sau này em nhớ bỏ ý định đó đi nhé.

Vân nghe vậy liền ôm Hải rồi nói:

– Vâng, em tin anh mà. Đúng là con trai yêu của mẹ lớn thật rồi đấy.

Hải cằn nhằn:

– Đấy, lại mẹ với con rồi đó.

Vân đáp:

– Thì em chảo bảo đôi lúc cho em làm mẹ anh rồi còn gì. Chả phải chính em sinh ra anh đó sao.

Nói rồi, hai vợ chồng cười đùa một lúc rồi đi ngủ. Thời gian sau đó, Hải và Vân cùng nói với Mai ý định đã bàn trước. Mai nghe xong cũng hơi sững sờ rồi nói:

– Anh chị nói việc này với em cũng làm em hơi bất ngờ quá. Em thấy chỉ có việc một đứa nhà em lấy con gái của anh chị thì nghe còn xuôi vì hai đứa nó chênh nhau có 1 tuổi. Còn con trai em lấy em Trang là em gái anh chị thì em sợ là hơi lệch quá thì con em kém bé Trang tận 9 tuổi. Còn em với con trai anh chị thì càng lệch vì em hơn nó tận 20 tuổi.

Vân nghe xong rồi vỗ vai Mai rồi nói:

– Chúng ta phải chấp nhận thôi mà. Trên đảo này đâu có sự lựa chọn khác. Như chị là mẹ anh Hải, đã sinh ra anh Hải nhưng vẫn chấp nhận cưới anh Hải và còn sinh con cho anh ấy nữa. Có điều là lúc đó anh chị không có sự lựa chọn nào khác vì trên đảo này chả còn ai cả. Còn giờ có gia đình em tức là một gia đình khác rồi. Chúng ta đã có đủ nhân lực để có thể hình thanh một lớp cư dân mới nên chị nghĩ rằng chúng ta không có việc gì phải ngại ngùng cả đâu.

Sau đó, khi được thuyết phục thêm, Mai cũng bắt đầu xuôi xuôi và cô chấp nhận theo ý kiến đó của cả nhà. Thời gian trôi qua và Mai cũng dần yêu cuộc sống trên đảo hơn và muốn gắn bó với nó. Nhờ có Mai mà cuộc sống trên đảo đã trở nên phong phú hơn. Bữa ăn đã trở nên đa dạng, đậm đà hơn. Cuộc sống nhờ đó cũng đầy thú vị hơn trước nhiều.

Phần 10: Kết nối với thế giới loài người

Cuộc sống trên hoang đảo của cả đoàn – khi này đã lên tới 10 người lại tiếp tục trôi qua và bây giờ đã sang năm thứ 10 những người đầu tiên như Hải, Vân và hai ông bà Xuân, Nụ đặt chân lên đảo. Cụ Xuân khi này đã 85 tuổi và yếu hơn trước khá nhiều. Cụ nằm nhiều hơn và công việc giờ đều do Hải, Mai cùng Vân gánh vác cả. Cuộc sống trôi qua tưởng như sẽ không có gì biến động nữa thì vào một ngày của năm thứ 12 trên đảo, một con tàu bỗng dưng cập vào đảo. Đây là một con tàu khá lớn và nó hạ neo cách đảo chừng khoảng hơn 1 hải lý mà thôi. Sau đó, một chiếc xuồng máy chở một nhóm người vào đảo và nhóm người này có lẽ không phải người Việt Nam do gương mặt họ nhìn rất khác. Hải cùng Vân bước ra và khiến họ vô cùng kinh ngạc khi thấy hòn đảo này có người. Do cùng biết tiếng Anh nên Hải đứng ra hỏi họ:

– Các ông là ai, lên đảo có mục đích gì?

Một người đứng ra nói:

– Chúng tôi là người phụ trách tàu hàng ngoài kia, muốn lên đảo để định kiếm chút nước ngọt do hôm qua chúng tôi đã dùng hết rồi. Giờ chúng ta nên vào kia để dễ nói chuyện hơn.

Trên xuồng khi này có 3 người, họ đi vào trong đảo và được cả nhà tiếp đón khá nồng hậu. Cả đoàn cũng kể về việc đã sống trên đảo lâu năm do bị đắm tàu. Một người trong số họ đáp lại:

– Chúng tôi là tàu chở hàng đến từ Chile và chở hàng cho trạm nghiên cứu của Chile tại Nam Cực. Hòn đảo này vốn nằm ở Nam Bán Cầu và cách bờ biển Chile khoảng hơn 1000 hải lý về phía Tây Nam, trên đường đi xuống Nam Cực. Đảo này chúng tôi đều nắm rất rõ và cách đây cũng rất lâu, dễ cũng phải mấy chục năm trước đã có đoàn khảo sát lên đảo này đo đạc. Đảo này rộng hơn 5 km2 và có rừng cây nhưng không có động vật đặc hữu, lại chả có khoáng sản cũng như dầu mỏ xung quanh nên chính phủ Chile và nhiều nước khác đều không quan tâm tới đảo này cho lắm. Thành thử ra là tới giờ nó vẫn không hề có người sinh sống. Gần đây thì chính phủ Chile có hợp tác với một số nước về việc cử người đến sống và nghiên cứu tại Nam Cực nên cứ 1 năm chúng tôi lại có 2 lần chở hàng tới Nam Cực và có thể sẽ đi ngang qua đảo này. Đây là chuyến đi đầu tiên nên chúng tôi chưa có kinh nghiệm và đã dùng hết nước ngọt rồi. Giờ muốn xin tiếp tế một ít nước ngọt để tiếp tục hành trình.

Tất nhiên là với đề nghị này thì cả nhà chả tội gì mà không chấp nhận. Tuy vậy, có một người nói ra một việc mà khiến cả đoàn rất chú ý. Người này tên là James Sanchez và anh ta có đề đạt một ý kiến rất hay:

– Tôi thấy mọi người đã ở trên đảo này và cũng muốn gắn bó ở lại với nó. Tuy vậy sức lực của quý vị thì sẽ khó mà tự bảo vệ mình được. Hay để đợt này chúng tôi sẽ về đề xuất với chính phủ Chile là sẽ bảo hộ cho hòn đảo này. Từ giờ đây sẽ là một phần lãnh thổ của Chile và mọi người sẽ an tâm sinh sống hơn. Chưa kể là còn cả kết nối thông tin nữa.

Hải nghe vậy thì cũng gật đầu đồng ý. Trước khi đi, cậu nói với James:

– À! Cho tôi hỏi chút! Tàu của mình có pin mặt trời và dây điện không? Chúng tôi muốn mua một ít.

James đáp lại:

– À có đấy. Chúng tôi có thể tặng mọi người mà, đừng ngại.

Hải đáp lại:

– Không! Tôi biết đó không phải là của riêng bọn anh nên muốn mua đàng hoàng.

Vân giật tay Hải rồi nói:

– Sao thế anh? Chúng ta ở trên đảo này thì tiền đâu mà mua.

Hải đáp:

– Có mà, em yên tâm đi.

Vân hỏi:

– Thế tiền đâu ra?

Hải đáp:

– Lúc trước, khi thu dọn đồ đạc, cụ Xuân có cùng anh đi khắp tàu vét lại tiền của những vị khách để lại rồi cất vào một chỗ, tính ra cũng tầm gần 5 triệu đô la đấy. Anh có hỏi cụ là giờ chúng ta ở đảo thì cần tiền làm gì, cụ nói là cứ cất đi có lúc lại dùng. Giờ là lúc dùng rồi đây này.

Vân nhéo nhẹ Hải một cái rồi nói:

– À! Hóa ra dám giấu tôi quỹ đen nhé. Nhưng không sao, chồng làm thế cũng đúng rồi, giờ chúng ta có tiền để trao đổi hàng hóa rồi đấy.

Sau đó, Hải mua pin mặt trời cùng một ít dây điện, bóng đèn cùng với một ít đồ dao làm bếp nữa. Nhờ có số pin và đèn này mà đảo đã trở nên sáng hơn rất nhiều. Sau buổi hôm đó khoảng vài tháng, Hải cũng nhận được thông tin là chính phủ Chile đã đồng ý tiếp nhận hòn đảo này là một vùng lãnh thổ của Chile và giao cho Hải quyền sở hữu đảo này.

Cũng may là trên đảo chả có tài nguyên gì quý giá ngoài ít rừng gỗ nên chính phủ họ không thu hồi lại. Cũng một thời gian sau đó, mỗi khi tiện chuyến hàng đi Nam Cực, các con tàu lại ghé vào đây và trao đổi hàng hóa với cả nhà ở trên đảo. Chính phủ cũng hỗ trợ xây một bệnh viện ở trên đảo để phục vụ cấp cứu khi cần thiết. Ngoài ra, một sân bay nhỏ cũng được xây dựng trên đảo để phục vụ đi lại, chủ yếu là của những người ra đảo làm nhiệm vụ.

Sau đó, nhờ có nước mắm, mắm tôm do Mai tự làm cùng với những gia vị cần thiết lấy từ đất liền, các món ăn đã trở nên hoàn chỉnh và thu hút rất nhiều lời khen từ những đoàn khách ra đảo. Từ đó hình thành nên nhu cầu du lịch ra đảo. Bởi vậy, mặc dù địa thế và cảnh quan không quá đẹp nhưng rất nhiều người dân muốn ra đảo để thưởng thức những hương vị món ăn đậm chất Việt Nam do các cư dân trên đảo chế biến.

Từ đó, Hải cùng cả nhà bắt đầu có tiền tích lũy và nhờ việc giao lưu hàng hóa với đất liền, họ đã không còn phải ở những ngôi nhà bằng đất nung nữa mà chuyển hẳn vào ở nhà bằng gạch. Cùng với đó, mạng internet được kéo ra đảo thông qua một cột thu phát sóng vệ tinh được lắp đặt ở trên đảo. Những resort bằng gỗ thấp tầng xung quanh được xây dựng thêm và hàng năm đón khoảng hơn 1000 lượt khách.

Số lượng khách này đã đem lại thu nhập rất đáng kể cho Hải cùng với cả nhà. Đảo giờ đây đã chính thức được kết nối với thế giới loài người. Vân, Mai – những người phụ nữ trưởng thành trên đảo đã không còn phải mặc lại những bộ áo quần lấy lại từ con tàu hỏng nữa mà đã mặc những bộ váy mới lộng lẫy hơn. Họ cũng dùng mỹ phẩm và từ đó càng trở nên xinh đẹp hơn trước mặc dù đã lớn tuổi. Tiếc nhất là cụ Xuân khi chưa kịp chứng kiến thành quả thì đã qua đời ở tuổi 87 tức là vào năm thứ 12 ở trên đảo. Tuổi già nên điều này cũng khó tránh khỏi. Vân và Hải hiện ở trong một căn biệt thự tự xây khá sang trọng và Mai cũng tương tự như vậy. Bà Nụ và bé Trang cùng với hai con của Vân và Hải thì ở chung với Vân và Hải. Cuộc sống lại tiếp tục trôi qua êm đềm như vậy đối với họ sau rất nhiều năm họ sống trong cảnh tạm bợ.

Phần 11: Trở về thăm nhà và cái kết

Như vậy là đã là năm thứ 17 cả nhà ở trên đảo. Lúc này, cụ bà Nụ cũng đã yếu đi khá nhiều vì đã 90 tuổi rồi. Vân và Hải đã trở thành công dân của Chile và họ là một cặp vợ chồng hợp pháp tại đây. Vân và Hải đã cưới nhau được 12 năm và hiện họ cũng đã có 4 mặt con với nhau, các cháu nhỏ đều rất khỏe mạnh. Con lớn của Vân và Hải là bé Nam năm nay đã 11 tuổi và đã được bố mẹ cho sống ở một căn nhà riêng cùng với Mai – vợ tương lai của cậu sau này.

Bé Trang lúc này đã 19 tuổi và đang theo học đại học tại Santigo – Thủ đô của Chile. Cuộc sống trên đảo đã không chỉ ổn định mà còn cực kỳ phát triển nữa. Tuy vậy, có một vấn đề mà cả Vân và Hải cùng canh cánh là về thăm nhà. Đã 17 năm họ xa nhà mà ở nhà chưa có một tin tức gì về họ cả rồi. Công việc bận rộn đã khiến họ chưa thể bố trí về thăm lại ngôi nhà đã từng gắn bó với họ được. Bởi vậy, tại thời điểm hiện tại, khi công việc đã ổn định, việc Hải nghĩ tới đầu tiên chính là về thăm lại nhà. Nói gì thì nói, ở đó vẫn còn bố cậu chứ có phải là không còn ai đâu. Mặc dù giờ cậu đã chiếm được mẹ làm vợ mình nhưng tình cảm cha con thì vẫn còn, đâu có thể bỏ được. Bởi vậy, vào một buổi sáng nọ khi thức giấc, Hải cùng Vân ăn sáng tại nhà và cậu nói với Vân:

– Vân này, có một việc này anh muốn nói với em nhưng chưa có dịp vì chúng ta bận quá. Hôm nay anh muốn chúng ta cùng trao đổi đây.

Vân đáp lại:

– Vâng, anh cứ nói đi, đừng ngại. Chúng ta cưới nhau 12 năm nay rồi cơ mà, có chuyện gì để giấu cơ chứ.

Hải đáp:

– Em có bao giờ nghĩ, chúng ta sẽ về thăm lại nhà không?

Nghe tới đó, tự nhiên Vân lặng đi không nói được câu nào. Mắt cô tự nhiên cũng đỏ hoe và hơi rơm rớm nước mắt. Cô nói trong nghẹn ngào:

– Thật ra là em cũng từng nghĩ tới đó. Tuy nhiên nghĩ tới việc phải đối mặt với bố anh, với cả nhà và đặc biệt là khi mình bị mang danh là loạn luân với chính con đẻ của mình, em không chịu được. Bởi vậy mà mặc dù có ý nghĩ này từ lâu nhưng em chưa dám đề đạt với anh đấy.

Hải ôm lấy Vân rồi đáp lại:

– Thôi đừng khóc nữa em. Anh nghĩ là chúng ta nên về đi thôi. Dù chỉ là tới thăm rồi lại quay lại nơi này nhưng anh vẫn nghĩ là chúng ta nên quay về thăm lại nhà. Dù gì đó cũng là nơi chúng ta từng sống trong bao nhiêu năm, chưa kể là bố cũng chưa làm gì có lỗi với chúng ta và ông ấy dĩ nhiên được quyền biết tin tức về chúng ta chứ.

Vân đáp lại:

– Thôi được rồi, không sao đâu. Anh đã muốn thì chúng ta cứ về. Nhưng mà anh có thể cho em làm... mẹ anh trong suốt chuyến đi về đó chứ.

Hải đáp lại:

– Ôi có gì mà không được đâu cơ chứ. Xong rồi về đây lại quay lại như cũ nhé.

Nói rồi, sau đó, họ sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị cho chuyến về thăm nhà tại Việt Nam sắp tới. Tất nhiên là họ khó tránh khỏi bồi hồi khi thực hiện chuyến đi này rồi. Mới ngày nào khi lên đảo, Vân mới có 31 tuổi thì giờ đã là một người phụ nữ 48 tuổi với 4 đứa con nhỏ. Hải thì giờ đã là một người đàn ông trưởng thành 29 tuổi rồi còn Trang đã là một thiếu nữ 19 tuổi.

Giờ đây, khi về, họ còn dắt díu theo cả 4 đứa nhỏ nữa. Để về được Việt Nam, họ phải bay một chuyến bay từ đảo về thủ đô Santiago rồi từ đó bay quá cảnh qua Mỹ, Đài Loan, đằng đẵng suốt gần 50 giờ bay rồi mới về tới Việt Nam được. Hạ cánh xuống sân bay, cả nhà thuê một chiếc taxi 7 chỗ và thật may là địa chỉ nhà vẫn không có gì thay đổi cả.

Vẫn con phố đó, vẫn số nhà đó, chỉ khác cái là giờ đường sá đã đẹp lên nhiều. Bà Nụ cũng được về trong đợt này để thăm con cháu và sẽ trở về cùng cả nhà sau đó. Về phần Vân, cô đứng trước cửa nhà, bấm chuông và hồi hộp chờ đợi người ra mở cửa. Một người đàn ông tuổi đã 60 ra mở cửa và không ai khác – đó chính là anh Giang – chồng cũ của Vân và cũng là bố của Hải. Gặp lại nhau, Vân không khỏi xúc động và ôm lấy anh Giang. Hải cũng vậy, cậu khóc rồi ôm lấy bố mình. Cả nhà đã 17 năm không gặp lại nhau mà giờ đây lại gặp nhau thế này thì còn gì là vui hơn nữa. Sau đó, cả nhà vào trong nhà rồi cùng ngồi xuống. Vân và Hải cùng kể về chuyện ngày xưa lạc trên đảo thế nào rồi giờ được chính quyền Chile bảo hộ ra sao và đang làm ăn thế nào. Anh Giang nghe xong liền nói:

– Thời gian qua, anh nhờ báo đài đưa tin suốt. Cả đại sứ quán cũng liên hệ để tìm người. Em biết không, vẫn có người sống sót khi bám vào xuồng cứu sinh và được tàu cứu về sau nhiều ngày lênh đênh trên biển đấy. Anh chờ mãi mà chả có tin em.

Vân cũng nghẹn ngào khóc và nói với anh Giang:

– Em thì ngày nào cũng chờ mong có tàu qua cứu về mà không thấy. Những tưởng chỉ vài tháng xa cách là cùng, ai ngờ tới giờ là 17 năm mới có dịp về nhà. Trong thời gian đó, anh có đi bước nữa không?

Anh Giang đáp:

– Lúc đó anh nhớ em và các con quá, vả lại anh cũng nhiều tuổi rồi nên cũng chả đi bước nữa nữa. Còn em, cuộc sống ở đó thế nào?

Vân đáp lại:

– Cuộc sống thì như em kể đó, ban đầu thì tạm bợ, giờ thì khá rồi do được chính phủ Chile bảo hộ. Nhưng mà, em lại không chờ đợi được như anh. Em đã đi bước nữa từ năm thứ năm ở trên đảo rồi. Giờ em lại có 4 đứa con nữa.

Anh Giang đáp lại:

– Không sao đâu em, tận 17 năm cơ mà. Lúc đó anh nhớ là em mới có 31 tuổi, còn trẻ trung thế thì chờ sao nổi được. Anh không trách em việc đó đâu.

Vân đáp lại:

– Nhưng cái đáng nói ở đây là em đã đi bước nữa với chính... con trai mình – Hải đó anh.

Anh Giang sững sờ rồi hỏi lại:

– Tại sao lại như vậy em? Em có biết thế là...

Không đợi anh Giang nói hết câu, Vân đáp luôn:

– Em biết chứ, thế là loạn luân. Tuy nhiên lúc đó thực sự là em không có sự lựa chọn nào khác. Nếu có anh ở đó thì không sao. Còn em khi đó chả biết dựa vào ai ngoài Hải cả. Trên đảo cũng có một người đàn ông khác nhưng ông ấy quá già rồi, khi đó đã 75 tuổi. Em biết thế là sai nhưng lúc đó em sống có khác gì người nguyên thủy đâu, thế nên yếu tố đạo đức không thể nào mà xét tới được nữa.

Nói rồi, Vân khóc và dựa vào Hải. Hải cũng ôm Vân vào và nói:

– Thôi mẹ đừng khóc nữa. Bố cũng không nên trách mẹ và con nữa vì chúng con không có sự lựa chọn nào khác cả. Con hy vọng là bố hiểu và con hứa sẽ ở bên mẹ chăm sóc mẹ tới cuối đời.

Nghe Hải nói như vậy, anh Giang cũng xuôi đi phần nào. Tuy vậy, cú sốc khi thấy vợ mình loạn luận với chính con đẻ của hai vợ chồng thì đâu có dễ để chấp nhận ngay. Anh Giang lên phòng nghỉ và phải tới tận sáng hôm sau, khi Hải gõ cửa, anh mới ra ngoài và cùng ăn sáng với cả nhà. Trong bữa sáng, cả nhà nhìn nhau không nói một lời nào. Bất chợt, anh Giang cất tiếng nói phá vỡ bầu không khí im lặng này:

– Thực sự chuyện này mới đầu là rất sốc. Thực ra như anh nói, anh không trách nếu em đi bước nữa bởi em còn rất trẻ và chúng ta xa cách nhau tận ngần ấy năm, tất nhiên anh khó có thể trách em được. Tuy nhiên em lại đi bước nữa với chính con đẻ của mình, lại dắt díu theo cả bốn đứa trẻ về đây thì anh thực sự rất sốc. Vậy nên cả ngày hôm qua anh mới nằm trong phòng để suy nghĩ mà không ra ngoài đó. Nhưng thôi, anh cũng nghĩ lại rồi. Đúng, dù sao thì trong một cuộc sống như thế, tới tận năm thứ 5 mới xảy ra chuyện này thì cũng là muộn đấy chứ chả phải nhanh gì. Thôi thì việc đã rồi, không nên trách cứ nữa. Thấy bốn đứa con này cũng khỏe mạnh, anh mừng cho cả em và Hải. Thôi thì hai mẹ con hãy bắt đầu cuộc sống mới thật tốt đi. Anh xin chúc phúc cho hai người.

Nghe anh Giang nói vậy, Vân bật khóc và cùng với Hải ôm lấy anh. Cả tuần sau đó, không khí gia đình trở lại vui vẻ như ngày nào. Ngày ra sân bay, anh Giang tiễn Vân và Hải ra sân bay và không quên dặn Hải:

– Con lấy ai thì phải có trách nhiệm với người đó. Con đã lấy Vân tận 12 năm nay thì bố nghĩ là con đủ hiểu việc này rồi. Có gì nhớ bố trí về thăm bố thường xuyên nhé.

Kết thúc chuyến đi, cả nhà trở lại đảo và về với cuộc sống thường nhật. Vân và Hải ra ban công ngồi ngắm cảnh biển và bồi hồi nhớ lại những gì họ đã từng trải qua. Hải trao cho Vân một nụ hôn thật sâu lắng, họ hôn nhau như thể đây mới là nụ hôn đầu vậy. Hôn nhau chán chê, họ lại ôm nhau cùng ngắm cảnh bên ngoài đại dương xa xôi. Vân nói với Hải:

– Đúng là cưới nhau lâu thì mới hiểu lòng nhau thật. Thú thật là lúc mới cưới anh em cũng e ngại lắm, đặc biệt là lúc có Mai xuất hiện đấy. Thậm chí khi về nhà, em cũng từng nghĩ rằng mình già rồi, giờ đã gần 50 tuổi nên là mới có ý muốn giải thoát cho anh. Nhưng thấy thái độ của anh tới tận bây giờ thì em thực sự tin anh và tin vào những điều anh hứa hẹn đó.

Hải đáp lại:

– Anh đã hứa là làm mà. Chúng ta giờ có tận 4 đứa con rồi nữa, vợ anh thì xinh đẹp, con anh thì ngoan ngoãn, có lẽ cuộc sống chỉ cần vậy thôi. Thu nhập của chúng ta không quá cao nhưng thôi thế cũng ổn cho cuộc sống sau này rồi. Em phải tin anh chứ đừng có nghĩ lung tung gì nữa đó nhé.

Vân ôm Hải rồi đặt lên môi hải một nụ hôn rồi nói:

– Vâng em tin anh mà, giờ thì tin không còn nghi ngờ gì nữa đâu đấy nhé. Mà cho em nói một câu này, được không?

Hải đáp lại:

– Em cứ nói đi.

Vân đáp:

– Mẹ yêu con, con trai của mẹ!

Hải liền ôm Vân rồi nói:

– Ai cho gọi như thế đấy à?

Vân đáp:

– Thì em là mẹ anh là đúng rồi còn gì. Không những là mẹ còn là mẹ ruột và đẻ ra anh rồi mà. Đôi lúc cho em làm mẹ tí thôi mà.

Hải đáp lại:

– Được rồi, vâng thưa mẹ yêu của con.

Cuộc sống của Vân và Hải có cái kết thật viên mãn như thế đấy. Họ sống với nhau hạnh phúc tới khi đầu bạc răng long với 4 đứa con ngoan ngoãn trưởng thành.

Đó là số phận của hai nhân vật chính, còn các nhân vật khác thì sao nhỉ. Cụ Xuân như ta đã biết, cụ mất vào năm thứ 12 trên đảo và thọ 87 tuổi. Cụ bà Nụ thì sau chuyến về thăm lại Việt Nam chừng 1 năm thì cũng mất, thọ 91 tuổi. Bé Trang sau khi học xong đại học ở Santiago thì về lại đảo công tác, sau đó tới năm 29 tuổi thì kết hôn với con trai của Mai – người phụ nữ lạc lên đảo vào năm thứ 9. Họ có với nhau 3 người con.

Còn về Mai, sau khi sân bay được xây dựng xong, cô đã bố trí về lại Brazil thăm chồng mình. Việc này cả Vân và Hải đã ủng hộ hết lòng và nói:

– Anh chị ủng hộ em! Hãy về thăm nhà đi! Còn giờ thằng bé con anh chị vẫn còn nhỏ quá, còn quá sớm để nghĩ tới việc đó. Anh chị không trách cứ gì nếu em thay đổi ý định đâu. Chỉ cần em vẫn làm việc trên đảo để cùng anh chị phát triển du lịch cho hòn đảo này là được.

Mai lên máy bay và trở về nhà sau đó. Tuy nhiên, thật xui xẻo cho cô khi mà chồng cô vì lao tâm khổ tứ đi tìm kiếm ba mẹ con cô mà đã bị tai nạn giao thông và qua đời đã lâu. Bởi thế, cô đã bán nhà của hai vợ chồng và quay trở lại đảo. Sau này, cô vẫn làm việc trên đảo và sau này kết hôn với con trai lớn của Hải và họ sống rất hạnh phúc, có với nhau ba người con.

Anh Giang – chồng cũ Vân thì mất năm 80 tuổi, khi đó Vân cũng đã 67 tuổi và Hải 48 tuổi. Họ chôn cất tại Việt Nam theo nguyện vọng của anh và lập bàn thờ ở đảo để thờ phụng anh.

Sau đó, đảo cũng có đón nhận thêm một số thành viên khác muốn ở lại. Cư dân dần dần đông đúc qua các thế hệ và hình thành nên cộng đồng trên đảo này, cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi.

...

LỜI KẾT...

Câu chuyện đã kết thúc ở đây, một cái kết có hậu và rất hợp lý. Chúng ta có thể thấy, tùy hoàn cảnh mà chúng ta mới có thể đưa ra những phán xét về người khác chứ không thể áp đặt các tiêu chuẩn của riêng mình để phán xét họ được. Loạn luân là xấu, loạn luân mẹ con càng xấu hơn nhưng trong hoàn cảnh trên đảo hoang vắng đó, có lẽ điều này là hoàn toàn có thể hiểu được bởi lẽ họ khi đó sẽ chỉ tồn tại bản năng thôi chứ không thể có lý trí ở đây được.

Hy vọng quý độc giả có những giây phút đọc truyện thật vui vẻ. Tuy nhiên, hãy nhớ dùng lý trí và phân tích khi đọc nhé.

— Hết —

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro