jasmine

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

em thuần khiết, ngọt ngào, thơ ngây hơn cả đóa hoa nhài trắng muốt thơm nồng ngoài ô cửa.

Đã quá lâu rồi, kể từ lúc thành phố chuyển giao qua mùa thu lành lạnh. Từ đầu xuân cho đến giờ, khi những tán lá xanh tươi bắt đầu ngả sang màu vàng, cam hay đỏ chói mắt, nhà văn La sống ở ngay giữa con hẻm vẫn chưa viết được thêm cái gì. Mấy ngày này, trời bắt đầu ẩm ẩm, tường nhà nồm nồm, không khí dậy lên cái mùi mùa thu khó nói, chỉ biết nó làm giây thần kinh của cô biên tập viên bên toà soạn thành phố nhảy loạn cả lên, tính khí thất thường. Anh La mới xin thêm vài ngày, cô biên tập viên đã nổi đoá, xém chút nữa là ném luôn cái phích mới đun xong nước nóng vào khuôn mặt lo lắng của anh, làm anh La kinh hồn bạt vía vội vã xách cái ghế gỗ ra ban công ngồi hóng mát, tiện thể tìm thêm cảm hứng cho tác phẩm mới.

Con hẻm chật hẹp, hiếm lắm mới có nắng chiếu vào, mà một khi chiếu vào cũng chỉ hướng về phía ban công của nhà bên cạnh. Nhà văn La không biết bên đấy có ai sống, nhưng có lẽ là một người rất thích hoa nhài. Bởi ngay ngoài ô cửa, anh thấy người ta trồng rất nhiều hoa nhài với mấy cái cánh hoa mềm mềm, trắng trắng chúm chím tụ lại.

Nhài rất thơm, chưa kịp nhìn ngắm xem bông hoa có hình dáng thế nào, mà mùi hương dịu nhẹ ngọt ngào của nó đã len vào mũi anh. Nắng mùa xuân dường như cũng dịu dàng hơn khi thấy nhài nở rộ.

Cánh cửa ban công bên cạnh đột ngột mở ra, làm anh nhà văn vừa tí tởn pha xong tách trà xanh chuẩn bị đem ra thưởng thức giật cả mình. Cậu thiếu niên với mái đầu đen láy thò đầu ra, thấy nhài nở, miệng tự động cười tươi. Anh nhà văn thấy vậy cũng chỉ nhẹ nhàng đặt tách trà xuống bàn, ngồi xem cậu ta chuẩn bị làm cái gì.

Cậu thiếu niên chạy ra ngoài, cầm theo một cuốn sổ ghi, cặp kính màu đen tròn tròn thỉnh thoảng lại bị bàn tay trắng trẻo đẩy lên một tí.

"Nhài nở rồi!"

Thiếu niên reo lên, mặc cho anh nhà văn nhà bên vẫn ngây ra suy nghĩ điều gì. Cậu cầm sách vở ra ngoài bàn ban công, vừa ngắm nhài vừa làm bài, hễ nhìn thấy có người đi qua là vẫy vẫy tay chào, lúc là bác quét dọn, lúc thì là bà thím bán bánh rán nhà dưới. Cậu ta trông ngây ngô ghê gớm, miệng lúc nào cũng cười hi hi.

Nhà văn La muốn bắt chuyện với thiếu niên lắm, nhưng cứ mỗi khi định cất tiếng lại thấy có cái gì nghẹn nghẹn ở cuống họng. Tiếc thế cơ chứ!

Cũng cứ đều đặn mỗi ban chiều, anh nhà văn lại vác ghế ra ban công chờ người ra ngắm hoa. Ngày nào anh cũng uống trà pha nóng, nhưng đã vơi hơn nửa hộp trà mà thiếu niên vẫn chưa biết đến sự hiện diện của anh, mà anh cũng chẳng nói với người ta được câu nào.

Đến khi hạ chí tới, trời nóng như đổ lửa. Cậu thiếu niên ra ban công đem theo cả cái quạt be bé đã gỉ sắt, vừa ngắm hoa vừa làm bài. Xong việc, không đi luôn mà lại ra gần lan can, ngắm con hẻm ngày nắng. Chẳng có lấy một bóng người qua lại. Cậu nghiêng đầu, xem còn có ai hay không thì thấy có anh trai đang ngồi uống trà, vừa uống vừa viết lách. Thấy vậy, thiếu niên tò mò thò đầu qua, reo lên một tiếng.

"Anh ơi! Anh đang viết gì thế ạ?"

Nhà văn La chuyên tâm viết sách chợt nghe tiếng thiếu niên lanh lảnh bên tai, ngước mắt lên, vừa bất ngờ lại vừa bối rối.

"Viết sách."

"Anh là nhà văn ạ?"

"Ừm."

"Ngưỡng mộ quá."

Thiếu niên cong mắt cười tươi, chân tay múa may như thể rất thích thú.

"Em ở nhà bên, lần đầu thấy anh."

Anh nhà văn cười đến là bối rối, hai vành tai đỏ ửng như bị nắng ngày hè thiêu đốt. Ngày nào anh chẳng ngắm cậu thiếu niên, làm sao mà không biết được.

"Vậy sao, tôi ở đây lâu rồi."
Vẫn là không nói gì được.

"Anh tên gì thế, anh nhà văn?"

"Gọi anh Dân."

"Anh Dân?"

"Em?"

"Tuấn, Nhân Tuấn."
Em cười tít mắt.

"Tên đẹp thật đấy."

Nắng ngay lúc đây dường như thẹn thùng theo anh nhà văn, rón rén trốn đi đâu mất, để lại xóm nhỏ chút ánh sáng nhàn nhạt. Mùi nhài len lỏi vào không khí, bay đến chỗ anh nhà văn, làm dịu đi mùi hoa hồng nhà bên dưới trồng. Cậu thiếu niên vẫn cười, tươi hơn cả, rồi vội chạy đi mất.

Anh nhà văn La đơ hẳn ra, tưởng như bị hớp hồn mất tiêu rồi. Cậu thiếu niên kia đáo để thật đấy! Cướp hồn người ta rồi chạy vội mất như thể mình bị trêu đùa. Anh đây mới là kẻ ngơ ngác dính phải vào tình yêu với cậu cơ mà, mắc gì chạy. Anh nhà văn rất không hài lòng.

Phải đến một lúc lâu nữa mới thấy cậu thiếu niên chạy lại, tay chỉ chỉ vào cuốn sổ tay ghi chú của anh, miệng cười mà mắt cũng cười.

"Anh ơi, em cũng thích thơ với văn lắm."

Anh La ngẩn người, tay cầm bút máy cũng cứng đơ, nhìn chằm chằm vào nụ cười của thiếu niên nọ đến hồn xiêu phách lạc. Người đâu mà đẹp thế. Tóc đen láy, da trắng ngần, miệng xinh chúm chím như búp hoa. Anh đặc biệt thích đôi mắt cậu, long lanh, dường như có nói ông trời thả ngàn vì sao vào trong mắt cũng chẳng cam.

"Thế à. Thế Tuấn có muốn cho anh thêm ý tưởng gì không, anh bí quá."

Nhà văn La Tại Dân nở nụ cười tươi. Bí văn là bí thật, nhưng chủ yếu là muốn bắt chuyện kết thân với con nhà người ta thôi. Anh mặc kệ cô biên tập viên ở toà soạn nọ, bản thảo thì nộp muộn được, chứ thời cơ để đến gần thiếu niên xinh xắn đáng yêu đến vậy thì không chớp lấy sau này chỉ biết tiếc nuối đến đứt ruột thôi!

"Ý tưởng sao? Anh hay viết về cái gì?" Thiếu niên đăm chiêu nhìn về phía bầu trời xanh trong vắt, cặp mày chau lại dường như rất nghiêm túc suy nghĩ.

"Anh hay viết về tàn dư chiến tranh.."

"Em cũng hay đọc những cuốn đó. Hay anh thử đổi hướng xem, như con người, chẳng hạn như khu xóm này?"

Anh nhà văn gãi gãi đầu. Khu xóm này có gì? Có bác bán bánh rán ở đầu hẻm, hay cho người dân khu này thiếu tiền nếu không mang đủ. Còn có bác lao công, thỉnh thoảng thấy mấy ông say rượu về vất chai lọ rồi rác bừa bãi ra nền xi măng sẽ mắng nhiếc, nhắc nhở lớn. Có thím chủ nhà trọ sống phía bên dưới trồng rất nhiều hoa hồng đỏ, mùi rất nồng, những lần hiếm hoi ra khỏi nhà anh hay bị gai nhọn của chúng đâm lúc nào chẳng hay, về mới nhận ra sơ mi đã sứt chỉ. Còn gì nữa, còn cô biên tập viên ở toà soạn kia, hay đến gõ cửa phòng anh lúc sớm hôm, lèm bèm mãi về những bản thảo mà anh gửi nộp.

Nhưng như vậy thì vẫn thiêu thiếu. Ngõ nhỏ có rất nhiều điều hay ho, nhưng vẫn cứ là vắng đi yếu tố nào cốt yếu.

Phải chăng một câu chuyện tình?

"Hoa nhài.."

"Dạ?"

Anh nhà văn chợt tỉnh, nhận ra mình lỡ mồm liền cười ngại. Thiếu niên nọ chẳng hiểu gì, tính lên tiếng lại thôi.

"Anh thấy ý kiến của em không tồi đâu. Hay là chiều chiều, Tuấn cứ ra ban công, anh hay làm việc ngoài này, có gì tiện trao đổi?" La Tại Dân híp mắt cười cười nhìn Hoàng Nhân Tuấn ngây thơ gật đầu đồng ý.

"Anh không yên tâm lắm. Tuấn với anh móc ngoéo nhé?"

Anh giơ ngón út ra gần trước mặt thiếu niên, thấy cậu bật cười.

"Anh già đầu rồi còn chơi trò trẻ con."

"Nhân Tuấn không hứa với anh, làm sao mà anh tin được?" Anh nhà văn già đầu bắt đầu chơi trò nũng nịu với trẻ con.

"Ấu trĩ thật đấy." Em thiếu niên cười nhẹ, đưa ra ngón út móc ngoéo với anh thành công.

Sau hôm ấy, quả thật ngày nào thiếu niên cũng có mặt đầy đủ, ba hoa đủ thứ chuyện trên đời trong xóm nhỏ. Anh nhà văn mượn cớ nghe chuyện thì chẳng thèm nghe, chỉ ngây ngây ngốc ngốc ngắm cậu. Thiếu niên còn hay nói về hoa nhài, lan man mãi về vẻ đẹp thuần khiết của nó, còn bảo rằng nắng buổi sớm rất hợp với dáng vẻ xinh đẹp mà không quá lộng lẫy của nhài. Anh cũng nghe cậu than rằng mình đã từng trồng loài hoa này rất nhiều lần, tất cả đều không thành công, nhưng mấy hôm trước đã thấy hoa nở. Thiếu niên cười rộ lên, cứ nghĩ đến nhài là em thiếu niên lại trở nên dịu dàng đến lạ. Anh nhà văn cũng có hỏi lí do tại sao em lại thích chúng đến thế chỉ thấy em úp úp mở mở nói đợi khi nào sẽ nói cho anh nghe.

Hạ chí qua đi, cái nóng giữa hè ập đến không báo trước. Ngõ nhỏ chìm trong hơi nóng hầm hập của mùa hè, kéo theo bao mỏi mệt cho người dân. Có lẽ cũng vì cái nóng cháy da cháy thịt mà cô biên tập viên không đến quấy rầy anh nhà văn trẻ tuổi nữa.

La Tại Dân ngồi ngoài ban công uống trà, lại chờ thiếu niên ra ngoài ban công cùng hàn huyên với anh. Nhưng chờ mãi, chờ mãi chẳng thấy người đâu. Người anh ướt đẫm mồ hôi mất rồi. Rõ là căn trọ anh thuê là thuộc một căn nhà cổ đã có từ thời Pháp thuộc, bên trong điều hoà cổ đứng phả ra hơi lạnh rất mát, nhưng vì thiếu niên mà sẵn sàng đội nắng chờ đợi. Thế mà bóng dáng người ta chờ đến áo thấm ướt mồ hôi rồi vẫn chẳng thấy đâu.

Anh nhìn hoa nhài nở rộ bên ban công nhà bên lại thấy ghét chết đi được. Thiếu niên yêu thương và săn sóc nó như một ngoại lệ của riêng cậu, còn anh lại bị người ta chê là già đầu vẫn còn nũng nịu đòi người ta chơi trò con nít, anh nhà văn rất không can tâm. Người khác trồng cây si trước cửa nhà người thương còn được đứng dưới tán cây mát, đây anh trồng ngay ngoài ban công đón nắng, cháy hết màu da trạch nam bao năm không ra đường, cũng không can tâm.

Mất một lúc lâu, anh nhà văn cũng dần mất kiên nhẫn định rời đi, thấy có tiếng người vừa nhảy chân sáo vừa hát đồng dao tung tăng đi dưới đường vào ngõ.

"Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến ngõ nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây!"

Anh ngó ra thấy hai cái bóng đổ dài trên đất một lớn một nhỏ nắm chặt tay nhau ngồi xổm trước của nhà phía đối diện mà chỉ biết bật cười.

Hoàng Nhân Tuấn thế mà bỏ người già đi chơi với trẻ con.

"Vào nhà nhớ thay quần áo đi nhé, người em đổ hết mồ hôi rồi. Đừng mặc nguyên bộ này rồi bật quạt điều hoà, em mà ốm là mẹ không cho anh dẫn em đi chơi nữa đâu."

Nhóc con nhà đối diện gật gật đầu, cươi tươi giơ cái tay mũm mĩm bé xíu vẫy vẫy chào cậu rồi lon ta lon ton chạy vào nhà.

La Tại Dân dựa vào thành ban công mỉm cười nhìn Hoàng Nhân Tuấn chăm chú đợi bé đã vào nhà đóng chặt cửa rồi mới yên tâm rời đi. Anh đã sẵn sàng cho một công cuộc nũng nịu, bày tỏ sự khổ đau mới.

Khi thiếu niên vừa mới bước vào căn phòng, đã giật mình nhớ ra mình từ khi nào đã đi chơi quên luôn cả anh nhà văn hàng xóm kế bên với cuộc hẹn diễn ra hằng ngày của hai người. Cậu vội vã chạy lên phòng trọ mở bật tung cửa ban công, ngó qua thì chẳng thấy người đâu liền ỉu xìu buồn bã ngồi xuống. Nhài đã rủ cánh hoa trắng muốt nương theo ánh nắng ban chiều đổ về phía ban công nhà cậu, nắng luôn ưu tiên nhài nhất. Cậu thiếu niên ngẩn người trước khung cảnh trước mặt, chậu hoa nhài dường như được nắng ôm ấp trở nên lộng lẫy hơn, khác xa với vẻ giản dị, tươi mới mà cậu thường thấy.

"Tuấn đi đâu mà lâu thế?"

Giọng nói trầm nhẹ đánh bay suy nghĩ vẩn vơ của cậu.

"Ơ anh Dân." Thiếu niên ngước mặt lên nhìn La Tại Dân đứng ngược nắng. Trông anh rất cao, cao tới mức chắn cả nắng đang dịu dàng chiếu toả nên nhài đã nở bung. Anh mỉm cười rất tươi, Hoàng Nhân Tuấn chợt quên mất nắng ban nãy toả sáng đến mức nào mất rồi.

Anh nhà văn cúi người xuống nhìn cậu. Hôm nay thiếu niên không đeo cái kính cận tròn tròn màu đen nữa. Khuôn mặt cậu trở nên rõ nét hơn trước mặt anh, đôi mắt màu nâu đậm cứ thế xoáy sâu vào trong tâm trí La Tại Dân, anh sợ mình đứng không vững nữa rồi.

Không được, tim đập nhanh quá!

Anh nhà văn vội đứng thẳng chỉnh áo sơ mi trắng, đưa tay lên miệng ho khan rồi nhìn qua thiếu niên vẫn đang ngơ ngác nhìn mình.

"Tuấn nói mỗi chiều sẽ ngồi ở ban công nói chuyện giúp đỡ anh sáng tác, thế mà hôm nay anh chờ cả chiều chẳng thấy đâu. Tuấn dám để anh leo cây đấy à?"

Hoàng Nhân Tuấn nghe giọng điệu hờn dỗi của anh nhà văn đến là bật cười, chỉ khịt khịt mũi bĩu môi, rồi buông một lời lạnh lùng.

"Già đầu còn giận dỗi sao?"

Anh nhà văn nghe không nổi.

"Sao? Anh già rồi nên em kiếm nhóc đó đi chơi chung sao?"

"Ai lại so sánh với con nít."

"Em cũng là con nít thôi."

Cậu thiếu niên nhíu mày.

"Ai bảo? Em hai mươi cái xuân rồi đấy nhé!"

La Tại Dân há miệng không biết nói gì, sốc tới mắt sắp rơi khỏi tròng đến nơi.

"Em hai mươi rồi sao?"

"Chứ không bao nhiêu?"

"Anh tưởng em mới mười sáu, mười bảy là cùng.." Anh nhà văn lí nhí, thầm xem xét lại một lượt thiếu niên trước mặt. Cậu thấp hơn anh cả một nửa cái đầu, chân tay đều thon gọn gầy gò. Nhất là khuôn mặt, với đôi mắt sáng to tròn và mái tóc đen láy luôn phủ xuống trán thì không thể nào không là học sinh trung học được.

Thiếu niên bật cười không biết nên vui hay nên giận. Nhìn vào mái tóc anh nhà văn đã ướt đẫm và vết nước dính trên áo sơ mi cậu liền hiểu ra vấn đề. Nhưng thiếu niên không biết mở miệng ra sao mới đúng. Anh nhà văn trước mặt không nhìn cậu nữa, cụp mi nhìn chằm chằm mũi giày trông đáng thương hơn cả, chẳng thấy đâu dáng vẻ của anh nhà văn trẻ tuổi tài giỏi hay thơ thẩn ngồi ngoài ban công ngậm bút sáng tác nữa. Lúc này lại giống chú thỏ cụp tai hờn dỗi, thiếu điều mọc thêm cái đuôi bông đang hạ xuống tỏ vẻ buồn bực.

"Anh Dân có muốn vào nhà em ngồi không, nhà em không có điều hoà nhưng có quạt mát."

Anh nhà văn nghe xong khoé miệng giật giật, nghĩ tới cái quạt sắt be bé đã hoen gỉ mà cậu thiếu niên hay đem ra ngoài ban công cứu nóng mà thiếu điều muốn rớt cả nước mắt.

"Không mấy qua nhà anh đi. Nhà anh có điều hoà, có khi sẽ ổn hơn đấy." Con thỏ cụp tai nay đã dựng lại tai mỉm cười rất tươi, nhìn qua cậu thiếu niên mà mắt cong cong.

Cậu thiếu niên ngại ngùng vén tóc mai đã dài sau tai, đi xuống nhà để lên căn trọ của La Tại Dân. Khi vào trong nhà, cậu bị choáng ngợp bởi ba kệ sách cao tới hai mét bằng gỗ xếp san sát, các đầu sách quý cũng như hiếm đều được xếp ngăn nắp trên kệ không một hạt bụi. La Tại Dân chăm nom cho chúng rất kĩ càng, còn xếp theo thể loại rất rõ ràng, nhìn thoáng qua là có thể tìm được cuốn mình muốn.

Ở ngay cạnh mấy kệ sách có một chiếc máy phát LP, còn có một cái kệ trưng đủ thể loại đĩa từ khắp thế giới. Thiếu niên thầm đánh giá, quả thật rất có gu, các đĩa anh mua đều là nhạc Jazz và Blues, đều là những thể loại cậu cũng rất thích. Trên bàn làm việc của anh nhà văn có giấy xếp thành chồng và bút máy đủ loại. Ngoài ra anh còn có rất nhiều sổ, trông như đều đã được lấp kín hết, bìa gần như đều làm bằng da giả màu nâu và đen. Cậu tò mò ngó qua nhìn thử xem.

"Đó là sổ ghi chép của anh, mỗi khi đọc xong cuốn sách nào anh đều ghi chép lại cảm nghĩ cũng như chi tiết yêu thích. Tuấn tò mò sao?" Anh nhà văn đến gần cậu, nhìn theo hướng mắt của thiếu niên mà hỏi.

Hoàng Nhân Tuấn gật gật đầu rồi lắc lắc.

"À, anh Dân có thời gian không?"

"Có, Tuấn có việc gì sao?"

"Em có một vài bài tập cần giải quyết mà hơi khó nhằn, anh giúp em được không?"

La Tại Dân không ngờ cậu thiếu niên trông như học sinh cấp ba nhà bên mà mình yêu thích hoá ra lại là một sinh viên của trường báo chí, đã vậy còn là thế hệ biên tập viên tương lai.

"Em cần viết một bài cảm nhận tác phẩm của một cuốn sách."

"Em chọn được sách chưa?"

"Chưa."

La Tại Dân bật cười, nhìn cậu thiếu niên đang đeo lại cặp kính tròn xoe màu đen trông ngốc nghếch thấy rõ. Anh đứng trước tủ sách của mình trầm ngâm một lúc lâu rồi lấy ra một cuốn mà mình rất tâm đắc đến chỗ thiếu niên. Hoàng Nhân Tuấn tròn mắt nhìn cuốn sách lạ lẫm tự hỏi không biết đây là cuốn nào.

"Còn nhiều cuốn Tuấn chưa đọc lắm, Tuấn ạ."

Hoàng Nhân Tuấn như bị đoán trúng ý nghĩ liền ho khan thẹn thùng, nhận lấy cuốn sách mới bằng hai tay rồi thỏ thẻ cảm ơn.

Những ngày sau đó cậu đều ghé qua nhà anh nhà văn cùng đọc sách và chia sẻ cảm nhận với nhau. Căn phòng của La Tại Dân từ khi nào đã luôn chìm trong khí lạnh man mát của điều hoà trong những ngày hè nóng bức. Cậu thiếu niên cũng ở lại đó lâu hơn, có lúc còn cùng anh nhà văn nấu cơm rồi ăn chung đến tối mới về. Cậu còn nhàn rỗi đến mức thỉnh thoảng còn ba hoa rất nhiều về hoa nhài, thiếu niên nói loài hoa xinh đẹp ấy là loài hoa thuần khiết và trong trẻo nhất thế gian khiến anh nhà văn chỉ biết bật cười. Sự việc phát triển nhanh đến mức chính La Tại Dân và Hoàng Nhân Tuấn còn thấy bất ngờ.

Đến một ngày, khi anh nhà văn đang ngồi viết lách cho cuốn sách mới, thì nghe được tiếng chuông cửa. Thiếu niên lại tới rồi, lần này đem theo rất nhiều thức ăn, dự là tối nay anh lại phải rửa thật nhiều bát đĩa do Hoàng Nhân Tuấn bày ra mất rồi.

Ăn xong bữa tối, hai người cùng nhau ngồi trên ghế sô pha nhỏ trong nhà, cùng thưởng thức trà xanh và chia sẻ những điều vụn vặt mà mình tìm thấy trong ngày hôm ấy.

La Tại Dân chăm chú ngắm nhìn thiếu niên đang kể chuyện, đôi mắt anh dán chặt lên đôi môi đang không ngừng kể của thiếu niên, còn không bỏ qua những cử chỉ tay kèm theo trông vừa vụng về lại vừa đáng yêu. Hoàng Nhân Tuấn không để ý mà nói rất nhiều, nói đến khi trăng đã lên sáng rõ vẫn chưa ngừng, mà đôi mắt anh nhà văn cũng chẳng hề mỏi mệt trước câu chuyện dài dằng dặc.

Đêm hè cho dù thế nào vẫn rất oi bức. Điều hoà trong nhà phả hơi mát, khung cảnh ngoài cửa sổ lại im lìm lặng yên. Chỉ có giọng thiếu niên vẫn lanh lảnh đều đều kể trong không gian tĩnh mịch thấy rõ. Thiếu niên để ý đồng hồ trên tường đã biết tối muộn, định mở miệng nói với anh nhà văn mình sẽ về luôn bây giờ.

"Tuấn ơi." La Tại Dân thủ thỉ rất nhỏ, nhưng không gian tĩnh mịch lại khiến tiếng nói của anh vang đều rất rõ.

"Không biết Tuấn có biết không."

"Biết gì ạ?" Thiếu niên chớp chớp mắt tỏ vẻ không hiểu, tay vẫn đang thu dọn hai cốc trà đã vơi hơn nửa, từ khi nào đã nguội ngắt vì khí lạnh của điều hoà.

"Từ khi nào mà mỗi chiều anh chẳng còn thấy mỏi mệt và lười biếng trước cái nắng oi ả đến cháy da cháy thịt của mùa hạ mỗi khi nó đổ về."

"Từ khi nào mà cho dù anh có ngồi đợi một người đến mồ hôi túa đầy và đôi chân mỏi nhừ vẫn không thể nào giận người ta được mà chỉ biết vờ giận dỗi nũng nịu để người ta biết anh rất để ý đến người ta."

"Từ khi nào mà đầu anh cho dù làm điều gì cũng chỉ tràn ngập hình bóng của người nào đó, đến mức bóng người ta đã mất dạng rồi anh vẫn nhớ nhung trằn trọc đến mức không ngủ được."

"Từ khi nào mà anh chẳng còn thể nghe lọt một chữ nào chỉ vì ngắm nhìn người ấy si mê không biết mệt."

Đoạn, anh nói tiếp.

"Anh rất thích một thiếu niên."

Hoàng Nhân Tuấn nghe anh nhà văn nói một loạt rồi dừng mọi cử động, ngước mắt lên nhìn anh đang nhìn chằm chằm lấy mình, trong đôi mắt nâu sáng cậu chỉ thấy mỗi khuôn mặt đang ngơ hẳn ra của cậu.

"Thiếu niên ấy rất thích hoa nhài, nhiều lúc anh còn ghen tị với chúng."

"Thiếu niên nói hoa nhài là loài hoa thuần khiết và trong trẻo nhất thế gian, nhưng anh không đồng ý."

"Vì thiếu niên ấy còn thuần khiết hơn cả khóm nhài em ấy trồng ngoài ban công nhà."

Anh nhà văn mỉm cười đến là ngốc nghếch, hai bàn tay cứ bất an cọ xát lẫn nhau. La Tại Dân độ nhiên ngồi thẳng dậy, nghiêng đầu nhìn đôi mắt long lanh không vướng bụi của thiếu niên đang dán chặt lên mình. Cậu mím môi thấy mà thương.

"Anh rất rất rất thích em, rất thích Tuấn."

Hoàng Nhân Tuấn im lặng rất lâu. Khoảng lặng ấy đối với anh nhà văn mà nói, vô cùng dài, dài đến mức chính anh cũng dần khẩn trương. Thiếu niên ngồi ngay đối diện anh nhưng ánh mắt lại hướng tới ánh trăng bên ngoài cửa sổ. Trăng khuyết, sáng hơn cả đèn điện, cho dù căn trọ đã tắt hết đèn nhưng vẫn vừa đủ, vừa để thiếu niên nhìn ra sự khẩn trương trong động tác và ánh mắt của anh nhà văn vốn vẫn điềm đạm bình tĩnh.

Cậu đến gần La Tại Dân, chạm nhẹ vào bàn tay đã bị chà xát tới nóng bừng.

"Em cũng thích anh Dân."

Anh nhà văn tưởng mình nghe nhầm.

Thiếu niên thẹn thùng, vội vã đứng dậy rời khỏi căn trọ. La Tại Dân vội vã giữ tay người lại.

"Này, không phải chứ? Sao lần đầu bắt chuyện em cũng đột ngột bỏ chạy mà lần này cũng vậy thế? Tuấn nói thích anh mà không chịu trách nhiệm à?" Anh nhà văn bĩu môi, thân hình to xác bắt đầu dính người mà ôm lấy thiếu niên. Cậu lọt thỏm trong người anh ngượng tới mặt đỏ phừng phừng, cảm thấy cái điều hoà đến từ thời Pháp thuộc kia không chất lượng chút nào, quá nóng.

Hoàng Nhân Tuấn vùng vằng ra khỏi vòng tay anh nhà văn, cậu kiễng chân, hôn chóc một cái thật kêu lên môi anh thiếu niên rồi vội chạy đến cửa nhà. Chui ra khỏi phòng trọ rồi mới nói vọng lại.

"Đánh dấu rồi đó. Mai gặp lại!"

La Tại Dân chỉ biết cười, thiếu niên quả thật dễ ngại hơn anh nghĩ, thế mà đến lúc tranh cãi lại lên giọng rất lớn, chẳng biết sợ ai. Anh thu dọn cốc trà thiếu niên vẫn chưa kịp cất đi, ngồi trên sô pha ngẩn ngơ ngắm nhìn trăng ngoài cửa sổ.

Hè sắp hết, và thu sẽ về. Cuộc sống anh sẽ khác, sẽ có thêm một người mà anh rất thích.

"Sao em lại thích hoa nhài?"

Anh nhà văn và thiếu niên ôm nhau nằm trên giường giữa buổi trưa đầy nắng. Thiếu niên để La Tại Dân dụi dụi vào hõm cổ mình nũng nịu.

"Nhài là loài hoa ngày xưa bố em dùng để tặng mẹ em lúc tỏ tình. Em cũng muốn sau này mình có một chuyện tình đẹp như họ." Thiếu niên mỉm cười dịu dàng. Chính cậu dường như cũng đã tìm được một mảnh tình ngọt ngào và nhẹ nhàng như chính cha mẹ mình. Ngày nhài nở rộ cũng là ngày La Tại Dân lần đầu nhìn thấy cậu, lần đầu Hoàng Nhân Tuấn phát hiện ra sự tồn tại của anh nhà văn hàng xóm kế bên.

"Thế cuốn sách mới anh đã xong chưa?"

"Anh gửi cho biên tập viên rồi. Cô ấy nói tổng biên tập của toà soạn đó rất thích tác phẩm mới của anh." Anh nhà văn hít lấy hít để mùi hương thơm mát trong trẻo trên người thiếu niên, êm ái đến mức anh liu diu sắp ngủ tiếp mất rồi.

"Tác phẩm tên gì thế?" Thiếu niên ôm chặt lấy người anh.

"Tên là Nhài của nắng."

"Viết về chuyện tình đôi ta."

hết.
27042022

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro