Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Mùa đông luôn được biết đến là một mùa giá lạnh, từng đợt gió ngang qua rét đến cắt da cắt thịt, lạnh buốt đến thấu xương. Cơn mưa giữa mùa đông trút xuống bất ngờ, ào ạt trút nước như những cơn mưa rào trong ngày mưa tháng Sáu. Cơn mưa như đang khóc thương cho cô gái trẻ vừa mất đi tình thân của mình. Lòng đau như cắt, đôi mắt vô hồn nhìn hai cổ qua tài đang chầm chậm đưa xuống huyệt mộ. Người đàn ông trung niên cầm lấy ô đi đến bên cạnh, giương đôi mắt tiếc thương hướng về phía cô gái. Chỉ vừa bước qua tuổi mười tám, cô đã phải nhận một cú sốc lớn đến thế này. Ông thở dài không thể nói nên lời, do dự không biết phải dùng từ ngữ nào để an ủi cô gái trẻ. Cuối cùng ông chọn cách im lặng chỉ nhẹ nhàng đặt tay lên vai cô, song ông di chuyển tầm nhìn đến hai cổ quan tài ấy.
     Cố Tộc trưởng và cố phu nhân lúc sinh thời, luôn được biết đến là những người tài giỏi, hiền lành lại đức độ. Cố Tộc trưởng An Gia Thành – tuy là con trai út của An gia, nhưng ông là người đã vực dậy cả một gia tộc tưởng chừng như đã sụp đổ hoàn toàn.
An gia là một gia tộc có tiếng ở Thành Đô, là gia tộc lâu đời từng có liên hệ mật thiết với Hoàng gia năm xưa. Dù trải qua từng thời kỳ biến cố của dòng chảy lịch sử, nhưng tiền tài vị thế của An gia vẫn là luôn khiến người ngoài phải dè chừng khi nhắc tới. Trong những năm trị vì đế chế của riêng mình, Cựu Tộc trưởng – tức thân sinh của ông An Gia Thành, là người luôn đưa ra những quyết sách đúng đắn quyết định cả một tương lai của gia tộc. Người người kính nể và luôn cuối đầu trước một người như ông. Ông có bốn người con: ba người nam và 1 người nữ.
Người con trai út – An Gia Thành, năm tám tuổi đã theo mẹ sang nước ngoài để chữa căn bệnh hiếm gặp của mình. Ông đã sinh sống và học tập ở đó với điều kiện tốt nhất nhờ vào thân phận cao quý của bản thân. Nhưng không vì cái gọi là thân phận ấy mà ông trở nên kiêu căng, ngạo mạn. Ngược lại, người khác khi nhìn vào ông luôn vô thức tỏ thái độ kính nể vài phần bởi khí chất vương giả mà khiêm tốn tỏa ra từ ông.
     Năm ông 23 tuổi, sau cái chết bất ngờ của Cựu Tộc trưởng, một thời gian ngắn sau đó gia tộc nhà họ An dần trở nên sa đọa.
      Người con trai cả - An Gia Long, đã trở thành Tân Tộc trưởng tạm thời của An gia. Dù di chúc vẫn chưa được viết vì cái chết quá bất ngờ của thân sinh, nhưng với thân phận là con cả người ngoài luôn cho rằng ông chắc chắn sẽ trở thành người đứng đầu gia tộc. Trước kia, An Gia Long có tiếng là một người đàn ông chuẩn mực, song sau khi trải qua một trận đổ vở trong hôn nhân và thất bại trong việc đầu tư dự án của riêng mình, liền thay hình đổi dạng tuột dốc không phanh – tính tình dần trở nên tàn bạo, scandal tình ái thì luôn là món mồi ngon béo bở của cánh nhà báo, cờ bạc, chất cấm, không thứ gì là chưa đụng vào. Một phần nhờ vào địa vị cao quý, liền có thể lấp liếm qua mặt cả pháp luật.
     Người con trai thứ hai - An Gia Khiêm, từ nhỏ bản tính có chút hướng nội yếu đuối, người ngoài luôn gọi ông là phế vật của An gia. Song, khi đã trưởng thành, tài năng của ông dần được bộc lộ , nhưng với bản tính hướng nội vốn có ông chỉ núp sau cái bóng của cha và anh cả - âm thầm cống hiến tài năng cho gia tộc, trở thành cố vấn cho Cựu Tộc trưởng. Nhưng sau cái chết của cha và nhìn thấy sự sa đọa của anh trai. Ông rút khỏi vị trí cố vấn, lui về ở ẩn cùng vợ - là bà Dương Cát Anh, chấp nhận giương mắt nhìn gia tộc dần sụp đổ. Ông luôn cho rằng, An Gia Long và cả ông đều không xứng với vị trí tộc trưởng, vì thế An Gia Khiêm luôn chờ đợi người xứng đáng và phù hợp để trở thành chủ nhân của An gia.
     Người con gái trưởng tên là An Bích Hà. Tính cách từ nhỏ đã độc đoán, kiêu ngạo vì bản thân là tiểu thư duy nhất cành ngọc lá vàng của An gia. Song, sau này nhận thấy tình hình hiện tại của gia tộc, bà cùng chồng là Trương Hiệu, liền cậy vào Trương gia - bành trướng quyền thế, lơi dụng An Gia Long. Khiến chiếc ghế Tộc trưởng giờ đây dần trở nên "Hữu danh vô thực". Âm mưu cùng sự phản bội của An Bích Hà đã khiến cho gia tộc đến gần hơn bờ vực của sự sụp đổ.
Nhưng may thay, An Gia Thành đã kịp thời trở về. Tuy tuổi còn trẻ nhưng với đầu óc thông minh, mưu lược, ông đã thành công dành được sự tín nhiệm của người anh thứ - An Gia Khiêm, chặn đứng mọi âm mưu của An Bích Hà và hiển nhiên ngồi lên vị trí đứng đầu gia tộc thay thế người anh cả.
     Sau ba năm, An gia dần trở về đúng với địa vị vốn có của nó, không những thế còn lớn mạnh hơn trước. Ông trừng phạt người anh cả vì sự sa đọa của mình – An Gia Long không thể thoát khỏi vòng vây của pháp luật vì tội lỗi của bản thân. An Bích Hà cũng nhận được sự trừng phạt thích đáng, bà bị buộc phải từ bỏ họ, gạch tên khỏi gia phả, trụt xuất khỏi An gia. Con của bà cũng sẽ không được công nhận là con cháu nhà họ An.
     Năm 28 tuổi, ông gặp được người con gái của mình, cũng là phu nhân duy nhất của ông – Lý Băng Nhã. Bà là một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng đất Thành Đô. Với vẻ ngoài xinh đẹp đến động lòng người, đường nét lại hiền lành nhân hậu, dáng vẻ bà xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu cùng với tiếng đàn du dương đã thành công làm rung động trái tim của vị tộc trưởng nhà họ An. Cả hai sau đó đã tiếp xúc, tìm hiểu, đến với nhau và họ đã kết hôn. Song, một năm sau, họ có với nhau một bé gái xinh xắn, hai ông bà đặt tên cho cô là An Nhã Thanh – ý muốn cô bé trở thành một người có đạo đức quý phái, vẻ đẹp tinh khôi nhã nhặn, có cuộc sống bình an, thanh cao, yên ổn.
Nhã Thanh lớn lên trong sự yêu thương của gia đình. Khoảng thời gian đó, biệt thự An gia như thế giới nhỏ hạnh phúc của Nhã Thanh. Cô có cha mẹ luôn yêu thương nuôi nấng dạy dỗ cô, có vợ chồng bác hai luôn quan tâm chiều chuộng cô, còn có cặp sinh đôi anh chị họ luôn bên cạnh cô. Thế giới ấy mang tên gia đình theo một cách đúng nghĩa đối với cô - ấm áp, hạnh phúc.
Nhưng khi cô lên 10, Dương Cát Anh – vợ của An Gia Khiêm mất trong một vụ tại nạn do âm mưu của các thế lực bên ngoài, việc này khiến cho hai người con của họ là An Hạo và An Nhiên buộc phải sang Mỹ sinh sống một thời gian cùng gia đình ngoại để bảo vệ bản thân. Sau cái chết của vợ và phải rời xa các con, An Gia Khiêm vẫn như trước, lý trí không cho phép ông trở nên yếu đuối. Vì ông biết An gia vẫn còn một điểm yếu nữa chính là Nhã Thanh – Bảo vật trân quý của gia tộc. Ông phải ra sức bảo vệ cô bé, vì đây cũng là một phần tâm nguyện trước khi ra đi của vợ ông "Bảo vệ hai con, bảo vệ Nhã Thanh, bảo vệ An gia"
     Sự ra đi của bác gái và việc phải rời xa cặp sinh đôi khiến cho tính cách của Nhã Thanh dần trở nên lãnh đạm. Cô bé đã hiểu chuyện hơn trước. Nhã Thanh hiểu rằng bản thân mình là ai, phải gánh vác những gì trong tương lai. Mọi người trong gia đình ai ai cũng đăm ra lo lắng, nhưng Nhã Thanh chỉ nói vài lời trấn an họ
     Về sau, mỗi ngày Nhã Thanh đều theo sau cha và bác hai để học tập, rèn luyện bản thân, âm thầm học hỏi mọi thứ, nâng cao phạm vi hiểu biết của bản thân. Dần dần An Nhã Thanh đã thành một cô gái xinh đẹp, ưu tú, đạo đức cao quý, xứng đáng với danh xưng "Bảo vật" mà người đời dành cho cô. Dù trong tám năm qua, đã có biết bao lần tính mạng của cô bị đe dọa, nhưng nhờ có sự bảo vệ của trên dưới An gia, cô vẫn bình yên sống qua tuổi mười tám.
Cứ ngỡ mọi thứ đều sẽ yên bình như thế, nhưng trong ngày sinh nhật lần thứ mười tám của mình, cha mẹ cô đã phải ra đi trong vụ tai nạn giao thông đó. Để bảo vệ cô – người cũng có mặt trong chiếc xe. Tộc trưởng và phu nhân đã dùng cả thân thể để bảo vệ bảo vật trân quý của họ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro