Phố

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

           

Phố Miền Tây Nam bộ khác xa  với những con phố Sài Gòn tấp nập xe luôn rọi ánh đèn suốt ngày đêm chào đó mọi con người, soi trọn hết  thảy tất cả cái thanh cao hay nhơ nhuốt mà người làm, người thải, phố ở đây cũng khác xa với Hà Nội lúc nào cũng yên vắng, cổ kính, e ấp và có lúc hơi tịch mịch khi tối mịt chỉ có mỗi một vài ánh đèn vàng vọt le lói soi cho cái lạnh của cơn gió Đông ùa về những khắc khoải, nỗi nhớ   để một m2inh cô đơn trong bể đêm xa vời vợi, sâu thẳm, lần mò, ngụp lặn mãi mà không thấy đáy đâu chỉ thấy tái têm giá buốt của gió khuya. Phố Miền Tây cũng có đèn nhưng là ánh đèn dường vàng óng, hiu quạnh rải xuống đường những nỗi cô đơn không bờ, không bến chỉ mãi lênh đênh trong lòng người, phố miền Tây cũng có xe, nhưng không không nhiều chỉ vang vọng mỗi tiếng động cơ êm ru, háo thắng giành nhau lòng đường rộng thênh, và cũng không như Sài Gòn phố miền Tây không dư bụi, không ngùn ngụt khói xe để cho người mà chúng chỉ đủ để nhấm nháp một nỗi nhớ xa mờ hay đủ để đánh thức con người rằng mình đang ở trên con đường Miền Tây- lặng lẽ và cô đơn, chạy tiếp quãng đời dài.

Người Miền Tây cũng rãnh lắm, họ rãnh rang để đi qua con cầu bắc ngang biển một cách từ từ, nhìn biển xanh và sóng lăn tăn, nhìn trời trong vút và mây cũng gờn gợn rồi chợt nghĩ trời chính là bức tranh tĩnh của biển hay biển là bức ảnh động của trời.  Rồi người miền Tây nhiều khi thấy hoàng hôn xuống, trầm trồ khen rồi dắt tấp vô lề mà trầm ngâm đứng ngắm cho đến khi rang chiều tắt, cho đến khi mặt trời núp mình vào sâu xuống biển như hòn lữa lớn rơi xuống đại dương, ngụi tàn rồi vụt tan chỉ để lại những tàn nắng úa dát dài trên mặt biển bao la, sóng sánh, chao đảo, chờ tan, hòa với hương nồng mặn của biển, để trời tắt sáng, để mây sẫm lại và có cơn gió thổi mạnh đưa hương muối xộc vào mũi thì người Miền Tây mới bừng tỉnh khỏi màn trình diễn của thiên nhiên, để rồi khoan thai dắt xe chạy, ngập trong những dòng suy nghĩ lan man không lối thoát. Trên những con phố miền Tây luôn mâu thuẫn khi chỗ này mới thấy còn cổ kính đó với những bức tường nâu đã bạc rêu phong, với những vết nức thời gian, liu xiu, lụm cụm như  người già, rồi với hàng liễu đon đả xả mái tóc xanh gội đầu xuống một bờ hồ trong vắt , đối diện kia là cô bán chè ngồi trên cái ghế đẩu phe phẩy cái nón lá ố vàng màu nắng, cố xua cái nóng  oi giữa buổi trưa gắt gỏng, ngọn gió thổi dưa iếng rao của cô bán nghe  cũng thưa vắng mà na obuồn  thì quay qua dây đã thấy một khu trung tâm đang xây với những người thợ đẽo gọt gạch đá cho khói bụ mù mịt, với tiếng động cơ, tiếng xe cộ đua nhau như muốn phá nát buổi trưa buồn bã, người trẻ giam mình trong căn phòng mát rượi của điều hòa, tay lướt smart phone rồi ha hả cười đùa, khoái chí giục trưa qua mau.

Mọi sự vật đều trôi, đều rơi vào vòng tuần hoàn của thời gian tàn nhẫn  mà không ai để ý chỉ có con phố là cứ đứng đó, những con phố không tuổi đón người đi rồi rước người về trong đơn côi, những con phố ngày ngày thấy người, chào người từ thưở mới sinh trong chiếc cứu thương ầm ĩ reo vui, vội vã chở người đến đời  đến lúc lìa đời người ở trên chiếc xe rồng chầm chậm chạy, phố cũng tiễn đưa người về. Phố vẫn cứ đứng đây nhìn thấy quá khứ đang dần dần chết đi, khắc khoải thở để những thứ hiện đại dần ăm mòn xâm lấn, phố biết rồi một ngày quá khứ sẽ chết, phố biết rồi hàng hủ tiếu sẽ thay bằng mì cay, phố biết rồi rồi gánh chè sẽ thay bằng một quán trà sữa khang trang nhưng đắt đỏ, phố cũng biết những khu chợ dần dà rồi cũng sẽ bị giải tỏa để những siêu thị mọc lên nhưng phố vẫn giữ chúng cho người. Phố giữ để người biết hoài niệm, giữ để người nhớ về mình, giữ để sau này gặp chúng bạn người lại rôm rả bàn về tuổi thơ, cái thứ dại khờ mà tươi đẹp, cái thứ mà bây giờ nhìn đứa em, đứa cháu ai cũng canh cánh rằng sau này tuổi nó có gì? Có phải có đôrêmon, có pokemon, có những viên kẹo màu xanh đỏ, có những cánh chong chóng rực rỡ xoay vòng đến tít mắt hay có những gánh chè, những sương sa sương sáo hột lựu mà mấy cô,mấy dì hay rao như người không? Hay có những gánh tàu hủ thanh mát mà mẹ thường hay mua, những chén cơm rượu ngọt lịm mà cô Út hay cho, rồi những miếng chuối khô phê đường mà nội làm ăn? Tuổi thơ của chúng sau này có không?

Dẫu biết bây giờ ít ai mua, cũng chẳng ai tìm nhưng con phố ấy, con phố miền Tây vẫn giữ lại chút hương hoài niệm, để khi nhìn thấy những người bán hang rong tảo tần, còng lưng gánh cả trời đất, cả cái nắng gắt và cả tuổi thơ của mình, lòng tôi lại chộn rộn, nao nao buồn. Tôi nhìn họ,  họ thấy tôi, mà sao mũi cả hai cùng đỏ ửng, cay cay cùng một hương, cùng một phố.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro