Nếu chiến tranh xảy ra

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nếu một ngày trên bầu trời này lại có tiếng máy bay chiến đấu thét gào...

Bầu trời đất nước tôi không còn tiếng bom rơi,đạn lạc gần 40 năm rồi.Chiến tranh thế hệ trẻ chúng tôi biết qua lời kể của ông của cha,của mẹ của bà..Có thể qua những bộ phim những câu chuyện thế hệ chúng tôi hình dung ra chiến tranh với những màu áo xanh hay tiếng bom tiếng đạn hay những dòng nhật kí rực lửa của liệt sĩ bác sĩ Đặng Thùy Trâm hay những dòng văn mềm mại day dứt của chàng thanh niên giỏi văn miền Bắc Nguyễn Văn Thạc..Hào hùng mạnh mẽ rực lửa cháy bỏng là cả một dòng thời gian dài chiến tranh là hồi ức của bao thế hệ người Việt Nam.Nhưng có ai đó nhìn lại là bao mất mát đau thương là sự lùi lại của dĩ vãng..

Mẹ Việt Nam anh hùng,đất nước tôi có bao nhiêu bà mẹ thì bao nhiêu giọt nước mắt nuốt vào tim.Những giọt lệ ấy nếu chảy xuôi ra ngoài đong đầy bao nhiêu đại dương biển cả.Còn bao nhiêu người mẹ khác có con mặc áo lính trên thế gian này chảy ngược nước mắt vào tim bao nhiêu người con ra đi rồi không trở về bao nhiêu ngôi mộ trắng với ảnh của những con người trẻ mãi với tuổi thanh xuân.Trên thế gian này có bao nhiêu cuộc đấu tranh bằng vũ trang,bao nhiêu chiến tranh lớn nhỏ,chiến tranh thế giới 2 lần diễn ra bao nhiêu người thiệt mạng dù đó là người lính hay dân thường?

Những hào hùng đằng sau những câu chuyện là những lớp bụi đau thương,là những day dứt những ám ảnh.Cầm súng chĩa vào một con người đang sống cần bao nhiêu dũng khí cho dù đó có là kẻ thù của dân tộc.Bao nhiêu người lính hằng đêm trằn trọc sau khi chiến tranh kết thúc bao nhiêu con người mất ngủ đêm dài tháng này năm khác triền miên...Bao ám ảnh bao xót xa cho cả cả hai bờ chiến tuyến.

Chiến tranh xảy ra giữa hai đất nước giữa dân tộc này với dân tộc khác là bao đau thương bao nhọc nhằn hằn lên lưng bao con người rồi những mất mát đau thương sẽ về đâu..Những sông sẽ chảy cuốn đi rất nhiều thứ,như như bát cơm nóng rồi cũng sẽ nguội thời gian sẽ là liều thuốc chữa thương tốt nhất.Nhưng sự thật ra sao,như cốc nước cầm trong tay mỗi người ấm lạnh tự biết nỗi đau có phai nhòa hay vĩnh viễn không thể phai là tùy con người ta.

Tôi thấy những con đường rợp lá cây xanh nghe tiếng ve râm ran gọi hè nghe hơi thở bình yên của đất nước qua bao mùa...nhưng tất cả sẽ bị phá vỡ nếu chiến tranh xảy ra.Cần bao nhiêu năm để phai nhòa nỗi đau cần bao dung bao nhiêu để tiếp tục là anh em nếu chiến tranh xảy ra giữa những người từng là anh em đồng chí.Cả hai đất nước đều thuộc nền văn hóa Phương Đông truyền thống, nếu chiến tranh xảy bao nhiêu gia đình sẽ chia lìa?Bao nhiêu người cha người mẹ ngày ngày ngóng trông con,bao nhiêu người vợ-bao hòn vọng phu,bao đứa con thơ lớn lên trong gia đình thiếu tình cha,bao đôi lứa chia xa...Cùng màu da,cùng màu tóc,cùng màu mắt,có chung nhiều truyền thống,có những giao nhau của lịch sự..sẽ thế nào một ngày ta chĩa súng vào nhau.Cần bao nhiêu thời gian để hàn gắn vết thương chiến tranh,bao nhiêu thời gian nữa để những nỗi đau lùi vào quá khứ..

Có chiến tranh thanh niên sẽ lên đường sẽ tiếp bước cha anh bảo vệ biên giới lãnh thổ đất nước.Lên đường để lại đằng sau là gia đình giữ lại cho tình cảm bản thân vào chỗ sâu trong tim...

Chiến tranh không như trong phim trong truyện đó là câu chuyện thật xảy ra cho mỗi con người.Chiến tranh là máu là nước mắt là hi sinh khổ đau là ám ảnh đầy tiếc nuối.Không một dân tộc nào mong muốn chiến tranh xảy ra ở vùng đất oing cha để lại,không một người mẹ nào muốn một ngày con cầm súng ra chiến trường dù người đó khóa màu xanh áo lính.

Chiến tranh xảy ra con mẹ ra đi bảo vệ vùng quê này,không thẹn với đất nước dân tộc chỉ hổ thẹn với người sinh thành dưỡng dục vì để người tóc bạc tiễn mái tóc xanh.Sẽ có bao ánh mắt đến phút cuối khắc khoải hướng về quê mẹ.Trong ánh mắt cuối ấy người con ấy nghĩ gì...một bóng hình cô gái nhỏ giữa nghững ngày hè rực lửa hay bóng con thơ mẹ già trong nắng chiều hắt hiu.

Chiến tranh xảy ra có thể đếm được bao gia đình chia ly.Lưng cha thêm nặng trĩu,tóc mẹ mau nhòe phai,tiếng con thơ khóc ngặt nghẽo,bóng dáng đìu hiu trong đêm của người vợ và đây đó bóng hình thanh xuân héo mòn...Tất cả như thế nào...nếu con không về.

Màu xanh thẳm của trời màu nâu của đất hương lúa non dịu nhẹ,vị mặn nồng của biển cả sẽ lùi vào trí nhớ nếu chiến tranh xảy ra.Con sợ chiến tranh không vì con yếu mềm mà con sợ điều mà chiến tranh mang lại cho gia đình cho dân tộc cho người con yêu thương.

Sẽ ra sao nếu một ngày"biết tin em mất trước tin em lấy chồng".Chiến tranh xảy ra không chỉ với người mặc áo lính cầm súng vận tải quân lương,nó diễn ra ở cả hậu phương.Nỗi đau thương tan nát nếu chiến tranh diễn ra.Cầm súng bảo vệ biên cương lãnh thổ bảo vệ vùng đất ông cha dành công khai phá hơn cả con bảo vệ hậu phương đằng sau lưng con.aNhưng bất lực biết bao nếu "không chết người trai khói lửa-mà chết người gái nhỏ hạu phương".

(trích trong màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro