Chương 5: Những người lính không về

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau cái chết của chị Trương, đại đội trưởng cũng chú ý tới nhóm của Thương Anh nhiều hơn. Một khoảng thời gian sau, địch liên tục thả bom liên tục làm nhóm Thương Anh không lúc nào được nghỉ ngơi. Họ phải làm việc bất kể ngày đêm để kịp tiến độ cho xe chạy. Nhưng khi làm như vậy cũng rất nguy hiểm vì sẽ có một số quả bom chưa kịp nổ, hiện còn cháy âm ỉ. Việc họ đang làm chả khác gì đang đặt mạng sống lên bàn cân để cược, mà ván cược này nếu thua thì sẽ mất cả tính mạng.

"Chạy! Chạy nhanh lên! Quả bom này sắp nổ lại rồi! Chạy nhanh lên!"

"Ngọc! Chạy đi! Mọi người! Mau chạy đi!!!"

"Bùm" một tiếng cả một khu vực rộng lớn bị bị quét sạch. Đất đá bay tứ tung, Thúy Lan không kịp chạy nên phải nằm lại nơi hố bom, hòa xác thịt vào cùng với con đường quan trọng mà mình phụ trách.

Chứng kiến sự ra đi của đồng đội, cả ba không kịp đau buồn thì lại một trận mưa bom nữa được thả xuống. Lần này trận mưa bom còn mạnh hơn lần trước, cứ như bọn chúng muốn nghiền nát con đường này lên vậy.

Từng trận bom trút xuống làm tan nát cả một con đường nhưng không hề làm trái tim họ sợ hãi. Sau sự ra đi của chị Trương và đồng đội, cái họ sợ nhất không còn là mưa bom hay bão đạn, mà thứ làm họ sợ nhất đó chính là mất nước. Mất nước là mất tất cả, chả còn viên đạn hay mảnh văng của bom mìn nào đau bằng cơn đau mất nước.

Con đường cứ vừa kịp sửa xong thì bom lại cày cho nát hết, nhưng cứ sáng hôm đó nát thì tối đó chắc chắn con đường đã được sửa lại. Từng đoàn xe nối đuôi nhau ra trận, những chiếc xe đã không còn nguyên vẹn, ngay cả người lính bên trong cũng vậy. Nhưng trái tim của họ thì vẫn vậy, vẹn nguyên một lòng với đất nước, với Tổ Quốc linh thiêng.

Vì thi thể của Thúy Lan đã bị bom nghiền nát nên cả ba chỉ đành lấy cái áo mà Thúy Lan hay mặc thay cho thi thể rồi làm một đám ma đơn sơ. Trong buổi tối hôm đó, họ đã mất đi một người đồng đội quan trọng, tâm trạng cũng có những thay đổi và lòng căm thù giặc thêm một tầng sâu sắc.

Những ngày sau họ phải đối mặt với từng trận mưa bom ngày càng dữ dội của địch, người bị thương cũng ngày một thêm nhiều. Nhã Thanh nhận nhiệm vụ đi lấy nước và nấu đồ ăn cho hai người đồng đội đang bị thương nặng. Khi thấy Nhã Thanh mãi vẫn chưa về lòng Thương Anh dấy lên một cảm giác bất an, lê cơ thể đang bị thương nặng ra ngoài tìm kiếm.

Nhã Thanh lúc này đang bị hai tên lính Mỹ hành hạ, chúng hết khóe thịt rồi lại dùng đá đập vào người Nhã Thanh để Nhã Thanh nói ta tung tích của quân ta, nhưng tuyệt nhiên Nhã Thanh không nói một lời. Cái chúng lại chỉ nhận được một bãi nước bọt và thái độ chế nhạo của nàng.

"Muốn biết? Nằm mơ đi!"

Thấy Nhã Thanh cứng miệng, sống chết cũng không chịu nói, một tên trong số chúng cầm súng lên rồi bóp cò. Viên đạn xuyên vào trái tim của Nhã Thanh. Cùng lúc nàng ngã xuống, Thương Anh cũng vừa kịp chứng kiến tất cả. Trong giây phút đó, lòng căm thù bọn cướp nước được đẩy lên tới đỉnh điểm, Thương Anh nhắm chính giữa thái dương của bọn chúng mà bắn. Một tên địch kịp phản ứng liền lấy Nhã Thanh lên làm bia đỡ khiến cho Thương Anh không thể ra tay. Biết bản thân chẳng sống qua được hôm nay, Nhã Thanh liền hét lên với người đối diện.

"Bắn đi! Mình định để lũ cướp nước này được ngang nhiên đi lại trên đất ta hay sao? Đất nước ta đã hấng chịu quá nhiều thương đau, mà tất cả đầu là do bọn cướp nước này mang tới. Chúng ta không được phép nhân nhượng nữa!"

Bị đẩy vào tình thế khó, Thương Anh thật sự không biết phải làm thế nào. Nhận ra được sự do dự trong mắt Thương Anh, Nhã Thanh liền nói tiếp, nước mắt bất giác trào ra, giọng khẩn khoản cầu xin.

"Dù cho hôm nay chúng ta có nương tay thì chắc gì bọn chúng đã chịu tha cho bọn mình?!"

"Tớ không sợ chết! Bắn đi! Làm ơn hãy bắn đi!!!"

Trong giây phút này, ý chí quyết tử của Nhã Thanh sáng rõ hơn bao giờ hết. Lòng Thương Anh cũng đã có quyết định của riêng mình. Run rẩy giơ khẩu súng lên, Thương Anh nuốt nước mắt vào bên trong. Cùng với một tiếng hét vang trời và tiếng súng liên hoàn, Nhã Thanh cùng với tên địch ngã xuống.

Vội vàng đỡ lấy thân thể đang lụi dần sự sống của Nhã Thanh, Thương Anh muốn cứu cho nàng nhưng từng dòng máu đỏ cứ phun ra không dừng. Giây phút cận kề cái chết, hốc mắt của Nhã Thanh tuôn ra từng giọt lệ. Đây không phải là những giọt nước sợ hãi khi sắp phải đối mặt với cái chết, mà là cảm thấy buồn tiếc khi bản thân phải rời đi mà chưa thể thực hiện lời hứa với mẹ Khương, với Thương Anh và với cả đất nước thân yêu.

"Xin lỗi... Thay tớ... Bảo vệ đất nước!"

Ngay khi vừa dứt lời, sự sống của Nhã Thanh dừng lại hoàn toàn. Khoảnh khắc này, nước mắt Thương Anh rơi lã chã trên người Nhã Thanh, cô gầm lên một tiếng đầy đau đớn. Đây có lẽ là tiếng gầm của sự tuyệt vọng và bất lực trước cái chết của người đồng đội và cũng là người mình thương nhất.

Những ngày sau đó con đường mà nhóm Thương Anh phụ trách ngày càng trở nên dữ dội hơn. Diễm Ngọc dù đang bị thương nặng nhưng vẫn cố sức sửa đường, nhất quyết không chịu dừng lại, cuối cùng chết do nhiễm trùng. Trước khi chết, Diễm Ngọc nắm chặt lấy tay của Thương Anh, nước mắt giàn giụa nói ra những lời trăng trối cuối cùng.

"Đường... Đường chưa sửa xong... Xe... Xe không thể chạy!"

Sau lời trăng trối đó, Diễm Ngọc cũng rời khỏi thế gian, trên gương mặt đó vẫn là dáng vẻ lo lắng cho con đường đang bị thủng lỗ chỗ ngoài kia.

Chỉ trong chưa đầy một tháng, Thương Anh đã mất đi toàn bộ bạn bè, nỗi buồn đè nặng lên đôi vai, cô quyết định xin được trực tiếp tham gia chiến đấu cùng mọi người. Trong một lần hành động, Thương Anh bất cẩn bị giặc phát hiện. Chúng tra tấn, đánh đập Thương Anh, thậm chí chúng còn bỏ đói cô nhiều ngày liền nhưng vẫn không thể moi được thông tin gì từ cô gái gan dạ ấy, cuối cùng chúng quyết định giải Thương Anh lên đài hành quyết.

Đứng trước cái chết, Thương Anh không hề sợ hãi, ánh mắt cô kiên định nhìn về phía trước như một câu trả lời cho những tháng ngày thanh xuân đã cống hiến hết mình cho non sông. Khoảnh khắc tiếng súng vang lên, người con gái đấy đã dừng lại mãi ở cái độ tuổi đẹp nhất đời người. Nhưng trái tim chị thì vẫn vậy, đập vì yêu đất nước tới chết rồi vẫn yêu.

Tại quê nhà

Lần lượt từng giấy báo tử được gửi về gia đình, trong đó có cả nhà Khương Nhã Thanh.

"Thím Khương ơi! Thím có nhà không?"

"Ơi ơi! Tôi đây tôi đây!"

Mẹ Khương ở nhà vẫn chưa hay tin con gái mình đã chết nên vẫn vui vẻ gói đồ chuẩn bị gửi cho con. Thấy chú cán bộ tới, mẹ Khương liền niềm nở tiếp đón.

"Chú đến đúng lúc quá! Chả là tôi có ít đồ gửi con, nhờ chú vậy!"

Lần này chú bộ xã không cười vui vẻ nhận đồ để giao đi nữa mà lại nhìn mẹ Khương bằng một đôi mắt buồn tiếc thương.

"Chú sao vậy? Giao nhanh hộ tôi nhé! Con tôi thích ăn cái này lắm!"

Đột nhiên đứng nghiêm, chú cán bộ liền giơ tay lên trán, sử dụng thái độ kính trọng nhất đối với mẹ Khương.

"Thay mặt ủy ban nhân dân..."

Vừa nghe được tới đây, mẹ Khương liền đoán được hết những lời tiếp theo, trái tim bà như bị ai đó bóp nghẹt. Không thể đứng vững vì hung tin vừa rồi, bà ngã khụy xuống đất, nước mắt rơi lã chã rồi hét lên đầy đau đớn.

"Đừng nói nữa! AAAA! Làm ơn đừng nói nữa!"

"Con ơi! Con ơi!!!!"

Mẹ Khương vừa ôm ngực vừa khóc, tiếng khóc cùng với tiếng gọi vang trời của người phụ nữ đã mất hết tất cả nghe sao mà ai oán não lòng.

Sau này đất nước giành lại được độc lập, nhưng những người lính năm ấy mãi chẳng thấy về, chỉ còn lại những bấc dầu đang héo mòn vì chờ đợi. 

Năm ấy có hơn hàng trăm, hàng nghìn  người chiến sĩ dứt áo ra đi, họ chạy theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, nhưng đã có tới phân nửa nằm lại nơi chiến trường. Họ lên đường,  mang trên mình đầy ước mơ hoài bão, và ra đi cùng với lòng yêu nước nồng nàn, không chút sợ hãi và cũng không hề lùi bước.

10 năm sau

Hôm đó có một người phụ nữ lê từng bước tới trước bia mộ của những người đồng đội. Thân thể của chị bị bom đạn tàn phá nặng nề, một bên mắt của chị đã không thể nhìn được nữa, tay trái cũng bị cụt do chiến tranh gây ra nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ làm phải chị lùi bước. Đứng nghiêm trang trước bia mộ của những người đồng đội năm nào, chị giơ tay lên trán, chào những người lính năm ấy, dõng dạc hô to.

"Nghiêm!"

"Tôi! Đại đội trưởng đội 3 báo cáo! Đất nước đã được giải phóng! Các em xin hãy yên lòng ra đi!"

Đằng sau lưng chị lúc này cũng có hàng chục cánh tay nhỏ giơ theo, gió lớn từ đâu bất ngờ kéo tới, làm lá cờ bay lên phấp phới.

                            –Hoàn–

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bhtt