loắt choắt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

bên cạnh nhà tôi có một gia đình bốn người, một trong hai người con trai của họ tên đại nguyên vũ,
là thủ khoa ngôi trường danh giá mà tôi hằng ao ước,
nhưng không tài nào bước qua được cánh cổng cao ngời ngợi.



















________________________________























ngày nhận được kết quả tuyển sinh, tôi đã khóc sướt mướt như đứa trẻ bị giành mất kẹo suốt một đêm dài. chuyện sẽ chẳng có gì to tát, nếu trước đó tôi không gáy thật to rằng kiểu gì mình cũng đỗ khoa chuyên anh của một trường phổ thông trung học trực thuộc đại học với tỉ lệ chọi một trên ba mươi. sau đêm đó, mắt tôi sưng húp lên, khiến đôi mắt xếch vốn đã chẳng to tròn, nay lại thu hẹp thành một đường chỉ dài. lí do thì nhiều vô kể, nhưng chủ yếu là do tôi cảm thấy bị khinh thường và yếu kém, mặc dù chưa có mống nào mở miệng ra chê bai tôi cả. ấy vốn chả là gì so với những đắng cay mà tôi sắp phải đối mặt khi lớn lên, người lớn bảo tôi thế. tôi biết đó chỉ là phép lịch sự khi con người ta gặp người đang đối mặt với tình trạng như tôi. nhưng vô nghĩa thật, khi tôi trượt chuyên, vốn dĩ cánh cổng bước vào cuộc đời của tôi đã khép lại quá phân nửa. người thường sẽ cho rằng tôi phản ứng quá đáng, nhưng xin người, ngồi trong cái lớp có năm mươi đứa thì bốn bảy đứa đỗ chuyên, bản thân mình nằm trong ba ứng cử viên sáng giá có nguy cơ bị cười vào mặt mỗi khi đi họp lớp, tôi chưa nghĩ quẩn đã là một bước tiến lớn trong quá trình nghiên cứu tâm lí con người của nhân loại.





vấn đề tuổi mười lăm của tôi trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. bạn bè tôi ai cũng khoe khoang về thành quả của họ, còn tôi chẳng có gì đáng tự hào.








buồn thì buồn là vậy, nhưng vẫn phải sống thôi.





sau khi kết quả kì thi tuyển sinh được chuyển về hai tuần, nỗi buồn tủi cũng nguôi ngoai đi chín phần, tôi quyết định về quê ngoại.








ở đây thú vị gấp trăm lần so với mấy tờ đề tiếng anh khó như tiếng ả rập mà trên trường tôi hay phải đối mặt. ít ra, tôi còn có anh em từ thời cởi chuồng tắm mưa cùng nhau chịu ốm, còn có những tán đa mà tôi thường dành cả buổi chiều ra để ngồi ăn chè dưới gốc cây. tôi quý lắm, quý mấy thằng như mẫn khuê, thạc mân vẫn hay ngồi tò te nghe tôi kể chuyện ở thành thị, vẫn hay rủ tôi đi vặt lá chuối làm diều, mặc dù chúng nó không có quá hai cái hoa tay. lớn hơn chút thì có thôi thắng triệt, anh hay rủ chúng tôi đi tắm ao cho mát, mặc dù tôi cũng chẳng làm được gì hơn ngoài ngồi ngâm chân gảy nước, lâu lâu lại ngân nga dăm ba câu vu vơ. từ lúc tôi đặt chân xuống mảnh đất này, suy nghĩ đầu tiên ập đến trong đầu tôi là ra quán chè đầu ngõ của ông sơn, đá vài cốc đỗ đen rồi lại rượt anh em quanh xóm. nghe thì tẻ nhạt thế thôi, chứ tôi yêu quê ngoại lắm. tôi mê mẩn nơi đây, đơn giản vì nó là cái thôi nuôi tôi lớn suốt mười năm trời, trước khi tôi đặt chân lên cái chốn thành thị mà quên mất nơi xinh đẹp này.


từ khi lọt lòng đến năm mười tuổi, tôi ở với ông bà ngoại. những khoảnh khắc trôi qua bình yên và lặng lẽ như cách vùng đất xinh đẹp này mãi trường tồn trên chiếc đồi cỏ xanh ở vùng ngoại ô thành phố. trong tâm trí tôi vẫn hằn đậm những buổi sáng tinh mơ, năm giờ nằm nghe tiếng gà gáy ong tai không ngủ nổi, ra chợ bước một bước quen chục người. nếu nói theo ngôn ngữ giang hồ, tôi phải thuộc loại đại ca quan hệ rộng. cuộc đời tôi sang trang mới vào hè năm lớp năm, khi mà bà con trong xóm ai cũng vui vẻ mà tiễn tôi lên thành phố học. mọi người khen tôi sáng dạ mà thông minh, dễ thương hiền lành lắm, kiểu gì cũng được trời thương, trời độ. mang trong mình ước mơ to lớn, tôi theo bố mẹ lên thành phố, bước vào cánh cổng trường trung học.

bởi lẽ đó, thời gian ở đây trôi qua bình thản tới mức tôi không dám thở mạnh, chỉ sợ hắt một hơi là đã vụt mất quãng sống thanh bình hồi ấy.

hoặc không hẳn, tôi văn vẻ thế thôi, vì căn bản là trẻ dưới mười tuổi không có nhận thức về sự an yên, chúng tôi chỉ biết chơi đùa và hưởng thụ những giây phút còn là trẻ con, hoặc cũng có vài đứa mong mình mau trở thành người lớn.

nhưng thỉnh thoảng nhìn bọn loắt choắt chơi cá sấu lên bờ ở đầu xóm, tôi lại ước rằng bản thân mình mãi mãi yên vị ở cái tuổi thứ mười, đừng lớn thêm làm gì cả.


mong ước vẫn chỉ là mong ước, vì sự thật là, tôi đã sang mười lăm, và vẫn luôn phải đối mặt với những việc bản thân không tài nào hiểu nổi.




















trong xóm tôi có một bà cụ, bà tên là dương. người ta hay đồn bậy là gia cảnh bà giàu nên bà khó ưa. nhưng bà dễ thương lắm, mà bà lại ở một mình. hồi tôi chưa lên thành phố học, tôi cùng thằng mẫn khuê hay sang nhà bà chơi cho bà đỡ buồn. nghe bà kể, ông cụ đã mất được nhiều năm vì bệnh tật, bà chỉ có độc một người con trai do khó sinh, chú ấy lấy vợ rồi lên thành thị lập nghiệp, trộm vía sinh ra hai cậu quý tử rất đáng yêu, đặc biệt là cậu đầu lòng, bà kể về cậu nhiều lắm. tôi nghe bà nói cậu ta thông minh, dễ thương giống hệt tôi, sống tình cảm, là đứa trẻ đáng quý. cậu ấm thứ hai chẳng mấy khi xuất hiện trong lời kể của bà, mặc dù họ cùng là anh em, nhiều lắm cũng chỉ là vài ba câu nói về tuổi tác, giới thiệu qua loa, không có một lời nào thừa.

nhưng thôi, chuyện nhà bà, tôi cũng không thể xen vào.

hồi đầu, tôi có phần choáng ngợp vì nhà bà to nhất xóm, nhưng sau cũng thấy tủi thay bà. bà già đi nhiều rồi, lại ở một thân một mình, bà chỉ ra ngoài vườn chơi, dạo chợ rồi tám giờ tối lại về nhà mở vô tuyến lên xem phim truyền hình dài tập, thỉnh thoảng đổi gió thì đi đạp xe, cắm hoa với hội người cao tuổi trong xóm. vì cả năm lủi thủi một mình nên mỗi lần tết đến xuân về, bà ngóng gia đình con trai mình về lắm. cách một năm tôi về ăn tết quê ngoại một lần, vài năm như vậy, tôi đều thấy gia đình của chú ấy đến đón bà lên ăn tết cùng họ, tuyệt nhiên không thể nào nhìn thấy được mặt gia đình họ, càng không thể thấy mặt cậu quý tử đầu lòng của họ.

với tư duy của một đứa trẻ mười hai, tôi nghiễm nhiên liệt gia đình đó vào danh sách những người bí ẩn - chuyện lạ không thể giải thích, đứng tên tác giả quyền thuận vinh.



lần này về, mang trên vai trách nhiệm của một người cháu ngoan, khi vừa ngồi chơi với ông bà mình xong, tôi lại chạy vèo sang nhà bà dương. hôm nay trông bà vui vẻ lắm, tôi đứng ngoài vườn còn thấy bà vừa đu đưa theo ca trịnh công sơn từ cái băng cát xét cũ mèm, vừa lúi húi làm gì trong bếp. thấy thế, tôi liền lên tiếng chào hỏi.

"bà dương ơi, có thuận vinh về thăm bà này."

"vinh đấy à?" - bà nghiêng đầu qua cửa sổ phòng bếp mà tìm kiếm tôi - "vào nhà đi con, lâu lắm rồi chả thấy mặt đâu, có mỗi thằng mẫn khuê hay sang chơi thôi đấy."

vừa bước vào nhà, xộc thẳng lên mũi tôi là hương hoa lài thoang thoảng trong không khí. từ khi tôi quen bà tới nay, bà vẫn hay mua lài về để cắm, pha trà hoặc làm tinh dầu. nếu một phần trăm còn lại trong không khí ở hóa học là các chất khí khác, thì tôi có thể chắc chắc nịch rằng trong nhà bà, một phần trăm còn lại trong không khí chính là hương hoa lài. bà bước ra từ bếp cùng chút bánh quy mới ra lò, một cái ấm be bé và hai ly uống trà.









"bánh quy công thức mới đấy, con ăn thử xem hợp khẩu vị không?" - bà vừa nói vừa đưa tôi chiếc bánh quy xinh xắn, điểm chút hoa oải hương phía trên.











"ngon lắm bà ạ, nhưng bà sắp đón vị khách nào về ạ?"- một miệng đầy bánh quy của tôi hỏi bà.
tôi vẫn nhớ như in, bà chỉ làm bánh quy vị mới khi bà sắp tiếp đón một vị khách đặc biệt nào đó, nhưng lần này thì không thể là tôi, vì tôi về đột ngột mà chẳng báo ai cả.








"thuận vinh vẫn nhớ thói quen của cái thân già này sao, đáng yêu quá mức." - bà trả lời tôi, đầy vui vẻ -- "đến lúc nó về, con sẽ biết thôi."







dù chẳng biết nhân vật "nó" bà đề cập ở đây cụ thể là ai, nhưng vốn tôi đã chắc nịch trong lòng: "nó" chính là tên cháu đích tôn bí ẩn của bà.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro