tổ chim

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng




tôi thích mùa hè hơn mùa thu, thế mà ai cũng bảo hè đi nhanh nhanh để thu đến cho đỡ mệt.















________________________________





chiều hôm đó, tôi đã ăn hết cả đĩa bánh quy của bà, thiếu điều ở lại ăn nốt bữa cơm tối rồi về. nhưng con người thì cũng nên giữ chút lịch sự và khách sáo, ngồi chém gió với bà được thêm một lúc thì ông bà ngoại tôi gọi về ăn cơm.












"vinh về nhé, hôm nào lại sang nhà bà chơi." - bà âu yếm nhìn tôi mà nói.














"dạ, con chào bà ạ." - tôi chào bà, xỏ dép bước về nhà.







trên quãng đường đi bộ về nhà, tôi nhân cơ hội hiếm có mà hít lấy hít để khí trời nơi thôn quê, vội ngắm nhìn cái hoàng hôn ngả hồng trông đến là giống miếng kẹo bông gòn mà lũ trẻ con hay ăn. nhớ lại hồi xưa, tôi cũng vòi bằng được bố mẹ cho ăn thứ kẹo ngọt ấy. nhưng từ một hôm, tôi đến bệnh viện khám sức khỏe định kì, rồi bỏ hẳn. không phải là bỏ, mà bố mẹ cấm tiệt, không cho tôi đụng đến nó. ban đầu tôi cũng thắc mắc, quấy phá, mè nheo, nhõng nhẽo đủ kiểu, nhưng lâu dần, tôi chẳng còn hứng thú với nó nữa. người ta bảo, dần dần, người bị mất mát cũng sẽ quen với việc vắng mặt của vật mất mát, tôi cũng vậy thôi. dần đà, món kẹo bông gòn đã được xóa sạch khỏi từ điển quyền thuận vinh, hay có thêm một định nghĩa mới, là nguy hiểm. từ ấy trở đi, tôi không đụng đến kẹo bông thêm lần nào nữa.

mà thỉnh thoảng, tôi vẫn thèm.

sau đó, tôi tập làm bánh quy.

ít ra, có bánh quy, cũng đỡ hơn là không có gì.

nói mới nhớ, lúc nãy, khi ngồi chơi ở nhà bà dương, tôi vô tình để ý tới một chiếc ảnh cũ nát được kẹp trong quyển sổ của bà. tôi thề là nó tự rơi ra và ép tôi phải nhìn nó, chứ quyền thuận vinh này không đi lục lọi đồ đạc của ai bao giờ.

trong ảnh, tôi thấy một mảnh vườn nhỏ, có cây sung dâu khổng lồ, trong ảnh có ba anh em đứng cười đùa với nhau, theo tôi đoán mò thì chắc họ thân thiết lắm. nhìn qua tấm ảnh, tôi cũng đoán được nơi đó nằm ở đâu trong làng. có vẻ như giờ mảnh đất đã được mua lại, cái vườn thì bị dỡ, cây sung dâu cũng bị chặt cả rồi. thứ duy nhất khiến tôi có thể nhận ra địa điểm đó là cái cột điện có đàn chim làm tổ ở trên. tôi có nghe kể, lúc đầu lũ chim chỉ tới đó để đậu lại nghỉ chân, nhưng lâu dần, chúng bắt đầu ngủ nghỉ trên đỉnh của cột điện. ông hùng sống ở cạnh đó thấy vậy, liền lấy gỗ đóng lại, dựng hẳn một cái tổ chim ngay trên cột điện cho chúng sống. hồi tôi nghe chuyện này, tôi mới bảy tuổi, nên tôi nể ông hùng lắm, mà thật ra thì giờ vẫn nể. vì đâu có ai giỏi đến mức đóng được cả một cái tổ chim trên cột điện mà không bị giật điện, còn không bị chính quyền để ý tới. bà con làng xóm xung quanh trước thì thấy lạ, sau dần thì ai cũng quen, thậm chí còn bắt sâu ở vườn rau ra cho chúng ăn. chính vì cái cột điện đấy độc nhất vô nhị, nên tôi nhận ra ngay. nếu tôi nhớ không nhầm thì hiện tại, mảnh đất đó được mua lại để làm tiệm bánh mì baguette nhỏ. đương nhiên là tổ chim trên cột điện thì vẫn còn đó, ông hùng vẫn cho bọn chim đó ăn no hàng ngày, chúng chẳng biến đi đâu cả.

ngay lúc đấy, bà dương lấy chiếc ảnh từ tay tôi đi, cất vào trong tủ rồi khóa lại. tôi thấy thế cũng không hỏi thêm gì nữa, vì tôi đã tự tiện xem vật dụng cá nhân trong nhà người khác, ấy là sai rồi.

nhưng kì lạ thay, bà vẫn rất niềm nở với tôi, như không có bức ảnh nào ở đây cả.
mắt bà thì trông như sắp khóc.

nhưng bố mẹ tôi dạy từ nhỏ: "chuyện nhà người khác, không nên xen vào."



nhận thấy tình thế không ổn, tôi khuấy động cho không khí trong phòng khỏi bị chết ngạt bởi cái thinh lặng, ơn trời có thằng thạc mân đi qua vào xin bà cái bánh, lúc ấy mắt bà mới hết rưng rưng. khi trên mặt bà không còn dấu hiệu của nước mắt, tôi mới yên tâm mà ăn nốt miếng bánh quy còn lại, chào tạm biệt bà rồi về nhà.

tôi vừa làm người già khóc, quyền thuận vinh này sẽ day dứt lương tâm đến chết mất thôi.















nghĩ linh tinh một hồi, tôi cũng về đến nhà. ngay khi bước vào cổng, xộc lên thẳng não bộ của tôi khi bước vào cổng là mùi gà nướng than thơm phức, cùng với rất nhiều món ăn đẹp đẽ được bày biện sẵn ngoài sân để chờ tôi về. vì ở đây là quê tôi, thế nên họ hàng đều đủ cả, hôm nay là ngày mọi người sang ăn uống cùng nhau. nhà tôi có một truyền thống, hoặc phong tục, hoặc gì đó tôi cũng không biết, nhưng đại loại thì mỗi tháng một lần, họ hàng ruột thịt của tôi sẽ qua nhà ông bà tôi làm một bữa ăn nho nhỏ, cốt là để các thành viên trong gia đình thân thiết hơn. nói là họ hàng ruột thịt nhưng cũng chỉ có ông bà tôi, nhà tôi và nhà cậu của tôi. hôm nay bố mẹ của tôi cũng về đây để chung vui với cả nhà. theo kinh nghiệm mười lăm năm tuổi đời của tôi, thì trong những bữa ăn gia đình như thế, trung bình mỗi cặp vợ chồng sẽ có một người nấu ăn ngon, cụ thể là nhà tôi có bà tôi, bố tôi và cậu tôi. vì mẹ tôi và mợ tôi không biết nấu ăn nên chỉ xung phong đi chợ, mua đồ vặt về cho cả nhà nhâm nhi, chứ vào bếp thì tôi tin là cặp chị em đó không kham nổi.

cậu mợ tôi có một đứa con trai, nó bằng tuổi tôi, tên lý chí huân. đáng ra nó phải gọi tôi là anh, nhưng do bằng tuổi nên nó không phục, đòi xưng tao mày, tôi cũng thuận theo nó, vì tôi không quan tâm về việc xưng hô với bạn cùng tuổi lắm. thằng này da trắng, trắng bóc như công tử bột, nhiều lúc tôi cũng thắc mắc, không biết nó làm gì mà trắng thế. hồi ở chung hai năm trước tôi mới biết, cả ba tháng hè nó chỉ vùi đầu trong sách mà học, không rời khỏi nhà nửa bước, bảo sao nó trắng kinh. mà tôi cũng thấy lạ, cậu tôi hồi xưa là trai phố, vì hồi chưa sinh tôi, ông bà tôi sống ở hàng bạc, nên cậu chơi bời chẳng kém ai. mợ tôi không phải gái phố, nhưng cũng là chiến đét, học ra học chơi ra chơi, vậy mà lại có một thằng con trai mọt sách, chẳng biết gì ngoài học. nhiều lúc, cậu mợ tôi còn phải xách cổ nó vứt ra khỏi nhà để nó đừng đọc sách nữa mà đi chơi. nhưng do bản tính ham học, nó lại vào hiệu sách mà đọc nhờ, chẳng có đi đâu cả. đến tôi cũng chịu, vì chưa bao giờ tôi lôi được thằng này ra khỏi nhà cả.

nhưng vì cả nhà có hai đứa là trẻ con, lại còn cùng tuổi, nên chúng tôi thân lắm.


buổi tối đó, nhà tôi ăn uống rất vui vẻ, vì nhà ngoại tôi không phức tạp như bên nội. nhà ngoại tôi trân trọng niềm vui của con cháu, chứ không phải đất đai.


trong bữa ăn, tôi ngồi cạnh thằng huân, được đặc cách bàn không rượu bia, cùng một nồi lẩu cỡ nhỏ xinh.



"mày có biết hồi mình sáu tuổi, có đứa bằng tuổi bọn mình cũng sống ở làng này, đẩy bạn xuống hồ không?" - đột nhiên thằng chí huân hỏi tôi.




nói thật thì tôi sốc đến sặc nước lẩu, không hiểu được thằng này nghe ngóng tin tức ở đâu, đặc biệt là loại tin tức man rợ thế này. sáu tuổi mà có ý đồ đẩy bạn xuống hồ rồi á?


"mày lấy đâu ra cái tin đấy thế chí huân? tao sặc cả nước lẩu rồi." - tôi đáp lại nó với vẻ mặt méo mó.


"tao chẳng biết, đợt trước tao về, nghe bà sáu bán thịt lợn ngoài chợ buôn dưa lê với mấy bà bán rau hàng bên." - nó đáp thản nhiên như không.



"ôi dào, chắc tin vịt thôi, kiểu gì chả méo mó đi một tí." - nghe đến đó, lông mày tôi giãn ra, thư thả ăn nốt miếng thịt bò mà trả lời nó.




"ừ, chắc thế." - nó đáp lại tôi, rồi uống một ngụm nước có ga thật dài, còn ợ hơi cho tôi nghe.










và khi ấy, tôi chẳng thể biết được, câu nói của nó đã mở khóa cánh cửa dẫn tới ba tháng hè rực rỡ của chúng tôi.







_______________________________________________________

p/s: mạch truyện nếu có chậm quá thì mọi người góp ý cho t nhaa, nếu có thắc mắc về cốt truyện hay fic khum hợp lí chỗ nào thì cmt phía dưới cho t biết với nhée✨✨

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro