c3 , 33

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

...nếu tiếp xúc đủ số lượng khách hàng và đúng đối tượng, bạn sẽ bán được hàng. "Hãy gọi "đủ" số cuộc điện thoại, cậu


sẽ kiếm được vài thương vụ". Theo họ, các cuộc gọi có thể mang thương vụ đến cho bạn. Nếu không


dám gọi thì bạn sẽ chẳng có gì cả. Đến đây tôi vẫn đồng ý với nhận định trên.


Xét một cách tổng thể, chúng ta có thể tin vào các nguyên tắc trung bình, song đôi khi cũng có những


sai lầm nhất định. Chẳng hạn như trường hợp một anh bạn thân và cũng là đồng nghiệp của tôi, Mike


Frank, đã thực hiện đến hơn 19.000 cuộc điện thoại "nồng nhiệt" với khách hàng và anh đã nhận ra bí


quyết cốt lõi giúp thực hiện thành công mọi việc theo nguyên tắc trung bình là:


(1) Thực hiện đủ số lượng cuộc điện thoại hay các buổi thuyết trình về sản phẩm;


(2) Cố gắng đạt được hiệu quả càng cao càng tốt trong từng cuộc điện thoại;


(3) Nhớ lại những điều bạn đã nói hay làm đúng, rút ra những điều bạn có thể làm tốt hơn, hiệu quả


hơn.


CHIẾN THUẬT "THƯƠNG VỤ TIẾP THEO"


Tôi tin rằng tất cả những người bán hàng trên thế giới này bao gồm cả bạn đều không thích nguyên tắc


trung bình. Câu hỏi đặt ra là: Bạn muốn đạt được điều gì trong buổi gặp gỡ khách hàng tiếp theo của


mình? Một thương vụ thành công? Và những thương vụ tiếp theo, tiếp theo nữa thì sao? Có thể bạn


không muốn thực hiện thành công tất cã các thương vụ nhưng chắc chắn bạn muốn có được những


thương vụ ngay sau đó. Làm thế nào để thực hiện thành công thương vụ với khách hàng trong lần gặp


gỡ sắp tới? Theo đánh giá của tôi, bạn nên bắt đầu và kết thúc tất cả các thương vụ trong sự tin tưởng


tuyệt đối vào thành công sau cùng. Khi phải đương đầu với các vấn đề của khách hàng như không có


nhu cầu, không có tiền, không có động lực, không có ước muốn thì niềm tin và sự tín nhiệm là điểm tựa


vững chắc nhất cho bạn.


TIỀN HOA HỒNG LÀ GÌ?


Bạn cần trả lời câu hỏi này trước khi đọc đến phần tiếp theo: trong lĩnh vực kinh doanh của bạn, khoản


hoa hồng trung bình cho mỗi thương vụ sắp sửa thành công là bao nhiêu? Thương vụ sắp sửa thành


công nghĩa là bạn thực sự chắc chắn khách hàng sẽ cầm bút ký hợp đồng.


Dù kinh doanh trong lĩnh vực nào thì tôi dám 'cược' là khoản tiền hoa hồng đó đều như nhau - bạn hay


tôi sẽ nhận được một khoản lợi vô hình rất lớn. Nói cách khác, sắp sửa thành công thôi vẫn chưa đủ.


Một trong những điều khiến các chuyên gia bán hàng dễ dàng thoái chí nhất là thương vụ bị hủy bỏ khi


anh ta gần như đã hoàn tất thương vụ và tận hưởng cảm giác chiến thắng. Dẫu vậy, đây vẫn là điều


thường xuyên xảy ra.


SỰ HIỆN HỮU CỦA CÁC YẾU TỐ TÂM LÝ


Nếu muốn trở thành một chuyên gia bán hàng thực thụ thì bạn cần phải hiểu biết đôi điều về tâm lý. Cómột nguyên tắc mà chúng tôi luôn nhấn mạnh trong cuốn sách này, đó là:


Bạn có thể có được tất cả mọi thứ trong cuộc sống nếu bạn biết giúp người khác đạt được điều họ


muốn.


Quan điểm của tôi là sẽ không hướng dẫn bạn cách hoàn tất một thương vụ bởi một khi bạn đã thực


hiện được điều đó một lần, chắc chắn sau đó bạn sẽ biết cách phải làm như thế nào. Điều tôi muốn là


giúp bạn cải thiện tỷ lệ thành công ngay từ khi đặt câu hỏi thăm dò, thực hiện thuyết trình hay khi giới


thiệu sản phẩm. Nếu hiểu được tầm quan trọng của ba yếu tố này chắc chắn tỷ lệ thành công trong mỗi


thương vụ của bạn sẽ cao hơn.


Trước hết, các thương vụ kết thúc tốt đẹp nhìn vào quá trình bán hàng thuận lợi, quá trình bán hàng


thuận lợi xảy ra khi người bán hàng là một người tốt bụng (câu hỏi đặt ra là: "Bạn có phải là một


người tốt bụng không?"). Thứ hai, cuốn sách này giúp bạn có được "bản năng" kết thúc thương vụ và


cuối cùng, bạn sẽ tìm hiểu thêm một số phương pháp kết thúc thương vụ quan trọng.


Khả năng thiên bẩm hay trực giác, điều mà phụ nữ thường nhạy bén hơn nam giới, là vô cùng cần thiết


đối với công việc bán hàng và cần phải được phát huy ở cả nam lẫn nữ. Khả năng thiên bẩm sẽ giúp


bạn trở thành một nhà "tư vấn mua hàng" thực sự khi thấy khách hàng có những biểu hiện cho thấy họ


sắp sửa đưa ra quyết định mua hàng cuối cùng. Bạn cần phải tư vấn, giúp đỡ khách hàng giải quyết


những khó khăn của họ bằng cách mua sản phẩm, hàng hóa, hay dịch vụ của bạn.


Nếu bạn có thể cải thiện tỷ lệ thương vụ thành công thêm 10% (tôi tin chắc nếu tỷ lệ thành công các


thương vụ của bạn đang ít hơn 60% thì 10% tăng thêm là con số hoàn toàn có thể đạt được) thì doanh


số bán hàng của bạn sẽ tăng lên đáng kể và bạn cũng có thêm thời gian để theo đuổi những mục tiêu


lớn lao hơn.


CÒN RẤT NHIỀU ĐIỀU PHẢI LÀM BÊN CẠNH VIỆC HOÀN TẤT THƯƠNG VỤ


Tôi muốn nhấn mạnh đến một điều vô cùng quan trọng: nhiều nhân viên bán hàng luôn ảo tưởng rằng


chỉ cần áp dụng đúng những chiêu thức hoàn tất thương vụ là họ có thể cải thiện đáng kể doanh số bán


hàng. Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng không chỉ riêng khâu kết thúc mà bất kỳ khâu nào trong quy trình


bán hàng cũng đều quan trọng như nhau.


Làm thế nào để có một kết thúc tốt đẹp nếu bạn không có khách hàng? Làm thế nào hoàn tất thương vụ


nếu bạn không biết cách sắp xếp một cuộc hẹn với khách hàng? Dù bạn đã biết cách hoàn tất thương vụ


sao cho thật nhanh chóng thì bạn vẫn khó có thể tạo "sức ép" khiến khách hàng muốn mua hàng của


bạn. Bạn càng kiên trì thuyết phục, khách hàng càng trì hoãn hay tồi tệ hơn, họ sẽ cáu gắt với bạn. Có


lẽ bạn ngạc nhiên với cách đặt tiêu đề và cách cấu trúc cuốn sách này nhưng mục đích của tôi là giúp


bạn thực hiện các khâu của quy trình bán hàng một cách hiệu quả.


Khi tìm thấy một khách hàng tiềm năng nghĩa là bạn đã bước vào khâu đầu tiên của quy trình bán hàng.


Bạn sẽ chuyển sang khâu thứ hai nếu sắp xếp được một cuộc hẹn với khách hàng và khi thực hiện bàithuyết trình ấn tượng tức là bạn đang ở khâu thứ ba của quy trình. Nếu bạn không đạt được một bước


tiến nào nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian của cả mình lẫn khách hàng. Khâu cuối cùng, tức hoàn tất


hay kết thúc, cũng tương tự như việc ghi điểm trong thể thao vậy, nó quyết định điểm số cao, thấp và


sự "thắng, thua" của bạn.


ĐÔI KHI NHỮNG ĐIỀU "NHỎ NHẶT" LẠI QUYẾT ĐỊNH KẾT QUẢ CỦA MỘT THƯƠNG


VỤ


Trong lĩnh vực bán hàng, có những điều tưởng chừng như "nhỏ nhặt" nhưng lại quyết định sự thành bại


của thương vụ. Một cô nàng đỏng đảnh sẽ có cảm tình với bạn nếu được bạn gọi là "mèo con", nhưng


sẽ "to chuyện" đấy nếu bạn gọi cô ấy là "con mèo"[4]. Hãy nói với phu nhân của bạn rằng nàng đáng


yêu như cơn gió đầu xuân,bạn sẽ ghi được nhiều điểm hơn trong mắt nàng nhưng nếu bạn nói rằng nàng


là cơn gió cuối đông thì bạn sẽ gặp rắc rối to đấy!


Khi những điều "nhỏ nhặt" đó có tác dụng bổ trợ cho bạn, kết quả cuối cùng sẽ rất khác biệt. Điều nhỏ


nhặt đó có thể chỉ là một đôi giày được đánh bóng sạch sẽ; là bộ com-lê, váy đầm hay quần áo được


là phẳng phiu; đầu tóc gọn gàng; cà vạt nghiêm chỉnh hay trang điểm phù hợp, tươi tắn. Đó cũng có thể


là việc ăn mặc quá đỏm dáng hay quá tồi tàn; một gương mặt luôn tươi cười, thái độ ân cần, nhã nhặn


và luôn lưu tâm đến thời gian quý báu của khách hàng hay khả năng làm việc có kế hoạch, có khả năng


ứng xử tốt, biết nói những lời cảm ơn chân thành, giản dị...


Tôi không thể nào liệt kê hết tất cả những điều tưởng chừng như "nhỏ nhặt" đó nhưng một phân tích


mới đây cho thấy một vài điều "nhỏ nhặt" mà khách hàng luôn quan tâm đến là sự tự tin của bạn, lòng


nhiệt tình của bạn trong việc giúp đỡ họ tìm giải pháp và cảm giác tự hào khi cung cấp những sản


phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với mức giá phải chăng với sự đảm bảo rằng chúng đem lại


lợi ích cao nhất cho khách hàng.


KHI NÀO NÊN KẾT THÚC MỘT THƯƠNG VỤ?Nhiều người bán hàng đều có chung câu hỏi: "Khi nào nên kết thúc thương vụ?". Ngay từ buổi ban đầu


tôi đã được nghe nhiều người bán hàng và các chuyên gia đào tạo bán hàng nói: "Có thể kết thúc sớm,


kết thúc đúng lúc hoặc kết thúc muộn". Trong nhiều trường hợp, lời khuyên đó nghe có vẻ đúng đắn


nhưng rõ ràng là khi kết thúc quá sớm, có khả năng bạn sẽ đánh mất những cơ hội thực sự để thực hiện


các thương vụ tiếp theo.


Vậy thế nào và khi nào được coi là "quá sớm"?


"Quá sớm" là khi bạn hoàn tất một thương vụ trước khi thiết lập được những giá trị vững chắc trong


tâm trí khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đang cung cấp.


Khách hàng chỉ mua lợi ích do sản phẩm mang lại, bất kể đó là sản phẩm gì. Nếu bạn chỉ cố gắng kết


thúc thương vụ trước khi tạo dựng giá trị cho sản phẩm thì bạn chỉ như một người bán hàng "đang làm


việc với cường độ cao", luôn muốn kết thúc thương vụ này để tiếp tục xúc tiến thương vụ với khách


hàng tiếp theo mà không thực sự quan tâm đến nhu cầu và ước muốn của khách hàng là gì. Dường như


bạn chỉ quan tâm đến điều mình muốn và điều này vô tình tạo ra bức tường ngăn cách giữa khách hàng


và bạn. Để rồi sau đó chính bạn là người phải vượt qua bức tường đó để thực hiện thương vụ.


Bạn hoàn toàn có thể thông báo trước cho khách hàng rằng bạn sẽ yêu cầu ký kết hợp đồng. Chẳng hạn


như khi còn làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, tôi đã thực hiện một quy trình bán hàng chỉ qua


hai lần gặp gỡ khách hàng. Lần gặp gỡ đầu tiên là để có được những thông tin cơ bản về khách hàng và


tìm hiểu nhu cầu mà ông ấy đã dự tính từ trước, cũng như việc ông ấy sẽ về hưu và những dự tính cho


gia đình (đây thực sự là một khách hàng đầy tiềm năng). Khi gặp gỡ vị khách này lần hai (cùng với bản


đề xuất), tôi đã thực hiện một bài thuyết trình hoàn chỉnh, tạo dựng giá trị cho dịch vụ của mình và sau


đó là cố gắng kết thúc thương vụ.


CHIẾN THUẬT "THUẬN MUA VỪA BÁN"


Trong lần gặp gỡ thứ hai, tôi đưa cho ông ấy xem bản đề xuất đã được soạn thảo kỹ lưỡng rồi nói:


"Thưa ông, đây là bản đề xuất của ông và nó đã được soạn thảo rất cẩn thận. Tôi sẽ giải thích nội dung


của bản đề xuất này đến khi mọi thông tin đưa ra được rõ ràng và dễ hiểu. Đến lúc đó, ông có thể


quyết định mua hay không cũng không sao".


Một điều vô cùng thú vị đã đến với tôi. Tỷ lệ kết thúc các thương vụ thành công của tôi tăng lên gần


10% và doanh số bán hàng còn tăng nhiều hơn thế nữa. Đó là do tôi biết loại bỏ và giảm bớt số lượng


các cuộc gọi nhàm chán và sử dụng nhiều thời gian tìm kiếm khách hàng mới hơn.Chương 4: KINH NGHIỆM BÁN HÀNG


CHIẾN THUẬT KHUYẾN KHÍCH KHÁCH HÀNG "ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH MỚI"


Khi khách hàng từ chối mua hàng, điều này có nghĩa là bạn đã không thể thay đổi quan điểm của họ.


Để khách hàng thay đổi quan điểm của họ, bạn phải thuyết phục họ thừa nhận rằng họ đã sai lầm khi


nói "không mua". Nhưng bạn thử nhìn lại xem trong vòng một năm vừa qua, có bao nhiêu lần bạn thừa


nhận rằng mình sai hay đã quyết định sai lầm? Hẳn là không có lần nào. Ngay cả bản thân chúng ta


cũng ít khi thừa nhận bản thân mình sai, vậy làm thế nào có thể thuyết phục khách hàng làm điều đó!


Khi một khách hàng nói "không", một số nhân viên bán hàng tiếp lời: "Ồ, dù sớm hay muộn thì ông


cũng sẽ mua nó bởi vì nó phù hợp với nhu cầu của ông. Vậy sao ông không mua ngay lúc này?". Hành


động đó khiến cho khách hàng có cảm giác là bạn đang tạo áp lực khiến họ phải thừa nhận họ đã sai


khi từ chối mua hàng của bạn. Họ sẽ trở nên bực tức và mâu thuẫn càng lúc càng tăng thêm, gây ảnh


hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa hai bên.


"KHÔNG" THƯỜNG CÓ NGHĨA LÀ "TÔI KHÔNG CHẮC LÀ TÔI SẼ KHÔNG MUA..."


Khách hàng thường không thay đổi suy nghĩ của mình nhưng anh ta lại thích đưa ra một quyết định mới


dựa trên những thông tin mới, ví dụ như "Tại sao anh không nói với tôi rằng khu đất đó nằm ở khu vực


ngoại ô thành phố và khi đó tôi sẽ không phải đóng thuế?"; hay "Vì sao anh không bảo với tôi là chúng


ta có thể in trên cả hai mặt giấy? Mặc dù giá loại giấy đó cao hơn nhưng ít nhất chúng ta cũng tiết kiệm


được một khoản tiền tương đối" hay như một quyết định mới "Đáng ra anh nên giải thích loại này phù


hợp với gu thẩm mỹ của bọn trẻ. Lũ trẻ không muốn mua loại khác đâu". Vì khách hàng luôn đưa ra


các quyết định mới dựa trên những thông tin mới nên quy trình bán hàng đòi hỏi bạn phải cố gắng hoàn


tất thương vụ ngay sau khi đã tạo lập được giá trị cho sản phẩm, hay đã khơi dậy ước muốn sở hữu sản


phẩm của khách hàng, chứ không phải sau khi bạn đã cung cấp toàn bộ thông tin cho khách hàng.


Nếu bạn chờ cho tới khi bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho khách hàng rồi mới chốt lại


để hoàn tất thương vụ thì đó là một sai lầm rất nghiêm trọng đấy! Khách hàng sẽ tự họ trả lời "không


mua" để tránh cảm giác rằng mình là "người dễ tính", rằng họ đã không suy nghĩ cẩn thận trước khi ra


quyết định mua hàng của bạn. Quan trọng hơn nữa là họ sợ bị xem là "dại dột" nếu ra một quyết định


chóng vánh. Trong rất nhiều trường hợp, những khách hàng nói "không" này trên thực tế lại có ý muốn


nói với bạn rằng: "Hãy cho tôi biết thêm thông tin và làm cho tôi an tâm rằng "đồng ý mua" là một


quyết định đúng đắn. Nói ngắn gọn, hãy giúp tôi quyết định mua một cách dễ dàng đi nào!" Vì vậy,


công việc của người bán hàng là giúp khách hàng mua hàng dễ dàng hơn.


Khách hàng bị thuyết phục bởi sức thuyết phục của lời nói hơn là khả năng lập luận lô-gíc của bạn.


VÌ SAO KHÁCH HÀNG NÓI "KHÔNG"? Khi khách hàng từ chối hoặc nói họ không có đủ tiền thì tất cả các chuyên gia bán hàng trên thế giới


đều biết họ ngụ ý rằng: "Tôi sẽ không trả nhiều hơn giá trị thực sự của món hàng". Sự thật là họ không


cảm nhận được rằng sản phẩm của bạn hoàn toàn đáng giá với số tiền mà bạn vừa nêu ra. Việc bạn cứ


khăng khăng thuyết phục khách hàng mua hàng càng tạo thêm áp lực cho khách hàng và điều này khiến


họ càng trở nên bực tức hơn. Những cảm xúc tiêu cực này chính là một trong những nguyên nhân phá


hủy mối quan hệ giữa bạn và khách hàng.


Trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể thay đổi đột ngột hay hạ giá sản phẩm nhưng bạn có thể


nhanh chóng thay đổi giá trị của nó bằng cách cung cấp thêm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ đó.


Điều này đồng nghĩa với việc tạo dựng sự tin tưởng và không khí đối thoại cởi mở giữa khách hàng và


bạn.


HOÀN THÀNH MỘT THƯƠNG VỤ CŨNG CẦN THEO NGUYÊN TẮC "GIÁO DỤC"


Mỗi cách hoàn tất thương vụ nên là một quy trình "giáo dục" qua đó bạn có


thể nâng cao giá trị của sản phẩm hay dịch vụ của bạn trong tâm trí khách hàng.


Một khách hàng tiềm năng chính thức trở thành khách hàng của bạn ngay tại thời điểm giá cả của sản


phẩm tương xứng với giá trị của nó. Tuy nhiên, khi trong tâm trí của khách hàng xuất hiện ý nghĩ giá trị


của sản phẩm đã vượt quá giá bán của nó thì bạn không có được một khách hàng theo đúng nghĩa nữa.


Khi đó, mọi chiêu thức, mọi cách thuyết phục mà bạn tạo ra đều không còn cần thiết nữa. Tất nhiên khi


khách hàng hiểu rằng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ đó cao hơn cái giá mà bạn đưa ra thì bạn đang


có một khách hàng "ngon lành" đấy và bạn cũng phải kết thúc thương vụ này càng nhanh càng tốt!


Hãy nhớ rằng bạn luôn phải đối mặt với nỗi lo sợ thường trực trong tâm trí khách hàng, đó là nỗi lo sợ


sẽ mắc sai lầm khi quyết định mua hàng dù anh ta nhận thấy rõ giá trị của sản phẩm cao hơn giá cả của


nó. Đây chính là lý do mà tôi muốn nhấn mạnh bởi sự trung thực của người bán hàng là yếu tố quyết


định sự thành công của thương vụ.


ĐỪNG "CỐ BÁN BẰNG MỌI GIÁ"


Tâm lý "cố bán bằng mọi giá" thường gặp ở những người bán hàng có đạo đức nghề nghiệp "đáng


ngờ" hoặc những người chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt chứ không hướng đến việc xây dựng một sự


nghiệp bán hàng lâu dài.


Vào năm 1974, tôi đã thực hiện được một trong ba mơ ước của mình là có một văn phòng thật đẹp tại


nhà dành riêng cho việc nghiên cứu và viết sách. Và tôi cũng muốn có được một chiếc ghế sofa làm


bằng da thật. Khi còn là một cậu bé sống ở thành phố Yazoo, Mississippi, tôi đã có những kỷ niệm


đáng nhớ về những cuộc "viếng thăm" phòng khám răng của nha sĩ C. L. Wallace. Trong tiền sảnh của


tòa nhà có một chiếc ghế sofa cũ bằng da. Tôi vẫn nhớ là mình đã ngồi lên chiếc ghế đó, cọ cọ tay áo


vào lớp bọc da và lắng nghe những âm thanh sột soạt phát ra. Quả thực trước đó tôi chưa hề nghe thấyâm thanh nào giống tiếng cọ vào đồ "da thật" như thế và tôi luôn mong muốn được nghe tiếng sột soạt


như thế trong văn phòng của mình.


Khi tôi và Tóc Đỏ vào một cửa hàng lớn có nhiều mẫu mã mới lạ trong thị trấn, tôi nói với nhân viên


bán hàng về mong muốn của mình và anh ta dẫn tôi đến gian trưng bày ghế sofa. Khi vừa nhìn thấy


chiếc ghế da đầu tiên, tôi không khỏi vui mừng và hỏi ngay giá bán. Tôi thật sự "sốc" vì mừng bởi giá


của nó chỉ bằng một nửa số tiền tôi dự tính. Khi tôi bộc lộ sự ngạc nhiên của mình và không hiểu vì


sao một chiếc ghế da thật lại được bán với giá đó, người bán hàng cam đoan với tôi rằng đó là một


trong những lý do giúp họ bán được rất nhiều ghế sofa này.


Tôi ngồi xuống và dựa lưng ghế, một cảm giác thật dễ chịu và khi tôi cọ tay áo vào ghế, những âm


thanh phát ra đúng như những gì tôi từng nghe thấy khi xưa. Tôi đi đi lại lại quanh chiếc ghế chiêm


ngưỡng nó. Nó thật là đẹp và thêm một lần nữa tôi thể hiện sự vui mừng khi tìm được một chiếc ghế


sofa da với mức giá phải chăng đến vậy. Người bán hàng cũng đồng tình với tôi rằng đó cũng là một


món hời đối với họ. Thế là tôi nói với người bán hàng tôi sẽ mua nó.


Tiếp đến, tôi thổ lộ rằng chúng tôi cần một chiếc bàn uống cà phê thật đẹp để đặt phía trước chiếc ghế


và chúng tôi đi đến khu trưng bày các loại bàn. Tình cờ tôi nhìn thấy một chiếc ghế sofa khác gần


giống với chiếc ghế tôi vừa đặt mua. Bỗng dưng tôi thấy thích chiếc ghế này hơn nên tôi liền tiến đến,


xem xét kỹ lưỡng, ngồi xuống, dựa lưng vào ghế và thấy phân vân không biết mình thực sự thích cái


nào. Tôi liền hỏi giá và lần này thì sốc thật khi biết chiếc ghế này đắt gần gấp đôi chiếc ghế tôi vừa


mua. Tôi thắc mắc: "Vì sao cái này lại đắt hơn gấp đôi so với cái kia?". Anh ta trả lời một câu ngắn


gọn: "Vì nó toàn bằng da thưa ông".


"Ôi, anh bạn, thế chiếc ghế tôi vừa đặt mua được làm bằng gì? Tôi nghĩ nó làm hoàn toàn bằng da


chứ?" Người bán hàng đáp: "Nó chỉ được bọc da ở những chỗ khách hàng tiếp xúc thôi, còn phần


dưới thân ghế và toàn bộ phía sau chỉ là 'giả da' thôi". Anh ta còn cam đoan với tôi rằng sẽ không có


ai phát hiện ra sự khác biệt này, rằng vật liệu "giả da" đó rất bền và hình thức cũng rất bắt mắt.


"Này anh bạn, sao anh không nói rõ như vậy ngay từ đầu khi tôi đặt mua nó?" Người bán hàng đáp:


"Thưa ông, tôi đã định nói với ông nhưng quả thực tôi chưa có cơ hội. Song tôi dự định sẽ nói trước


khi ông rời khỏi đây bởi tôi không phải là một người bán hàng lừa gạt". Hẳn là bạn cũng đoán được


rằng tôi đã rời khỏi cửa hàng và không mua chiếc ghế nào. Không những vậy, tôi còn không bao giờ


quay trở lại cửa hàng đó nữa.


Người bán hàng đã nói dối tôi. Rõ ràng là tôi đã nghĩ chiếc ghế sofa đầu tiên làm hoàn toàn bằng da.


Và khi tôi nhìn thấy chiếc ghế sofa thật và bày tỏ sự quan tâm của mình, có lẽ anh ta cũng nghĩ rằng


mình có thể nhân đôi lợi nhuận nếu bán được chiếc ghế đắt tiền hơn nhưng sự tham lam và không trung


thực đã khiến anh ta đánh mất thương vụ hiện tại và không đạt được những cơ hội bán hàng trong tương


lai.


KINH NGHIỆM TÂM LÝKhi còn là nhân viên tư vấn mỹ phẩm ở trung tâm thương mại Sakowitz, Cindy Oates nhìn thấy một


khách hàng đang chờ được phục vụ. Thông thường, khi khách hàng vừa bước chân vào cửa hàng, các


nhân viên phải đón chào họ thật niềm nở. Nhưng người đàn ông này không giống như những khách hàng


"đúng tiêu chuẩn" của Sakowitz. Ông ta trông như một kẻ lang thang, đầu tóc bù xù và quần áo bẩn


thỉu. Vậy nên việc ông ta bị phớt lờ cũng là chuyện thường tình.


Có hai điều khiến Cindy nhanh chóng tiến đến chỗ vị khách đó đang đứng. Trước hết, cô là một người


rất lịch thiệp và hành động đó cho thấy cô thực sự là một chuyên gia bán hàng sẵn sàng tạo cơ hội cho


mọi khách hàng đến với cửa hàng để có được những thứ họ mong muốn. Hơn thế, cô để ý thấy người


đàn ông này cầm trong tay một mảnh giấy. Với cô, điều này có nghĩa ông ta là một người chồng đến


cửa hàng và mang theo một danh sách dài những thứ cần mua cho vợ mình. Và cô ấy đã đúng, người


đàn ông đó chỉ mua ba món nhưng mỗi món trị giá gần một trăm đô la.


Vẻ bề ngoài của vị khách hàng nọ quả thật không có gì là sáng sủa nhưng túi tiền của ông ấy thì khác.


Tôi chỉ muốn lưu ý với bạn rằng tất cả những người bạn gặp đều có thể là khách hàng tiềm năng cùng


với vô số vấn đề cần bạn giải quyết. Hãy thân thiện và niềm nở với tất cã họ bởi không phải lúc nào


bạn cũng biết rằng mình đang nói chuyện với ai.Chương 5: LUYỆN GIỌNG


GHI ÂM GIỌNG NÓI CỦA BẠN


Nếu muốn thành công toàn diện trong nghề bán hàng, bạn cần phải làm được điều mà 95% người bán


hàng còn lại chưa làm được - đó là học cách thay đổi ngữ điệu để giọng nói của bạn trở nên truyền


cảm hơn. Bạn có thể tự luyện giọng nhờ một chiếc máy cassette hoặc máy ghi âm để ghi âm lại phần


trình bày của mình, cách bạn ứng phó với sự do dự hay từ chối của khách hàng và cả cách bạn hoàn tất


một thương vụ. Ngoài việc biết lắng nghe, người bán hàng cần phải hiểu rằng mình phải biết cách nói


và nói sao cho thật tốt.


Khi nghe lại, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng cách nói chuyện của bạn không tạo ra hiệu quả


cho công việc, đa phần những lời bạn nói thực sự không cần thiết (bạn nói quá nhiều) và giọng của bạn


nghe rất "chán". Nếu có thể, bạn nên ghi âm lại các cuộc trao đổi với một khách hàng "thực sự". Có


thể bạn sẽ bị "sốc" khi nghe những câu trả lời rất vô nghĩa của mình trước các câu hỏi thông thường


hay trước sự phản bác của khách hàng. Cũng có lúc bạn chỉ nghe nhưng lại không tập trung vào những


điều họ đang nói. Qua việc ghi âm lại, bạn có thể sửa chữa được những sai lầm này.


VAI TRÒ CỦA NGỮ ĐIỆU TRONG GIỌNG NÓI


Tôi sẽ lấy một ví dụ điển hình để giúp bạn hiểu được vai trò của ngữ điệu trong giọng nói. Chẳng hạn


có một câu như sau: (1) "Tôi không hề nói anh ta lấy trộm số tiền đó". Đây chỉ là một câu trần thuật


đơn giản.


Nhưng nếu nhấn mạnh từ "tôi" trong câu đó (2) " TÔI không hề nói anh ta lấy trộm số tiền đó", ý nghĩa


câu này trở thành: ai đó đã nói điều đó chứ không phải bạn.


Còn nếu bạn nhấn mạnh từ "không hề", (3) "Tôi KHÔNG HỀ nói anh ta lấy trộm số tiền đó", thì chính


là bạn đang phủ định hoàn toàn việc người khác cho rằng bạn đã nói điều đó.


Nếu nhấn mạnh từ "nói": (4) "Tôi không hề NÓI anh ta lấy trộm số tiền đó", bạn đang ám chỉ rằng bạn


có ý định nói nhưng thực sự đã không nói.


Nếu câu nói đó được nhấn mạnh ở từ "anh ta": (5) "Tôi không hề nói ANH TA lấy trộm số tiền đó",


nó sẽ được hiểu là một người nào khác đã làm điều đó chứ không phải là anh ta.


Bạn cũng có thể nhấn giọng ở từ "lấy trộm", (6) "Tôi không hề nói anh ta LẤY TRỘM khoản tiền đó",


câu này hàm ý là có thể anh ta chỉ "mượn" số tiền đó chứ không phải lấy trộm nó.


Còn nếu nhấn giọng ở từ "số tiền", (7) "Tôi không hề nói anh ta lấy trộm SỐ TIỀN đó", có nghĩa là cóthể anh ta đã lấy một thứ gì khác chứ không phải là tiền.


Ý nghĩa của câu sẽ thay đổi khi nhấn mạnh ở từ "đó", (8) "Tôi không hề nói anh ta lấy trộm số tiền


ĐÓ", tức là có thể anh ta đã lấy một số tiền nào đó nhưng không phải là số tiền này.


Bạn thấy đấy, với cùng một câu, nhưng nếu bạn biết cách nhấn giọng hợp lý thì sẽ tạo nên những câu


nói với ý nghĩa rất khác nhau.


CHIẾN THUẬT "THAY ĐỔI NGỮ ĐIỆU"


Luyện giọng là một kỹ năng mà bạn hoàn toàn có thể học được. Chỉ cần dành ra khoảng mười lăm phút


mỗi ngày và áp dụng liên tục trong mười ngày là bạn có thể thành thạo những bước cơ bản.


Bạn hãy bắt đầu việc luyện giọng bằng cách nói lại câu trong ví dụ trên theo tám nghĩa khác nhau và


ghi âm lại giọng nói của mình. Đừng ngần ngại thử lại cho đến khi bạn cảm thấy hài lòng thực sự.


Sau khi tự tập luyện thành công, bạn nên tham khảo ý kiến nhận xét của một người bạn hay đồng


nghiệp, đóng vai trò là một người nghe, để kiểm tra lại mức độ chính xác của việc truyền đạt thông tin.


Cứ tiếp tục làm như vậy cho đến khi họ hiểu chính xác điều bạn muốn nói. Việc thay đổi ngữ điệu đúng


cách sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng, giúp họ thu thập được thông tin cần thiết để ra quyết định


đồng ý mua hàng. Đó cũng chính là mục tiêu mà bạn muốn hướng đến.


Nếu bạn thực sự mong muốn trở thành người bán hàng chuyên nghiệp, tôi khuyên bạn hãy làm theo các


chỉ dẫn trên. Đừng nghĩ rằng bạn chỉ đang thử làm theo, bởi thực tế đã có rất nhiều người áp dụng và


đạt được hiệu quả cao.


GIẢI QUYẾT TRỞ NGẠI VỀ "GIÁ"


Trong quá trình tác nghiệp, hầu hết các nhân viên bán hàng đều gặp phải một vấn đề, đó chính là việc


khách hàng, trực tiếp hay gián tiếp, đưa ra những biểu hiện cho thấy sản phẩm bạn đang chào bán có


giá hơi cao hay cao đến mức bất hợp lý. Trong trường hợp đó, việc sử dụng ngữ điệu thích hợp thường


tỏ ra hữu ích một cách bất ngờ.


BẠN SẼ BIỆN MINH HAY KHÁCH HÀNG SẼ BIỆN HỘ?


Đối với những khách hàng thốt lên câu "Giá cả gì mà nực cười vậy?", bạn nên nhắc lại gần như nguyên


văn những gì họ vừa nói, "Mức giá này... (ngưng lại một chút) mà nực cười sao?" (Bạn hãy lên giọng


để cho thấy đó là một câu hỏi). Khi làm như vậy, bạn sẽ tạo nên một tình thế khiến người khách đó


phải biện hộ cho lời nói của mình thay vì bạn phải biện minh cho mức giá mình đã đưa ra. Sự khác


nhau ở đây là một cách đẩy bạn vào tình thế phải biện minh, còn cách kia thì đưa bạn vào thế tấn công.


Dĩ nhiên kết quả sau cùng sẽ rất khác nhau.


Đối với những khách hàng nói với bạn rằng: "Tôi thấy mức giá này hơi cao", điều đầu tiên bạn nênlàm là đặt ra những câu hỏi nhằm cân nhắc xem liệu giá cả có phải là vấn đề duy nhất cần phải giải


quyết hay không? Thông qua những câu hỏi, John Hammond - một chuyên gia đào tạo bán hàng - đã rất


thành công khi giải quyết các tình huống như thế này, "Thưa ông/bà, nếu nhận thấy rằng mức giá này là


hoàn toàn hợp lý và rằng sản phẩm của chúng tôi tương xứng với giá đó thì tôi rất mong quý ông/bà


xem xét lại lời đề nghị của chúng tôi".


Cách này sẽ giúp bạn nhận diện được nguyên nhân khiến khách hàng phản đối (màu sắc, kiểu dáng...


của sản phẩm) đồng thời có được sự chấp thuận của họ về vấn đề giá cả. Nếu khách hàng tiếp tục trả


lời "Tôi cũng không chắc nữa" thì bạn nên hỏi tiếp "Vậy chắc là còn một lý do nào khác khiến ông/bà


do dự như vậy. Liệu tôi có thể biết được lý do đó không?". Đây chính là một trong những kỹ thuật vô


cùng hữu hiệu, có tác dụng xóa bỏ trở ngại từ phía khách hàng.


Nếu như giá cả chính là điều khiến khách hàng phải bận tâm thì bạn hãy hỏi "Cho phép tôi hỏi quý


ông/bà một câu, ông/bà có thích sản phẩm này không? Cảm giác của ông/bà ra sao khi phải trả nhiều


tiền để mua một món hàng mà mình thực sự thích?" (Lúc này bạn đã giành được ưu thế rồi đấy!).


CHIẾN THUẬT GIẢI TỎA TÂM LÝ "SỢ BỊ MUA HỚ" CỦA KHÁCH HÀNG


Thông thường, cảm giác sợ bị mua hớ thường lấn át mong muốn sở hữu nên bạn cần phải khéo léo làm


cho khách hàng cảm thấy rằng họ hoàn toàn an tâm (cả về vấn đề giá cả và thể diện) khi làm việc hay


mua hàng của bạn. Không những thế, họ cũng cần phải hiểu rằng bản thân họ sẽ không nhận được các


lợi ích do sản phẩm đem lại nếu quyết định không mua nó. Hãy nói với họ "Có lẽ hiện giờ ông/bà vẫn


còn băn khoăn về chuyện giá cả, nhưng chắc chắn về lâu về dài, ông/bà sẽ chú trọng đến vấn đề chất


lượng hơn, có phải vậy không? Nếu đúng như vậy, ông/bà có cho rằng việc đầu tư nhiều hơn một chút


vào thứ mà ông/bà tin là sau này sẽ hữu dụng thì tốt hơn là trả ít tiền hơn cho những món không thực sự


cần thiết? (Hãy chờ câu trả lời của khách hàng).


Nếu như bạn là một người phụ nữ hoặc bạn là người đàn ông đã có vợ hay có chị/em gái,... thì bạn có


thể tham gia vào ví dụ này. Câu hỏi dành cho bạn:


Hỏi:Theo bạn, có ai trong số những người nói trên đang sở hữu các món mỹ phẩm này nhưng chưa hề


được sử dụng không?


Có Không


(Tôi cược rằng bạn sẽ trả lời có)


Rất có thể các món mỹ phẩm đó vẫn còn trong tình trạng tốt và sử dụng được, nhưng tạm thời người


phụ nữ của bạn chưa dùng đến và sau này cũng vậy, song họ lại không muốn vứt bỏ vì chúng chẳng bị


hư hỏng gì cả. Có thể họ muốn giữ chúng thêm một thời gian nữa trước khi biết chắc là mình thực sự


không cần đến chúng.


Câu hỏi đặt ra là: Có phải sẽ tốt hơn nếu bạn chấp nhận trả nhiều hơn một chút để có được chính xác
thứ mà bạn muốn có và thực sự cần phải có? Nếu xét đến mức độ hài lòng của bản thân thì bạn sẽ thấy


rằng mình chẳng hề phung phí chút nào khi mua một món hàng có chất lượng tốt.


"ĐÓ CÓ PHẢI LÀ MỘT MÓN HỜI KHÔNG?"


Tôi tin rằng tất cả chúng ta (tất nhiên là có cả bạn nữa) từng có lúc cảm thấy hối tiếc vì đã mua một


món hàng nào đó với giá quá rẻ, chẳng hạn như mua trong một lần quảng cáo đại hạ giá giày cho phụ


nữ: "Lần hạ giá lớn nhất chưa từng có! Giảm giá đặc biệt cho giày Bruno Magli từng có giá 250 đô la.


Giảm giá một lần duy nhất trong năm".


Rõ ràng là khó người phụ nữ nào có thể "cưỡng lại" một lời mời chào hấp dẫn đến vậy. Bạn sẽ ngay


lập tức tìm đến cửa hàng đó và thử ngay một đôi giày Bruno Magli tuyệt đẹp; khi nhận ra đôi giày hạ


giá này có cỡ là 6AA trong khi cỡ giày bạn thường mang là 6 - 1/2B, bạn sẽ bắt đầu tìm đủ mọi lý lẽ


để chứng minh rằng nó phù hợp với mình. Nào là chúng sẽ giãn ra theo thời gian, nào là màu sắc của


đôi giày cực kỳ hợp với chiếc váy bạn đang mặc hay chiếc túi bạn đang đeo, và bất chấp cả cảm giác


khó chịu xuất hiện khi bạn mới đi một vài bước trong cửa hàng, bạn vẫn không thể vượt qua được sức


cám dỗ của món hời giúp bạn tiết kiệm hơn 100 đô la. (Xét về mặt lý trí, bạn biết mình không nên mua


một đôi giày không đúng cỡ, nhưng cảm xúc lại mách bảo bạn không nên bỏ qua một món hời như thế!)


Thế rồi bạn vui vẻ trả 119,95 đô la cho đôi giày có giá 250 đô la! Và, do chúng quá đẹp nên bạn quyết


định sẽ mang nó trong dịp đi lễ nhà thờ vào Chủ nhật tới. Hôm đó, đôi chân của bạn sưng tấy và bạn


nhận ra rằng có lẽ tốt hơn là không nên đi đôi giày này nữa. Rồi bạn cố gắng chịu đựng suốt cả buổi lễ,


đơn giản bởi vì chúng quá đẹp và quá rẻ! Chỉ khi về đến nhà, bạn mới thề với lòng rằng đây là lần đầu


tiên và cũng là lần cuối cùng bạn mang chúng. Nếu phải trả 119,95 đô la chỉ để sử dụng một lần như


thế thì quả thật là quá đắt!


Câu hỏi đặt ra là: Có phải sẽ tốt hơn không nếu chúng ta chấp nhận chi trả ở mức giá thông thường để


có được một đôi giày đúng kích cỡ của mình và mang được trong một thời gian dài hơn?


CHIẾN THUẬT SỬ DỤNG YẾU TỐ "GIÁ PHÍ"


Mỗi khi khách hàng có những thắc mắc về giá, bạn nên hỏi thế này: "Thưa ông/bà, nếu bản thân ông/bà


nhận thấy rằng mức giá đưa ra là phải chăng thì liệu ông/bà có cân nhắc đến chuyện mua hàng hay


không?" (Chúng ta không nên nói với khách hàng rằng "Thưa ông/bà, nếu tôi có thể thuyết phục


ông/bà..." vì tâm lý chung của khách hàng là họ không thích nghe ai đó nói rằng mình đang bị người


khác thuyết phục mua hàng.)


Nếu khách hàng trả lời "Có", bạn tiếp tục hỏi câu hỏi quan trọng sau: "Để thực sự hiểu nhau, ông/bà


có thể cho tôi biết điều ông/bà đang quan tâm là giá cả hay là giá phí?" Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe


khách hàng trả lời "Tôi chưa hiểu. Việc tôi quan tâm đến giá cả hay giá phí thì có gì khác nhau kia


chứ?".


Đây là lúc bạn cần phải giải thích cho khách hàng hiểu chi tiết của vấn đề (hãy miêu tả cụ thể bằnggiấy viết để khách hàng dễ hiểu hơn). Để phân biệt giá cả và giá phí, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau


(bạn nên lấy ví dụ của chính mình - chỉ cần nó hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh).


"Nào, chúng ta hãy quay trở lại năm 1971, lúc đó tôi đang cùng đứa con trai 6 tuổi đi mua một chiếc


xe đạp ở đại lý của nhãn hiệu Schwinn. Tôi thực sự "choáng" khi nhìn thấy biển giá đề là 64,95 đô la


(vào thời đó, ít có ông bố, bà mẹ nào dám bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy để mua cho một đứa trẻ


mới 6 tuổi một chiếc xe đạp). Chúng tôi bước đến khu hàng giảm giá bởi tôi nghĩ rằng với một đứa trẻ


mới tập đi xe đạp chỉ cần một chiếc xe đạp "đơn giản nhất" mà thôi. Vì vậy tôi quyết định chọn chiếc


có giá 34,95 đô la.


Khoảng sáu tuần sau, tôi quay lại để mua một cái ghi-đông mới. Chúng có giá là 4,50 đô la nhưng vì


chiếc xe đang trong thời hạn bảo hành nên tôi không phải trả tiền. Sau tám tuần, tôi lại phải trở lại để


mua thêm một cái ghi-đông nữa. Lần này, thời hạn bảo hành đã hết nên tôi phải trả 4,50 đô la. Và sáu


tuần sau đó, tôi lại phải quay trở lại cửa hàng một lần nữa do toàn bộ xích và líp bị hỏng nặng (hình


như mất hết 15 đô la). Không lâu sau đó, vòng bi của chiếc xe lại bị hư và tôi phải tốn thêm 6 đô la


nữa. Đến lúc này thì tôi quyết định mua một chiếc Schwinn mới với giá 64,95 đô la.


Nếu xét về giá cả thì giá của chiếc xe trước là 34,95 đô la, còn chiếc Schwinn mua sau là 64,95 đô la.


Nếu xét về giá phí thì chiếc xe trước là 60,45 đô la (= 34,95 + 4,5 + 15 + 6), còn chiếc Schwinn mới


là 64,95 đô la và nó có thể dùng được trong vòng 10 năm, trong khi chiếc xe "giá rẻ" mua trước sử


dụng được trong vòng 6 tháng. Với chiếc xe "rẻ", trung bình mỗi thángcon trai tôi phải tốn một khoản


chi phí 10 đô la, còn với chiếc Schwinn mới, một năm thằng bé chỉ mất 6,5 đô la, tức chỉ 0,54 đô la


một tháng. Thậm chí, cháu còn có thể để lại chiếc Schwinn cho em của cháu dùng tiếp".


"Vậy, tôi xin nhấn mạnh để ông/bà thấy rằng giá cả của chiếc xe thứ nhất (34,95 đô la) thấp hơn nhiều


so với chiếc Schwinn (64,95 đô la) và giá phí của chúng còn cách biệt nhiều hơn nữa (10 đô la/tháng


so với 6,50 đô la/năm). Cho phép tôi hỏi lại lần nữa: bây giờ ông/bà sẽ quan tâm đến giá cả hay giá


phí của món hàng này? Trong khi mua hàng, ai trong chúng ta cũng quan tâm đến chuyện giá cả, nhưng


sau khi mua xong, chúng ta luôn chú ý đến giá phí (hay chi phí sử dụng) món hàng đó. (Nếu câu sau


đây là đúng thì bạn nên hoàn tất thương vụ này đi thôi.) Nếu chỉ xét đến giá cả thì chúng tôi không thể


cạnh tranh với một số công ty khác nhưng chắc chắn họ không thể nào địch lại chúng tôi về mặt giá


phí. Tôi nhận thấy ông/bà rất chú trọng đến điều này, liệu ông/bà nghĩ như thế nào khi chọn mua một


món hàng có chi phí sử dụng thấp như vậy?"


Bạn có thể lập bảng tính như sau:


Tóm lại, bạn nên tìm một ví dụ nào đó có liên quan đến sản phẩm của bạn để việc giải thích đạt hiệu


quả tốt nhất.
BẢNG TR 45
TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN THUẬT SỬ DỤNG YẾU TỐ "GIÁ PHÍ"


Bill Egan, nhà phân phối của hãng xe hơi Buick-Datsun ở Bradley, Illinois thừa nhận rằng cách làm


này thực sự đem lại hiệu quả. Chuyện xảy ra khi Bill vừa rời khỏi cuộc họp thì được người quản lý


cho biết có một đôi vợ chồng lớn tuổi đang chờ trong phòng khách. Đây là lần thứ ba họ đến viếng cửa


hàng nên có thể nói rằng họ rất muốn mua hàng nhưng còn chút do dự và những người bán hàng trước


đó vẫn chưa thuyết phục được họ. Đã có hai người bán hàng thử trao đổi với họ nhưng không thành


công. Sau khi nghe nội dung trao đổi được ghi âm lại, Bill quyết định gặp họ.


Bill: Ông bà chỉ mất 9.600 đô la là có thể mua được chiếc xe này rồi. Người phụ nữ: Tôi thấy giá đó


cao quá!


Bill (hạ thấp giọng và chuyển ngữ điệu vào cuối câu để thể hiện đó là một câu hỏi): Thưa bà, mức giá


như vậy mà quá cao ư? Người phụ nữ: Đúng vậy.


Bill: Cho phép tôi được hỏi bà đang nói đến giá cả hay giá phí của chiếc xe này?


Cả hai vợ chồng đều tròn mắt nhìn Bill, rồi người phụ nữ lên tiếng: Ý anh là sao?


Lúc này Bill biết rằng anh có thể tiến thêm một bước nữa. Bill: Thưa bà, bà có phiền không nếu tôi kể


cho bà một câu chuyện nhằm làm rõ hơn vấn đề này?


Người phụ nữ: Vâng, anh cứ nói.


Bill: Vài tháng trước, tôi cần mua một khối lượng lớn nhựa đường để cán khoảnh sân của gia đình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#doc9218