LỜI NGUYỀN CỦA MỘT BÀI CA (Phần 1 ) - Phạm Việt Long

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



1. Cuộc đời của nhạc sĩ Trần Ngọc sao lắm nỗi truân chuyên. Sau khi tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành sáng tác tại nhạc viện Tchai cốp xki thuộc Liên Xô về nước, ông xin về một tỉnh miền núi công tác. Mấy người bạn bảo rằng ông "hâm", lẽ ra với tấm bằng đỏ, ông phải ở lại Hà Nội làm việc trong dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia. Thế nhưng, ông lại nghĩ khác. Là con của núi rừng, ông lại về với núi rừng. Ông yêu rừng núi như một lẽ tự nhiên. Ông yêu tất cả những gì mà rừng núi quê ông có, từ dáng núi Thắm hùng vĩ in bóng thẫm trên nền trời trong những buổi hoàng hôn cho tới con sông Quang nước trong vắt uốn lượn êm đềm vào mùa xuân và đục ngầu chồm lên như bầy ngựa hoang trong mùa hè ngay phía đầu hồi nhà ông. Và ông yêu nhất là những âm thanh phát ra từ rừng núi quê ông. Tiếng sấm từ thinh không dội xuống thung sâu tạo nên âm hưởng rền vang, thẳm sâu và bí ẩn như chính sự bí ẩn của đại ngàn. Tiếng gió gào quẩn trong rừng cây như lời than thở khôn nguôi của Khuôn Lú và Nàng ủa, đôi tình nhân chịu nỗi oan nghiệt chia lìa nhưng không chịu rời nhau. Cả khi những thân cây cổ thụ cọ vào nhau trong các cơn bão tố, phát ra tiếng nghiến ken két cũng gợi cho ông những xúc cảm kỳ lạ như nghe thấy tiếng rừng giận giữ. Tiếng con mang tác cô đơn và lạnh lẽo. Tiếng con hổ gầm vừa dữ dội vừa đầy gợi cảm về một sức mạnh bị dồn nén chỉ muốn bung ra phá phách. Tiếng con chim bách thanh véo von khoe đủ loại giọng làm sáng cả một vùng rừng và mát cả hồn ông. Và nữa, tiếng đàn, tiếng hát của người dân quê ông tạo cho ông một cảm hứng bất tận về sinh lực của âm nhạc...

Cho nên ông phải về quê hương để lắng hồn rừng và tìm âm thanh cho những bản nhạc của mình. Vào đoàn văn công tỉnh, ông ít khi quẩn quanh nơi thị xã, mà thường len lỏi về các bản làng để sưu tầm dân ca, để tìm hiểu về các loại nhạc cụ. Ông yêu nhất là cây sáo có giọng trầm của người Mông. Để có nó, ông đã lặn lội bẩy ngày, lên tận chót vót ngọn núi Thắm sau khi vượt qua ba vách đá tai mèo sắc lẹm, vào ở với bản Mông suốt cả tuần. Ngày cùng lên rẫy bẻ ngô, ăn món mèn mén - thứ bột ngô đồ chín thường làm nghẹn họng - cùng với bí xanh xào mỡ lợn, tối lại say sưa cùng đám thanh niên thổi kèn lá, thổi sáo, ông như được dẫn vào một mê cung của âm thanh. Tiếng sáo mà người con trai Mông thổi vào canh khuya vừa có giọng réo rắt tha thiết mời gọi, vừa có giọng trầm ấm thủ thỉ tâm tình, cuốn hút ông vào một thế giới tâm hồn mênh mông bất tận. Ông sưu tập được cả một bộ sáo Mông bẩy chiếc, từ nhỏ đến to, với các loại âm sắc khác nhau, từ lảnh lót đến trầm ấm. Những cây sáo ấy trở thành nhạc cụ độc đáo của đoàn văn công Hoàng Liên, đem về cho Đoàn Huy chương vàng trong Hội diễn nghệ thuật toàn quốc. Thế nhưng, ông chưa hài lòng. Bởi vì, sáo Mông tuy hay thật, nhưng thường bị thay đổi theo thời tiết, tạo ra độ chênh trong âm thanh, khó thể hiện chính xác những bản nhạc hiện đại. Ông mong muốn có loại trúc cứng rắn như thép, không bị dãn nở khi trời ẩm hoặc co lại khi trời hanh để làm ra những chiếc sáo chuẩn. Biết ý định của ông, Vương Chí Duy, người con trai Mông, thủ thỉ: "Trời sinh cây trúc ấy rồi, nhưng nó mọc trên cao lắm. Cha mình bảo rằng phải trèo lên tận chóp ngọn Vân Vi mới lấy được nó". Trần Ngọc hăm hở: "Đi, dù leo núi vất vả mấy ngày đường, mình cũng đi, Duy đưa mình đi nhé!" Vương Chí Duy cười chân thật: "Đi, thì đi thôi, nhưng phải chờ hai năm nữa, phải đợi khi cây trúc tròn trăm tuổi mới lấy được nó về".

Trần Ngọc tiếp tục lặn lội vào các bản làng sưu tầm và sáng tác. Âm nhạc của Trần Ngọc có sắc thái độc đáo, thẳm sâu như lòng người, hùng vĩ như dãy Hoàng Liên, lại mát như nước suối đầu nguồn và ấm như ngọn lửa trên bếp nhà sàn. Những bài hát của Trần Ngọc chứa đựng tình yêu tha thiết của ông với rừng, với người, với vốn nghệ thuật truyền thống trầm tích trong các bản làng nơi thung sâu núi cao. Nhưng, ông vẫn đau đáu chờ đợi cái mùa xuân ước hẹn với Vương Chí Duy...

Và ngày ấy đã đến. Xuân trên rẻo cao rạng rỡ với sắc trắng của hoa mận, sắc hồng của hoa đào và mầu xanh mướt mát của chồi non lộc biếc. Trần Ngọc hăm hở leo qua bẩy con dốc, vượt qua ba vách đá tai mèo, trở lại với bản Mông của Vương Chí Duy. Ngay sớm hôm sau, hai người đeo giỏ, cầm dao phát băng rừng lên mỏm Vân Vi. Luồn lỏi một hồi, hai anh em đã bị những hạt sương đọng trên lá rừng thấm ướt đẫm áo quần. Trong cái tĩnh lặng của rừng, Trần Ngọc nghe rõ tiếng con tim mình đập thình thịch, không hiểu vì leo dốc mệt, hay vì hồi hộp trông chờ vào điều thần diệu sắp tới. Vương Chí Duy lầm lũi đi trước. Dáng người khom khom, đôi chân săn chắc như chiếc bắp cày của Duy đạp đá tai mèo, đưa anh băng lên đỉnh dốc. Trần Ngọc lầm lũi theo sau. Nắng lên sưởi ấm rừng cây, khơi dậy sức sống của muôn loài, khiến cho nước cũng xao động, bốc hơi ngùn ngụt, tạo thành những đám mù bảng lảng khiến cho Trần Ngọc cảm thấy mình đang bồng bềnh trong cõi tiên. Mê mải đi trong suy tưởng và hy vọng, Trần Ngọc đã đến sát mỏm núi mà không hay. Ông giật nảy mình khi Vương Chí Duy giật tay ông, nói như reo:

- Nhìn xem, khóm trúc đã trổ hoa!

Trần Ngọc ngỡ ngàng nhìn theo hướng tay Duy. Trên mỏm đá dựng đứng, một khóm trúc vươn cao, rắn rỏi. Vút lên kiêu hãnh giữa bầu trời xanh ngắt là những ngọn trúc vàng óng như tơ ươm, với những chùm hoa trắng xoá như tuyết. Gió ở trên cao này sao mà phóng khoáng, đua nhau vờn quanh khóm trúc. Trong gió lộng, những chùm hoa trắng phấp pha phấp phới như có ý vẫy gọi Trần Ngọc. Ông vượt lên trước Vương Chí Duy, băng lên mỏm núi. Bỗng nhiên, đá dưới chân ông sạt lở, kéo ông lăn xuống vực. Trần Ngọc chìm trong một vùng tối đen đặc...

Khi Trần Ngọc tỉnh lại thì ông đã ở bệnh viện tỉnh. Không rõ bằng cách nào mà Vương Chí Duy đã cứu ông thoát khỏi thần chết và đưa ông về đây. Không những thế, Vương Chí Duy còn đem theo cho ông mười đoạn trúc của khóm trúc trăm tuổi nữa. Bó trúc được buộc lủng lẳng phía đuôi giường bệnh viện, khiến cho khi vừa mở mắt, Trần Ngọc đã nhìn thấy nó. Nước mắt ông trào ra trong khi trong tai ông vẳng lên giai điệu của bản nhạc thiên nhiên vừa vui náo nức vừa buồn não nề. Ông đã phải trả giá quá đắt cho nỗi đam mê của mình: chân trái của ông bị đá quật nát, trở nên vô dụng. Anh chị em trong đoàn Văn công tiễn ông về hưu non trong niềm thông cảm vô bờ và sự nuối tiếc chân thực.

Cứ như thế, Trần Ngọc sống tiếp cuộc đời của mình với tư cách một người tàn tật. Ông chống nạng quanh quẩn vườn nhà. Ẩn dật, nhưng Trần Ngọc không từ bỏ âm nhạc. Mười ống trúc được ông ngâm bùn suốt một năm, rồi gác lên gác bếp suốt một năm nữa. Sau đó, ông hí hoáy khoét lỗ, chỉnh sửa những đoạn trúc thành những cây sáo có âm vực rộng lạ kì, vừa trầm ấm vừa trong trẻo đầy gợi cảm.

...Hôm ấy, mưa bất chợt. Rừng mịt mù trong màn mưa bụi giăng giăng, lạnh lẽo và u buồn. Một mình trong căn nhà sàn cô đơn, Trần Ngọc chọn cây sáo bầu giọng trầm từ trên giàn xuống, đến bên bếp lửa. Ông ngồi xếp bằng tròn, ghé miệng vào lỗ sáo và nhả hơi nhè nhẹ. Tiếng sáo thoang thoảng một giai điệu mênh mang không sắc thái. Ông thổi mạnh dần, mạnh dần. Tiếng sáo ngân lên cái âm sắc trầm ấm như lời thủ thỉ của lòng người. Ông nhả hơi nhẹ nhàng. Tiếng sáo dịu xuống, như làn sương mù buổi sớm luồn trong các tán lá.... Trời buông màn đêm xuống lúc nào không hay. Tiếng sáo vẫn mênh mang, dìu dặt. Trần Ngọc như bị một sự mê hoặc thần bí lôi cuốn, cứ tấu mãi một bản nhạc ngẫu hứng không chủ định... Và rồi, tự chìm đắm trong tiếng nhạc của mình, ông thiếp đi lúc nào không hay. Một giấc mơ kỳ lạ đến với ông. Giấc mơ đưa ông về cái thời mà lịch sử ghi lại rằng có cụ Nguyễn Trãi dâng biểu tâu vua giữ lấy nhạc dân dã làm nhạc nước, để thôn cùng ngõ tận đều vang lên những thanh âm ấm áp, rộn ràng, để cho đất nước luôn vui cảnh thanh bình. Ông thấy mình đang lầm lũi bước đi trên một ngọn đồi dưới bóng những cây thông cổ thụ thì bắt gặp một cụ già xồng xềnh trong bộ quần áo nâu. Trần Ngọc nhận ra ngay đó là cụ Nguyễn Trãi. Ông vội sụp lạy. Cụ Nguyễn Trãi ân cần đỡ ông lên, chỉ vào tảng đá ngay bên gốc thông và bảo ông ngồi xuống. Cụ ân cần:

- Ta đã nghe thấy tiếng sáo của con vọng về đây. Điêu luyện lắm, nhưng tiếc thay, lại u uẩn và yếm thế!

Trần Ngọc cả sợ, lại sụp xuống. Nhanh nhẹn nhưng khoan thai, cụ Nguyễn Trãi bước đến đỡ ông dậy lần nữa và nói nhẹ nhàng:

- Ta nói vậy không có ý chê con! Ta hỏi con một điều: âm nhạc sinh ra từ đâu và trở về đâu?

- Dạ thưa cụ, âm nhạc sinh ra từ cuộc sống và lại về với cuộc sống!

- Khá lắm, nhưng là cuộc sống nào, cuộc sống của ai?

- Dạ thưa cụ, cứ như con đã được đọc lịch sử, thì cụ bảo rằng đó là cuộc sống của dân dã...

- Vậy con đang đem âm nhạc đến cho ai đấy?

- Dạ thưa cụ...

- Thôi, con không phải nói nữa, ta đã hiểu. Khúc sáo con vừa tấu lên, không phải từ cuộc sống, mà từ trong tâm tưởng u buồn của con. Nó vô định. Nhưng nó là nỗi lòng của con...

- Dạ thưa, con xin cảm tạ cụ! Cụ đã soi thấu tâm can con!

- Cũng bởi vậy, con hãy nghe đây: Đừng quá u buồn với những nỗi ngang trái ở đời. Cứ nhập thế, đem nhân đức và tài năng mà hiến cho đời. Con cần đem tiếng nhạc làm cho ngõ xóm yên vui. Hoà bình là gốc của nhạc, con có hay chăng?

Một vùng sáng bừng lên trong óc Trần Ngọc. Một quá khứ của chính ông, không phải là tẻ nhạt và đầy bất hạnh như ông vẫn tưởng, hiện lên. Đó là một quá khứ hào hùng của dân tộc. Trần Ngọc lẩm nhẩm: "Đúng rồi, hoà bình là gốc của nhạc, ta nhận ra rồi! Ta dã đi qua chiến tranh, đã có những tác phẩm góp vào cuộc chiến tranh ấy. Nhưng hoà bình, ta lại ngủ yên! "

Từ sự ân hận chuyển thành một cảm hứng sáng tạo có sức mạnh lạ kỳ, Trần Ngọc vùng dậy lục chiếc cặp trên giàn. Lật bật mở cặp, ông lôi ra tập giấy chép nhạc - ông vẫn để riêng ở đấy từ hồi du học về. Trong cặp còn cả một lọ mực và một cây bút máy mới nguyên. Ông mở nắp bút, mở nút lọ mực... Rồi ông hăm hở viết. Những giòng nhạc như thác tuôn từ chính trái tim ông ra. Được một đoạn dài, ông ngồi im lặng. Bản nhạc quá lạ lùng với một âm vực quá rộng! Trong khi chăm chú nhìn lại những giòng nhạc vừa viết, ông cảm thấy một luồng gió ấm áp thổi nhè nhẹ từ hướng nam về, và trong tiếng lá rừng xào xạc, ông nghe rõ tiếng cả một dàn nhạc giao hưởng tấu lên khúc dạo đầu bản nhạc ông vừa viết, rồi đột nhiên một giọng nữ cất lên... Không thể nói đó là giọng nữ trầm hay cao. Bởi vì khi hát ở cung thấp nhất, giọng hát ấy trầm ấm và dầy dặn. Nhưng khi hát lên đến cung cao, đó lại là một giọng thanh thoát và mượt mà. Lạ hơn nữa, là giọng nữ kia đã hát thành lời những đoạn nhạc ông vừa viết ra. Ông vội vàng chép lời hát ấy vào dưới khuông nhạc. Tiếng gió ngừng, tiếng nhạc cũng ngừng. Núi rừng chìm vào im lặng. Ông lại viết, mải mê và cuồng nhiệt... Đêm trôi qua. Gà gáy. Chim rừng xao xác rời tổ. Ông cũng không hay. Ngày cũng trôi qua. Hoàng hôn phủ xuống với tiếng xạc xào của muông thú và lá rừng, ông cũng không biết. Chỉ còn ông với âm thanh của cuộc đời, một loại âm thanh hòa trộn bởi những giai điệu nồng ấm và chan chứa từ trong tiềm thức, thứ tiềm thức tích lũy suốt mấy chục năm qua trên mảnh đất đầy sóng gió này. Đến khi ông viết xong đoạn nhạc cuối cùng và ngã lăn ra sàn nhà, cũng không biết đã mấy ngày mấy đêm trôi qua rồi! Cụ Nguyễn Trãi lại hiện lên, tươi cười, khen nhưng với giọng nghiêm khắc:"Nhạc đâu phải là những âm thanh được xếp đặt khéo léo! Nhạc phải chứa được tình người, tâm người, trí người, phải là hồn sông núi! Ta khen con đã làm được điều mà dân Việt ta mong muốn, đã đưa được hồn dân tộc vào nhạc, đưa được tâm nhân dân vào nhạc, đưa được khí thiêng sông núi vào nhạc! Nhưng để nhạc đến được với dân, con cần phải tiếp tục dâng hiến!". Nhạc sĩ vừa cảm động, vừa lo lắng: "Thưa cụ, con sung sướng đã làm theo được lời Người chỉ bảo! Nhưng đấy mới chỉ là một bản nhạc trên giấy. Nó còn phải được sống với đời thường nữa. Ai sẽ là người đưa được nó đến với cuộc đời, kính Cụ dạy bảo!"

Cụ Nguyễn Trãi vuốt râu, cười nhân hậu: "Ta lại khen con có tâm với dân, với nước! Có người hát được đấy con ạ. Con cứ đi tìm trong đất nước này người nghệ sĩ nào đã từng lăn lộn với cuộc sống, vào sinh ra tử, đã có nhiều tiếng cười và nưóc mắt, người nghệ sĩ nào đã hát bằng cả tâm lực của mình, thì người ấy sẽ hát thành công bài hát của con!"

Nhạc sĩ sung sướng quá, cảm tạ và định cáo từ cụ Nguyễn Trãi. Nhưng cụ đưa tay ra hiệu cho nhạc sĩ ngồi lại. Cụ nói chậm rãi từng chữ một:"Sáng tạo không phải là việc làm nhằm thỏa mãn sở thích muốn tự biểu hiện mình. Sáng tạo là đem cái tinh túy trong tâm can mình ra hiến dâng cho đời. Bởi vậy, con nên nhớ rằng, khi nào con tìm được người nghệ sĩ ấy, khi bài hát của con đã vang lên hòa cùng hồn sông núi, thì cả con và cả người nghệ sĩ kia sẽ chung một số phận nghiệt ngã. Khi bài hát được cất lên với sức mạnh như của cuộc sống và với độ điêu luyện tuyệt đối của nghệ thuật, thì hoặc con, hoặc người hát sẽ biến vào cõi thinh không". Thấy sắc mặt Trần Ngọc không những không nhợt đi mà còn ánh lên vẻ rạng rỡ, cụ Nguyễn Trãi gật gù: "Cho hay, cuộc sống bao giờ cũng có những bậc hiền tài. Khá khen cho con!..." Hình ảnh của cụ Nguyễn Trãi mờ dần, mờ dần, trong khi giữa thinh không lại vang vọng lời cụ ấm và vang:

- Bui một tấc lòng trung hiếu cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng!

THE CURSE OF A SONG

1. The life of musician Tran Ngoc is so sad. After graduating with a bachelor's degree in composition at the Tchai Khok Ski Conservatory of the Soviet Union, he returned home to work in a mountainous province. Some friends said that he was "hot", he should have stayed in Hanoi with a red degree to work in the National Symphony Orchestra. However, he thought otherwise. As the son of the mountains and forests, he returned to the mountains and forests. He loved the mountains as a natural thing. He loves everything that his hometown's forests and mountains have, from the majestic Tham mountain silhouetted against the sky during sunsets to the clear, flowing Quang River in spring and turbidity. like a herd of wild horses in the summer at the gable of his house. And he loves the most are the sounds emanating from the mountains of his hometown. The thunder from the sky reverberated into the deep valley, creating a resonant sound, as deep and mysterious as the mystery of the great thousand. The sound of the wind howling in the woods like the inconsolable lament of Khuon Lu and Nu, the lovers suffered the injustice of separation but refused to leave each other. Even when the trunks of the old trees rubbed against each other in the storms, the creaking sound made him feel as strange as hearing the angry sound of the forest. Your voice is lonely and cold. The tiger's roar is both fierce and sexy about a pent-up power that just wants to unleash its destruction. The sound of the cypress bird chirping showing off all kinds of voices brightened a forest area and cooled his soul. And also, the music and singing of the people in his hometown give him an endless inspiration about the vitality of music...

So he had to go back to his hometown to listen to the forest and find the sound for his songs. In the provincial literary troupe, he rarely wandered around the town, but often crept back to the villages to collect folk songs and learn about musical instruments. His favorite is the flute with the low voice of the Mong people. To get it, he traveled seven days, reached the top of Tham mountain after crossing three sharp cat-eared cliffs, and stayed with the Mong village for a whole week. On the day he went to the fields to break corn, ate men men - cooked cornmeal often choking his throat - along with zucchini sautéed with lard, in the evening he was drunk with young people playing leaf trumpets and flutes, he seemed to be led in. a maze of sounds. The sound of the flute that the Mong's son plays in the late-night watch has both an earnestly inviting voice and a warm voice whispering to his heart, drawing him into an endless world of souls. He collected a whole set of seven-piece Mong flutes, from small to large, with different timbres, from smooth to warm. Those flutes became the unique musical instruments of Hoang Lien's literary troupe, bringing home the Gold Medal in the National Art Festival. However, he was not satisfied. Because, although the Mong flute is really good, it is often changed by the weather, creating a difference in sound, making it difficult to accurately represent modern music. He wanted bamboo that was as strong as steel, which wouldn't expand when it was wet or contract when it was cold to make standard flutes. Knowing his intentions, Vuong Chi Duy, the son of Mong, whispered: "Heaven gave birth to that bamboo tree, but it grows very high. My father said that you have to climb to the top of Van Vi to get it." Tran Ngoc eagerly: "Go, even if you climb the mountain hard for a few days, I will go, Duy will take me!" Vuong Chi Duy smiled honestly: "Go, let's go, but we have to wait two more years, we have to wait until the bamboo tree is 100 years old to get it back."

Tran Ngoc continued to dive into the villages of collecting and composing. Tran Ngoc's music has unique nuances, as deep as a human's heart, as majestic as the Hoang Lien mountain range, as cool as the water from a stream upstream and as warm as the fire on a stilt house. Tran Ngoc's songs contain his earnest love for the forest, for people, and for the traditional art capital deposited in the villages in the deep valleys of the high mountains. However, he is still anxiously waiting for the spring promised with Vuong Chi Duy...

And that day has come. Spring in the high mountains is radiant with the white color of plum blossoms, the pink color of peach blossoms and the cool green color of young buds. Tran Ngoc eagerly climbed seven slopes, crossed three cat ears cliffs, and returned to Vuong Chi Duy's Mong village. Early the next day, the two men wore baskets and carried knives to spread the forest to the top of Van Vi. After a while, the two brothers were soaked in the dew drops on the leaves of the forest. In the silence of the forest, Tran Ngoc clearly heard the sound of his heart pounding, not understanding because of the tiring climb, or because he was anxiously waiting for the miracle to come. Vuong Chi Duy blundered ahead. Duy's body stooped, his toned legs like a calf kicked the cat's ears, bringing him to the top of the slope. Tran Ngoc followed behind. The sun rises to warm the forest, arouse the vitality of all species, make the water also vibrate, evaporate rapidly, forming blind clouds that make Tran Ngoc feel that he is floating in the fairy realm. Lost in thought and hope, Tran Ngoc came to the top of the mountain without realizing it. He was startled when Vuong Chi Di Uy took his hand and said as if shouting:

- Look, the bamboo has bloomed!

Tran Ngoc looked at Duy's hand in surprise. On a steep cliff, a clump of bamboo stands tall and solid. Soaring proudly in the blue sky are golden bamboo tops like silk, with clusters of white flowers like snow. The wind at this height is so liberal, racing around the bamboo grove. In the gusty wind, white flower clusters fluttered as if beckoning Tran Ngoc. He passed ahead of Vuong Chi Duy and climbed to the top of the mountain. Suddenly, the rock beneath his feet collapsed, dragging him down the cliff. Tran Ngoc sinks in a dark area...

When Tran Ngoc regained consciousness, he was at the provincial hospital. It is not clear how Vuong Chi Duy saved him from the god of death and brought him here. Not only that, Vuong Chi Duy also brought him ten bamboo segments of a hundred-year-old bamboo clump. The bamboo bundle was tied around the end of the hospital bed, so that when he opened his eyes, Tran Ngoc saw it. Tears welled up in his eyes while in his ears sounded the melody of nature music that was both joyful and sad at the same time. He paid a heavy price for his passion: his left leg was crushed by a stone, rendered useless. The brothers and sisters in the Van Cong delegation saw him retire early with boundless sympathy and genuine regret.

Just like that, Tran Ngoc continued his life as a disabled person. He walked around the garden on crutches. Hermit, but Tran Ngoc did not give up music. Ten bamboo tubes were soaked in mud for a year by him, then put up in the kitchen attic for another year. After that, he happily cut holes and edited the bamboo pieces into flutes with a strangely wide range, both warm and clear, full of sensuality.

...That day, it rained suddenly. The forest was misty in the dusty rain, cold and melancholy. Alone in a lonely stilt house, Tran Ngoc chose a low voice flute from the rig to the fire. He sat cross-legged, put his mouth on the flute hole and exhaled softly. The sound of the flute floats an immense melody without any nuances. He blew harder and harder. The sound of the flute plays with a warm timbre like the whisper of a human heart. He exhaled softly. The sound of the flute calms down, like the early morning mist flowing through the foliage.... It's not good when the night falls. The sound of the flute is still loud and quiet. Tran Ngoc seemed to be attracted by a mysterious fascination, playing an impromptu piece of music without purpose... And then, immersed in his own music, he fell asleep at any time. A strange dream came to him. The dream brought him back to the time when history recorded that there was an old Nguyen Trai who offered to tell the king to keep folk music as country music, so that every village and alley would resound with warm and bustling sounds, so that the land could be heard. Water is always happy and peaceful. He found himself walking on a hill in the shade of ancient pine trees when he came across an old man in brown clothes. Tran Ngoc immediately recognized that it was Nguyen Trai. He quickly bowed. Nguyen Trai graciously helped him up, pointed at the rock right next to the pine tree and told him to sit down. Necessary tool:

- I heard your flute coming here. Very skillful, but unfortunately, melancholy and cynical!

Tran Ngoc was scared and collapsed again. Agile but patient, Nguyen Trai stepped forward to help him up again and said softly:

I don't mean to criticize you! I ask you one thing: where does music come from and where does it go?

- Yes sir, music is born from life and comes back to life!

- Very good, but what life, whose life?

- Yes, sir, as if I had read history, you said that it was the life of the common people...

- So who are you bringing music to?

- Yes sir...

- Well, you don't have to say anymore, I understand. The flute I just played, not from life, but from my sad mind. It is indeterminate. But it's my heart...

- Yes, sir, thank you! You have penetrated my heart!

- Also, listen to this: Don't be too sad with the contradictions in life. Just enter the world, bring virtue and talent to the world. I need to bring music to make the neighborhood happy. Peace is the root of music, are you good?

A bright area lit up in Tran Ngoc's mind. A past of his own, not as boring and unhappy as he thought, appeared. It is a heroic past of the nation. Tran Ngoc mutters: "That's right, peace is the root of music, I realize it! I have been through the war, there have been works that contributed to that war. But peace, I sleep again! "

From regret to a creative inspiration with strange power, Tran Ngoc got up to rummage through the briefcase on the rig. Flipping open his briefcase, he pulled out a sheet of music copy - he had kept it there since he returned from studying abroad. The bag also includes a bottle of ink and a brand new fountain pen. He opened the cap of the pen, uncorked the ink bottle... Then he wrote eagerly. Streams of music flowed like a waterfall from his own heart. For a long time he sat in silence. The music is so strange with such a wide range! As he gazed back at the music he had just written, he felt a warm wind blow gently from the south, and in the rustling forest leaves, he could clearly hear a symphony orchestra playing the prelude to the song he had just written, and then suddenly a female voice spoke up... Couldn't tell if it was a low or high-pitched female voice. Because when singing in the lowest key, the voice is deep and rich. But when singing up to the high note, it is a smooth and smooth voice. Even more strange, the female voice sang the lyrics of the music he had just written. He quickly copied the lyrics under the staff. The wind stops, the music stops. The mountains fell into silence. He wrote again, absorbed and passionately... The night passed. Crow. Wild birds left the nest. He is also not good. The day also passed. Dusk fell with the rustling of animals and forest leaves, he did not know. Only him with the sound of life, a kind of sound mixed with warm melodies and filled with subconscious mind, which subconsciously accumulated over the past decades in this turbulent land. By the time he finished writing the last piece of music and fell to the floor, he didn't know how many days and nights had passed! Mr. Nguyen Trai reappeared, smiling, praising but with a stern voice: "Music is not cleverly arranged sounds! Music must contain human love, human heart, human mind, must be the soul of mountains and rivers! I commend you for doing what our Vietnamese people wanted, for bringing the nation's soul into music, bringing people's hearts into music, and bringing in the sacred air of rivers and mountains into music! must continue to donate!". The musician was both touched and worried: "Sir, I'm happy to have followed your instructions! But it's only a piece of music on paper. It still has to be lived with everyday life. Who will be who can bring it to life, respectfully teach it!"

Nguyen Trai stroked his beard and smiled kindly: "I commend you for having a heart for the people and for the country! Someone can sing. I keep looking in this country for an artist who has struggled with life, birth and death, has had a lot of laughter and tears, an artist who has sung with all his heart, that person will be. will successfully sing your song!"

The musician is so happy, thanks and intends to say goodbye to Mr. Nguyen Trai. But the old man gestured for the musician to sit down. He said slowly word by word: "Creativity is not a job to satisfy a taste for self-expression. Creativity is bringing the essence of your heart to dedicate to life. Therefore, you should remember. that, when you find that artist, when your song has resounded with the soul of the river and mountain, both you and the other artist will share a cruel fate. with the power of life and with the absolute virtuosity of art, either you or the singer will disappear into the air." Seeing that Tran Ngoc's face was not only not pale but also radiant, Nguyen Trai nodded: "Honestly, life always has talented people. Quite commendable!..." Photo Nguyen Trai's voice fades, fades, while in the middle of the air, the warm and resonant words echo:

- Burn an inch of old loyalty

Day and night the tide surges!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro