TIẾNG RAO ĐÊM - Phạm Việt Long

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


 Đến tiếng rao cũng không còn thật nữa   

Thu thanh rồi người ta phát qua loa!

Hôm nào cũng vậy, tầm nửa đêm là lại có tiếng rao: "Bánh khúc, xôi nóng đây!". Tiếng rao của một cô gái. Nghe mềm mại, trẻ trung nhưng cũng không kém phần vang động. Rồi sau đó khá lâu, lại có tiếng rao khác vang lên: "Ai ngô luộc, khoai nướng đây!". Đó là một giọng nam khỏe khoắn, ấm áp.

Thường làm việc khuya, không hôm nào là ông An không nghe thấy tiếng rao ấy, đâm quen. Vào một đêm trời mưa, nghe tiếng rao, ông bỗng thấy bụng đói cồn cào. Ông bèn mở cửa, bước ra ban công tầng hai, nói vọng xuống: "Bán cho một cái bánh khúc! Chờ nhé!". Rồi ông đóng cửa, xuống nhà. Trong khi mở cửa, liên tưởng tới giọng rao, ông hình dung người bán bánh là một cô gái trẻ, mảnh mai...

Khi mở cửa, ông giật mình: trước mắt ông không phải là một cô gái, mà là một người đàn ông gày guộc. Tuy ngỡ ngàng, nhưng ông vẫn ân cần:

- Đẩy xe vào đây kẻo ướt. Cứ để xe ở đây!

Người đàn ông làm theo lời ông, dựng xe ở hiên nhà. Ông mời:

- Vào nhà uống hụm trà cho ấm người đã. Để tôi lấy cái đĩa...

Người đàn ông mở thúng, lấy ra một chiếc bánh khúc, đặt vào chiếc đĩa mà ông chủ nhà vừa đưa. Thấy thái độ ân cần của ông, vả lại có lẽ cũng đã thấm mệt sau mấy tiếng đồng hồ đạp xe bán bánh, anh lặng lẽ ngồi vào chiếc ghế.

Đặt chiếc đĩa trên bàn, ông An rót nước, mời khách. Trong khi người bán bánh chậm rãi nhấp từng hớp nước chè nóng hổi, ông An lặng lẽ quan sát. Người bán bánh có dáng cao, gầy nhưng khá săn chắc. Khuôn mặt vuông, sắc cạnh. Làn da tai tái như người bị sốt rét kinh niên. Ông hỏi:

- Anh đi bán bánh thế này lâu chưa?

- Cháu đi cũng lâu rồi ông ạ.

- Thế trước anh làm nghề gì?

- Cháu đi bộ đội, rồi phục viên, về làm đủ nghề

...

Để khách uống xong chén nước, ông An hỏi tiếp:

- Tôi hơi lạ, là tại sao tiếng rao là phụ nữ, mà người bán quà lại là anh?

Thấy sự ân cần của chủ, khách bộc bạch:

- Chuyện cũng dài bác ạ. Chẳng là, bây giờ rao hàng, người ta thu thanh vào băng rồi cho máy chạy, phát ra loa cho đỡ tốn sức. Cháu cũng nhờ người thu giọng mình rao vào băng, phát qua chiếc máy chạy ắc quy kèm theo xe hàng này. Những ngày đầu, bán hàng ế quá. Về than thở với anh em cùng ở trọ. Họ bảo: "Chắc là giọng cậu quê quá, không hấp dẫn. Nhờ một cô tre trẻ nào thu thanh, chắc là hấp dẫn hơn. Thế mới bán được hàng". Vậy là cháu làm theo.

- Thế có bán được nhiều hơn không?

- Có, bác ạ.

Đưa tay đỡ chén nước ông An vừa rót thêm cho, người bán hàng bộc bạch tiếp:

- Nhưng cũng có lúc phiền bác ạ. Một lần, cũng vào khuya như thế này, cháu bán ở phía Hào Nam, một bác gái gọi cháu để mua bánh. Vừa mở cửa, bác gái giật nảy mình, kêu lên: "Anh làm tôi sợ hết hồn". Bác gái bảo: "Nghe giọng con gái, thấy thương thương, mới gọi mua hộ đồng quà. Chứ khuya khoắt, ai dám mở cửa cho đàn ông." Từ đấy, cháu chẳng dám vào cái ngõ ấy bán hàng nữa.

*

Một đêm khác, nghe tiếng rao: "Ngô luộc, khoai nướng đây!", nhớ đến người bán bánh với việc đổi giọng nam thành giọng nữ, ông An thầm nghĩ: "Bây giờ chắc là ngược lại. Giọng nam giới khỏe khoắn này, chắc là một cô gái bán hàng". Ông lại gọi bảo chờ và xuống mở cửa. Ông cười, vì đã đoán đúng: Trước mắt ông là một cô gái. Mời mãi mà cô gái không vào nhà, chỉ dựa xe bên hè, ông đành mua hai cái ngô luộc, bảo cô gái không phải trả lại tiền thừa, rồi chào để cô gái tiếp tục chuyến bán hàng khuya.

*

Bẵng đi mất mấy tháng, ông An không nghe thấy tiếng rao nào nữa, cả giọng nam và giọng nữ đều biến mất.

Mãi tới một hôm trời lạnh giá, ông mới nghe một giọng nữ cất lên lanh lảnh: "Ngô luộc, khoai nướng đây!"

Chắc mẩm đó là anh bán hàng vốn là bộ đội phục viên, ông An gọi:

- Anh ơi, bán cho tôi củ khoai nướng. Chờ nhé!

Mở cửa, ông An sững người: Trước mắt ông không phải là người đàn ông cao, gày, mà là người phụ nữ bán ngô, khoai hôm trước với giọng rao là nam giới. Ông mở rộng cửa, mời:

- Cháu vào đây cho đỡ lạnh!

Ngần ngừ một lúc, nhưng có vẻ thấy cách thức mời chào đàng hoàng của ông, cô bán hàng đẩy xe lên hè, rồi bước vào nhà.

Bảo cô ngồi ghế, đưa chén nước nóng mời, ông An ân cần:

- Cháu đừng ngại. Ngồi uống chén nước chè nóng cho ấm người, rồi hãy đi tiếp.

Có vẻ đã yên tâm, cô gái ngồi nhấp từng hụm nước. Ông An chăm chú quan sát cô gái. Dưới vẻ kham khổ của một người lao động cực nhọc, cô gái có khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôi mắt bồ câu dịu dàng – nét đẹp cổ truyền mà bây giờ hiếm gặp. Ông hỏi:

- Hôm trước, giọng rao là nam, sao hôm nay lại là nữ hả cháu?

Trước sự ân cần của ông, mà xe quà đã bán sắp hết, cô gái yên tâm ngồi tâm sự với ông.

*

Ông ạ, nghề bán quà khuya cũng lắm điều phiền toái lắm. Hôm thì bị ế hàng, về phải ăn trừ bữa mà cũng không xong. Hôm thì bị những tay thah niên càn quấy trêu chọc. Chính vì vậy mà cháu và chồng cháu mới làm theo lời mấy người bạn là đổi giọng – cháu bán hàng với giọng nam rao, còn chồng cháu lại bán theo giọng nữ rao. Thấy có vẻ được, chúng cháu mừng lắm. Nào ngờ, tai họa lại ấp đến với vợ chồng chúng cháu, mà giáng ngay vào chồng cháu.

Hôm dó, trời hơi lạnh. Bán gần hết quà thì đã quá nửa đêm. Chồng cháu cố đi thêm vào con ngõ nhỏ bên Thái Thịnh, bán được thêm vài chục ngàn tiền quà. Trở ra, chồng cháu lên xe đạp, chạy về mạn Ngã Tư Sở. Trong khi đó, tiếng rao hàng của chồng cháu với giọng nữ vẫn vang lên. Nghe tiếng gọi giật giọng, chồng cháu dừng xe. Ngoái lại, thấy tốp 3 bốn người đang tiến tới, gọi:

- Cô em ơi, lại đây với bọn anh nào!

Nhìn bộ dạng nhóm người, đoán là bọn xấu, anh ấy lên xe, định đạp đi. Nhưng tốp người đã xáp đến.

- Cô em ơi, chờ bọn anh nào! - Vì lạnh, chồng cháu mặc cái áo choàng gần kín người cho nên họ không nhận ra đó là một người đàn ông.

Một tay xông tới, nắm ghi đông xe đạp:

- Cô em, chờ đã nào. Bọn anh vừa chơi đá xong, đang ngáo đây!

Chồng cháu vùng tay ra, cố giữ xe thăng bằng. Lúc ấy, một người trong nhóm kêu lên:

- Đồ giả chúng mày ạ! Thằng này đực rựa, không phải con gái!

Cả bọn nhao nhao chửi bới chồng cháu là đồ lừa đảo, giả dối, làm cho họ mất công đuổi theo, giờ mất cả hứng... Chồng cháu chẳng phân bua gì, cố tìm cách thoát đi. Nhưng cả bọn đã xông lai, đạp đổ xe, đánh cho chồng cháu một trận thừa sống thiếu chết... May lúc ấy có tổ dân phòng đi tuần qua, mới đưa chồng cháu đi cấp cứu.

Cô gái ngừng lời. Đôi mắt bồ câu của cô hơi rơm rớm nước mắt. Ông An an ủi:

- Thôi, thế vẫn may, còn có người đến cứu...

- Vâng, cũng còn may bác ạ. Tuy chồng cháu bị chúng đánh gẫy cả tay, phải băng bó ba tháng mới đi làm được, nhưng không thành tật là may bác ạ.

Ông An hỏi:

- Nhưng chồng cháu là bộ đội phục viên, sao không đánh lại bọn chúng?

- Bộ đội thật đấy, nhưng là lính thông tin, biết võ vẽ gì đâu bác!

- Và từ hôm ấy, các cháu không đổi giọng nữa?

- Vâng ạ. Chồng cháu bảo rằng mình là người thật thà, làm giả cái gì cũng khó, cho nên tốt nhất là cứ làm thật. Còn cháu thì bảo chồng cháu là đến vụ mùa tới, mình về hẳn quê, lại làm nông, một nắng hai sương trên đồng ruộng, nó chắc hơn bác ạ!

Ngoài trời, bỗng "Ùng... oàng" - tiếng sấm nổi lên râm ran. Cô gái đứng dậy:

- Thôi, xin phép bác, cháu về kẻo mưa!

Nhìn theo cô gái xa khuất dần, ông An lẩm nhẩm: "Quái lạ, sao mùa này lại có sấm nhỉ!".

Hà Nội, 22 tháng 8 năm 2016

NHẬN XÉT CỦA CG

Truyện ngắn "Tiếng rao đêm" kể về câu chuyện của ông An, một người sống ở Hà Nội, thường xuyên nghe tiếng rao hàng khuya của một cô gái bán bánh khúc và một người đàn ông bán ngô luộc, khoai nướng. Ông An đã gặp và trò chuyện với họ, từ đó, người ta đã giới thiệu về cuộc sống và những trải nghiệm khó khăn của họ.

Câu chuyện cũng nói về việc họ đã thay đổi giọng rao của mình để thu hút thêm khách hàng. Tuy nhiên, việc làm này đã gây ra phiền toái và tai họa cho họ, khi một lần bị nhóm xấu quấy rối và đánh đập khi nhầm lẫn giới tính của người bán.

Câu chuyện cũng gợi ý về sự đoán trước của ông An về việc họ đã đổi giọng rao, nhưng sau đó lại đổi ngược lại và trở về với giọng rao ban đầu. Điều này làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và thú vị.

Nhìn chung, "Tiếng rao đêm" là một câu chuyện nhẹ nhàng, đơn giản nhưng chứa đựng thông điệp về sự khắc nghiệt của cuộc sống và những nỗi lo sợ, khó khăn mà mọi người phải đối mặt trong hành trình kiếm sống.

VOICE OF SALES IN THE NIGHT

Even the salesman's voice isn't real anymore

People record into the device and then play it back through the speaker

Every day, around midnight, there is a cry: "Banh Khuc, hot sticky rice here!". A girl's cry. It sounds soft, youthful but equally resonant. Then, a long time later, another cry rang out: "Who's boiled corn, baked potato!" It was a strong, warm male voice.

Often working late at night, there was not a day when Mr. An didn't hear that voice and got used to it. On a rainy night, when he heard the call, he suddenly felt hungry. He opened the door, stepped out onto the second-floor balcony, and shouted down: "Sell a piece of cake! Wait!". Then he closed the door and went downstairs. As he opened the door, thinking of the voice, he pictured the baker as a young, slim girl...

When he opened the door, he was startled: in front of him was not a girl, but a thin man. Although he was surprised, he was still considerate:

- Push the car in here lest it get wet. Just leave the car here!

The man did as he was told, and parked the car on the porch. He invites:

- Go home and have a cup of tea to warm yourself up. Let me get the plate...

The man opened the basket, took out a cake, and placed it on the plate the host had just given him. Seeing his caring attitude, and perhaps also tired after a few hours of cycling, he quietly sat down in a chair.

Putting the plate on the table, Mr. An poured water and invited guests. While the cake seller slowly sipped the hot tea, Mr. An quietly watched. The baker is tall, thin but quite toned. Square, sharp face. The skin of the ears is pale like a person with chronic malaria. He asked:

- How long have you been selling cakes like this?

- I've been gone a long time, sir.

- What did you do before?

- I joined the army, then served as an army officer, returned to do all kinds of jobs

...

For the guests to finish drinking the cup of water, Mr. An continued:

- I'm a bit strange, why is the advertisement a woman, but the person selling the gift is you?

Seeing the host's kindness, the guest confided:

- It's a long story. Not that, now for sale, people record the sound on tape and then run the machine, play the speaker to save effort. I also asked someone to record my voice on the tape and play it through the battery-powered machine that came with this truck. In the early days, sales were too low. Go and complain with your fellow inmates. They said, "Your accent must be too old, not attractive. Thanks to a young bamboo girl recording the sound, it must be more attractive. Only then can we sell the goods." So I follow.

- Is it possible to sell more?

- Yes, bro.

Holding the cup of water Mr. An had just poured, the salesman continued:

- But it also bothers you sometimes. Once, as late as this, I was selling in the Hao Nam side, an aunt called me to buy cake. As soon as the door opened, the aunt jumped, exclaiming: "You scared the hell out of me". The aunt said: "Hearing her daughter's voice, feeling sorry for her, she called to buy a gift for her. But late at night, who dares to open the door for men." Since then, I dare not enter that alley to sell goods anymore.

*

Another night, hearing the voice: "Boiled corn, baked potatoes!", remembering the cake seller with the change of male voice to female voice, Mr. An thought to himself: "Now it must be the other way around. This strong male voice, must be a sales girl." He called again to wait and went down to open the door. He laughed, because his guess was right: Before him was a girl. Invited forever but the girl did not enter the house, just leaned on the car on the side of the road, he had to buy two boiled corn, told the girl not to return the change, and then said hello to the girl to continue the late night sale.

*

After a few months, Mr. An did not hear any more voices, both male and female voices disappeared.

It wasn't until one cold day that he heard a female voice say, "Boiled corn, baked potatoes!"

Surely it was the salesman who was a serviceman, Mr. An called:

- Bro, sell me a baked potato. Wait!

Opening the door, Mr. An froze: In front of him was not a tall, thin man, but a woman selling corn and potatoes the day before with a male voice. He opened the door wide, inviting:

- I'm here to cool off!

Hesitating for a moment, but apparently seeing his proper manner of offering, the salesgirl pushed the cart up the sidewalk, then entered the house.

Asking her to sit in a chair, offering a cup of hot water, Mr. An kindly:

- Don't be shy. Sit down and drink a cup of hot tea to warm your body, then move on.

Seemingly reassured, the girl sat down and sipped water. Mr. An watched the girl attentively. Under the austerity of a hard worker, the girl had a pretty oval face and gentle dove eyes - a traditional beauty that is now rare. He asked:

- Yesterday, the voice was male, why is it female today?

Before his kindness, but the gift cart was almost sold out, the girl confidently sat down to talk to him.

*

Sir, the business of selling gifts late at night is also very troublesome. The day was out of stock, I had to eat except for the meal, but I couldn't finish it. One day, the young men harassed and teased. That's why me and my husband just followed the advice of some friends and changed their voices - I sold goods with a male voice, and my husband sold with a female voice. Looks good, we're happy. Unexpectedly, disaster hatched to our husband and wife, and fell right on the bed grandchild.

It was a bit cold that day. Almost sold out, it was past midnight. My husband tried to go to a small alley next to Thai Thinh, selling a few tens of thousands more gifts. Back out, my husband got on his bicycle and ran to the side of Nga Tu So. Meanwhile, my husband's sales pitch with a female voice still resounded. Hearing a loud voice call, my husband stopped the car. Looking back, seeing the group of three and four approaching, called:

- Girl, come here with us!

Looking at the group of people, guessing it was the bad guys, he got on the bike, intending to pedal away. But the group of people arrived.

- Girl, wait for us! - Because of the cold, my husband wore a cloak that was close to his body, so they didn't recognize it as a man.

One hand rushed over, grabbed the handlebars of the bicycle:

- Girl, wait a minute. We've just finished playing football, we're going crazy!

My husband stretched out his arms, trying to balance the bike. At that moment, one of the group exclaimed:

- You fake guys! This guy is a man, not a girl!

We all cursed at my husband as a fraud, a liar, making them lose their efforts to chase, now lose interest... My husband didn't care, tried to find a way to escape. But we all rushed back, kicked the car over, beat my husband a battle of excess of life and death... Luckily at that time, a civil defense team went out last week to take my husband to the emergency room.

The girl stopped talking. Her dove eyes were slightly watery. Mr. An consoled:

- Well, that's still lucky, there are people to save...

- Yes, you're lucky too. Although my husband broke his arm and had to be bandaged for three months before he could go to work, it was fortunate that he was not disabled.

Mr. An asked:

- But your husband is a member of the army, why not fight them?

- It's a real soldier, but it's an information soldier who knows nothing about martial arts, bro!

- And since that day, you haven't changed your voice anymore?

- Yes. My husband said that I am an honest person, it is difficult to fake anything, so it is best to do it for real. As for me, I told my husband that when the next crop comes, I will go back to my hometown, work in the fields again, one day and two dew in the field, it's better than my uncle!

Outside, suddenly "Ùng... wang" - the sound of thunder rose. The girl stood up.

- Well, if you'll excuse me, I'll go back before it rains!

Watching the girl fade away, Mr. An muttered: "Strange, why is there thunder this season!".

Hanoi, August 22, 2016

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro