TÌM VỀ NƠI HẠNH PHÚC p2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TÌM VỀ NƠI HẠNH PHÚC (Tiếp 1)

March 9, 2015 Leave a comment

Mỗi lần về quê, điều mà Minh sợ nhất chính là say xe. Chỉ nghĩ rằng ngày mai mình sẽ đi 125km, từ chiều tối hôm nay cô đã bắt đầu thấy nôn nao, ăn không biết ngon, thậm chí lúc nào cũng cảm giác mùi ô tô phảng phất xung quanh mình, nằm xuống lại thấy lâng lâng quay cuồng. Tập đi xe buýt từ cấp 3 đã giúp Minh không bị nôn ọe, nhưng đánh vật với cảm giác cồn cào khó tả suốt 2-3 tiếng đồng hồ cũng đủ làm cô mệt lử. Mẹ của Minh cũng vậy, bà có tuổi rồi nên cái say càng ghê gớm hơn, mỗi lần về quê lên là bà nằm vật ra, không ăn uống gì, kêu đau đầu chóng mặt mấy ngày sau đó. Biết tình hình hai mẹ con như vậy, nên trước khi lên xe, cô đã phải nói trước với anh taxi rằng: “Bác gái em rất say xe, anh lái từ tốn và cẩn thận chút nhé, tránh tối đa việc phanh gấp và lượn xe, đường về quê em có nhiều đoạn xấu lắm.” Không biết Nguyễn có nhận ra rằng mặt của Minh đầy lo lắng và hơi tái đi khi đề nghị anh như vậy, anh cười nhẹ và trấn an:
-Cô yên tâm đi, ngồi trên xe anh đảm bảo êm như ru, chuẩn bị tinh thần ngủ một mạch từ đây về quê là khỏe re.
– Em không đùa đâu (hơi cáu)
– Ô hay, anh nói thật mà.
– Để bác say là biết tay em đấy.
– Được rồi, yên tâm.

Minh đang lo lắng cho mẹ mình hay cho chính bản thân mình nhiều hơn? Cô chủ động để mẹ ngồi ghế đầu, còn mình lon ton tranh vị trí ghế thứ 2 giữa xe nhìn thẳng về phía trước. Đầu hơi ngả ra sau tựa vào thành ghế, xe bắt đầu chuyển bánh là Minh đã nhăn trán, gồng mình lên , cố gắng thở đều đặn. Minh không dám quay ngang quay ngửa để nói chuyện với mọi người vì chỉ cần đảo mắt khỏi con đường là cô có thể bị choáng và say. Còn khá sớm, nhưng chỉ đi tới Pháp Vân là trời đã bắt đầu hơi tờ mờ , buổi sáng mùa hè luôn khiến Minh thấy háo hức, vì cô rất muốn thử đoán xem với độ dày của mây trên trời thì hôm nay sẽ nắng như thế nào, nóng bao nhiêu độ. Tuổi trẻ thật có nhiều năng lượng , Minh chưa bao giờ thấy sợ cái nóng của nó. Cô giải nhiệt bằng việc đi bơi vào sáng sớm hoặc chiều muộn ở bể của KS La Thành hoặc Thành Công. Hí hửng mặc bộ đồ bơ hai dây để cuối mùa đứng trước gương ngắm nghía người mình được chia thành hai mầu trắng đen rõ rệt. Minh khá trắng, nên cô không sợ bị đen, chỉ vào năm học 1-2 tháng là vết sạm sẽ bay hết. Trong tất cả các môn thể thao, Minh cho rằng bơi là quan trọng nhất. Là một nhà khoa học đại tài, hay chính trị gia bậc nhất, mà không biết bơi thì chỉ cần đẩy xuống ao là chết. Cô không muốn chết lãng xẹt như vậy, nên hăm hở tập bơi, dù bao nhiêu năm trôi qua, Minh vẫn chỉ bơi được mỗi kiểu ếch lặn ngụp truyền thống và nằm ngửa cho người tự trôi. Hè năm nay nhiều việc, Minh chưa sx đi được , nên da cô vẫn còn trắng lắm. Trước cái nực của mùa hè, hai má còn ửng hồng, lỗ chân lông phải nở to ra để hít thở không khí, trông có vẻ xấu xí. Xấu nhưng khỏe là được, đâu ai dí sát mắt vào mà soi mặt cô đâu? Minh mải nghĩ ,hai mắt cô bắt đầu díu lại, cộng thêm những bản nhạc trữ tình mà Nguyễn đang bật, cô từ từ chìm vào giấc ngủ, đầu nghiêng dần ngả vào vai bố. Thật cảm ơn trời phật, hôm nay mấy con vịt em họ cô không về cùng, cả nhà đều im ắng để tranh thủ chợp mắt. Lạ thế nhờ, sao hôm nay xe ô tô đi lâu vậy mà không bấm tiếng còi nào……..??????

-Cháu ơi, rẽ vào đường kia để ta ăn sáng đã nhé.
– Bên phải chỗ ngã tư đúng không chú?
– Uh, cháu ăn ở đây bao giờ chưa?
– Mấy lần chở khách qua đây, nhưng cháu chưa ăn bao giờ chú ạ
– Vậy thì hôm nay thử đi, khá ngon đấy.
– Đặc sản Ninh Bình phải không ạ?
– Uh, miến lươn ở đây là nổi tiếng nhất.
– Mọi người có vẻ ngủ ngon thế nhỉ? (hơi cao giọng như muốn đánh thức)
– Đêm qua chúng nó làm gì mà 1h chưa đi ngủ, sáng nay lại dậy sớm thế, ngủ say như chết là phải.

Bị cuộc nói chuyện của bố và Nguyễn làm cô thức giấc, nên Minh hơi cáu. Cô muốn cứ thế không biết gì về tới tận quê để khỏi bị say xe, nhưng vì bố cô khỏe re nên chẳng hiểu tâm lí con gái tẹo nào.
– Bố ồn ào thế? (Minh nhăn nhó nũng nịu)
– Dậy, dậy đi, tới Ninh Bình rồi. (Bố huých vai)
– Sao bố không để con ngủ về tới quê luôn đi.
– Không ăn sáng à?
– Ăn lại nôn ra thì phí
– Nôn thì cố mà bụm miệng lại rồi nuốt vào
– Eo, kinh quá.

Bố Minh là người ít nói, nhưng hài hước và sâu sắc. Ông nói câu nào là chuẩn chỉnh câu đấy, mọi người không khiếp sợ mà nể và quý mến bố cô nhiều hơn. Minh thấy mình rất hợp tính bố, cô luôn ước ao sẽ có một người chồng tuyệt vời như bố, mặc dù mẹ suốt ngày chê là bố khô khan, không khéo léo. Cô thì lại thấy bố rất tình cảm, biết nhẫn nhịn (trước một người kinh khủng như mẹ), hài hước và thể hiện tình yêu bằng hành động nhiều hơn lời nói. Trong nhà, có Minh và bố là đam mê đọc sách. Thời tuổi trẻ, bố cô cũng nghiền ngẫm rất nhiều tiểu thuyết mặc dù ông học trường Kinh Tế Quốc dân, sau đó đi lính rồi về làm trong bộ tư lệnh. Mẹ cô thì ngược lại, không đọc truyện /sách/báo bao giờ mặc dù trước khi lên HN, bà là giáo viên. Mẹ cô cấm các con xem phim, đọc truyện dưới bất cứ thể loại và hình thức nào, chỉ cho mua sách giáo khoa và tham khảo. Biết con mình nhiều lần điêu đứng vì bị mẹ tịch thu hoặc xé tan tành truyện đi thuê, bố Minh hay lén lút cho tiền đền, và đặc biệt, khi cơ quan cho đăng kí báo miễn phí, ông đã đặt Hoa Học trò dài kì cho con gái. Lên đại học rồi, thành một thói quen khó bỏ, không bao giờ Minh xem ti vi và lúc nào cũng giấu truyện/báo dưới gầm giường – nơi dễ tìm ra nhất. (Hồi đó sao mà ngốc thế)

Trong mắt Minh, bố cô là người đàn ông nếu yêu sẽ mãnh liệt dai dẳng theo kiểu: “để lấy được em, anh quyết đi tìm bằng được lá diêu bông”. Cô thực sự cần gì, chỉ nói với bố một tiếng, ông sẽ tìm hiểu và kiếm về bằng được. Như cái lần cô than thở rằng muốn mua một chiêc walkman để học nghe Tiếng Anh cho tốt nhưng mẹ không đồng ý, mà tiền kiếm thêm của cô thì quá eo hẹp. Bố chỉ lắng nghe một lúc, rồi hỏi hết khoảng bao nhiêu tiền? có thực sự cần thiết không? Chiếc radio của bố dùng không ổn à? Anh trai không cho dùng chung máy tính à? Minh biết bố cũng không có tiền, lương ông hơn chục triệu mà có bao giờ được tiêu đồng nào. Chưa kịp cầm nóng tay đã bị mẹ cô tịch thu hết. Chỉ thừa ra năm sáu trăm ngàn tiền thương binh thì ông giữ lại mua điếu thuốc hoặc thỉnh thoảng ra ngoài đi bộ thì uống nước. Mọi chi tiêu trong nhà mẹ cô nắm giữ và quán xuyến. Bà không keo kiệt, thậm chí quá thoải mái trong ăn uống, nhưng mua đồ đạc quần áo thì phải xin mãi mới cho. Minh đành chấp nhận là phải đi đường vòng, ra ngoài hiệu sách, mua đĩa CD, rồi nhờ bạn thâu sang băng casset để phù hợp với cái radio của bố. Đang nghĩ phải buồn mất mấy ngày, thì đột nhiên bố lên thì thầm nói:

-Con chuẩn bị đi, bố đèo đi mua cái gì hôm nọ con bảo đấy.
-Ô, bố có tiền ạ?
– Uh
– Bao nhiêu thế ạ?
– 2 triệu, con phải bù thêm một ít đấy.
– hí hí, nhất trí. Nhưng bố lấy tiền ở đâu ra đấy, mẹ đưa ạ?
– Không, bố vừa đi cướp ngân hàng. (tủm tỉm cười)
– Xì…..bố chỉ được cái…….hiều lòng con. hị hị, lần sau đi cướp ở đâu bố rủ con với nhé.
– Thôi nhanh lên, không có mẹ mày về lại sinh nghi.
– Đợi con 2 giây.

Mãi sau này, Minh mới biết, bố đã đi vay khoản tiền đó để mua chiếc walkman hiệu Panasonic tuyệt đẹp cho cô. Rồi hàng tháng, bố không hút thuốc uống nước chè nữa mà tích lại trả người ta. Thời đó, 2.5 triệu là to lắm, bằng cả tháng lương của người mới đi làm. Cái gì dấm dúi, thậm thụt nó lại càng kích thích sự sung sướng. Mẹ luôn kêu bố chiều con cái sinh hư, nhưng Minh lại thấy bố thật tâm lí, cách đối sử dịu dàng ân cần và sâu sắc của bố khiến tâm hồn cô lúc nào cũng tràn ngập tình yêu cuộc sống. Với Minh, bố như một người bạn, dù ít khi cho lời khuyên, nhưng chỉ cần hỏi thì bất cứ điều gì, bố cũng sẽ giúp cô hiểu ra. Ông còn thích được nhâm nhi những cốc bia hơi mát lạnh cùng con gái mỗi chiều hè, những li vang chat dễ tiêu hóa vào mùa đông, thậm chí khi nào rót rượu quá tay không uống hết ông lại nhờ con gái đỡ hộ. Anh trai cô tửu lượng kém, không giao lưu chén chú chén anh với bố bao giờ, nên nhiều lúc Minh thấy ông hơi cô đơn bên mâm rượu. Biết con gái uống rất được, ông chẳng ngại ngần rủ nó cụng li, làm mẹ Minh nhiều phen tức xì khói. Không cần nói, nhưng bố Minh rất hiểu, cô nhận thức rõ bia rượu là không tốt, chỉ có ông mới là người bạn đủ tin cậy để cô nâng cốc không say không về. (Các ông bố đừng thấy thế là xấu nhé, Miu và Sóc được uống bia từ khi còn bú sữa mẹ đấy ạ)

-Em Minh là cháu ruột của bác trai, mà sao cháu lại thấy có nhiều nét giống bác gái nhỉ?
– Hả….c???? (Bố Minh ngạc nhiên)

Nguyễn bất ngờ hỏi làm Minh giật mình nhớ ra là đã lừa anh rằng cô chỉ là cháu chứ không phải là con. Bố Minh thường phản ứng những trường hợp này rất từ tốn. Ông không bao giờ vội vàng từ chối ai cái gì, hay phản biện điều gì, trước hết ông ngừng một chút để suy nghĩ rồi mới tủm tỉm cười đáp lại. Biết được điều đó, Minh vội vàng tranh lời. (Rất may là mẹ và mọi người ngồi bàn khác)

-Ấy……em ở bên hai bác từ bé, nó hao hao cũng phải mà
– Nhưng mà giống lắm, có khi còn giống bác gái nhiều hơn.
– Anh có thấy người ta hay nói, vợ chồng thường có điểm giống nhau không? Anh nhìn kĩ lại đi, em giống bác trai hơn chứ.
– Bố mẹ em thì ở quê à?
– Vâng, em ăn nhiều, bố mẹ không nuôi nổi nên để bác em nuôi hộ đấy. Bác nhể?? (quay sang cười ranh mãnh với bố)
– Mày chỉ lắm chuyện. (bố lườm)
– Hị hị, bác tiếp tục ăn đi bác….. (giễu bố)
– Em gọi hai bác là bố mẹ nghe tình cảm thật đấy.
– Vâng, người ta nói công sinh không bằng công dưỡng mà.
– Em có hay về quê thăm bố mẹ không?
– Không, em say xe lắm.
– Ô, sao em bạc bẽo thế?
– Hả….bạc bẽo gì, em ra HN học hành thành tài kiếm tiền phụng dưỡng bố mẹ chứ sao. Thôi thôi, anh ăn đi, hỏi nhiều quá.
Minh không biết tại sao mình lại nói dối Nguyễn về việc đó, lúc đầu chỉ là một câu đùa vui, thế mà anh ta lại bận tâm, làm cho cô quanh co mệt cả người. Cô thú nhận ngay là mình đã lừa anh thì khỏi phải căng óc ra nghĩ đủ lí do ngớ ngẩn . Mà cũng lạ, chẳng quen biết gì nhiều, sao anh ta lại hỏi han sâu xa thế làm gì. Hay bản tính của người Việt Nam là rất quan tâm tới đời tư của người khác. Giọng hỏi của anh ta nghe thật thà nên Minh cũng đáp lại bằng giọng tử tế nhất có thể, không nỡ lạnh lùng cụt lủn như mọi khi. Hành động của một người đang nói dối bao giờ cũng luống cuống hơn bình thường, ic ic.

Theo tục lệ ở quê cô, 49 ngày người mất sẽ được đưa ra chùa, để ăn mày nơi cửa phật. Minh không hiểu nội dung của việc đó, chỉ biết theo đuôi anh chị em ra chùa, chứng kiến việc làm lễ trong sự tò mò và ngơ ngác. Thấy mọi người đứng thì đứng, ngồi thì ngồi, lạy thì lạy, còn khóc thì cô không khóc. Chỉ có các bác gái là sụt sịt xuýt xoa mỗi khi sư thầy gõ koong koong vào cái chuông đồng, còn thanh niên phía sau thì im lặng ngồi nghe tụng kinh, nhìn nhau khi đọc đến tên mình. Khi ở nhà, nhìn thấy chiếc giường quen thuộc của ông, di ảnh ông trên bàn thờ, Minh nhớ và xót thương ông lắm, nhưng lúc ở chùa thì cô lại thấy rất bình tâm, chỉ chăm chăm xem các cụ sẽ làm gì tiếp theo. Ngạc nhiên nhất là lúc các thím đội mâm trên đầu, lắc tròn trong tiếng trống xèng dồn dập, rồi khi cành trúc trong tay bác cả đung đưa , ai ai cũng vội vàng xuýt xoa, có thím còn khóc ngất khiến mọi người rối rít xoa dầu. Minh nghe mọi người kể về việc nhập hồn, lên đồng, cô không tin nhưng có sợ. Chứng kiến cảnh tượng ở chùa, cô chỉ biết ngồi đơ người, tròn mắt nhìn mà chẳng biết làm gì. Ở TP, nên có môn học dạy về tâm linh và tín ngưỡng, để con cháu hiểu rõ hơn về truyền thống của cha ông, ai cũng như Minh thì sẽ mất gốc thôi.

Làm lễ ở chùa về, Minh khá mệt, một phần vì đi xe, một phần vì trời nắng và vì đói. Nhà Nội cô rất đông, ngoài bố cô còn 10 người nữa, tức là ông bà cô sinh được tổng cộng 11 người con, một gia đình đồ sộ. 49 ngày mà phải mắc rạp và làm mấy chục mâm cỗ. Người ra vào tấp nập, ồn ào tới tận quá trưa gần 2h mới ngớt. Nguyễn đã được bố cô sắp xếp cho ăn trước và di nghỉ từ sớm lấy sức chiều còn lái xe, Minh cũng không để ý là anh ta ở đâu từ lúc về, cô mải chuyện trò với các em lâu ngày không gặp.(quên cả vụ cháo gà đã hứa) Khi mọi người đã đi ngủ trưa, Minh mới lấy ghế ra gốc cây lan hóng những cơn gió hiếm hoi giữa trưa hè. Mùi lan thơm ngát, tại sao nó lại có hoa quanh năm thế nhỉ? Hay là cứ khi nào cô về thì hoa lại nở? Nó phải nở vào mùa xuân chứ ? Liệu ông cô có đang đứng ở cạnh cây Lan này không? Ông có đặt tay lên vai hay vuốt tóc cô không? Nều người ta nói về cõi âm và linh hồn là có thật, thì cô tin ông cô sẽ chẳng đi đâu khỏi căn nhà mái rạ thân thương này. Ông sẽ vẫn dạo mát khắp khu vườn và nhìn con cháu mỗi ngày lớn lên. Minh chìm vào suy nghĩ, bỏ quên mọi hoạt động xung quanh.
-Cây này có hoa thơm nhỉ?
– Ô, tưởng anh đi ngủ rồi?
– Xong rồi, ngủ hơn 2 tiếng còn gì.
– Mấy giờ rồi?
– 2 h, em không ngủ đi cho khỏi mệt à?
– Để lên xe ngủ
– Lúc nãy vào chùa, có thấy ông nhập vào người không?
– Xì….ông còn nói chuyện với em đấy.
– Điêu, nhìn mọi người làm lễ mà mặt nghệt ra.
– Có hiểu gì đâu.
– Em chưa dự đám ma bao giờ à?
– Rồi , nhưng ở nhà tang lễ.
– Học dần đi là vừa đấy.
– Học á……?…….để tiễn đưa người thân à?
– ………

Minh không để ý Nguyễn nói gì tiếp theo, mắt cô nhìn vô định vào không trung, cô lại rơi vào trạng thái tập trung suy nghĩ. Đưa tiễn người thân thực sự là rất đau xót, tại sao lại phải bày ra nhiều thủ tục rườm rà như thế để cảm giác tiếc nuối cứ kéo dài? Ông đi rồi, tại sao cứ gọi hồn ông về, để nhập vào những đồ vật vô tri như cành phan kia? Để ông thanh thản lên thiên đường có phải hay hơn không? Suy nghĩ của Minh lúc đó còn khá đơn giản và ngây thơ. Cô hay đọc các tác phẩm văn học nước ngoài, nên luôn có suy nghĩ về thiên đường và địa ngục. Bố mẹ cô cũng ít dạy cô về các phong tục văn hóa, cứ thế Minh tự mình đi theo một lối riêng khác người.

-Này, này….. (Nguyễn đập đập vào vai Minh)
– Ơ, hả?
– Em đang nghĩ cái gì mà tập trung thế?
– Không, có nghĩ gì đâu.
– Em nói dối giỏi thật đấy.
– Nói dối cái gì?
– Thì việc bố mẹ không nuôi nổi phải để bác nuôi hộ đấy. (giọng giễu cợt)
– Hị hị…..
– Thế này thì không thể khuyến mãi tiền chờ được.
– Hô hô, không biết, đã chốt rồi
– Anh không đòi “bác” em đâu,
– Làm gì còn ai khác trả anh đâu?
– Anh sẽ đòi em bằng được.
– Xì……đợi đấy.
– Anh sẽ đợi.
– Đợi cái gì?
– Cứ biết thế
– Này….., em không có tiền đâu đấy. Anh chốt rồi, đừng ăn nói hai lời.
– …………

Nguyễn quay lưng đi vào trong nhà, bỏ lại một mình Minh ngồi dưới bóng cây Hoàng Lan (Cứ tạm gọi thế, như mấy bộ phim cho hay), và biết bao nhiêu giọt nắng tung tăng rơi trên vai anh. Minh nhìn theo mà không hiểu tại sao họ lại thu rạp sớm thế, để cô nhìn thấy một con người tự dưng tỏa sang ngay giữa sân nhà, dưới cái nắng chói chang của mùa hè tuổi 21. Có phải, người đẹp đi giữa một khung cảnh đẹp, thì tự dưng họ sẽ trở nên rực rỡ khác thường? Minh bị ánh mặt trời làm cho chói mắt, hay chính cái đẹp của anh ta làm mắt cô đi vào trạng thái tưởng tượng. Cô gái trẻ cứ ngồi mơ mộng như thế cho đến khi mọi người gọi vào trong nhà có việc.

Chuyến đi kết thúc trong tốt đẹp, theo Minh nghĩ là như vậy, vì cô không ói một lần nào. Ói ra xe của anh ta, không khéo lại bị tính thêm phí rửa xe thì chán. Mẹ cô cũng có vẻ còn khỏe khoắn, đủ để thanh toán tiền cước xe, chỉ đạo bố đưa cho anh ít đồ quê, rồi mới nằm nghỉ. Minh cũng mệt, nên chẳng buồn chào hỏi gì, tót lên phòng, tắm rửa cho tỉnh táo rồi vào bếp chuẩn bị cơm tối. Những ngày tiếp theo, cô trở lại với guồng quay cũ, không mảy may nhớ đến chàng trai tỏa nắng giữa sân nhà hôm nào. Minh đang lên kế hoạch có thêm một chút tiền, rồi về quê thăm bà ngoại vào dịp rằm trung thu. Ông ngoại mất lâu rồi, chỉ còn bà sống một mình trong căn nhà rộng. Bà không có con trai, mặc dù 3/5 người con gái lấy chồng gần nhà, nhưng không ai chịu ở với bà. Có hai đứa em nhà dì 3 thường xuyên học hành và ngủ ở đó để bà đỡ hiu quạnh. Minh muốn về chơi cho bà vui và biếu bà ít tiền, người già rất thích được cho tiền dù họ không dùng vào việc gì. Minh không đợi đến lúc cô ra trường vì sợ bà sẽ không sống lâu được như thế.

Một hôm, đang mải mê xem anh trai bắn half-life thì điện thoại phòng cô kêu. Minh chạy sang nhấc máy mà trong người bực bội vì phải tạm dừng cuộc chơi. Hiếm khi anh mới chịu thoải mái để cô học cách đánh.
-Alo
– Anh gọi thế này có muộn quá không?
– Có , nhưng ai đấy nhỉ? (giọng hơi gắt gỏng)
– Anh đây, taxi miễn phí, nhớ không?
– À….., sao anh biết số này?
– Ở trên biển quảng cáo trước cửa nhà em.
– Lấy số lúc nào mà nhanh thế?
– Hôm ở quê lên, em chạy biến đi luôn. Anh còn ở lại phụ bố mẹ em bê một đống gạo vào nhà mà.
– Ô….thế à?
– Em đang làm gì đấy?
– Chơi điện tử, đang hay thì anh gọi điện.
– Con gái mà cũng chơi điện tử à?
– Có sao đâu?
– Trò gì thế?
– Bắn nhau.
– Cái gì? bắn nhau á? Anh tưởng xếp hình thôi chứ?
– Xếp hình xưa rồi.
– Anh đang ở Tam Đảo, ở đây trăng đẹp quá.
– Thì sao?
– Tự dưng, đứng ngắm trăng anh lại nhớ tới em, thế là gọi điện.
– Eo, sến thế.
– Hì, …..em có thích đồ gì ở đây ko anh mua cho?
– Sao tự dưng lại mua cho em?
– Ờ, thì…..thích thì mua thôi.
– Tam Đảo thì có cái gì hay ho ngoài mấy ngọn su su đâu.
– Em thích ăn ko anh mua cho?
– Không, cái đấy cho em , em còn báo công an.
– hì…….
– ……bla bla bla……..
– ……bla bla bla……..

Không thể nhớ nổi tiếp theo của cuộc nói chuyện là gì, Minh chỉ ấn tượng là nó chẳng ra đâu vào đâu. Nguyễn nói chuyện có vẻ quê mùa và hơi…nhạt nhẽo, khiến Minh cứ phải miễn cưỡng trả lời, tâm trí cô còn đang muốn chạy sang phòng bên cạnh để xem bắn sung tiếp. Đến lúc dập được máy, Minh phải thở dài mà buông một câu thắc mắc duy nhất: “tự dưng gọi điện cho mình làm gì không biết, phiền chết đi được”. Minh thật ngốc, người con trai ấy, tuy vụng về, nhưng đang cố gắng tìm cách để được gần cô hơn.

Chiềuhôm sau,như mọi khi, Minh lọc cọc trên con địa hình già đến cửa hàng túi xách màcô vẫn làm thêm vào các chiều 3-5-7 thay cho người bạn full time nhưng bận đi học vào các ngày đó. Côngviệc cực kì nhàn, Minh thấy nó rất buồn ngủ và hơi u đầu vì tiếng ồn xe cộ, nhưngkiếm được vài chục nghìn một buổi cũng không đến nỗi tệ. Cô rất thích đi trên đườngĐội Cấn vì hai bên là một loạt các cửa hàng đủ thể loại: quần áo, đồ chơi, đồ lưuniệm và cả đồ ăn….. Nơi cô làm gần shop Cây nấm nhỏ, một thời làm mưa làm giótrong tâm hồn lũ học sinh cấp 3 mơ mộng. Là sinh viên rồi, những món đồ trong đótrở nên ngây ngô không còn thu hút ví tiền của Minh, nhưng cứ rảnh rỗi là cô lạitót sang đó ngắm nghía. Đôi khi có kiểu khuyên tai lạ lạ, cô lại mua cả lố, vềtrộn lẫn vào nhau, đeo mỗi loại một chiếc , nghịch ngợm vô cùng. Minh bấm tổngcộng là 4 lỗ , nếu vành trên của tai mà lộ ra ngoài, thì chắc chắn cô phải làm6 lỗ cho nó máu. Những chiếc khuyên bằng nhựa hoặc kim loại gắn trên đó là mộtcon thú xinh xinh như cánh cam, bọ cạp, hoặc đơn giản một hạt cườm là sở thíchcủa Minh. Cô không bao giờ đeo những chiếc lủng lẳng thướt tha, trông quá nữ tínhvà không hợp với khuôn mặt tròn. Minh cũng rất kết món chè thái thơm ngon trộnvới nước cốt dừa béo ngậy của một chị không biết tên. Chị chỉ ngồi ở vỉa hè, nhưngđông khách dã man. Mỗi lần ăn, không bao giờ cô kiềm chế được dưới 2 cốc. Sau này,chị ấy trở nên nổi tiếng và có cửa hàng rất to, sạch sẽ, thoáng mát, nhưng vẫnchuyên tâm vào món chè thái độc quyền.

Vừađi vừa mải suy nghĩ xem làm thế nào “mở rộng” mô hình thiệp handmade để “đánh”vào thị trường Đội Cấn , Minh không để ý tới tiếng còi xe máy inh ỏi phía sau.Với cô, tiếng còi xe là một thứ ngớ ngẩn, đường đông như thế, có bấm loạn lênthì cũng đi nhanh được đâu, chỉ làm môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng tớithính giác của người khác. (Nghe rất hoành tráng).
-Này, không nghe thấy tiếng còi xe à?
– ………
Bựcbội quay sang nhìn, anh lái xe taxi đang rà rà chiếc xe máy ngay gần Minh, côtrố mắt ngạc nhiên. Hôm nay, anh ta không mặc đồng phục xanh xấu tệ , thay vào đólà quần âu và áo sơ mi kẻ, nhìn khác hoàn toàn.
-Ô, anh đi đâu đây.
– Đi theo em.
– Hả, đi theo em làm gì?
– Anh đưa em cái này.
– …..?????……. (nhíu mày)
– Dừng xe ở chỗ kia đi.
– Em sắp muộn làm rồi.
– Làm gì?
– Cửa hàng túi gần đây
– Thế thì tới cửa hàng đi.
-………….
Nguyễncho xe đi chậm hơn, lùi về sau Minh, vì có chiếc ô tô đang lấn sang làn đường bênnày. Minh co giò đạp, đúng là cô sắp muộnrồi, con bạn sẽ gào ầm lên thì mệt. Đi học, rồi đi làm thêm, và sau này ra trườngđi làm chính thức, Minh vẫn chẳng bao giờ thảnh thơi , cứ sát giờ mới cuống cuồngphóng xe. Mỗi tháng ở cty, cô bị trừ mấy trăm nghìn tiền đi muộn mà không chừa.Lúc nào Minh cũng thấy mình thiếu thời gian, ước Đông ước Tây rằng mỗi ngàythay vì 24 tiếng thì có thêm 12 tiếng nữa để kiếm tiền, 12 tiếng để ngủ, rồi lạithêm 12 tiếng nữa để chơi, 12 tiếng để yêu đương, và 12 tiếng chỉ để đọc truyện.Cứ như thế, thêm một sở thích và mong muốn là thêm 12 tiếng. Minh phì cười vì cáiao ước dớ dẩn đó, nếu nó thành sự thật thì cô sẽ chẳng bao giờ già, có sống tẹtga cũng không qua tuổi 30. “Mình có tham lam quá không nhỉ?” Minh tự hỏi, rồi tựtrấn an “thế giới này, cả tỉ người ước như vậy”.

Minhdựng xe vào vỉa hè, khóa cẩn thận, nghe con bạn bàn giao công việc, tạm biệt nó,chúc nó đừng có ngủ gật trong giờ. Quay ra, Nguyễn đã đứng đó chờ, hai tay đúttúi quần, mắt ngó nghiêng nhìn khắp nơi. Minh cố tình đon đả:
-Anh ơi, anh có mua gì không? (cười cườitrêu đùa)
– Hì……
– Không mở hàng cho tôi thì anh đi sớmkẻo tôi đốt vía đấy. (phẩy phẩy tay)
– Hì……
– ô hay, rốt cuộc anh có việc gì?(khoanh hai tay trước ngực)
– Một ngày em bán được mấy cái túi?
– Vài chục cái
– Khá thế cơ à?
– Chuyện, khách vào tay em làm sao màvề không được
– Có tiền hoa hồng không?
– Có chứ.
– Vậy là thu nhập khớ lắm hả?
– Hả….à….có đáng là bao (biết mình bịhớ)
– ha ha…….

Mộtngười vênh váo đứng ở cửa, một người rạng rỡ hai tay túi quần đứng dưới vỉa hè, họ lời qua tiếng lại một cách vô tư như haingười bạn, Chưa biết tuổi tác Nguyễn thế nào, nhưng Minh biết là anh phải hơn côvài tuổi. Hôm nay, trong bộ cánh khác, Nguyễn trở nên chững chạc, thư sinh và rấtđẹp. Anh ta ăn nói tự tin, Minh cảm giác Nguyễn kiểm soát được mọi câu hỏi, chocô rơi vào bẫy. Bị hớ, Minh tự nhủ mình phải cẩn thận hơn, vô tư quá với con ngườinày là không ổn. Biết là có chỗ không ổn, nhưng cô chẳng rõ chỗ đấy là nào.

– Hôm nay anh không đi làm à?
– Ca của anh là ngày chẵn.
– Anh bảo có gì đưa em thì đưa đi, rồivề cho em còn bán hàng?
– Eo, làm gì mà đuổi anh sớm thế?
– Anh có mua gì đâu, em để dành nước bọttí nữa còn mời khách chứ.
– Hì, sao em không mời chào anh cho khéokhéo một tí, biết đâu anh mua thì sao?
– Ùh nhỉ, trông tướng anh cũng có thểcó bạn gái lắm. Đấy đấy, anh ngắm giùm đi, bạn gái anh bao tuổi? cao hay thấp? ưamàu gì? Hay mặc quần áo kiểu gì?
– Chuyên nghiệp gớm?
– Haizzzz, rốt cuộc là có mua không?
– Anh đùa thôi, có cái này hôm qua anhmua cho em trên Tam Đảo nè. Không biết em có thích không?
– …..????…… (mắt tò mò)

Nguyễnlấy từ trên xe một chiếc túi màu đen to đùng, bên trong là một món đồ lưu niệmlà từ vỏ ốc cũng to không kém. Một cây dừa tán rộng, dưới gốc là đôi bạn trẻ vớitrái tim ở giữa. Trông nó vừa quê, vừa xấu, lại to và thô, Minh chẳng nghĩ gì đãnhăn mặt:
– Eo, trông sến thế.
– Đẹp mà, em không thích à?
– Không, cái này để trưng bày ở bảo tàngvỏ ốc Việt Nam thôi.
– Hì, em để ở bàn học của em í.
– Để thỉnh thoảng cúi xuống nó đâm vàomặt à?
– Hà hà, cho khỏi buồn ngủ
– Tôi xin người, cái này cầm không cẩnthận còn đứt tay đấy.
– Ôi, anh cứ nghĩ em thích cơ đấy.
– Vừa to vừa xấu, sao anh cũng nghĩ làem thích được ko biết?
– Hì ……….

Nguyễnđỏ bừng mặt, có lẽ vì xấu hổ trước mấy lời chê bai thẳng thừng của Minh, sao côlại vô tư thế được nhỉ? Cô bé này tuy sinh ra ở một vùng quê nghèo, nhưng từ béđã lớn lên ở Hà Nội, thế mà không có được một nét nữ tính thùy mị. Phải ngườikhác, có khi đã tự ái, vứt cái túi ở đó, rồi đi về cho rảnh nợ, lấy hay không lấythì thôi. Nhưng Nguyễn lại rất kiên nhẫn, anh ta vẫn giữ nguyên nụ cười đẹp đẽtrên môi, khoe ra hàm răng xinh xắn, tuôn ra những lời nhẹ nhàng.
-Thôi, mất công anh mua rồi, em cầm lấyđi.
– Vô duyên vô cớ bắt em lấy là sao?
– Thì anh mua cho em mà.
– Sao tự dưng mua cho em.
– Thì……anh thấy thích mua thôi.
– Xì…..lí do vớ vẩn
– Anh muốn là quen với em.
– Lạ lẫm gì nữa mà còn là quen?
– Uhm…..anh muốn là bạn với em.
– Thì vẫn là bạn đấy thôi.
– Ý anh là, bạn thân hơn một chút.
– Thân thì có được đi taxi miễn phí nữakhông? (chớp chớp mắt giả nai, miệng cười lém lỉnh)
– Hì……còn tùy.
– Tùy cái gì?
– Xem thân thiết đến đâu?
– Xì……em chả cần nhá. Thôi, anh về đi.
– Hì….lại đuổi à?
– Uh, anh đứng đây chả ma nào vào muah àng

-Anh mất công đợi trước cổng nhà embao lâu, đi theo em tới tận đây, mà em nỡ đuổi anh xơi xơi thế?
– Haizzzz, ….ai bắt anh?
– Anh tự nguyện. Mà em còn nợ anh vụtiền chờ.
– Chẹp chẹp, ….em không có tiền lẻ đâu.(cười đểu)
– Hì…….tiền chẵn thì sao?
– Càng không có.
– Nhà giàu mà cứ bày đặt khóc lóc.
– Bố mẹ em giàu chứ em nghèo kiết xác.
– Sao không xin tiền bố mẹ, đi làm chovất vả?
– “Hai bác” ki bo lắm, hị hị (lại cườiđểu)
– Hì……
– Nói nhiều quá, thôi, anh về đi.
– ……..

Minhquay người lại, đi vào trong cửa hàng, không quan tâm Nguyễn lải nhải cái gì nữa.Cô đi tìm chiếc ghế quen thuộc, định bụng ngồi tranh thủ thiết kế vài cái thiệp.Khi an bài rồi, Minh mới nhìn ra ngoài thì thấy chiếc túi đen đã để giữa cửa,Nguyễn đang ngồi trên xe máy chuẩn bị phóng đi, nói với vào :
-Chịu khó nhận nhé, cẩn thận đứt tay.Anh về đây.
– ……..
Nhậnbiết được tình hình, Minh đứng phắt dậy, chạy ra cầm cái túi định sẽ treo vàoxe trả anh ta, nhưng Nguyễn đã vội vàng nổ máy lướt đi. Cô tức tối gọi vớitheo.
-Em vứt thùng rác đấy…..
– ………
– Haizzzz, điên thế!
– ………

Minhkhông hiểu cái “thân thiết” mà anh ta muốn nói tới ở đây là điều gì, nhưng côkhông thích. Nếu là để gia đình cô gọi xe nhiều hơn, thì đâu cần thiết phải chờđợi, đi theo, rồi tặng cô cái thứ vớ vẩn vô dụng? Lại còn đôi bạn trẻ với hìnhtrái tim ở giữa. Bao nhiêu cái nhỏ nhắn xinh xắn thì không mua, cái cục to đùng,tua tủa, nhọn hoắt này cô biết làm gì với nó? Bàn học nhỏ, giá sách hết chỗ, tủquần áo chồng chất thùng carton, Minh khôngmuốn tha lôi mấy đồ lưu niệm về cho chật nhà. Thật sự, cô chỉ muốn ném nó vàothùng rác, nhưng …..không nỡ. Minh đặt mình vào địa vị của Nguyễn, anh ta sẽ thấtvọng lắm nếu biết cô thờ ơ với món quà của anh ta như vậy. Nhưng anh ta có thấtvọng hay không thì liên quan gì tới cô? Ai bảo anh ta tặng đồ “duyên” quá cơ.

Buổichiều hôm đó, cũng như bao buổi chiều khác, Minh vẫn chưa tiễn được em túi nàolên đường. Cô không nghĩ rằng mình kém cỏi, mà là do cửa hàng kém hấp dẫn, thathẩn cả buổi vẫn chỉ có vài chị đi vào ngó nghiêng rồi đi ra. Làm thiệp chán,Minh đứng dậy, lấy cái phất trần phủi bụi bám trên giá, lau qua những chiếc túicho bóng bẩy, ra cửa nhìn ngắm những chiếcmũ lưỡi chai cá tính ở shop bên cạnh, tămtia xem có em nào thật đẹp thì sẽ mua. Lúc đi vào, cái túi đen đập vào mắt khiếnMinh khó chịu. Cô không biết tại sao mình lại hậm hực vì nó, chỉ định giơ chân đá nhẹ một cái cho đỡ bực, nào ngờ não bộ khôngđiều khiển được chi dưới, lực thoát raquá nhiều, cây dừa gãy làm đôi. Hơi hốt hoảng, Minh ngồi xuống kiểm tra tác phẩmcủa mình, trong lòng thoáng hối hận. Đáng lẽ ra nó hỏng thì cô phải vui, có cớđể trách Nguyễn mua cho cô đồ đểu, nhưng không hiểu sao cô lại thấy tội nghiệpanh ta và món đồ vô tri ấy. Nó mà biết nói thì sẽ chửi cô dã man, độc ác, vô tâm.Để chuộc lỗi lầm của mình, Minh uể oải treo lên xe chở về nhà. Cô xin anh trai ítkeo 502, cẩn thận gắn cây dừa lại tử tế, rồi dựng nó ở cuối lan can, giữa vườnhoa đá của mình. Xong xuôi, cô cười nhẹ trong lòng, vì thấy rằng, thêm cái “củanợ” ấy vào, thiên đường xanh mướt của cô độc đáo hơn hẳn. Mấy năm trời sau đó,Minh vẫn không vứt nó đi dù mưa nắng làm những chiếc vỏ ốc sáng trắng chuyển hếtsang màu ngà ngà bám đầy bụi bẩn.

Tiếpnối sau hôm đó là những ngày Nguyễn tra tấn Minh bằng điện thoại. Cứ 23 giờ đêm,bất kể cô đang chơi điện tử, ở nhà hàng xóm, làm thiệp hay tắm táp, thậm chí làđang đi vệ sinh, là anh ta gọi tới. Nội dung không có gì đặc biệt, chỉ là đôiba câu hỏi han, Minh chán nản trả lời, sau đó kêu bận, buồn ngủ, hay đói rồi gácmáy. Bố mẹ cô quá quen với việc buôn dưa lê lúc về đêm của Minh nên không có ýkiến gì . Đợt trước ông bà có lén nhấc điện thoại dưới phòng để nghe trộm thìchỉ thấy giọng Huyền. Máy thông, Minh biết ngay, chẳng sợ bố mẹ ngại, nhắc nhở luôn: “bố mẹ đang vi phạm quyền riêngtư đấy, con tôn trọng bố mẹ thế mà bố mẹ lại không tôn trọng con à?”. Mặc dù bốmẹ cô im lặng cúp máy, coi như chưa nghe thấy, nhưng hôm sau, Minh vẫn lẻn vàophòng, rút luôn điện thoại bàn giấu đi. Cô phải làm việc đó từ khi bố mẹ có diđộng mới đúng.Thương bố mẹ vất vả chạy lên chạy xuống cầu thang mỗi khi có ai gọi,Minh mua một máy con của Trung Quốc rẻ tiền, nhờ anh trai lắp thêm vào phòng ngủcủa ông bà một chiếc, tắt tiếng chuông chỉ còn phát sáng, để hai người khỏi mấtngủ vì đêm nào cô cũng có điện thoại muộn. Bị mắng nhiều lần, thậm chí có khi bịcho là “hư hỏng”, nhưng Minh vẫn không bỏ cái tật “rảnh sau 11h” mỗi khi ai hỏi.Thời đại thay đổi, nhà nhà có di động, Mẹ cô làm kinh doanh thì lại càng khôngthể thiếu. Minh quên mất phải tịch thu cái điện thoại bàn, nên mới có chuyện cáccụ nghe lén. Mẹ cô dọa là sẽ yêu cầu tổngđài cắt luôn số đó, Minh chẳng sợ, gân cổ lên cãi: “Mẹ lại muốn con gái mình vấtvả lam lũ để kiếm tiền mua di động đấy à? Có di động rồi là bố mẹ không kiểm soátđược con đâu.” Đúng là mạnh vì gạo, bạo vì tiền, cũng kiếm ra tiền dù ít ỏi,Minh vẫn rất có tiếng nói trong gia đình. Mẹ cô tuy ghê gớm, nhưng cũng biết mìnhphải nhún nhường một tí, gần gũi con cái thì mới kiểm soát được nó. Chỉ có điều,thời đại thay đổi, con gái bà ngày càng tìm mọi cách thoát ra khỏi vòng tay ngườimẹ, tự khẳng định mình và có lúc chơi vơi lạc lối.

Minhkhông thích nói chuyện với Nguyễn, vì anh ta nói chuyện không hay tẹo nào. Anhquen cô chưa lâu, chưa hiểu gì về cô nên toàn hỏi lung tung: đang làm gì? ngủchưa? thậm chí là ăn tối chưa?. Nếu hỏi sang những cái khác thì Minh trả lời liênthiên vì cô không muốn nói về bản thân và cuộc sống riêng của mình. Được vài ngày,Minh khó chịu quá, gác luôn máy điện thoại cho anh khỏi gọi. Nếu Nguyễn có điềukiện ở gần cô, như anh Thành hàng xóm chẳng hạn, thì dù không hợp tính cũng còncó cái để nói chuyện. Minh chưa từng nghĩ xem mình có hợp Thành hay không, côchỉ chăm chăm bắt nạt anh, đưa một đống giấy mầu các loại, bắt anh cắt theo nhữnggì đã được vẽ trên đó. Tối nào không có ai phụ cô làm thiệp thì cô trèo hẳnsang nhà, dí vào tay anh cái sung bắn keo, làm mẫu một lần rồi yêu cầu anh bắtchước không được sai sót. Quen lâu như thế, Minh sẽ hỏi Thành nhiều chuyện, cònanh hào hứng trả lời vì có người lắng nghe anh tâm sự. Minh khỏi phải mở miệngmà giữa hai người không có lúc nào im ắng. Khổ thân Nguyễn, Minh không cho anhkẽ hở nào để chen vào cuộc sống của cô mà tìm hiểu xem Minh thích gì và khôngthích gì. Có lẽ nhiều lần Nguyễn chưng hửng khi đầu dây bên kia vội vàng: “thôithôi, em đi tắm đây, muộn rồi, lúc khác nói chuyện nhé”, hoặc “bố mẹ em đang lênkiểm tra, thế nhé. Dập máy”, thậm chí là: “a lô, a lô, sao không nghe thấy gì í nhỉ? Hình như mất sóng rồi, di độnggì mà đểu thế, gọi lại sau nhé”.

Vàituần gác máy, Minh đã an tâm rằng Nguyễn đã chán nản lắm rồi, anh ta sẽ không làmphiền cô nữa, thì thấy anh xuất hiện ở cửa hàng cô làm. Nhìn thấy anh, Minh xịucái mặt ra vẻ “ôi trời ơi”.
-Anh lại tới đây có việc gì à?
-Không, thăm em thôi.
– Em có ốm đâu mà thăm?
– Thì….đến chơi thôi.
– Em bận lắm, không chơi đâu.
– Con bé này, …..em làm gì mà muốn tránhanh như tránh hủi thế?
– Anh là đỉa chứ ko phải hủi
– Hì……,anh bán hàng cùng với em nhé.
– Thôi thôi, lại chả có khách nào. Màanh ở đây, mọi người xung quanh lại bàn tán này nọ.
– Bàn tán gì?
– Ai biết. Nhỡ mất cái gì, lại đổ tộilà do em cho anh ở đây.
– Anh có ăn trộm đâu mà sợ mất.
– Thì thế, đứa khác ăn trộm họ lại đổicho anh thì sao.
– Đứa nào ăn trộm, anh xử hộ em.
– Haizzz, anh bầy hầy quá.
– Hì……..
– ……..
– ……..

– Cái đồ lưu niệm anh mua cho em, để đâurồi?
– Em “cất kĩ” trong thùng rác rồi.
– Kĩ thế cơ à?
– Chẳng nhẽ lại cho lên bàn thờ.?
– Nhà em không có tủ kính để bày à?
– Không, có đẹp đâu mà bày.
– Em hắt hủi nó thế?
– Anh cứ để nó ở cửa hàng thì có phảikhỏi bị hắt hủi ko?
– Hì…….lần sau anh mua cái khác đẹp hơnlà được chứ gì?
– Thôi thôi, con xin người.
– ………..
– ………..

– Sao em đuổi anh ời ợi thế mà anh kochịu nhấc mông lên vậy?
– Trai quê anh, mỗi lần đi tán gái thườngdai thế đấy.
– Ra thành phố thì phải khác đi chứ?
– Phải khác thế nào?
– Dùng trí thức mà tán.
– Anh ít học lắm.
– Thì đi học đi.
– Có lớp dạy tán gái à?
– Haizzz………điên quá thể.
– ha ha……

ĐểNguyễn ngồi lải nhải , Minh rất mất tập trung vì cứ phải trả lời anh ta. Mà nóithế nào anh ta cũng không chịu đứng dậy ra về. Anh ta làm ngày chẵn, cứ tuần nàolàm 2-4-6 thì chiều 3-5-7 anh ta lại có mặt ở cửa hàng của Minh. Cách một tuầnvắng mặt là tuần tiếp theo Minh lại bị anh ta làm phiền. Nhiều hôm, Minh cầmtheo quyển sách, nói là phải học bài để bơ anh ta đi, thì Nguyễn nhẫn nại ngồicùng, nghịch điện thoại, hoặc mua tờ báo đọc. Có khách đến thì nhanh nhảu ra dắtxe lên xuống dù Minh chẳng nhờ vả và khách cũng không yêu cầu. Mấy chị bên cạnhtò mò hỏi cô xem anh ta là ai, Minh chỉ cười cười nói “nhân viên bảo vệ theo giờđấy ạ”.

Khônglà thế nào khác được, Minh cầm theo một loạt đồ handmade, kiếm một cái bàn to hơn,giao việc cho anh ta làm. Nguyễn mừng ra mặt, vì anh ta không bị cô ném cho cáinhìn khó chịu mỗi khi đến nữa, mà cảm giác như anh đang “đi làm thêm”. Hai ngườicặm cụi cắt dán, lúc thì im lặng tập trung, lúc thì náo loạn hết cả lên vì Minhcáu khi dạy mãi anh không biết làm. Vài hôm thì Nguyễn quen hơn, anh làm thànhthục và rất nhanh, cô còn đưa về nhà để anh cho mấy đứa hàng xóm làm hộ, một loạtnhân viên không phải trả tiền, Minh sướng. Trong những ngày đó, Minh không để ýrằng, mình nói chuyện rất vui vẻ với Nguyễn, mỗi khi anh làm tốt một chi tiết nào,cô còn xoa đầu khen ngợi và cười phớ lớ. Giao cho anh bao nhiêu đồ thì chỉ lầnsau gặp lại, mọi thứ đã được cắt đâu ra đấy. Tuần nào anh làm lệch ca, thì Minhđưa cả túi to bắt làm, không hiểu Nguyễn tìm đâu ra người phụ giúp mà hoàn thànhxuất sắc như vậy. Có sự trợ giúp của Nguyễn, tiến độ làm hàng được đẩy lênnhanh chóng. Sau 1 tháng, cô đã có lượng hàng kha khá để kí gửi tại các shop trênđường Đội Cấn, và nghĩ đến kế hoạch rầm rộ cho ngày 20/10 dù nó còn hơi xa.

Nguyễnhọc thì hơi lâu, có khi cả buổi không thuần thục 1 cái, nhưng khi đã biết rồithì anh lại làm rất nhanh. Lúc mới đầu anh tập trung lắm, không nói không rằngtỉ mẩn từng tí. Còn khi đều tay, miệng anh lại hỏi không ngừng. Hỏi linh tinhtrên trời dưới đất thì Minh trả lời, còn hễ hỏi đến cá nhân mình thì cô lại gạtphắt đi: “Em không thích anh hỏi về bản thân em đâu, đừng tò mò khỏi e không trảlời lại khó chịu”. Một lần, Nguyễn vừa dùng súng bắn keo đính mấy hạt cườm lênthiệp, vừa nhẹ nhàng hỏi cô, lúc đó cũng đang dung bút nhũ vẽ hươu vẽ vượn lêngiấy.
-Em có bạn trai chưa?
– Rồi
– Có lâu chưa?
– Vài năm.
– Vài năm rồi cơ á?
– Chứ sao, lạ lắm à?
– Ở TP, bọn em yêu sớm thế à?
– Uh, từ mẫu giáo.
– Hì, ….chỉ được cái nói điêu.
– Điêu gì, bạn trai hồi mẫu giáo củaem vẫn còn thích em lắm đấy.
– Hì…..
-……..
– …….

Minhkhông thay đổi thái độ chút nào, không ngẩng mặt lên nhìn anh, vừa chúi mắt vàomấy tờ giấy, vừa trả lời thản nhiên. Nguyễn thấy cô như thế thì buồn cười lắm,cách cô đùa mà như không cũng rất thu hút sự tò mò của anh.
– Người yêu em đâu sao anh chẳng bao giờ thấy.
– Thấy thì anh còn ngồi ở đây à?
– Anh í đâu?
– Đi du học rồi.
– Du học ở đâu?
– Mỹ
– Bao giờ về?
– Vài hôm nữa
– Anh í học gì?
– Thạc sĩ kinh tế
– Yêu xa thế em có buồn không?
– Không
– Không nhớ hay sao mà không buồn?
-Chat chit gọi điện suốt ngày mà. Lạivề thăm thường xuyên nữa.
– Anh ta không sợ em ở nhà có người cưamất à?
– Mất hay không là do em chứ.
– ……..
– ……..

Minhtự cười thầm trong bụng: “sao mình bịa giỏi thế không biết”. Chỉ trong mấy giâyngắn ngủi, mà cô đã khoác lên mình một anh bạn trai có xuất thân thần sầu một cáchđơn giản, bình thản đến không ngờ. Minh nói dối mà cơ mặt, ánh mắt, giọng nóikhông hề biến đổi khiến Nguyễn tin ngay lập tức. Anh thôi không hỏi gì nữa, trậttự làm tiếp, trong không khí im lặng ấy, Minh nghe rõ anh đã nén một hơi thở dài.

Trongmắt Minh, Nguyễn cũng giống như Thành, người cô có thể thoải mái nói chuyện, bắtnạt, không vướng bận một chút tình cảm nào. Anh mà biết cô có người yêu thì cànghay, có thể thôi ý định “tán gái kiên trì như trai làng” của anh. Minh có thể mấtmột nhân lực hữu ích, nhưng cô sẽ không phải bận tâm vì một người mình không thíchcứ theo đuổi-dù chưa bao giờ anh nói là có tình cảm với cô. Có thể anh chỉ muốnlà bạn của cô thôi, nhưng các cách anh nhẫn nhịn chịu đựng mấy lời lạnh lùng,nhiệt tình giúp đỡ công việc kinh doanh của cô, khiến Minh áy náy. Bạn bè thì đâucần phải săn đón như thế?

Nguyễntỏ ra ít nói hơn suốt từ lúc đó cho hết chiều, tuy nhiên, đến T4 anh lại xuấthiện với nụ cười rạng rỡ trước cửa hàng Minh làm, trên tay cầm theo một cành phượngđỏ chót. Cô ngạc nhiên vì đã gần hết 3 tháng hè rồi mà vẫn còn hoa phượng.Trong nhận thức của Minh, hoa Phượng nở đầu hè, và khi tiếng ve kêu quá nhiềuthành quen tai thì Phượng sẽ tàn hết. Việc anh tới mỗi buổi chiều như thế này đãtrở thành việc bình thường, nên Minh chỉ nhìn ra và cười nhẹ. Thái độ ấy có phầnthờ ơ, với nhiều người sẽ rất hụt hẫng và khó chịu, nghĩ là Minh coi thường. Thếmà chẳng hiểu sao, Nguyễn chả động lòng tí nào.
-Anh vừa đi qua vườn bách thú, thấy câyphượng này còn ít hoa, nên hái trộm cho em này.
– Eo, sến sặc sụa.
– Hì….., em có biết chơi trò nổ pháo bằnghoa phượng ko?
– Như nào?
– Để anh dạy…..

Nguyễnkéo ghế ngồi xuống cạnh chiếc bàn ngổn ngang giấy tờ màu mè của Minh, đặt cànhphượng lên giá, ngắt một cánh hoa, lấy hai ngón tay day day vào giữa, rồi đưa lênmiệng thổi phù, cánh hoa phồng lên, anh cầm nó dí mạnh vào trán Minh tạo ra tiếng“pẹt” vui tai. Minh thấy hay hay, phá lên cười.
-Ô, buồn cười nhỉ?
– Em làm thử không?
– Có , đưa em một cái
– Em chọn cánh hoa nào hơi to, nhưng mỏngvà không quá tươi, không quá héo, như thế mới dễ làm
– Cầu kì vậy?
– Đấy là bí quyết cho em thôi, chứ cánhnào anh cũng nổ được.

Minhvẫn hay tinh tướng chê bôi Nguyễn là có mấy cái động tác cắt dán mà anh cũng vụngvề mãi, nhưng đến khi cô chơi trò nổ pháo với cánh hoa phượng thì mới hiểu mìnhcũng vụng về chả kém. Cô day day thế nào mà cánh hoa cứ vún lại, nhàu nát, thâmđen , chưa kịp đế giai đoạn thổi đã hỏng rồi. 5 lần, 10 lần không được, Minh cáu,không thử nữa, bắt anh làm để cô cầm rồi nổ. Nguyễn vui vẻ di hết cánh hoa nọ đếncánh hoa kia cho Minh. Cô hứng chí pẹt pẹt liên tục, lúc cao trào anh làm khôngkịp, Minh còn cuống quýt giục. Lúc đầu thì dí vào trán, má, mũi, cằm của mình,rồi chuyển ra cánh tay, bàn tay, đùi, đầu gối, không thích nữa thì dí vào bàn,vào ghế, giá túi. Khi thấy Nguyễn lúi húi bứt hoa, Minh pẹt một cái vào tránanh rồi ha hả cười sung sướng. Nguyễn ngẩng mặt lên vừa mỉm cười vừa chăm chúnhìn Minh khiến cô chột dạ:
-Thôi, không chơi nữa, rác hết ra nhàrồi.
– Còn mấy cái nữa này, nốt đi.
– Không, chán rồi
– Chán nhanh thế?
– Tại anh làm chậm quá, tụt hết cả hứng.
– Hôm tới anh lại hái nữa nhé?
– Thôi, trẻ con đâu mà chơi mãi.
– Xì…tí tuổi đầu…..

Chơitrò này kể ra cũng vui, nếu Minh biết di cánh hoa, thì chắc chắn cô với anh sẽthi xem ai nhanh hơn và pẹt vào người khác. Như thế thì hai người lại gần gũiquá, mà với con trai, cần phải tạo một khoảng cách nhất định, vô tư là rất nguyhiểm. Minh không biết Nguyễn có ý tứ gì với cô không, nhưng chỉ cần anh giốngThành, thì cô sẽ đối phó được.

Minhbắt đầu làm ở cửa hàng từ 12:30, lúc đó vừa mới ăn trưa xong nên cô rất buồn ngủ.Để chiến đấu với việc đó, Minh thường xuyên uống café. Hương thơm của nó làm côngất ngây nhưng tỉnh táo lạ thường. Mua một hộp café đen G7, mang một lọ đườngnhỏ và chiếc thìa pha ở nhà đi, Minh canh chị bán đồ sứ đi dạo qua thì lấy mộtchiếc cốc miệng rộng, thấp, trắng tinh không hoa văn, thế là đủ bộ dụng cụ cầnthiết cho sở thích của mình. Nguyễn đến chơi, Minh hỏi anh có uống cùng khôngnhưng anh từ chối và gọi cốc trà đá. Thấy Minh ngày nào cũng 1-2 cốc, anh nhắcnhở:
-Em uống ít thôi, mặt mọc đầy mụn rồiđấy.
– Kệ nó
– Con gái mà không sợ xấu à?
– Xấu mà vẫn có gấu là được.
– Hì….không sợ gấu nó chê à?
– Chê thì thôi…..ngoài đường thiếu gìgấu.
– Em bướng bỉnh thế?
– Anh nhìn cái trán em thế này mà cònhỏi à?
– ….. (cười)……

TránMinh lấm tấm mụn vì thức khuya, không ngủ trưa và uống café vô độ. Để cho mấyem mụn được thở, Minh lấy cái cặp tóc túm ngược hết tóc mai lên đầu, lộ ra cáitrán dô ngang ngạnh. Với kiểu thời trang nhí nhố này, nhìn Minh xấu tệ, không nữtính, thiếu thiện cảm, bảo sao mà khách vào rồi khách lại ra.
-Sao em uống nhiều thế?
– Thích thôi.
– Con gái mà đi thích toàn đồ cho contrai
– Café mà còn phân biệt giới tính à?
– Không phải, nó không tốt cho bọn em.
– Anh không thích thì không thể hiểu đượcthế nào gọi là ‘đam mê”. Vậy nên, cứ tiếp tục thưởng thức nước chè đi anh.

Nguyễnkhông ý kiến gì nữa, ngán ngẩm quay lại với cái việc đính hạt, một lúc sau, anhđứng dậy, đi đâu đó. Minh không buồn ngẩng mặt lên, cô đang cố gắng nhanh nhấtcó thể, để tuần sau nữa về quê chơi với bà ngoại vài ngày trước khi vào năm họcmới. Mắt Minh cận 3 độ từ hồi học lớp 10, sau bao nhiêu năm nó vẫn không tăng,nhưng cứ dí sát vào đống chi tiết bé xíu, mắt cô cực kì mỏi, cổ và vai cũng đaunhừ. Tạm dừng tay, Minh ngồi thẳng, làm vài động tác massage cho sảng khoái, khôngcó ai, cô tranh thủ ngáp một cái rồi rơi phịch người xuống bàn, bật ra một tiếngkhe khẽ “ôi, mệt chết được”. Nguyễn từ ngoài đi vào, tay cầm một cái cốc giốnghệt của Minh, nói như reo lên:
-Anh mua được cái cốc giống của em chưanày.
– Mua làm gì?
– Uống café
– Ô, anh bị “mát” à?
– Hì, …..anh vẫn uống café fin, nhưngchỉ khi nào hút thuốc thôi. Thử café hòa tan của em xem có hay hơn không?
– Xì…..bày vẽ. Café fin ngon hơn chứ
– Sao em không uống?
– Nhìn nó nhỏ từng giọt, em cáu khôngchịu được.
– Em hay uống với đường không à?
– Uh
– Sao không uống với sữa?
– Nó mất vị café, không ngon.
– Em chẳng khác nào một tách café fin
– Là sao??????
– Hì, là thế…….
– Xì….lắm chuyện.
– ……….

Cựckì từ từ, nhẹ nhàng, và vô tình, Nguyễn đi dần vào cuộc sống của Minh rón rén, êmru, như tiếng café rơi. Muốn thưởng thức một tách café ngon, thì phải đợi chờ,nhẫn nhịn. Chỉ có café fin mới có đủ độ thơm, đắng và ngọt để làm hài lòng ngườiđam mê. Vì sao Nguyễn lại so sánh cô với một tách café? Cô thích uống nên tự dưnggiống nó? Hay những lời lạnh lùng cô nói với anh đắng ngắt như vị của nó? Vài nămsau lớn lên, khi chin chắn hơn, Minh mới hiểu hết ý tứ của Nguyễn, lúc đó. Anhkhông đam mê café tan, nhưng lại thử để hiểu cô hơn, và để gần cô hơn.

Tuầntiếp theo, Nguyễn làm các ngày 3-5-7 nên anh không tới, Minh vẫn cặm cụi với đốngthiệp của mình, tính toán lại tiền nong, mua vài bịch ngũ cốc – thứ mà bà cô rấtthích uống, sắp xếp đồ đạc và ra bến xe về quê vào sáng chủ nhật. Tới đầu làng, cô không quên mua ít hoa quả đểthắp hương cho ông Nội và ông Ngoại. Minh về mà không báo trước, cô muốn làm bàbất ngờ. Từ đường cái vào tới nhà khá xa, Minh say xe nên không muốn đi bộ chútnào. Cô vào quán tạp hóa bên đường, mua chai nước rồi ngồi nghỉ. Ở làng cô, họtài lắm, từ đầu làng đế cuối làng xa lắc lơ như thế, nhưng người nào cũng biếtnhau, nhớ cả bố mẹ anh chị em họ hàng, đang sống và làm gì ở đâu. Thấy Minh bướcvào, cô chủ quán niềm nở hỏi luôn:
-Ơ, cháu có phải con mẹ M nhà bà Mkhông?
– Vâng ạ……???? (mệt quá ko nói dc nữa)
– Cháu là đứa thứ 2 hay thứ 3
– Thứ 2 ạ.
– Về quê thăm bà à?
– Vâng…..
– Cháu học năm thứ mấy rồi í nhỉ?
– Năm 3 ạ..
– Mấy năm nữa ra trường?
– Một năm rưỡi nữa ạ.
– Về chơi được lâu không?
– Một tuần ạ
– ……….
– ……….

Trướckhi uống được ngụm nước vào miệng thì Minh phải trả lời hàng dài những câu hỏicảm tưởng như không có hồi kết. Thấy có người tới là không chỉ cô bán hàng mà cảchồng, mẹ chồng, chị chồng và em chồng cô ấy ra nói chuyện. Mệt lắm mà Minh cứphải gượng cười , cô không muốn lần sau mẹ về lại bị mọi người nhắc nhở là dạycon gái cho tử tế. Việc cô cố gắng ngồi lại quán nước để được “quan tâm” là vìcô đợi xem có ai quen đi qua thì nhờ xe vào. Chỉ là một làng nhỏ ven sông, mà nhânkhẩu nhà ông Nội cô đã chiếm tới 7 người (4 người thoát li ra thành phố), nhàbà Ngoại có 3 người (2 người còn lại ở NB và Hà Nội). Quanh quẩn lấy vợ/chồng rồimua đất xây nhà gần bố mẹ cho quây quần. Cảnh tượng ngày tết là con cháu dànhàng ngang, đi cả đoàn, từ nhà nọ sang nhà kia, cười nói váng cả góc làng. Chịukhó ngồi đợi, chắc chắn cô sẽ gặp chú/cô/thím nào đó đi về hoặc đi ra.

Trongkí ức của Minh, nhà bà ngoại cô cũng rợp mái rạ, các bức tường trát bằng vôi nứtnẻ, xiêu vẹo, mỗi mùa bão tới, cả nhà không ai dám ngủ. Trước nhà là một khoảngsân rộng, rồi tới một mảnh vườn dài và một cái ao. Muốn vào tới sân, phải điqua một cái ngõ hình chữ L len qua 2 cái ao với rặng tre xen lẫn bạch đàn đuanhau rì rào mỗi khi có gió thổi. Khi còn nhỏ, mỗi lần được về quê, Minh lại nóibà mắc cho một cái võng buộc vào hai thân cây bạch đàn để cô nằm lên đó hóngmát và nghêu ngao hát. Lũ em cô toàn phong cô là công chúa vì sạch sẽ , trắngtrẻo, tóc đen nhánh, không đen đủi vàng hoe như tụi nó. (Ở Thành phố mà). Minhcứ việc vắt vẻo đọc truyện, còn các em sẽ đi hái lá tre làm tiền để cúng tiếncho cô, lấy lá mít làm con nghé mua vui cho cô. Đến trò vợ-chồng thì Minh đượcnâng niu như bà đẻ, nằm gác chân trong “ngôi nhà” xây bằng lá chuối đợi chồngđi làm về là có cơm bưng nước rót. Minh thích nhất trò nấu ăn trong cóng bò (vỏhộp sữa ông thọ). Bắc 2/4 viên gạch thành một cái bếp, đặt cóng bò có nước vàrau bên trong lên đó, lấy rơm và củi đốt khói mù mịt, rau chín thì cả bọn bẻ mấy cànhtre nhỏ làm đũa thi nhau gắp. Có lẽ vì thói quen ăn hoang dã như vậy, mà đứanào ở quê cũng đầy một bụng giun. Tẩy giun hồi đó đâu đơn giản như bây giờ là“hãy xem fugaca diệt trừ giun như thế nào”, mà xài viên”quả núi” đỏ choét, sauđó chúng sẽ chui ra theo mỗi lần đi vệ sinh. Đứa nào cũng khiếp sợ, nhưng vẫnăn bẩn như thường. Bây giờ, ngõ đã được rải xi măng, rặng tre và bạch đàn vẫncòn, nhưng người ta đã xây tường gạch bao quanh ao, không thể hóng mát như trướcđược nữa dù lá vẫn hát mỗi khi có nàng gió bay qua.

Vácbalo trên vai, Minh chầm chậm tiến vào sân, vừa đi vừa hồi tưởng lại những kỉniệm thủa ấu thơ , nhiều tới nỗi mà cô nghĩ rằng phải viết hàng nghìn trang mớihết. (bốc phét). Minh luôn ấp ủ, khi nào cô thấy mình đủ khả năng, sẽ viết vềnhững kí ức tuổi thơ tươi đẹp bên rặng mồng tơi hay chiếc cầu bến im lìm cạnhao bèo. Có thể giọng văn của cô không thể trong sáng sâu nặng và thu hút nhưchú Nguyễn Nhật Ánh, nhưng chắc chắn nội dung mà cô muốn kể sẽ vô cùng thú vị. Minh không thể lí giải nổi tại sao mình luônnghĩ về vùng quê nghèo này với bao tình cảm thân thương , dù cô chỉ sống với nóqua vài mùa hè. Thậm chí nhiều lúc, cái trái tim non nớt của cô còn cảm thấyday dứt, nhớ thương và buồn khổ. Bạn bè cô ở đây không có, cô chơi chủ yếu vớicác anh em họ hàng, có người là con chú con dì, có người lại họ mấy đời khôngrõ. Mỗi người đã tản đi một phương, ít khi liên lạc, hè về cũng không còn gặp mặt,nhưng Minh chưa bao giờ quên họ và những khoảnh khắc được vui đùa vô tư. Muốn lắm,được quay về những ngày tháng ấy.

-Bà ơi, bà!!!!
– ………
Tìmquanh quẩn nhà trên, bếp dưới mà không thấy bà đâu, Minh gọi ời ợi. Con chó điđâu mà cô vào tới sân rồi cũng chẳng thèm sủa? Mọi thứ yên ắng quá. Minh gọi bàthêm mấy câu nữa, bắc loa lên miệng cho giọng bay xa bay cao.
-Bà ơi……,bà không về là cháu trộm hếtvàng đấy……
-……….
– Bà ơi…..
– Đứa nào đấy?

Giọngbà vọng vào từ vườn sau nhà, Minh lon ton chạy đi tìm. Vườn sau của bà trồng rấtnhiều chuối,bao quanh là mấy cây chanh, phía tận cùng là hàng rào lá mơ và mấyluống rau muống. Minh không thể nhìn thấy bà vì bị mấy rặng cây mồng tơi chekhuất.
-Bà ơi, bà ở chỗ nào thế?
– Cái Minh hử?…
– Vâng, cháu đây.
– Con về với ai thế?
– Con về một mình, con trèo vào nhé.
– Thôi, đứng đấy rồi bà ra ngay đây.
– Mấy đứa kia đâu rồi bà?
– Chúng nó đi học hết, trưa mới về.
– ……
-……
Bàchầm chậm đi ra với bó rau muống trên tay, miệng móm mém cười. Hai bà cháu vừanói chuyện vừa đi về nhà, Minh không rời tay mình khỏi cánh tay khẳng khiu củabà, cô nhớ bà lắm.

Bàngoại của Minh năm nay gần 80 tuổi, bà còn minh mẫn, khỏe mạnh, tuy người gàygò nhưng nhanh nhẹn vô cùng. Bà vẫn còn nuôi gà, trồng rau, thả cá. Không có duyên với cây ăn quả như ông Nội, nhưngbà ngoại lại nấu rượu ngon nức tiếng. Thời tuổi trẻ, bà vất vả một mình nuôi 5người con gái để ông an tâm công tác trên huyện mà không gửi về một đồng. Bà bươnchải khắp nơi buôn bán, nuôi lợn, nấu rượu để cho các con ăn học đầy đủ. Khôngphụ công bà, cả 5 người đều có công ăn việc làm ổn định, lấy chồng đâu ra đấy,thậm chí còn khá giả hơn hầu hết đàn ông con trai trong xóm. Sau bao năm côngtác, ông ngoại cô trở về với bệnh tật, nằm liệt giường một thời gian dài rồi mất.Bà không được hưởng một ngày nhàn nhã nhờ chồng, nhưng chưa bao giờ cô thấy bàthan vãn trách móc ông một lời. Minh hay lẽo đẽo theo bà đi nhổ cỏ, vớt bèo, rồigật gù bênh cạnh xem bà ủ men nấu rượu. Khả năng uống rượu của cô có lẽ là do đượctôi luyện từ những ngày ấy. Minh thường xuyên được bà cho ăn bỗng rượu, rồi nếmnáp những mẻ rượu với nồng độ lên tới 45 độ. Bà cô tài lắm, chỉ ngửi thôi đã biếtrượu tới hay chưa. Minh cứ nũng nịu đòi nếm cho bằng được dù chỉ 6-7 tuổi. Bà trách yêu: “xư bố mày, mộttí thôi đấy, chả đứa con gái nào lại như mày cả”. Lớn thêm tí nữa, chỉ đợi bàchuẩn bị đón rượu là cô đã mang cái chén xíu xiu ra đợi. Rượu Kim Sơn nổi tiếng thơm ngon, đàn ông KimSơn nổi tiếng uống nhiều, còn con gái Kim Sơn nổi tiếng chiều chồng.

Minhnể phục bà không chỉ vì tính cách mạnh mẽ, khả năng bươn chải, tài trồng rau nấurượu, mà còn vì tâm hồn thơ ca dào dạt ít ai bằng. Bà có thể ngồi đọc vanh váchtoàn bộ truyện Kiều, giọng điệu trầm bổng lên xuống da diết theo từng cung bậcthăng trầm của nhân vật. Minh thích lắm mỗi buổi chiều tà, khi công việc đãxong , gà đã lên chuồng, cửa buồng đã đóng, bà cháu cô lại dải chiếu ra hiênnhà, ngồi nói chuyện và nghe bà ngâm thơ. Đến đoạn nào từ ngữ khó hiểu, bà lạidừng lại giải thích tường tận như một nhà bình giảng chính hiệu. Bà nhớ nhiềuca dao đồng dao lắm, Minh nghe mãi không chán, lúc thì sâu lắng, khi thì hài hước.Có những bài ru bà đọc mà Minh nghe đến thuộc làu, sau này cô cũng thường xuyênhát cho Sóc và Miu mỗi khi đi ngủ.
Cái cò là cái cò con
Nó yêu mẹ nó , nó còn làm thơ
Cái cò bay bổng bay bơ
Lại đây anh gửi xôi khô chonàng
Đem về nàng nấu nàng rang
Nàng ăn có dẻo, thời nàng lấyanh
Tâmhồn cô được nuôi dưỡng từ những buổi chiều như vậy đấy, bà ngồi bó gối miên mankể, cháu nằm bên cạnh nhìn bầu trời chuyển màu và đắm chìm theo từng câu chữ.Minh thích nhất tập thơ Góc Sân và Khoảng trời của Trần Đăng khoa có lẽ cũng vìtrong đó có bà và những kỉ niệm không quên. Minh thầm cảm ơn ông trời, đã chocô một người bà tuyệt vời như vậy.

Thờiđiểm Minh về thăm bà kể trên thì bà đã già rồi, vẫn kể chuyện ngâm thơ, nhưngkhông còn nấu rượu nuôi lợn nữa. Để cho vui, bà trồng mấy luống rau, con cáitrên HN về có thứ làm quà xách đi. Mảnh vườn trước nhà cũng được bà cho xi măngsan lấp, chỉ để lại 2 cây nhãn hai bên ao, lấy bóng râm và quả ngọt. Minh có thểmắc võng dưới cây nhãn mà nằm, hoặc kê ghế ra đây ngồi đọc sách, nhưng cô khôngthích, vì rất dễ bị bọ xít tè lên đầu. Bình thường bà đi ngủ rất sớm, nhưng Minh về, bà lại dải chiếu ra hè, ngồitrò chuyện với cô. Hai đứa em nhà dì út vui lắm khi thấy Minh, chúng giấu bố mẹbỏ luôn mấy buổi học hè để ở nhà với cô. Buổi sáng, chúng dẫn cô ra ao dạy cáchcho cá ăn, rồi kiếm giun mua cần câu cùng cô ngồi vắt vẻo chờ đợi. Vì nói chuyệnồn ào nên cả tiếng chẳng được con nào, chán quá cô đưa tiền sai chúng nó ra chợmua cho nhanh. Trưa không ngủ, tụi nó lại dẫn cô đi ăn trộm bưởi. Sắp đến rằmtrung thu, bưởi nhà nào cũng sai trĩu. Mặc dù họ đã cẩn thận xây tường bao , nhưngvới mấy thanh niên ở quê, chuyện trộm vặt này chỉ là muỗi. Minh sợ lắm, cô cứthủ sẵn trên xe đạp, hễ thấy chó sủa người chửi là cô ba chân bốn cẳng đạp chothật nhanh, mặc kệ 2 đứa muốn trốn đâu thì trốn. Năm ngoái về chơi, tụi nó cònthấp thấp như cô, mà năm nay đã cao vống lên trở thành những chàng trai khỏe mạnhto xác mà nghịch dại. Buổi tối là vui nhất, tụi nó bật điện trước hiên cho sángcả khoảng sân, rủ thêm bạn bè quanh xóm tới, rồi nghĩ ra đủ thứ trò để nghịch.Minh lớn đầu nhưng cũng tham gia nhiệt tình. Có một trò mà sau này, khi manglên thành phố, tụi bạn cô đã cười ra cả nước mắt. Bẻ mấy củ cải/ cà rốt/ dưachuột/ chuối hay bất cứ thứ gì có hình như …”quả chuối”, một đầu dây buộc ở cuống,một đầu buộc vào giữa cúc quần. Đốt mấy ngọn nến, dính xuống nền sân, cách nhau1-2 bước chân. Mỗi đứa một chuối một nến, đứng dạng chân, không dùng tay, đungđưa làm sao cho chuối đó dập tắt được ngọn nến. Trò này không khó, nhưng tư thếđứng dạng với quả chuối lủng lẳng bên dưới khiến cả người chơi và người xemkhông nghiêm túc được, bò lăn bò càng ra sân mà cười. Có khi sắp đưa quả chuốivào giữa ngọn nến rồi, thì cái bụng rung rung khiến chuối lắc lư đổ cả cây, phảilàm lại từ đầu. Bà cô ngồi ở hiên xem tụi trẻ đùa giỡn cũng móm mém cười. Nhìnbà cười, Minh thấy hạnh phúc vô cùng.

Suốtmột tuần mải mê như vậy, Minh quên cả việc gọi điện cho bố mẹ. Cô tiếc nuối lắm,nhưng vẫn phải chia tay bà và các em, trở lại Hà Nội nhộn nhịp với học hành vàkiếm tiền. Lên hôm trước, hôm sau cô lại lọc cọc xe đạp đến trung tâm dịch từđiển cùng với mấy người bạn, công việc mà cô duy trì được gần 7 tháng rồi dùthu nhập rất eo hẹp. Vừa dắt xe ra khỏi cổng, đi được vài bước thì thấy Nguyễnđứng ở ngã 3 gọi với lại.
– Minh ơi…..
-Ơ, Anh đi đâu đấy?
-Đến gặp em
– Sao không vào nhà?
– Anh ngại, đứng đây lâu lắm rồi đấy.
– Nhỡ em không ra ngoài thì sao?
– Em nói là đi làm thêm cả các chiều2-4-6, nên anh đứng đây chờ.
– Hôm nay anh không đi làm à?
– Tuần này anh làm 3-5-7
– Có việc gì quan trọng à?
– Không….không có việc gì cả.
-Thế tự dưng đến gặp em làm gì?
– À….đưa em mấy đồ anh làm xong rồi. Sao tuần vừa rồi về quê mà em không bảo anh?
– Bảo anh làm gì?
– Mất công anh đến cửa hàng mà không gặp,bạn em đi học, anh hỏi chị chủ thì chỉ biết là em nghỉ. Em không có di động,anh gọi đến nhà thì anh trai em bảo em về quê. Em biết anh sẽ tới cửa hàng saokhông báo anh?
– Ơ nhỉ,…em quên béng mất.
– Em vô tâm với anh thế?

Nguyễnnhìn Minh với ánh mắt vừa buồn vừa trách móc, dù anh không hề cáu gắt hay nặnglời. Minh thoáng chút áy náy. Việc Nguyễn bám lấy cô ở cửa hàng đã thành việcthường tình , anh có đến hay không cô cũng không bận tâm, thế nên khi về quê côkhông nhớ là anh sẽ theo thói quen cũ. Minh không có di động, cũng chẳng mảymay nghĩ rằng phải gọi điện cho anh. Cô hoàn toàn quên Nguyễn trong suốt 1 tuầnở bên bà và các em. Bây giờ ánh mắt buồn của anh làm cô sực nhớ ra là mình đãquá vô tâm. Vì cô không yêu anh, chỉ coi anh như người bạn giống Thành hàngxóm, nên việc cô coi thường sự xuất hiện của anh là điều dễ hiểu. Nhưng đặtmình vào địa vị của anh, dù thích cô hay không, cũng sẽ khá tức giận nếu Minh lẳnglặng nghỉ làm mà không nhắn nhủ một lời. Nguyễn có giận cô thì cũng chẳng có gìxi nhê, Minh càng rảnh, đỡ bị anh léo nhéo. Chỉ có điều, ánh mắt buồn đến tộinghiệp của Nguyễn làm cô mủi lòng, dù chỉ là một người bạn bình thường, thìcũng sẽ thấy hụt hẫng nếu bị bỏ rơi quên lãng như vậy. Đã bên cạnh một thờigian ngắn vui vẻ, nhưng Nguyễn vẫn bị Minh coi như hạt bụi bám nhẹ bên bờ vai,hẳn là trong lòng anh cũng có gì đó tủi thân và buồn bã. Minh cười gượng gạo,ra điều hối lỗi:
-Ôi, em….xin lỗi. Em vội về quê quá nênquên. Anh đừng giận.
– ….(cười rất nhẹ)….anh giận gì đâu.
– Hì…..thế đừng trách em nhé. (cườitoe toét)
– Uh….., lần sau có gì báo anh nha.
– Ơ, …vậy anh định vẫn tới cửa hàng đấyà?
– Em không muốn anh tới à?
– Uh…..,anh để thời gian đó ở nhà nghỉngơi đi.
– Anh làm phiền em lắm hả?
– Uh…..phiền chết đi được.
– Được rồi, vậy anh sẽ không tới nữa……
-……. (im lặng)
-……. (im lặng)
– Thôi, Thế nhé, em đi làm đây.
– Uh….đi cẩn thận.

Minhphóng đi rồi, còn ngoái lại nhìn Nguyễn lần nữa, thấy anh vẫn hai tay đút túiquần dõi theo cô, anh không hề cười. Cô cảm thấy Nguyễn thật phiền, nhưng khianh nói “sẽ không tới nữa” bằng một giọng thật trầm thì Minh lại thấy tronglòng mình có cái gì khang khác, như có một lỗ hổng nhỏ xíu và gió thổi qua đókhiến Minh xót xa. Nguyễn xuất thân trong một gia đình nông thôn nghèo, anhkhông được học hành tới nơi tới chốn, ra đời bôn ba từ khi 18 tuổi, hết chạy xeôm , đi chở gỗ, rồi có người quen tốt bụng cho vay tiền đi học bằng lái ô tô vàgiờ là tài xế taxi. Xã hội vẫn coi thường chỉ trích cánh lái xe, vì đủ thứ thóihư tật xấu. Nhưng Nguyễn có vẻ cầu tiến hơn khi anh tìm mọi cách để mình là ngườilàm dịch vụ thông minh: nhanh mồm miệng, đón tiếp chu đáo nhiệt tình, còn in cảcard để giới thiệu bản thân và tìm kiếm khách hàng quen. Anh vẫn nói là thíchtiếp xúc với những người trí thức, vì anh học hỏi được ở họ nhiều điều. Anhcũng không muốn đi lái xe thuê thế này mãi, muốn có một chiếc xe của riêngmình, và mở rộng hơn nữa. Minh có cảm giác, Nguyễn có điều tự ti vì xuất thân củamình, nhưng anh cố gắng vượt qua nó, chịu khó quan sát học hỏi , để tìm lối điriêng và khẳng định bản thân. Lúc nào ở trước Minh, anh cũng tỏ ra tự tin, nhưngmỗi khi cô nhắc đến kiến thức sách vở, hoặc những con người giỏi giang thành đạtbằng con đường học hành, thì Nguyễn lại im lặng, không nói, và thở dài. Côkhông tỏ ra coi thường Nguyễn, nhưng luôn thể hiện cho anh biết gout đàn ông màcô thích là những người thông minh, cá tính và có điều kiện. Con gái thì ai chảthích có bạn trai thật hoành tráng, quan trọng là tới với ai mà thôi.
(Còn nữa)…..

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro