TÌM VỀ NƠI HẠNH PHÚC - phần 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TÌM VỀ NƠI HẠNH PHÚC – Tiếp 2

March 19, 2015Trần Như Ta

Cómột lần, Nguyễn hỏi trước:
-Em thích một tình yêu dễ dàng, hay trắctrở?
– Dễ dàng về cái gì?
– Ý em là sao?
– Tức là, dễ dàng đến với nhau, hayyêu nhau rồi thì dễ dàng sống bên nhau vì đầy đủ điều kiện?
– Cả hai.
– Thế thì em thích dễ dàng.
– Trắc trở thì mới ý nghĩa chứ?
– Ý nghĩa hay không thì không nằm ở điều kiện anh ạ, mà ở cách ngườita sống với nhau. Nếu người yêu em nhiều tiền, mà lại yêu em đúng cách em thíchthì chả tội gì mà lại đi tìm tình yêu trắc trở cả.
– Người yêu em bây giờ thì sao?
– Hì….anh í quá tuyệt vời. (ợ ợ)
– ……..
– ……..
– Anh cứ thắc mắc là, nhà em có dk, ngườiyêu em có dk, mà sao em cứ phải làm khổ mình, lọ mọ với mấy thứ không được mấyđồng thế này?
– Họ nhiều tiền chứ em có nhiều tiềnđâu?
– Sao em không để họ lo cho em?
– Để họ lo, nhỡ một ngày thiếu họ thìsao?
– Em làm gì mà nghĩ ngợi xa thế?
– Không phải nghĩ ngợi xa, mà em muốnchủ động cho cuộc sống của mình, có như vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, emcũng sẽ không bị phụ thuộc và chới với.
– Con gái thành phố, anh thấy chỉ cóem là một.
– Hì….là con gái mà còn phân biệt vùngmiền à?
– Anh đi nhiều nơi rồi , anh biết mà.Ít con gái thành phố mà thích vất vả như em lắm.
– Vất vả gì, vui mà, lại có tiền nữa.Với lại, em cũng chỉ từ nông thôn mà ra cả thôi
– Nhưng sống ở TP.
– Sống ở TP hay nông thôn không quantrọng anh ạ, mà quan trọng là lập trường sống của mỗi người.
– Em hay đùa, anh không nghĩ là em lạichin chắn thế.
– Chín chắn gì !!!! Đấy là anh chưa thấymặt điên điên của em đâu.
– Điên á?
– Uh, cực kì điên luôn, trại tâm thầncòn ko dám nhận đấy.
– Bảo sao em có thể làm người xungquanh phát điên theo.
– Cái gì? Ai điên theo?
– Anh không biết.
– Xì…..lắm chuyện.

Uh,Minh điên lắm. Bạn thân của anh trai (tên Cường) để ý đến cô từ khi còn học cấp3. Nhà anh cách đó gần 5km, nhưng ngày nào cũng lấy đủ thứ lí do để sang nhà côchơi. Lúc Minh và anh trai còn ở chung một phòng ngăn đôi bởi tủ quần áo, cứ sángsáng Cường lại tới nhờ anh trai chỉ dạy về máy tính, điện tử. Không bắt chuyện,nhưng cứ cố tình nói to, để Minh bực mìnhnhắc nhở, thậm chí dọa rằng không im lặng là mách mẹ đuổi về. Lớn thêm tí nữathì Cường lại đi xe máy đến tận trường, đợi Minh về là lẽo đẽo đòi nói chuyện.Nhà Cường có điều kiện thật, đất rộng mênh mông, có xưởng gia công quần áo, nhưnganh lại rất giản dị, ăn nói nhỏ nhẹ , không bao giờ cáu ghắt. Minh không thíchCường, thường thậm thụt với đứa em gọi anh là WC (William Cường), thậm chí cònbắt chước anh trai cô gọi là C2 (Cường Cứt, hị hị). Trong nhà, có lẽ chỉ có mẹcô là thích anh , hễ thấy Cường tới chơi là đon đả: “cháu lên phòng đi, anh/anhem / em nó đang ở trên phòng đấy”. Mẹ không ý tứ gì, có bận Minh mải nấu cơmtrên bếp, không biết Cường tới, nên không kịp thay áo, cứ rinh nguyên quả hai dâygợi cảm. Thế là Cường ngồi lì đấy, hỏi đủ thứ chuyện, rồi còn nịnh nọt “anh rấtthích em ở tính hòa đồng, không kênh kiệu”, khiến Minh bực đến đỏ bừng mặt, đuổikhéo mấy lần mà anh ta không chịu xuống dưới. Trong lòng cô chỉ muốn hét lên:“anh thích tính tôi hòa đồng, hay cơ thể tôi hòa đồng đấy hả?”. Sau bữa đó,Minh cãi nhau với mẹ một trận thật to, nhất nhất đòi xây tường kính ngăn đôi phòngcô ra, chứ không chịu dùng “tấm liếp”hay “manh ri đô”. Được một người nhưanh theo đuổi, đáng lẽ Minh phải sung sướng, hãnh diện lắm, đồng ý yêu anh thìtha hồ nhàn nhã, nhưng cô nhất quyết một hai cự tuyệt. Cô như thế chẳng phả là điênthì là gì? Ai cũng mắng Minh ngu dốt, dởhơi, hâm hấp khi bỏ qua mối đẹp như vậy. Mẹ cô cứ tiếc mãi anh “con rể” hụt.(vơvào đấy)

MồmMinh thì nói thích yêu người giàu có, trí thức, đẹp trai, đàn hay , hát giỏicho đỡ phải lo lắng kinh tế sau này, nhưng cách cô sống lại mâu thuẫn với chínhmong muốn đó, cứ cố gắng tỏ ra là mình đang “bôn ba với đời”. Nguyễn hỏi Minh rằng“em thích tình yêu dễ dàng hay trắc trở” để xem cô có chấp nhận cuộc sống vất vả để yêu một thanh niên nghèo nếu anh ta mang lạicho cô một mối tình sâu đậm hay không. Trong lòng cô lúc đó nói rằng mình có thể, nhưng cô không muốn Nguyễn vì thế mà có ý định tình cảm gì với mình, nên cô cốgắng vẽ ra một anh người yêu hoàn hảo, cùng ước nguyện được sống sung sướng cùnganh ta. Nguyễn đã nhận ra Minh là một cô bé sống rất chủ động và chấp nhận vấtvả để tìm kiếm sự độc lập cho bản thân, nhưng anh không thể không tin cái ướcnguyện kia của cô. Trên đời này, mấy ai điên mà bỏ trai giàu để đi yêu một thằngcha nghèo kiết xác? Minh có nhận mình điên,thì cũng không đủ độ để Nguyễn nuôi hi vọng một ngày cô sẽ chấp nhận anh. Vì thế,Nguyễn rút lui.

Nguyễnkhông đến cửa hàng gặp Minh nữa thật, cô hơi tiếc một nhân công đắc lực miễn phí,nhưng cũng thở phào vì từ nay có thể thoải mái đi làm mà không phải đối phó vớicái đuôi lì lợm. Minh bước vào năm học cuối với sự lo lắng ở mức độ zero. Bạn bècô sốt sắng học thêm lấy chứng chỉ Gmat, TOEFL, tiếng Nhật, tiếng Trung loạn hết cả lên, chỉ mình cô là bình chân như vại.Thấy tụi nó xin bảng điểm 3 năm trước, rồi rải hồ sơ khắp mọi nơi, hồ hởi làmCV và tham gia các hội trợ việc làm, Minh tặc lưỡi : “sao tụi nó năng động thếnhỉ? chẳng thấy đứa nào kêu thiếu tiền như mình cả”. Năm đó, thị trường chứngkhoán ở Việt Nam đang nổi lên như cồn, bọn bạn cùng lớp nằm trong nhóm “hot girl”rủ nhau mua cổ phiếu, ngày nào cũng bàn tán xôn xao làm cô ngứa chân ngứa tay.Minh về xin mẹ tiền đầu tư, nhưng bà không cho, dù cô nằm vật nằm vã ra giường mà ăn vạ. Cô nói đây không phải là một khoảntiêu pha hoang phí, cô sẽ để tiền đẻ ra tiền, chỉ một hai năm nữa thôi, cô sẽmua hẳn nhà chung cư và ra ở riêng cho khuất mắt ông bà. (ak ak) Mẹ cô chỉ cườikhẩy, lấy chân đạp cô lăn xuống đất, rồi kêu bố tắt điện đi ngủ. Minh buồn lắm,cô không muốn tới trường để nhìn lũ “con nhà giàu” thi nhau giàu thêm, chỉ mìnhcô nghèo mãi cứ nghèo. Cô nghĩ rằng số phận mình rồi đây sẽ nằm dưới đáy xã hộichỉ vì có một người mẹ ki bo lạc hậu. (sau này cười thối mũi vì cái ý nghĩ này).TTCK lướt qua đời sinh viên của cô và không kịp để lại kết quả hay hậu quả gì,chỉ có cô là tiếc hùi hụi vì mình không được sống trong quả bóng phồng to sẵn sàngbùng nổ ấy.

Từnhà Minh tới trường có 2 lối đi: Liễu Giai-Nguyễn Chí Thanh, hoặc Bưởi-Láng. Nếuđi đường Bưởi, cô sẽ được hưởng cái râm mát do những bóng cây cổ thụ lâu nămhai bên đường. Mùa hè thì sướng hết hai con mắt vì sắc đỏ của phượng, sắc vàngcủa điệp rực rỡ chen vào giữa những tán xanh của xà cừ. Mùa thu lại miên man thảhồn theo mầu tàn của lá úa, chúng thay áo đợi mùa xuân về. Cảnh đẹp là thế, nhưngMinh ít khi đi, vì cô ngại đạp xe lên cái dốc 376 đường Bưởi và ghét phải ngửimùi “thơm” đặc biệt của dòng sông Tô Lịch đen ngòm, hồi đó nó chưa được nạo vétvà kè hai bên như bây giờ. (Kè rồi, nó vẫn thối như thường). Với Minh, đường LiễuGiai đẹp mà không đẹp. Nó to, rộng, ở giữa lại có dải cỏ xanh mướt với hoa cánhbướm và cọ xòe ô, Minh hay ngắt trộm hoa ở đây. Nhưng những ngày hè, đường bịnung đốt bởi cái nắng chói chang vì không có bóng cây cổ thụ nào. Thỉnh thoảng đihọc giữa trưa hoặc tối muộn, cô còn nhìn thấy những cô/bác trẻ tuổi có, trungtuổi có, mặc quần áo hở hang, tô son trát phấn, đứng ở vỉa hè, chờ đợi một ai đó.Mặc dù, cô được xoa dịu bởi sự tò mò háo hức mỗi khi đi qua đại sứ quán Nhật, vàtrường quốc tế, nhưng Minh vẫn thấy khó chịu vì cô xót xa cho những thân phận đànbà bên đường mà không làm gì được. Tại sao họ lại khổ như thế? Tại sao không cóngười đàn ông tử tế nào che chở cho họ, định hướng và giúp đỡ họ vượt qua số phậnmà tìm lấy một công việc tử tế hơn? Minh may mắn khi được sinh ra trong gia đìnhđầy đủ về mọi mặt, lại được học hành hẳn hoi, nên cô chưa hiểu được hoàn cảnh éole của những người đàn bà bán trôn nuôi miệng, nhưng cô thực sự thương họ. Cô lạiao ước một ngày mình sẽ làm hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, chắc chắncô sẽ đưa ra nhiều giải pháp để giúp đỡ những chị em có hoàn cảnh khó khăn, vàhọ sẽ không phải làm cái công việc “hơn cả vất vả” ấy nữa. (Lại ảo tưởng).

Mảimiên man suy nghĩ, (cái tật khó bỏ), Minh cứ đạp xe đi mà không biết có một ngườiđứng bên cạnh chiếc xe taxi, đậu ở gần sảnh của khách sạn Daewoo, vẫy tay tươicười chào cô. Ngày nào đi làm là anh ta cũng đợi đúng 12:45p buổi trưa để đậuxe ở đấy, nhìn theo bóng dáng của một con bé loắt choắt, cao 1.42m nặng 40kg, cònglưng trên con địa hình già cổ lỗ sĩ. Nó không mặc áo chống nắng, ko đeo găngtay, không bịt khẩu trang, chỉ duy nhất một chiếc mũ lưỡi chai trên đầu. Một hôm,anh ta không chỉ đứng ở đó, mà chạy ra vỉa hè sát đường, chặn ngay đầu xe Minhkhi chuẩn bị dừng đèn đỏ:
-Này, lại mải suy nghĩ gì mà anh gọi mãiko trả lời thế?
– Ô, anh đang làm gì ở đây vậy?
– Làm việc, anh đậu ở sảnh này mà.
– À….em nhớ rồi, nhưng sao hôm nay emmới nhìn thấy anh nhỉ?
– Ngày nào anh chẳng nhìn thấy em, cònvẫy tay chào, mồm gọi oang oang mà có bao giờ em để ý đâu?
– Thế à…. hị hị, tại hôm nào em cũngtrong tình trạng sắp muộn giờ vào lớp.
– Sao em ko mặc áo chống nắng vào?
– Để tổng hợp ít vitamin D
– Ko sợ đen , xấu, người yêu về lại chêà?
– Sợ gì, đen có người đen yêu.
– Hì hì…..
– Thôi, anh làm tiếp đi, em đi đây kẻomuộn.
– Cầm bịch nước mía này mà uống nè.
– Thôi, em uống nước ở nhà no rồi.
– Cầm lấy, lúc nào khát tiếp thì uống.
– Haizzz, đã bảo ko là ko mà.
– Kệ em…..

Nóixong, anh ta để bịch nước mía được bọc ngoài bằng một lớp túi nilon vào tronggiỏ xe của Minh, rồi chạy lại sảnh. Minh lườm một cái, rồi vội vàng cong mông lênđạp xe, vì đèn xanh đã bật sáng. Cô không nhanh là ko được điểm danh thì lúc bậnsẽ không có cơ hội mà trốn học. Cách ngày, Minh lại gặp Nguyễn ở ngã tư Kim Mã-Liễu Giai ấy. Hôm thì anh ném cho chai nước Lavie, lúc thì Aquafina, khi lại bịchnước mía. Cứ gần tới nơi, Minh lại dòm dòm xem anh ta có ở đó không, để lừa lừaphóng qua, hoặc len sang làn đường bên trái cách xa cái vỉa hè ấy , anh ta sẽko thể tiếp cận cô một cách nhanh chóng được. Mặc dù vậy, những hôm gặp đèn đỏthì cô vẫn chịu chết, biết anh ta sẽ ra đón đầu , Minh chẳng thèm tr ốn nữa. Cô đỗ phịch cạnh vỉa hè, nhìn anhta hớn hở chạy lại.

-Hôm nay sao em lại bịt khẩu trang vậy?
– Để anh ko nhận ra em
– Anh có làm gì đâu, sao phải trốnanh?
– Anh có cho gì vào chai nước ko đấy?
– Hì hì….., có tí bùa ngải thôi.
– Ẹc, … mà em có phải là chạy xe đạptiếp sức đâu mà cứ đến chỗ này là anh ném nước cho em?
– Thì đã bảo là … có tí bùa ngải mà.
– Thôi thôi đi ông ạ, sến quá.
– Hì hì, uống nước nhiều vào cho đẹpda.
– Ko uống cũng đủ đẹp rồi.
– Thì uống cho đẹp nữa, đẹp mãi…..
– hị hị……anh ko phải công nhận cái điềuhiển nhiên ấy.

Mộtlần khác:
-Dạo này, em tươi trẻ lắm rồi, ko cầnphải uống nước nữa đâu
– Hì hì…..thì uống cho ….lợi tiểu, mátgan, bổ thận.
– Hé hé hé……lục phủ ngũ tạng của em cũngổn lắm, 20 năm sẽ được thanh lọc làm mới một lần mà, toàn nội thất nhập khẩu châuÂu nên anh ko phải lo thay em.
– Sắp 20-10 rồi, em đã đổ hết thiệpcho các cửa hàng chưa?
– Xong rồi, chuyển tiếp sang chiến dịch20-11 đấy.
– Thu nhập khá không?
– Anh hỏi làm gì? Định đòi tiền công cắt dán mấy tháng trước đấy à? Ko có đâumà hóng nhé.
– Hì hì…..em làm gì mà phản ứng mạnhthế? Sau này khó ai mà có thể lấy của em được một đồng nhỉ?
– Hị hị, chuyện, em là cái thùng ko đáy,tiền rơi vào là hết luôn, làm gì có mà để ai lấy.
– Người yêu em về chưa?
– Sắp. có việc gì ko?
– À….anh định hỏi xem 20-10 em có rỗikhông…….
– A aaaa, (đèn xanh rồi) , thế nhé……

Minhvội vàng phóng xe đi, không để Nguyễn kịp mời cô đi uống café nếu cô rảnh vàongày20-10. Anh nghĩ gì mà lại mời một cô gái đã có người yêu đi chơi vào dịp lễnhư vậy nhỉ? Đã dám mời thế, mà lại không tự tin, còn vòng vo hỏi xem người yêucó về thăm chưa nữa. Haizzz, cái cách cưa gái rụt rè của Nguyễn không thể thuyếtphục được Minh, lúc đó, cô còn tinh vi cười khẩy vào sự quê mùa ấy. Nhưng đếnkhi ngồi trong lớp, nghĩ lại cái vẻ mặt tiu nghỉu, hụt hẫng của Nguyễn khi chưakịp nói hết câu mà Minh đã chạy đi mất, cô lại thấy tội nghiệp cho anh. Sao cứphải tự làm khó mình vì một con bé cứ thấy mình là trốn là chạy cơ chứ? Anh cứtìm một cô gái nào hiền dịu, ngoan ngoãn, nết na và nữ tính hơn mà theo đuổi cóphải hay không. Anh cứ thế, sẽ làm khó bản thân mà khó cả cho Minh nữa. Cô khôngthể mắng chửi anh vì sự quan tâm đơn giản như vậy, tránh được lúc nào thì tránh,còn trong trường hợp buộc phải giáp mặt thì tùy cơ ứng biến. Mấy lần cô đã đổihướng sang đi đường Bưởi cả tuần, nghĩ rằng anh sẽ thấy không gặp cô nữa mà thôicái ý định chặn đường ấy đi, nhưng chỉ vài bữa sau cô lại bị làm phiền. Minh rấttút tớt, nếu thấy đèn xanh, cô sẽ đi sang bê trái sát với dải phân cách bằng cỏ,rồi nhìn thấy Nguyễn đứng ở vỉa hè bên kia thì lè lưỡi, giơ tay ra hiệu “anh ởlại, tôi đi nhé”. Nguyễn chỉ biết đứng đó toe toét cười, hua hua chai nước trênđầu ra vẻ “ko uống nước cho đẹp da à”. Nhiều lần như vậy, Minh vui lắm, cô cườisảng khoái vì đã giễu cợt được Nguyễn. Có lẽ ông trời thấy được sự độc ác của cô,nên một lần, khi mải trêu anh, ông đã đểbàn đạp của cô va phải dải phân cách (thấp thôi). Bị bất ngờ, Minh loạng choạngtay lái, đổ cả người cả xe vào bãi cỏ, nằm sõng soài trước sự ngạc nhiên củabao nhiêu con mắt người đi đường. Minh xấu hổ đến mức, chỉ muốn có cái xẻng ở đó,đào đống đất lên, rồi nằm xuống đắp lại, giống như con Tom từng làm trong phimhoạt hình để trốn con chó Bull khi bị Jerry chỉ điểm. Cú ngã lãng xẹt, không hềđẹp mắt, ai cũng có thể đoán được là cô chẳng hề hấn gì. Minh đau tay lắm, hôngcô cũng đau, nhưng vẫn lồm cồm bò dậy,phủi đám cỏ đang tranh thủ bám vào quần áo cô, mặt cứ cúi gặm quay vào bên này,để những người đang chờ đèn đỏ khỏi phải nhìn thấy cô. Một số người lo lắng hỏi:“em có sao không?”. Minh chỉ lắc lắc đầu “không ạ” mà mặt thì vẫn chẳng dámquay lại. Nguyễn băng qua đường sang chỗ Minh, anh dựng lại xe cho cô, không nóigì, chỉ tủm tỉm cười, trả lại cho cô sự tức giận vì bị cô giễu cợt lúc nãy.

Hếtđèn đỏ, mọi người phóng đi, Minh định giằng lấy xe từ tay Nguyễn để thoát thân,thì bị anh ném cho một câu đau đớn: “Trời nắng thế này, làm gì có ếch mà em vồdã man thế?” Nãy giờ vừa đau vừa xấu hổ, Minh đã cố gắng để không khóc rồi, bịNguyễn chọc như vậy, Minh ấm ức quá, giương mắt lên, chằm chằm nhìn anh, mím môilại để nước mắt trào ra. Nguyễn đang hả hê, thấy Minh nặn ra mấy giọt thì tắtluôn nụ cười, lo lắng trước ánh mắt căm thù của cô mà không biết làm gì. VaiMinh hơi rung rung vì nấc, cô đang cố lắm để không khóc thành tiếng. Không cókhăn giấy, Nguyễn định giơ tay lau nước mắt cho Minh thì bị cô gạt phắt ra, giằnglấy cái xe, rồi lao đi trong sự ngỡ ngàng của anh. Sau này, nghĩ lại cảnh đó,Minh thấy mình thật trẻ con, ngớ ngẩn và vô cớ. Cô tự mình ngã, tự mình đau,anh có làm gì đâu mà cô lại hờn giận như vậy? Thật tội nghiệp cho chàng trai tỉnhlẻ, đã bị Minh hắt hủi, nay còn bị cô căm giận đến sôi người. Mà cái con bé ấy,đã giận là kinh khủng lắm, nó coi như Nguyễn không tồn tại trên đời. Nó tạm biệtđường Liễu Giai, quay sang làm thân với anh Bưởi râm mát và chị Tô Lịch “thơmtho”.

Làcon người, ai tránh khỏi việc có những thói quen khó bỏ, Minh cũng không ngoạilệ. 3 năm trời xách xe ra khỏi nhà là rẽ phải, nay tự dưng lại rẽ trái , nên rấthay quên. Tiếp đó là gần 2 tháng trời, cứ đi đến gần khách sạn Daewoo là thấpthỏm xem có bóng dáng một người quen thuộc ở đấy không, dù không ưa cũng chưabao giờ rẽ sang hẳn một hướng khác. Minh có thể tới Vạn Bảo, vòng ra Kim Mã, rồixiên sang Nguyễn Chí Thanh, nhưng cô không làm thế, mà vẫn đi Liễu Giai và tìmcách né mỗi khi thấy Nguyễn. Giễu cợt anh đấy, nhưng có gì đó hân hoan khi biết một người đang đợimình phía trước, chỉ để gửi cho mình chai nước. Minh đùa anh: “không có gì khác ngoài Lavie à ?”, hôm sau Nguyễn đổisang Aquafina như để giỡn lại cô. Minh tự mơ mộng rồi tự cảm thấy bản thân sungsướng: anh ấy muốn nói rằng mình trong sáng như nước tinh khiết? hay tình cảmanh dành cho mình tươi mát và bổ ích như thứ chất lỏng ấy? Anh không có gì hấpdẫn ngoài vẻ đẹp thư sinh, nhưng Minh phải thừa nhận sự kiên trì của Nguyễn quảlà vô đối. Cô không ham hố gì chai nước vài nghìn bạc, thế mà vẫn cứ muốn có ngườiđứng bên kia đường gọi mình tới lấy, chỉ cần nhìn thấy thế thôi là an tâm tớitrường rồi. Sau vụ ‘vồ ếch” hôm đó, Minh quyết định đi đường Bưởi, một phần vìquá xấu hổ, một phần cô muốn dứt khỏi những suy nghĩ về anh.

Hà,bạn thân cùng lớp của Minh, sống ở một khu chung cư 5 tầng cùng với chị gái vàmột bạn nữa. Hai người thường đi chung con xe 82 cọc cạch, với chiếc ống bô đoànhđoạch, đi đến đâu là bàn dân thiên hạ trố mắt ra nhìn tới đó. Mấy lần Hà rủMinh đi chung, nhưng cô từ chối, vì thương con la già ấy, nó cõng 3 người chắckhông tồn tại được bao lâu. Chỉ khi nào có party ở trường hoặc lớp, cô bạn kia đichơi với người yêu, mình Hà sẽ buồn, thì Minh mới chịu trèo lên, dày mặt chịu đựngnhững ánh mắt tò mò của người đi đường , kiểu như “hai con này nhìn xinh thế màđi quả xe tã không tả nổi, sao tụi nó không sửa lại mà đi cho đàng hoàng nhỉ?”.Hà không sửa, chẳng biết lí do vì sao, nhưng nó cũng bị đứt dây thần kinh xấu hổ,nên cứ để thế mà lượn hết 4 năm rưỡi đại học. Khi nào cần đi đâu lịch sự, nó lạimượn xe của chị gái, hai đứa mặc váy thật hoành tráng, cho những ai vốn chê bôitụi nó tha hồ mà lác mắt. Lạc quan tếu vậy thôi, chứ cả tỉ năm nữa cũng chẳngai nhớ đến những thành phần cá biệt đấy của xã hội, ấy vậy mà Hà và Minh vẫn hivọng thiên hạ ăn năn hối hận. Đúng là dở hơi thật!

20/10,Thu (bạn ở cùng Hà) xúng xính váy áo đi cùng hotboy của nàng từ sớm, bỏ học luôn.Hà rẽ qua nhà đón Minh tới trường. Hai con xác định là sẽ “dành trọn ngày hôm đócho nhau”, Minh làm anh còn Hà làm em, nghe hai đứa gọi nhau ngọt xớt mà rùng mình.Một buổi chiều lê lết ở lớp với các màn ca nhạc do các bạn tự sướng, tặng hoa tậpthể, Minh chỉ thích là không phải ngồi nghe giảng, cô mong hết giờ còn tranh thủđi chơi. Đang tíu tít cùng nhóm tứ dàn hàng ngang tiến ra cồng trường, định làsẽ đi ăn chè và một cơ số các món khác thì các bạn huých Minh chỉ tay nói : “Màyơi, anh C2 đang đợi mày ở cồng kìa, định trốn hay làm sao?”. Minh thôi cười đùa,cô đảo mắt theo tay các bạn, rồi ngay lập tức đứng sựng lại. Cô ngây người ra,đầu óc suy nghĩ như điện xẹt xem phải phản ứng thế nào bây giờ. Minh không bấtngờ vì thấy Cường đứng đó, mà là người bên kia đường, anh Nguyễn. “Cho tao trốnđã chúng mày ơi”. Minh nấp vào phía nhàViệt Nhật, cô cần chút thời gian để tính toán sao cho hợp lí. Các bạn thì tíu títhỏi làm Minh điên hết cả đầu.
-Người ta trồng si lâu phết rồi, màyko thích sao ko từ chối đi
– Anh ta có tỏ tình gì đâu mà tao từchối. Tao cũng có để chở về bao giờ đâu. Nói thẳng thừng là ko thích anh ta tớicổng trường rồi, cai được một thời gian, giờ tự dưng xuất hiện.
– (Hà): Anh cứ ra đi, xem anh í nói gì.
– (Trang): Mày cứ ra, tặng quà thì cứnhận, ko dùng thì để tao.
– …..
– Thôi , thế này đi, để tao tự xử lí.Mọi người cứ ra quán ngồi trước, xong là tao té qua luôn.
– Chắc chắn không được đi mảnh đâu đấy.
– Rồi rồi, đã bao giờ tao bỏ rơi bạn bèđâu.
– Ra nhanh đấy nhé.
– Được rồi, đi trước đi.

Cácbạn của Minh không biết Nguyễn, cô chưa kể gì về anh, và anh cũng chưa tới trườngcô lần nào. Bây giờ , ra khỏi cổng là Cường sẽ nhìn thấy cô ngay, Nguyễn thì đứngbên kia đường. Nếu cô cười nói với Cường, chắc chắn Nguyễn sẽ nghĩ đó là anh ngườiyêu du học mà bấy lâu Minh vẽ ra, cô sẽ cắt được cái đuôi lì lợm ấy, sau đó sẽnhờ Cường chở ra quán chè rồi tạm biệt anh luôn. Một sự lựa chọn quá hoàn hảocho tình huống này. Nhưng không hiểu sao, Minh lại không muốn làm như thế, côthấy lồng ngực hơi thắt lại khi nghĩ đến ánh mắt buồn của Nguyễn nếu anh nhìn thấy cô lên xe của Cường đi mất. TayMinh hơi run run, tim đập nhanh hơn bình thường, cô phải ngồi xuống một chút, cốgắng thở đều đặn và dùng lí trí mà quyết định. Nguyễn khác xa Minh, về mọi mặt:hoàn cảnh gia đình, học thức,lối sống và cả sở thích, không có một điểm nàochung. Anh không đủ thông minh để cô ngưỡng mộ, không có tài lẻ gì để cô thíchthú, không chút trình độ để cô học hỏi, thậm chí đến cách cưa cẩm cũng không đủmãnh liệt để cô xao xuyến. Dù nhà anh nghèo, thì ít nhất cũng phải có công ănviệc làm ổn định, thu nhập khấm khớ, để có thể cho cô một tình yêu không trắctrở. Bố mẹ mà biết anh có tình cảm với cô, chắc chắn sẽ phản đối. Ai chứ là mẹcô thì dễ lắm cái viễn cảnh mắng chửi anh ngay trước mặt không nể nang. Còn côthì sẽ bị tra tấn bởi hàng loạt các bài giáo huấn bất tận không điểm dừng hếtngày này qua ngày khác. Rồi cấm đoán đủ đường, khỏi phải làm thêm với kinhdoanh gì hết. Cô không nên để mình có chút suy nghĩ vấn vương tới anh, dù chỉ làthương xót một ánh mắt buồn. Đừng cho anh một chút hi vọng nào về việc cô sẽ cườinói với anh thân thiết hơn mức bình thường so với mối quan hệ lái taxi và kháchhàng. Anh và cô sẽ chẳng đi tới đâu. Nguyễn có khi chỉ đang theo đuổi cô vì thấymột người con gái ngây thơ, với gia đình khá giả, chỗ dựa vững chắc ở thành phốnếu anh có thể chiếm được trái tim cô. Thanh niên bây giờ đầy rẫy những người yêuvụ lợi, Minh quen Nguyễn chưa lâu, chưa thể hiểu hết con người ấy, cẩn thận vẫnhơn, đừng để mình trở thành kẻ ngốc. Hãy bước ra ngoài kia, tươi cười với Cường,ngồi sau xe anh, lạnh lùng không ngoái lại nhìn Nguyễn lấy một lần. Không khóchút nào, tiến hành thôi!

Nghĩlà làm, Minh đứng dậy, phủi quần, chỉnh đốn lại áo sống đầu tóc một chút, bóc mộtchiếc singgum, nhai ngấu nghiến, tập cười cho tự nhiên, rồi ngẩng cao đầu đi racổng. Đúng như cô dự đoán, Cường xuống khỏi xe, hướng về Minh một nụ cười rạngrỡ. Minh định cũng đáp lại thật tươi, nhưng không hiểu sao, trống ngực cô dồn dậplắm mặc dù cô không quay sang phía Nguyễn. Minh biết anh đã nhận ra cô, và có lẽđang ngơ ngác nhìn Cường. Minh hít một hơi dài, cười nhẹ, hỏi anh C2:
-Sao em nói thế mà anh vẫn tới đây?
– Hôm nay là 20/10 mà
– 20/10 thì sao? Anh phải về nhà tặnghoa mẹ anh đi chứ.
– Có chứ, anh chỉ muốn tới để đưa em mónquà này.
– Để sau đi, bây giờ, anh chở em đi khỏiđây đã, em ko muốn các bạn hỏi em nhiều.
– Uh được.

Cườngtưởng Minh muốn anh chở đi chơi nên mừng ra mặt, nhanh nhẹn nổ máy. Minh cũng cốgắng trèo lên xe thật lẹ, mắt vẫn không liếc sang phía Nguyễn lấy một lần, nhưngmặt cô thì không thể cười lên nổi. Xe từ từ lăn bánh, lúc đó, một cảm giác tiếcnuối xâm lấn tâm trí Minh, cô muốn nhảy ngay xuống, để toe toét chạy về phíaNguyễn, nhưng cô không làm được. Một khối buồn trĩu nặng đè lên ngực Minh, cô hơikhó thở, chân tay ỉu xìu. Xe rời khỏi cồng trường một đoạn, Minh liền ngoái hẳnngười lại, tìm kiếm Nguyễn. Anh vẫn đứng đó, không rời mắt khỏi cô, anh đang muốngọi cô lại, nhưng không thể, mặt buồnthiu, ánh mắt tiếc nuối, bất giác giơtay lên mà không vẫy, chỉ như ra hiệu rằng anh đã nhìn thấy cô với một dáng vẻtoát lên sự cô đơn. Minh cô đơn ngay khi cô đứng giữa hai người con trai. Cô khôngchút rung động với Cường đã đi một lẽ, nhưng với Nguyễn, cô không thể phủ nhậncảm giác xao xuyến rõ rành rành này. Minh cứ nhìn Nguyễn như vậy cho đến khi xeđi khuất hẳn, cô vội vàng vỗ vào vai Cường kêu anh dừng lại.
-Sao thế em?
-Em có hẹn với bạn rồi, cảm ơn anh đãchở em ra đây. Giờ em sẽ đi bộ. Quà anh tặng, em xin từ chối nhé. Em có bạntrai rồi, em không muốn người ấy nghĩ không hay về anh.
-Em có bạn trai từ lúc nào sao anh khôngbiết?
– Em…cũng vừa mới nhận ra tình cảm củamình thôi.
– Anh không có cơ hội nào sao?
– Hì, cơ hội gì chứ, anh làm anh traiem là hợp nhất đấy.
– Hì, em có anh trai rồi còn cần gì.
– Em cũng có bạn trai rồi…..
– ….Uh, anh hiểu, vậy em đi chơi vuinhé, anh về trước.
– Ok, tạm biệt anh. Khi nào có người yêunhớ khoe em.
– Em thật là….., có duyên hơn tí đi.
– Hị hị, …..em vô duyên thế đấy, anhghét dần đi là vừa.
– Thế nhá, anh đi đây
– Rồi rồi, chào mấy câu mà không về được.
– Hì hì…..

Cườngđi rồi, Minh đứng thẫn thờ ra đó. Cô không biết mình đang định đi đâu, tâm trídồn hết về phía người con trai tên Nguyễn mà lúc nãy cô vừa lạnh lùng bỏ mặc. Côước gì anh đừng ở đó hôm nay, cứ về cái ngã tư Kim Mã mà đứng , đợi cô với chainước trên tay, cô khỏi phải áy náy như thế này. Minh lùi vào quán lưu niệm, cômuốn nhìn Nguyễn lái xe qua, cô không cảmthấy hối hận với quyết định của mình. Lần đầu tiên trong cuộc đời, Minh đã lựachọn sự dễ dàng, cô biết rằng tình cảm với Nguyễn sẽ đầy rẫy những trắc trở, đểanh dừng lại khi cô chưa thấy gì nhiều hơn một sự rung động thì sẽ hay hơn. Khikhông còn thấy bóng Nguyễn nữa, Minh mới quay lại thực tại, cô xác định vị trícủa quán chè, rồi rảo bước thật nhanh tới đó, các bạn cô đang đợi.

Minhvác tấm thân nặng trĩu ném phịch xuống ghế trước sự nhao nhao hí hửng của đám bạn,đứa nào cũng muốn biết cô đã giải quyết cây si kia thế nào, đốn rễ ra làm sao.Trong lòng đang ngổn ngang nên Minh không muốn trả lời, nhưng đây là những ngườibạn gần gũi chẳng khác gì chị em, cô đành cố gắng nặn ra một hoạt cảnh gay cấnnhằm thỏa mãn sự tò mò của họ.
-Tao ra một cái là anh í tặng quàngay, nhìn tao đắm đuối không ngừng, miệng toe toét cười mà tao không nhắc thìchắc là phải đeo yếm khỏi ướt cổ áo mất.
– Haizzz, mày lại nâng cao quan điểm rồi,mày tả mà nghe như anh í đang chuẩn bị dao dĩa làm thịt con gà quay nằm sẵn trênbàn không bằng. Như thế thì mày chả khác gì con gà trần truồng vì bị vặt sạch lông
– ha ha ha (cả đám)
– Haizzz, chúng mày thật là…….tao mà làcon gà quay, thì anh í cũng chỉ là Mr. Bin thôi, muôn đời ko ăn được gà, cónghe tao kể nốt không?
– Được, mày “tả” tiếp đi. Nhưng quà đâuđã, mày định giấu không cho anh em hưởng sái đấy à.
– Cái con này…….mày thích quà thế, saoko ra mà nhảy bổ vào ông í hộ tao cái đi. Thỏi chocolate lần trước, tao còn chưakịp sờ vào, mày đã giằng lấy, rồi chia nhau ăn hết, mà tao chưa đào lên đấy. Muốihết cả mặt.
– Mày….thù dai vãi.
– Lại chả…., thôi tóm lại là từ giờ tụimày vứt ngay cái ý định hôi quà đi, anh í sẽ không xuất hiện nữa đâu.
– Tại sao? Mày “tuyệt tình” anh í rồi à.
– Uh, dứt khoát rồi
– Mày bảo thế nào mà anh í lại đồng í“nhả” mày ra?
– Tao bảo tao có người yêu rồi.
– (Trang) Ai da…..cái bài cũ rích. Thếmà lão cũng tin à?
– (Hà) Ko tin thì cũng phải biết sĩ diệnmà thôi chứ.
– (Ngọc) Con này nó nói dối nhưng thểnào mặt cũng tỉnh bơ í, khó đỡ lắm.
– (Trang): Thế là từ nay tao ko đượcthỉnh thoảng đi ăn miễn phí à? Lúc nãy ở cồng trường, kiềm chế lắm tao mới ko bảoanh í dẫn bọn mình đi xõa một buổi. Tiếc thật, biết vậy làm bữa cuối…..
– ……….

Minhrất yêu nhóm bạn của mình, 4 con lùn tịt, loắt choắt như nhau, đanh đá khỏi phảinói, lại đoàn kết và quý mến nhau chẳng khác nào chị em ruột thịt. Nhà mỗi đứamột nơi nên ít khi về chơi, nhưng có dịp thuận tiện thì đảm bảo sẽ có một tổ ấmbị đào bới xới tung lên thành tổ quạ hay “chuồng chó” như các bà mẹ thường cathán. Cả nhóm thích nhất là về nhà Hà, vì không có phụ huynh ở cùng, tha hồ nhảymúa hát hò, làm đẹp, nấu nướng ăn uống bày biện ra khắp mọi nơi. Cuối cùng thìchính những con zời ấy phải dọn dẹp, nhưng cứ phải chơi cho đã trước rồi sau cùngvơ hết vào một cái túi nilon, tống ra thùng rác là xong. Minh không quên đượcnhững ngày tháng gắn bó với họ dưới mái trường đại học thân thương. Nhớ nhất lànhững lần ngồi ở gốc rặng dừa vĩ đại gần nhà Việt Nhật để cùng nhau lên sườncho bài presentation chung của nhóm. Mỗi năm các thầy cô lại giao cho 2-3 bàinhư vậy để luyện tập kĩ năng làm việc theo nhóm và thuyết trình. Minh thường đượccác bạn cho phần dễ nhất, ngắn nhất, vì biết cô ham hố kiếm kiền hơn học hành.Nếu để cô làm đoạn khó, thì sẽ kéo điểm chung của cả nhóm xuống lại có người mấthọc bổng. Minh chỉ được cái mạnh bạo trong bài báo cáo trước cả lớp, cứ có nộidung, đưa cô một hai ngày, thì hôm sau sẽ bắn tằng tằng không vấp váp. Giọng nóicủa Minh hơi chua, lanh lảnh, không mượt mà và luyến láy như các bạn, cô biết điểmyếu đó nên cố gắng tiết chế , nhưng mỗi khi cao hứng lại quên mất, và cả lớp đượcphen cười nghiêng ngả (kiểu vội quá dễ nhầm l-n í). Lúc nào Minh cũng thấy mìnhnhỏ bé, dại dột, ngu ngơ hơn bạn bè, chúng nó nữ tính , chững chạc lắm, phần lớnbạn thân (khoảng 6-7 đứa) toàn gọi cô là em, xưng anh thôi, chỉ có Hà là Minh bắtnạt được. Hà hơn Minh hẳn 1 tuổi, nhưng thấp hơn cô nên đành chấp nhận thua thiệttí vậy.

Nhữngai từng học từ K42 trở xuống thì mới may mắn được hưởng thụ sự mát mẻ, tĩnh mịch,thơ mộng và không kém phần hiện đại của khu “rặng dừa”. Những thân dừa to lắm,cao vút, rậm rạp lá, xanh rì, bao quanh bởi những cây xà cừ. Cứ mùa thu lá rụng,dưới gốc dừa trải một lớp vàng ươm, nhưmột lớp thảm êm ái, sinh viên tha hồ tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc nghỉ ngơitrên mấy chiếc ghế đá quanh đó. Nhiều bạn còn khiêng hẳn ghế vào giữa vườn dừa mà nằm cho thoải mái. Sau này,khi quay lại trường, cả nhóm vô cùng chán nản vì toàn bộ rặng dừa đã bị phá bỏ,thay vào đó là một tòa nhà cao vật vã. Ai cũng nói tiếc nuối nhân đôi, vì bao nămđóng tiền xây dựng trường mà không được học trong các lớp hiện đại đợi mình tốtnghiệp rồi họ mới chịu xây, đã thế, lại còn bị mất đi điểm hẹn thân thương ngàynào. Về thăm lại trường xưa, mà chỉ thấy còn mỗi mấy tòa nhà cũ là quen thuộc,đến cái nhà ăn cũng hoành tráng như quán café mất rồi. Mọi thứ đều thay đổitheo guồng quay của cuộc sống, phát triển đi lên, chỉ có những kỉ niệm là khôngbao giờ phai tàn. Kí ức về buổi chiều ngày 20/10 chứa đựng quá nhiều rung độngkhiến Minh còn phải suy nghĩ về nó rất lâu sau đó, và lần nào cô cũng có thể tưởngtượng ra được khung cảnh giằng xé tâm can ấy rồi day dứt khôn nguôi.

Minhuể oải lội qua mùa thu năm 2004 với những bận rộn thường ngày pha lẫn những manmác mà lẽ ra không nên có. Cô định sẽ cố gắng đi làm thêm và bán thiệp nốt20/11 rồi sẽ nghỉ, năm cuối cấp nhiều mônchuyên ngành khó nhằn. Thấy bạn bè chuyên tâm chuẩn bị hành trang để năm sau tốtnghiệp , Minh cũng không thể bàng quan mãi được. Điểm của cô cũng đủ dk để làmluận văn, nhưng nếu chỉ dừng lại ở mục tiêu là cầm tấm bằng trên tay thôi thì sẽthua kém bạn bè rất nhiều. Họ còn đang tìm mọi cách thi học bổng để du học nướcnọ nước kia, cô cứ chạy theo mấy đồng bạc lẻ từ việc làm thiệp thì sẽ tụt hậuquá xa. Bố mẹ cô rậm rịch xin cho cô vào ban đối ngoại của cơ quan nhà nước,khoản tiền chi cho việc đó không hề nhỏ, Minh tiếc lắm, nhất quyết không theo.Cô nói rằng “không biết đến bao giờ mới thu hồi lại khoản vốn đó?”. Ai cũng nóicô ngu dốt, con cái không nghe lời bố mẹ trăm đường con hư, sau này mà không đilàm được ở đâu tử tế thì đừng trách. Minh chẳng sợ, cô làm công nhân cũng được,miễn là có lao động. Bố mẹ cô có tiền, nếu khéo léo xin xỏ, thể nào ông bà cũngđầu tư cho cô mở một cửa hàng gì đó, cô sẽ kinh doanh độc lập, đấy là sở thíchvà hướng đi mà cô vạch ra trong cái đầu non nớt chuẩn bị 22 tuổi.

NhàMinh rộng, thường xuyên có 2-3 đứa em họ con chú con bác ở dưới quê lên sống nhờtrong thời gian học đại học. Tất cả đều sàn sàn như cô, hơn kém nhau 1-2 tuổi.Cứ nửa ngày đi học, nửa ngày về giúp hai bác dọn dẹp, nấu nướng rồi học hành.Khi đó, nhà Minh đã xây hết phần đất đằng sau, cô đã có phòng riêng, không phảiở chung với anh trai nữa. Là năm cuối, nên bố mẹ cũng chịu đầu tư cho cô dàn máytính khá hiện đại. Các em lên học thường là gái, và tất nhiên, Minh nhiêt tìnhcho chúng ở cùng phòng, dùng chung tủ, sài chung máy tính để cô còn tranh thủsai vặt. Trong số những đứa em đấy, có Thụy Anh xinh xắn nữ tính nhất, hơn Minh 1 tuổi nhưng là con chú ruột nên phải gọiMinh bằng chị. Theo quy tắc thì phải như vậy, nhưng hai đứa lại toàn chí chóe“cậu-tớ” cho gần gũi. Thụy Anh có anh người yêu ngày xưa học cùng lớp, nghe đâucòn có họ 4 đời gì đấy, nên cả nhà phản đối. Bố mẹ Thụy Anh sợ con ra HN bập vàoyêu đương không dứt ra được nên gửi cô vào nhà Minh để 2 bác quản lí hộ. Táchchúng ra như thế biết đâu có ngày anh kia đổi hướng yêu đứa con gái khác thì lạitốt quá. Người lớn trong nhà thì tính toán mưu mô như thế, nhưng con trẻ thì ương bướngnào có chịu nghe. Hai đứa vẫn thậm thụt qua lại thăm nom nhau thường xuyên. Thụyanh đi học là tranh thủ rẽ qua phòng trọ của người yêu gần đó quan tâm chăm sóc,nấu nướng. Có gì hờn giận là về toang toác kể hết cho Minh nghe. Bữa đó, anhkia làm gì có lỗi, cãi nhau, Thụy Anh buồn vì không được nhận quà sinh nhật. Nóbắt Minh đèo đi mua một chai rượu Anh Đào (cũng sx ở Ninh Bình, nhưng ko ngon đâu),rồi ra ghế đá ở hồ Ngọc Khánh nhâm nhi khóc lóc. Thụy Anh là gái Kim Sơn chínhgốc, uống cũng khá, nhưng vì là lần đầu tiên nốc hết 1/2 chai 65 (11 độ) với cái bụng rỗng nên nó say rất nhanh. Minhgiục nó móc họng cho nôn hết sô rượu vừa uống, rồi vội vàng vào cửa hàng tạp hóa bênđường, mua chai nước, ít bánh ngọt, dỗ dành nó ăn vào cho khỏi cồn ruột. Nghe nótrút nỗi lòng, Minh cũng tức chí, sang mua tiếp 1 chai nữa, về hai đứa cụng cho khỏi buồn. Minh biết bí quyết để khôngsay rượu là tráng bụng bằng một hộp sữa trước 30p, nhưng Thụy Anh ghét sữa, nósay, còn Minh thì chỉ thấy hưng phấn vô cùng.

Ngườihơi biêng biêng khiến cảm xúc dâng cao, Minh cũng khóc theo con em mà chẳng hiểuvì sao lại dở hơi thế. Cô đồng cảm với nó, hay chính cô cũng đang có nỗi buồntrong lòng? Cô nhớ có lần, Hoàng và cô cũngngồi bên hồ thế này, nhưng là hồ Tây, đoạn gần con đường Hàn Quốc thơ mộng, cậuta có men trong người, đã khoác vai cô, ghé sát vào tai thì thầm “anh muốn hônem quá” bằng một giọng êm ái nhẹ bẫng, khiến con tim Minh run rẩy trong 3 lớp áodày. Rất lâu rồi không có vòng tay ai siếtchặt lấy cô như thế, Minh cũng thấy cô đơn, nhất là khi cái con em lụy tình cứngồi lải nhải về tình yêu của nó, thắm thiết mặn nồng không ai bằng. Minh muốnbảo nó: “khóc làm quái gì, có khi nó đang ở nhà đắp chăn, xem phim sex, rồi cườiha hả đấy, chẳng thương xót gì cái con nát rượu ở đây đâu”. Tuổi trẻ quả là rấtnông nổi, luôn làm quan trọng hóa vấn đề lên, rồi bắt chước người lớn bày đặt uốngrượu giải sầu, ca thán “cầm dao chém xuống nước , nước càng chảy manh, nâng chéntiêu sầu, càng sầu thêm”. Chỉ thế thôi cũng đủ lí do để tiếp tục khóc lóc sầu nãovà dựa dẫm vào hơi men, bắt người khác phải làm theo ý mình. Thụy Anh ngồi mộtlúc thì dở chứng đòi Minh đạp xe chở đi khắp nơi, vòng ra công viên thủ lệ để rìnhcác đôi tình nhân, vì thấy tối sợ cướp giật nên Minh nhất quyết không vào. Nó lạibắt cô chở một vòng quanh KS Daewoo, Minh mệt muốn đứt hơi, nhưng vẫn cố trêu nó : “này, cậu nhìn đi, tầng 12của khách sạn này là của tớ hết đấy, nhà tắm rộng 70m2, cậu thích thì tớ cho mượnđêm nay mà giải sầu? Muốn đi đâu thì lấy con BMW của tớ dưới tầng hầm mà dùng, cứ thoải con gà mái đi”. Thụy Anh cười ha hả như rồ như dại, nó say khôngkiểm soát rồi. Gần đến ngã tư Kim Mã – Liễu Giai, Minh sực nhớ ra Nguyễn, cô khôngbiết hôm nay có phải ca của anh không, nhưng cô không muốn gặp anh trong bộ dạngnày, liền dừng xe, định quay đầu lại. Thụy Anh thấy thế, liền giở giọng bèm nhèmnhư Chí Phèo:

-Tớ muốn đi vào sảnh giữa hai tòa nhàcơ, đi đi
– Điên à, bảo vệ đuổi từ xa í.
– Đi ra đấy, mình sẽ canh chừng khi nàohọ ko để ý, thì phóng qua
– Không, họ mà tóm lại thì xấu hổ chết.
– Ứ vào, đi đi mà, xấu hổ thì có mìnhvới bảo vệ biết thôi, chẳng ai quan tâm đâu.
– Không là không, tôi đèo cô đã mệt rồi,chỗ đó lại hơi dốc nữa, đạp ko nhanh được đâu.
– Đầu Kim Mã mới nhiều bảo vệ, chứ đằngnày (Đào Tấn) làm gì có. Đi đi mà, tớ xin cậu đấy, hôm nay phải phá phách mộtchút mới vui
– Điên thật rồi.

NóiThụy Anh điên, nhưng Minh cũng điên chẳng kém. Nhiều lần lắm rồi, cô muốn trêungươi mấy anh bảo vệ ở đây, tính sẽ phóng xe qua thật nhanh, mặc cho họ đuổitheo mà không kịp. Nghĩ đến cảnh họ ngơ ngác, tức giận là cô hả hê lắm. Chỗ nốigiữa hai sảnh ấy rất đẹp, hiện đại, như một con đường ngắn bên châu Âu với nhữngcột chống to tròn, trắng muốt, các cửa kính rộng nhìn vào bên trong hắt ra ánh đènvàng, cô thích được qua đó xem cảm giác thế nào, chắc chắn nội thất khách sạn nàylung linh phải biết. Hôm nay, cô đang có chút men trong người, lại được ThụyAnh nài nỉ dụ dỗ, máu nghịch ngợm nổi lên, cô không kiềm chế được. Lượn qua lượnlại mấy vòng xem xét tình hình, Minh thấy bảo vệ làm việc khá hăng say vì ô tôra vào liên tục. Phải chọn thời cơ thích hợp, khi một đoàn xe đi qua, 2 anh bảovệ sẽ chia thành 2 hướng, quay lưng lại phía con đường, vào trong sảnh. Chỉ cầnim ắng, đạp xe thật nhanh, chắc chắn họ sẽ không kịp quay lại chặn đầu. Minh tínhtoán rồi cười nắc nẻ với Thụy Anh, cho rằng 2 con phải làm các nhà tư vấn quânsự cấp cao mới xứng đáng, lúc đó thì có thể đường hoàng tiến vào khách sạn vớisự cung kính của cả dãy dài lính bảo vệ. Thật không thể tin được, đã có lúc,Minh hoang tưởng đến thế.

Đợiphải 15 phút, khi cái “thời cơ” mà hai đứa vạch ra đã tới, Minh hết sức đạp từxa lấy đà, vọt vào con đường “huyết mạch” thông giữa hai dãy nhà của khách sạn.Khi đã vượt qua hàng rào bằng cây gì đó, cảm giác sắp thành công lấn át làm haicái miệng rú lên sung sướng, một sự sung sướng vội vàng quá sớm. Minh không biếtrằng, cô mới chỉ nhìn thấy 2 bảo vệ hướng dẫn xe, đằng sau đó còn một cơ số anháo xanh cô ban nữa, ít nhất là có 6 chàngchạy ra chặn đầu cái xe đạp liều mạng này. Không có cơ hội để đâm trực diện thoátthân, họ là đàn ông cao to và cũng liều mạng chẳng kém, cái xe cà tàng của cô lạichẳng có “hỏa lực” gì ngoài hai cái chân đuối sức. Minh đành dừng xe lại và chờđợi sự quát tháo của “những người thi hành nhiệm vụ”.
– (Anh cau có) Hai đứa đi đâu đây?
– Em…vào khách sạn ạ.
– Vào làm gì?
– Hị hị, em đùa đấy, em định thuê phòng,nhưng thôi ạ.
– Vớ vẩn, Các em có biết là không đượcvào đây ko?
– Không ạ, khách sạn ko tiếp người đixe đạp à anh?
– (Anh dễ tính) Hà hà, con bé này lém nhỉ. Dựng gọn xe vào đây cho ngườita đi đã rồi anh làm việc.
– Anh ơi, không phải làm việc đâu, em đinhầm đường, em quay lại luôn đây.
– Khoan đã, làm gì mà vội thế? Nói anhnghe sao hai đứa lại vào đây? Anh thấy bọn em rình rập ở ngoài kia rất lâu rồi.
– Hị hị, bọn em định đi tắt nhờ qua đườngKim Mã thôi mà.
– Linh tinh, đợi rõ lâu để mà đi nhờ à?Có biết hôm nay ở đây các quan chức caocấp gặp mặt không?
– Ô thế ạ? Có chủ tịch nước không anh?
– Có, bọn em làm thế này là bọn anh bịphạt đấy, biết không hả?
– Hị hị, em tưởng chỉ là khách vào thuêphòng bình thường, tính chạy vào xem buổi tối ở đây đẹp thế nào thôi. Không phảilính đánh thuê vào đây đặt bom đâu mà sợ anh ạ.
– Ha ha, muốn xem thì hôm khác, hômnay không được đâu.
– Hôm khác là có thể ngang nhiên phóngxe vào à anh?
– Không, phải xin phép anh chứ.
– Nhỡ không gặp anh thì sao?
– Anh hôm nào cũng ở đây
– Vậy anh phải nhớ mặt bọn em nhé, khôngđược hai lời đâu đấy.
– Con bé này….bé tí mà gớm mặt nhỉ.
– Hị hị

Thấymấy anh bảo vệ tập trung ở chỗ Minh, một số ánh mắt hiếu kì nhìn vào, có vàianh mặc đồng phục lái xe taxi cũng tiến gần tới. Minh mải vội “đong đưa” vớianh bảo vệ, không để ý là Nguyễn có mặt ở đó, anh nhận ra Minh ngay, từ phíasau hỏi vọng vào:
-Hai cô này có chuyện gì thế anh?
– À, tính đi xe đạp vào đây đặt bom cơ đấy,ha ha
– (Minh) Eo, anh điêu dã man
– Em biết nhà cô bé này đấy, có cần em gọiđiện cho họ đến bảo lãnh không?
– Haizzz

Bịtrêu ghẹo, Minh đỏ bừng mặt, hay là cô đang bị men rượu bốc lên đầu nhỉ? Minhngại kinh khủng, gặp Nguyễn trong đúng hoàn cảnh đáng xấu hổ này. Cứ nghĩ anhchỉ đứng ở ngã tư thôi , chứ sao lại mò vào tận đây? Thụy Anh nãy giờ vẫn ngồisau yên xe, nó hiền lành hơn nên không đối đáp gì, Minh cảm thấy mình vô tìnhtrở thành trung tâm của một cuộc vui, mà những người thấy vui lại không có cô.Minh hơi mừng vì cô gặp Nguyễn, cũng thấy trống ngực dồn dập, nhưng cô ngượngnhiều hơn gấp bội. Lần vồ ếch cách đấy 3tháng đã nướng chín hai má của Minh, làm nó ửng hồng lên, đến nỗi nước mắt tràora. Còn lần này, cô đỏ bừng mặt vì rượu, vì lấy hết sức đạp xe, vì gặp Nguyễn,vì xao xuyến…… Minh kêu với anh bảo vệ là không đùa nữa, lần sau trước khi hànhsự sẽ xin phép các anh đàng hoàng, rồi dắt xe ra ngoài bỏ rơi lại đằng sau lànhững tiếng cười không dứt của mấy cha đực rựa, trẻ măng. Nguyễn cũng ra theo,anh cứ tủm tỉm từ nãy đến giờ khiến Minh tức điên, muốn giễu cợt thì làm luôn đi,cứ bày đặt trêu ngươi. Thụy Anh leo lên xe, nó nhắm mắt gục đầu vào lưng Minh,hai tay ôm hờ quanh eo cô, không khéo lại ngủ gật ra đấy. Thấy thế, Nguyễn vộivàng hỏi:
-Em đang đi đâu mà lại vào đây nghịchngội thế?
– Hị hị, định chạy vèo một cái sang bênKim Mã luôn, mà con này nặng quá, em đạp ko nhanh được.
– Bạn em hình như đang say hay sao í?
– Uh, tại nó cả đấy, cứ bắt em dở hơitheo.
– Em cũng uống rượu à?
– À, có chút chút
– Con gái sao lại uống rượu
– Rượu mà cũng phân biệt giới tính à?
– Chứ sao, nó ko tốt mà, ra ngoài đườngmà say thì dễ bị bọn đàn ông trêu ghẹo rồi làm chuyện xấu thì sao?
– Chuyện xấu á? Ý anh là hấp diêm á?
– “hấp diêm” là gì.
– há há há, anh không biết từ đó à?Anh thử nói ngược lại xem.
– Ngược kiểu gì?
– Kiểu “Hoa thanh quế” là “Quê Thanh Hóa”í.
– À….., eo, ha ha. Có thể lắm đấy.
– Xì……, tưởng hấp diêm bọn em mà dễ à.Em có 2 bài quyền cực kì hữu ích đấy
– Quyền gì?
– Ù té quyền và la làng quyền.
– Ui zời, đàn ông khỏe lắm, lúc đó em có muốn hét lên cònchẳng được nữa là chạy.
– Em cũng khỏe mà. Động vào em xem…chếtchắc.
– Hì….tinh tướng. Em thử đạp xe đi xemnào.
– …….

Bàntay Minh đang cầm 2 tay lái, Nguyễn liền nắm chặt lấy đầu xe, khiến cô không thểnhúc nhích. Quả là đàn ông khỏe thật, kiểu này vớ vẩn là con gái các cô ăn đònnhư chơi. Minh gồng mình cố đạp để chứng tỏ khả năng “vật” lại đàn ông, nhưngkhông ăn thua. Nguyễn thì cứ đứng nhìn cô mà cười. Thua nên thẹn, Minh xịu mặtcáu:
-Thôi, ko chơi nữa, anh bỏ ra cho em về.
– Uh, về sớm đi, không có trời lạnh xuốngrồi, bạn em sẽ bị cảm đấy.
– Cứ để nó cảm cho nhớ đời.
– Hay để anh chở bạn em về cho.
– Thôi khỏi, anh lại “hấp diêm” nó thìchết.
– Cái con bé này……, người ta đã làm phúclại còn nó với vẩn. (gõ đầu Minh một cái rõ đau)
– Ai….đau quá, đạp cho anh phát giờ.
– Sao em không lúc nào biết ý tứ trước con trai thế hả?
– Hả….,có ảnh hưởng gì tới anh ko?
– hì….., sao dạo này không thấy em đihọc qua đây?
– Em ….bỏ học rồi, ah đừng nghĩ tới việctiếp nước cho em nữa. Thế nhé, em về đây.
– Con bé này đúng là…….
– Anh đừng đứng đó mà cười kẻo trúnggió méo hết miệng thì mất xinh đấy.
– hì hì….

Minhđạp xe đi rồi, còn ngoái lại nói nốt một câu chọc ghẹo Nguyễn. Những làn gió mùađông nhè nhẹ vuốt ve đôi má đang nóng rực của Minh, một cảm giác mát mẻ lạ thườngùa vào tâm hồn cô, Minh thấy vui khi lại được nói chuyện với Nguyễn. Anh vẫn lolắng cho cô theo kiểu “cái này thì tốt cho con gái, cái kia thì không ”. Cô xấcxược như thế mà anh chỉ cười hì hì, rồi hùa theo những câu trêu đùa của cô. Anhsinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, nên chững chạc thật sớm, và cách đối xử có phầnkhá bao dung, không chấp nhặt. Cái khối nặng trong ngực cô lúc nãy đã được chịgió đông thổi bay đi đâu mất, chỉ còn lại một chút hân hoan lạ thường len lỏiqua những mạch máu lên não, điều khiển cơ miệng Minh ngoác ra cười. Cứ vừa đạpxe vừa tủm tỉm, Minh quên béng cả con em họ đang ngồi phía sau, thấy nó hơi nớilỏng vòng tay, Minh cho xe chậm lại, đẩy đẩy vào người nó, kêu nó tỉnh táo mà ômchặt vào, kẻo ngã đập đầu xuống đường chấn thương sọ não thì khỏi phải đi gặpngười yêu nữa.

Đèo Thụy Anh về nhà là một việc quá đơn giản, nhưng để qua mắt bố mẹ Minh mới khó khăn làm sao. Bố mẹ cô mà biết hai đứa rượu chè be bét thì không biết nó sống làm sao ở nhà cô nữa. Thể nào bố mẹ Minh cũng quy chụp là cô rủ rê em , chứ một đứa hiền lành như Thụy Anh làm sao có chuyện uống đến nỗi say lướt khướt vậy được. Minh ra cửa hàng tạp hóa, gọi điện thoại vào nhàgặp Dung, một đứa em họ khác cũng ở cùng phòng với cô, nói nó ra cầu thang, canh gác xem khi nào bố mẹ cô đóng cửa phòng thì ra lan can nháy xuống đường cho cô. Trời lạnh, đứng ở ngoài thật chẳng vui tí nào, Minh sợ Thụy Anh bị cảm, cởi bớt áo khoác ngoài, đắp lên người cho nó, còn nó thì chỉ chực muốn lăn đùng ra mà ngủ luôn. Đợi 15p vẫn chưa thấy liên lạc viên thông báo gì, mới hơn 8h tối, bố mẹ cô chắc vẫn còn xem ti vi lâu lắm. Minh lại vòng ra nhà tạp hóa, mượn cái ghế nhựa chắc chắn, cho Thụy Anh ngồi sát vào tường, chỗ khuất gió nhất. Minh thấy thật thương xót cho em mình, không biết yêu đến nỗi nào mà phải khổ như vậy. Cô cũng ân hận lắm, chiều theo nó, giờ nó phải co ro ngồi đây, ốm thì biết làm sao. Vài người trong xóm đi lại, lo lắng hỏi hai đứa sao lại đứng đây mà ko vào nhà, Minh phải nói dối là đang đợi em xuống mở cửa vì không đem theo chìa khóa. Chuyện này thật không ổn tí nào, họ mà chú ý quá, sẽ đánh động, rồi bố mẹ cô sẽ ra ngay. Dung xuất hiện ở lan can, lắc đầu báo hiệu mẹ cô còn đang lượn khắp nhà, lại còn hỏi cô đi đâu nữa. Minh nhờ Dung lục tìm trong tủ cái áo khoác, khéo léo mang xuống cho cô.

– Em phải nói dối là đi mua BVS đấy.
– Haizzz, con này say khướt rồi, chẳng biết làm sao giờ, ngồi đây mấy bác đi qua lại hỏi cũng không tiên, họ mà tò mò kéo ra cả đống thì chết dở.
– Chị đưa chị ấy ra quán café ngồi tạm đi.
– Nhưng làm thế nào để mày báo tin cho chị khi ông bà già đi ngủ?
– Uh nhỉ, hic hic
– Haizzz…
– Lúc nãy, có một anh gọi điện hỏi cho gặp chị.
– Ai đấy?
– Em không biết, em chỉ bảo là chị chưa về.
– Lâu chưa?
– Sau khi chị gọi em một lúc.
– Dạo này, tao có liên lạc với “thằng” nào đâu nhỉ?
– …
– …

Hai con đứng lầm rầm ở cửa mười phút mà không tìm ra giải pháp. Dung không thể đứng đấy mãi, vì hàng tạp hóa gần nhà quá nhiều, 10p là quá lâu để mua một gói BVS. Minh kêu nó đỡ Thụy Anh lên xe hộ, khoác áo vào, khi nào bố mẹ đi ngủ thì chạy ra quán café Vành Khuyên gọi cô. Chẳng còn cách nào khác, nó lại phải đi mua BVS lần nữa thôi. (hị hị). Thụy Anh còn tỉnh táo, nhưng người nó cứ rũ ra, Minh không thể lên xe đạp đi được, mà dắt cũng không xong. Cô lại đỡ nó ngồi xuống vệ đường, cầm cả ghế cả xe đi gửi ở sân nhà bán bánh mì gần đó, rồi quay lại dìu nó đi bộ. Được vài bước, Minh thấy có chiếc xe taxi từ từ rẽ vào, đỗ ngay gần 2 đứa, Nguyễn xuống xe, mặt đầy lo lắng:

– Sao về tới nơi rồi mà em không vào nhà?
– Ông bà già chưa đi ngủ, muốn lên tầng 3 phải qua phòng ông bà, bị bắt gặp thì nó khó mà sống yên ổn được.
– Em định đưa em í đi đâu đây?
– Ra quán café, ngồi ở vệ đường người đi lại hỏi suốt, mà nó bị chết lạnh mất.
– Xe em đâu?
– Gửi rồi.
– Thôi, vào ngồi xe anh đi cho ấm.
– Thôi, anh còn phải đi làm chứ.
– Anh còn làm cả đêm cơ mà. Ra quán café người ta lại tò mò, nhỡ gặp người quen thì sao?
– …
– …
– Uh nhỉ, thôi, thế cũng được. Anh đừng có chở đi TQ đấy.
– Hì, yên tâm đi. Em thì ma nó thèm mua.
– … (lườm)…

Vào xe rồi cô mới thấy trong đó thật ấm. Thời tiết mùa đông, càng về đêm càng nhiều sương, ở ngoài nhiều thì khỏe mấy cũng ốm mất. Minh kêu anh lái xe ra một con ngõ gần nhà máy bia Thương Binh, ở đó rất rộng, có nhiều cây, yên tĩnh, không người quen qua lại, đi một xíu lại có quán ăn và tạp hóa. Cô để Thụy Anh nằm dài ra ghế sau, lấy áo kê đầu cho nó, còn mình ngồi ghế trên cho thoải mái. Hỏi nó muốn ăn gì không, thì nó chỉ lắc đầu, kêu khi nào vào được nhà thì gọi dậy, còn không thì cứ để nó ngủ cho quên luôn cuộc tình dớ dẩn của mình đi. Mồm thì toang toác thế, nhưng sau này, hai đứa nó vẫn thành vợ chồng, sinh 2 đứa con gái, và sống vô cùng hạnh phúc. Một tình yêu trắc trở, tưởng chừng không thể tới với nhau, thế mà lại có kết cục rất viên mãn.

Nguyễn bật điện trong xe, đưa cho Minh chai nước, không quên nhắc nhở cô về tác dụng của H2O:
– Em uống đi cho bớt mùi rượu, nồng nặc quá.
– Xì…làm gì có mùi…
– Có mà, chẳng nhẽ anh lại bịt mũi vào.
– Nó say chứ em có say đâu.
– Em có đói không?
– Không, no một bụng rượu rồi (vừa uống nước vừa trả lời, ko để ý nên bị hớ).
– Kinh, no một bụng rượu mà còn kêu ko có mùi…
– Hị hị.
– Ngoài kia có ngô nướng đấy, em ăn ko?
– Hả, anh hỏi xem có mía nướng không thì gọi cho em.
– Ok, đợi chút.

Nói đến mía nướng, Minh phải công nhận món đó ngon tuyệt hảo. Những giọt nước ngọt lịm, nóng ấm, tràn vào từng kẽ răng trong khoang miệng, đánh thức và thỏa mãn mọi giác quan ăn uống. Bình thường mía rất cứng, nhưng khi được nướng lên, nó lại rất mềm và dễ gặm. Minh đi khám nha khoa, bác sĩ phê bình cô vì tội lười nhai, cơm lúc nào cũng phải nhão nhão một chút cô mới thích, ấy vậy mà mía nướng thì cô gặm bao nhiêu cũng không chán. Món này còn gắn liền với những kí ức học trò cấp 3 tinh nghịch và lãng mạn của Minh. Mỗi khi đông tới, cô cùng nhóm bạn lại đạp xe ra Nguyễn Thái Học, chỗ ngã 4 cắt với Trịnh Hoài Đức, ở đây có một bà già ngày đêm ngồi quạt khoai và mía nướng. Cả đám chụm đầu vào nhau, tranh giành từng khúc mía, củ khoai, cười nói ầm ĩ, thật chẳng có gì so sánh được với sự vô tư của tuổi trẻ khi đó. Khi yêu Hoàng, cô cũng kể với cậu ta mình thích mía nướng, Hoàng rất tinh ý, có khi đi chơi, cậu ủ hẳn thanh mía vào người, giữ cho nó ấm tới tận nhà Minh, dúi vào tay cô thì thầm “Em ăn đi xem nó ngọt hơn, hay môi anh ngọt hơn?” Minh rất xúc động nhưng phải phì cười vì sự so sánh ngớ ngẩn và sến sẩm ấy. Hôm nay, khi Nguyễn hỏi, cô không ngần ngại mà đề xuất. Thêm lần nữa, cô lại cùng ngồi ăn mía với một người con trai trong tâm trạng xao xuyến.

– Sao anh lại bảo họ chặt mía ra thế này?
– Để em dễ ăn hơn…
– Nhưng như thế thì nó nguội mất,
– Em ko thích à?
– Uh, phải gặm khi nó còn nóng mới ngon cơ.
– Sao không bảo anh.
– Em đâu biết là anh không biết cách ăn món này.
– Ai da, làm sao giờ?
– Đành phải ăn thôi, chứ biết làm sao? chẳng nhẽ lại “khắc nhập khắc nhập?”
– Hì, đợi anh tí.
– …???

Nguyễn lại mở cửa xe đi ra ngoài. Một lúc sau anh vội vàng chạy lại, mở nhanh cửa xe, miệng xuýt xoa, đưa cho Minh khúc mía còn nguyên vỏ, nóng hổi, kêu cô ăn nhanh kẻo lại nguội mất,òn anh thì giành lấy túi mía đã nỡ “khắc xuất”, từ tốn ăn ngon lành. Khỏi phải nói, Minh sung sướng cỡ nào khi Nguyễn chiều cô như vậy. Minh lại nhớ tới bố, trong suy nghĩ của Minh, bố chính là hình tượng của người đàn ông “vì yêu em anh sẵn sàng đi tìm lá diêu bông”. Hôm nay, dù kiếm khúc mía dễ dàng hơn lá diêu bông, nhưng cô vẫn thấy Nguyễn hơi hơi giống bố mình, không tiếc của bắt cô phải ăn những cục mía nhỏ kia, mà nhất quyết mua bằng được cho cô thứ cô thích. Nó cũng rẻ thôi, nhưng quan trọng là cách anh quan tâm, thật vừa ý cô. Mải suy nghĩ, Minh không nhận ra là mình vừa ăn vừa tủm tỉm cười và Nguyễn đã quan sát thấy hết mọi biểu hiện trên mặt cô, chỉ là do mải ăn quá cô không nhận ra anh đang nhìn mình. Xong xuôi đâu đấy, Nguyễn với tay rút cho cô tờ khăn ướt, kêu cô lau miệng đi vì nó đỏ ửng cả lên rồi. Tay Minh dinh dính nước đường từ mía chảy ra, cô đòi anh thêm mấy tờ nữa, để lau hết tay nọ tới tay kia, rồi lau mặt, lau miệng, lau luôn cả nước mía bắn ra xe phía trước mặt cô. Nguyễn thấy thế thì phá lên cười.

– Em sạch sẽ quá đấy.
– Sạch thì tốt chứ sao, khỏi kiến nó tha đi.
– Tí về nhà đằng nào chẳng rửa.
– Nhưng nó dính lắm, không chịu được. Anh tiếc tờ giấy ướt à.
– Hả, à không. Hì, em toàn áp đặt cho anh mấy tính xấu.
– Em áp đặt bao giờ?
– Lúc nãy thì bảo anh làm sao nhờ… à…“hấp diêm” bạn em. Giờ lại bảo anh ki bo với em cả tờ khăn ướt.
– Lại chả, em mới dùng hết có mấy tờ mà anh đã ý kiến.
– Hì, ở nhà, em cũng cãi bố mẹ như thế à?
– Còn hơn í…
– Thế mai này về có dám cãi chồng ko?
– Hị hị, đánh luôn, ko việc gì phải cãi.
– Ha ha ha.

Hai người ngồi ngang nhau, nói chuyện khá vui vẻ. Minh chợt nhớ ra cô phải gọi cho Dung, báo nó biết cô đang ở đây, để khi nào thuận tiện, nó còn ra gọi về. Minh nói phải đi tìm cửa hàng tạp hóa để gọi điện thì Nguyễn giữ cô lại, đưa điện thoại di động của anh cho cô mượn. Minh tủm tỉm:
– Hị hị, điện thoại xịn thế nhờ, gọi có phải trả tiền ko anh?
– Hì, có, anh lấy rẻ thôi.
– Xì,thế thì em đi gọi máy bàn còn hơn.
– Hì, em cứ gọi đi, anh biết là ko moi được của em đồng nào đâu mà.
– Hị, thế chứ lị. Anh biết vậy là tốt đấy
– … (cười mỉm, nhìn cô)…
Thế là đã có số đt để Dung thông báo chứ không phải chạy ra khỏi nhà nữa (không phải đi mua BVS thêm lần nữa, hị hị). Minh có thể an tâm Thụy Anh nằm đây sẽ không ốm, cô ngồi đây sẽ không lạnh và có Nguyễn ngồi đây cô sẽ thấy bớt cô đơn. Nhiều lần ngồi gần anh để cùng nhau làm book-mark và greeting cards rồi, nhưng lúc đó Minh chưa có chút thiện cảm gì với anh. Giờ đây, Minh ngồi cách anh một cái cần phanh tay thôi, mà cảm tưởng không khí đặc quánh lại, trong không gian thật chật hẹp. Sắp xếp mọi việc với Dung xong xuôi, Minh trả lại điện thoại cho anh, co chân lên ngồi bó gối, một thói quen rất xấu mà có lẽ Nguyễn đã thấy từ khi ngồi cùng cô ở shop túi trên đường Đội Cấn. Minh chẳng bao giờ biết thế nào là duyên dáng, ý tứ trước mặt Nguyễn, không hiểu sao, cô thấy mình rất tự nhiên trước anh, không phải sợ anh đánh giá này nọ. Mà nếu anh có đánh giá,Minh cũng chẳng sợ, anh muốn nghĩ sao thì nghĩ. Minh sực nhớ ra phải hỏi anh một chuyện:

– Lúc nãy, anh gọi tới nhà em à?
– Uh, sao em biết?
– Cái Dung nó bảo. Có việc gì à?
– Không, anh chỉ muốn hỏi xem em đã về nhà an toàn chưa thôi.
– Rồi sao?
– Thì thấy em ấy nói là em chưa về, anh sốt ruột lái xe đi theo xem nhỡ em say quá ngã rúi rụi thì làm sao.
– Em có say đâu.
– Thì bạn của em say, làm sao em vừa đi xe vừa đỡ bạn được.
– Nó không phải bạn em, mà là em họ em đấy.
– Thế à, tại anh thấy lúc ở KS, em cứ cậu cậu tớ tớ.
– À, là cách gọi thôi, cho thân thiết…
– …
– …
– Tại sao tự dưng anh lo lắng cho em?
– À… anh thấy bọn em con gái, đi về thế nguy hiểm, thì lo thôi. Em chưa thấy ai làm việc thiện à?
– Xì, lại “làm phúc” à?… dù sao thì… em cũng cảm ơn anh nhé.
– …
Nguyễn không nói gì, anh chỉ cười, rồi dựa vào thành ghế, quay sang nhìn Minh không dứt. Lúc này, khi không còn tập trung ăn nữa, Minh cảm nhận rõ cái nhìn ấy, nó khiến cô nóng bừng mặt, tim đập rộn ràng. Minh phải cố kìm nén để thở cho đều đặn, để Nguyễn không phát hiện ra tâm trạng của cô lúc này. Minh hết nhìn phía trước, bên phải xe, trên trần, rồi bảng tên, cô không biết còn chỗ nào để chú ý vào mà tránh ánh mắt anh. Tay chân cô lúc này sao mà thừa thãi thế, đầu óc cô sao mụ mẫm quá, không nghĩ ra được gì để hỏi. Điều duy nhất cô có thể làm là cố gắng tỏ ra thản nhiên nhất, mặt phải tỉnh bơ coi như không biết gì. Nguyễn nhìn một lúc, liền với tay, bật nhạc nhè nhẹ, lại là những tình khúc du dương với giọng hát Quang Dũng. Minh thấy thoải mái hơn một chút, hai người cứ ngồi im lặng nhìn ra phía trước, lắng nghe từng lời chứa chan ý nghĩa, hình như Quang Dũng đang hát nhạc của Phú Quang. Lần đầu tiên cô tập trung vào một bài hát do ca sĩ này thể hiện, dù biết anh đã lâu qua báo đài. Liệu có phải do Quang Dũng hát truyền cảm, hay do bài hát vốn đã rất chứa chan, hay do Nguyễn ngồi đây cùng với cô mà Minh thấy tác phẩm trở nên cuốn hút lạ kì. Nghe hết bài nọ tới bài kia mà không chán, Minh quen dần với giọng trầm ấm, khỏe khoắn, trữ tình của Quang Dũng. Cô không ngờ, một người như Nguyễn lại có gout âm nhạc sâu lắng như vậy. Cuối cùng thì cô cũng tìm thấy ở anh một điểm chung để có thể nói chuyện:

– Anh nghe nhạc Quang Dũng lâu chưa?
– Cũng mới thôi, trước anh chỉ nghe nhạc vàng, nhạc đỏ. Anh mới mua cái đĩa này theo lời giới thiệu của người bán, nghe xong rồi muốn nghe mãi.
– Anh phải nghe mấy tháng rồi í chứ, lần trước đưa nhà em về quê, hình như anh cũng bật đĩa này.
– Uh, hôm đó là lần đầu tiên anh nghe đấy.
– Thế à, còn hôm nay là lần đầu tiên em nghe đấy.
– Em có thấy thích không?
– Uh, cũng khá hay, em nghe được.
– Vậy em cầm đĩa này về mà nghe đi.
– Thôi, để anh còn nghe trên xe chứ?
– Anh sẽ mua đĩa khác.
– Em tự mua cũng được mà.
– Em đi xe miễn phí được, gọi điện thoại miễn phí được, thì nghe nhạc miễn phí một lần thử đi.
– Haizzz, đấy là anh xin chết đấy nhé.
– Vâng, thưa cô.
– Hị hị.

Cái câu “Vâng, thưa cô” của Nguyễn có phần trách móc, nũng nịu, chiều chuộng, hỗn hợp âm ấy sao nhẹ nhàng đến thế. Anh cười cũng rạng rỡ hẳn, ánh mắt nhìn cô cũng có phần sung sướng kì lạ. Việc cô đồng ý nhận cái đĩa lậu khoảng 20k ấy có gì mà khiến anh vui tới vậy? Thậm chí anh còn hơi bối rối, liến thoắng đủ thứ linh tinh không đầu không cuối. Minh ngồi nghe phụ họa theo, thỉnh thoảng hai ánh mắt nhìn nhau trong giây lát rồi vội vàng nhìn đi chỗ khác. Anh đã tìm thấy thứ âm nhạc mà cô thích và anh cũng thích nên cảm giác khoảng cách giữa hai người được thu hẹp lại một chút? Có vẻ như cô đang hơi quá thoải mái với anh, còn anh thì đang cố gắng gần gũi với cô. Minh không muốn cứ tiếp tục ở trong xe để cảm giác đan xen ấy lớn dần hơn, cô mở cửa, bước ra ngoài, lấy mũ áo khoác chụp lên đầu, khoanh tay, đi lang thang ra chỗ mấy gốc cây xà cừ. Ánh điện đường vàng vọt hắt xuống không gian yên tĩnh, Minh thấy bóng mình đậm nét trải dài theo mỗi bước đi. Tiếng giày thể thao đáp nhẹ xuống nền đường, cũng giống như tiếng trống ngực cô đập nhẹ trong lồng ngực, môi cô khẽ nở một nụ cười giống như trái tim cô khẽ mở ra đón chào luồng gió mới. Ngoài trời lạnh thế này, mà sao trong xe lúc nãy lại nóng sực, ngột ngạt khiến cô không thở nổi? Phải chăng vì trong lòng cô đang rộn ràng một cảm xúc khó tả? Phải chăng hai con tim ấm nóng hòa chung nhịp đập đủsưởi ấm cả không gian xung quanh? Minh thấy mình tự run rẩy trong những rung động ấy, muốn nó thoát ra bằng câu nói, bằng cái nắm tay, bằng ánh nhìn da diết, nhưng lí trí lại không đồng ý, khiến trong người có phần bức bối khó chịu. Làm vài động tác thể dục khởi động, Minh cố gắng xua đi những suy nghĩ có phần mơ mộng ấy. Chỉ là những hành động quan tâm thông thường thôi, cô đừng làm quá lên, sẽ rơi vào trạng thái tưởng bở thì buồn lắm. Minh nghe thấy tiếng mở đóng cửa xe, rồi tiếng bước chân tới gần, nhưng cô không quay lại. Cô biết đó là Nguyễn, và cô đang thấy hơi bối rối vì không muốn anh nói chuyện ngay lúc này khi cô chưa xua tan được mọi ảo mộng về anh.

– Em có điện thoại đấy.
– Chắc là của Dung à? Nó bảo gì?
– Uh, em í bảo là “hành động thôi” (cười lém lỉnh).
– Hì hì, đúng là hoa tiêu ngoan.
– Bây giờ sao?
– Đưa bọn em quay lại nhà đi, chắc bố mẹ em đóng cửa phòng rồi.
– Bố mẹ em nghiêm thế à?
– Tùy từng việc.
– Về rồi làm sao đưa em kia lên phòng được?
– Em đạp cho nó cái là tỉnh ngay ấy mà.
– Hì, lên tới phòng thì gọi cho anh nhé?
– Để làm gì?
– Để anh biết xem có “an toàn” không?
– Hị hị, sao tự dưng anh lại quan tâm chuyện đó?
– Anh… muốn tìm hiểu cuộc sống của em thôi.
– Tìm hiểu làm gì?
– Để biết.
– Biết làm gì?
– Để cố gắng làm gì đó cho hợp với “cách em thích”.
– “Cách em thích” thì liên quan gì tới anh?
– Có liên quan chứ.
– Em chẳng thấy liên quan chỗ nào.
– Nó nằm ở trái tim anh chứ không phải em, làm sao em biết được.
– …???…
– …………………

Nguyễn tự tin nhìn vào mắt cô, Minh hơi bất ngờ vì sự tự tin ấy. Cô thừa nhận rằng, trong cuộc đối thoại vừa rồi, cô đã cố tình dồn anh vào chân tường, cô muốn con người nhút nhát trong anh phải bứt phá, nói rõ suy nghĩ trong lòng anh, cô muốn biết tại sao anh lại quan tâm và chiều chuộng cô? Cô muốn anh thật tự tin, mạnh mẽ, dám thể hiện tình cảm của mình, phải khiến cô rung cảm mãnh liệt, chứ không phải chút xúc động thoáng qua. Anh không dứt khoát với tình cảm của mình thì không thể khiến Minh tiến xa hơn hay lùi lại được. Cô sẽ chờ đợi anh làm gì đó khác đi, thật quyết đoán, chứ không chỉ đơn giản là sự kiên trì dai dẳng như đưa cô mấy chai nước. Câu nói “Nó nằm ở trái tim anh chứ không phải em” cũng là một sự tiến bộ vượt bậc của Nguyễn rồi, Minh ghi nhận điều đó, nhưng nó chưa đủ để cô có thể dừng lại nhìn anh say đắm quá 30s. Ngay lúc này, Nguyễn đang nhìn cô với ánh mắt trìu mến, chờ đợi, nhưng Minh chỉ ngây người ra trong chốc lát, rồi cô chớp chớp hàng mi, quay người đi thẳng ra xe, không nói gì. Nguyễn lục tục đi theo, nổ máy, đưa Minh và Thụy Anh về. Tới nhà, Minh mở khóa, đóng cửa rồi ra lan can tầng 3 nhìn xuống, Nguyễn vẫn đứng đó đợi, ngóng trông cô. Minh giơ tay ra hiệu “Mọi việc đã ok, anh về đi”. Nguyễn gật đầu, nhanh chóng vào xe phóng một mạch không dừng lại. Minh đứng đó, nhìn món đồ lưu niệm mang tên “cây dừa” của Nguyễn ở cuối “vườn nha đam”, cô bất giác thở dài, rồi cố gắng hít thật nhiều không khí, ngửa mặt lên trời mong ngóng một ngôi sao băng, thứ mà cô chưa bao giờ nhìn thấy. Dẫu biết là trẻ con, nhưng cô vẫn luôn tin rằng, cứ ước thật nhiều rồi sẽ có ngày thành hiện thực. Điều ước hôm nay của cô là “ Xin hãy cho con sức mạnh để thoát khỏi tình cảm với người con trai xa xôi này”.

Minh rất dễ mủi lòng, người ta mà ăn nóingọt xớt, chưa chắc cô đã thích, nhưng nếu họ làm một hành động quan tâm sâu sắckèm theo một câu đầy ẩn í sâu xa, thì cô lại dễ dàng bị đánh gục. Nguyễn cónhìn ra điểm yếu của con bé tính cách chanh chua, đanh đá, bất cần mà lại giấukín nội tâm của cô hay không nhỉ? Anh mới chỉ ở giai đoạn tìm hiểu và bắt đầután tỉnh Minh, nên cô luôn cố gắng để anh không biết cô đang nói thật hay nói dối,tâm tư thực sự của cô là gì. Minh thấy vui vui nếu lừa được anh những chuyện nhỏnhặt, hoặc khiến anh bất ngờ khi cô nói A nhưng lúc làm lại thành là B (ví dụnhư vụ con cháu và người yêu du học) Nhiều lúc, Minh thấy Nguyễn sao tồ thế, muốnhiểu về cô sao không hỏi toẹt ra: em thích màu gì, số mấy, phim nào, ca sĩ mô,như cái thời trẻ trâu viết giới thiệu bản thân trong sổ lưu bút. Anh cứ nói xaxôi về ông trăng, ông sao, về diễn viên A, nhạc sĩ B, rồi chờ đợi phản ứng củaMinh, như cái vụ đĩa hát của Quang Dũng. Cách làm của anh cũng có cái hay riêng,người đón nhận như Minh sẽ cảm thấy thật sâu sắc và khó quên hơn, chỉ tội hơilâu , đúng là anh mang đậm bản chất chai mặt trai làng xứ Nam. Tối hôm cùng đợi “bố mẹ Minh đi ngủ” ấy, do bốirối trước tình cảm dành cho Nguyễn, và vội vàng “hành động”, Minh đã quên khôngcầm theo cái đĩa nhạc mà anh “năn nỉ” cô nghe. Minh cho nó vào một nơi xa xămtrong trí nhớ, tiếp tục những ngày rong ruổi tới trường miệt mài đèn sách chuẩnbị cho tương lai. Một tuần sau, Nguyễn tới cồng trường đợi Minh, anh đứng đúngvị trí mà Cường đã trồng si hôm nào. Đang tung tăng đạp xe ra, Minh sững người,nụ cười gượng gạo vì ngạc nhiên xen lẫn vui thầm trong lòng:

-Anhđứng đây đợi em hay cô chân dài nào đấy?
-Đợi em chứ ai
-Có việc gì thế?
-Hôm nọ em quên ko cầm cái đĩa nhạc của Quang Dũng
-Haizzz, khi nào gặp thì đưa cũng được mà.
-Chẳng biết bao giờ em mới cho anh găp em nữa.
-Em không thích anh tới cổng trường thế này đâu, em có phải hotgirl đâu mà . Bạnbè em thể nào cũng trêu
-Trêu gì, coi anh như bạn bè thôi ko được à?
-Bạn bè gì mà phải đến tận cổng trường đợi nhau. Vừa mới nhổ được một cây si, giờlại mọc cây khác, ngại bỏ xừ, phiền lắm. (Gân cổ lên cãi, Minh không biết mìnhvô tình bị hớ)
-Mới nhổ một cây si á? Cây nào?
-Ơ….à không, đại loại là anh ko cần phải biết.
-Anh có định làm cây si ở đây đâu mà em phải lo.
-Ơ…thì, đấy là em dặn trước thế. (Muối mặt quá)
-Hì hì….., em gửi xe, anh chở em về nhé?
– Điên , mai em phải cuốc bộ đến lớp à?
-Thì mai anh lại tới đón em.
-Thôi thôi, phiền chết đi được. Tự túc là hạnh phúc.
-Thế giờ anh đi cùng em về nhé.
-Để làm gì? Em có cần vệ sĩ đâu.
-Để nói chuyện thôi
-Thôi thôi, xin anh. Anh đi xe máy thì có mất tí sức nào đâu. Em đi xe đạp, mệtbỏ xừ, không có hơi mà tiếp chuyện anh đâu.
-Thì anh đi xe đạp, còn em đi xe máy.
-Haizzz……, nghe hấp dẫn phết nhờ.
-Đồng ý đi
-Không được, nhỡ người yêu em nhìn thấy thì lại thắc mắc.
-Người yêu em đang ở Việt Nam à?
– À…uh, mới về
-Về liên tục thế à? Mới hôm 20/10 hay sao í nhỉ?
-Uh, ….. về ăn tết.
-….Thế thôi vậy, anh về trước nhé.
-Uh…..

Rõ ràng Minh đuổi anh về trước, nhưngkhi anh nổ xe phóng đi thì cô lại thấy…tiếc. Có anh cùng đi về sẽ vui mà, Nguyễnkhông phải là Cường, cô không cảm thấy “nhạt” khi anh đề nghị cô đi xe máy củaanh, còn anh đi xe đạp của cô. (Cường không tâm lí ở khoản, cứ nghiễm nhiên cưỡiHonda, mặc Minh cong mông với con địa hình già) Cái thói quen tinh tướng, hắt hủiNguyễn hình thành từ ngày đầu gặp anh, Minh bắt đầu thấy hơi hối hận vì cáchhành xử của mình. Nguyễn cũng lạ, người ta mới xua một tí đã tự ái bỏ về trước.Cô sợ anh khó xử hay là đang ghen với “người yêu du học” của Minh nhỉ? Mọi khi anh kiên trì lắm cơ mà, sao hôm nay mớicó thế đã vội vàng bỏ mặc cô lọc cọc một mình trong buồn tẻ thế này. Nghĩ mà tứckhông chịu được, Nguyễn làm thế chẳng khác nào ông đánh cá đang cầm cần câu nhửcon mèo. Cá gần tới miệng mèo rồi thì lại giựt phăng đi mất, làm nó mải miết chạytheo. Minh không đến nỗi “thèm cá” như con mèo, nhưng cô thấy mình cũng muốn đuổitheo Nguyễn như nó đuổi theo con cá. Cô chỉ khác mèo là biết xấu hổ hơn một tí.Trong lúc bực mình thế này mà có đứa nào đi xe máy phía sau cứ bấm còi tin tinsốt hết cả ruột. Minh chẳng buồn ngoái lại nhìn, chỉ cho xe đi chậm lại, và sátvào lề đường hơn một chút. Chiếc xe ấy thôi còi, phóng vượt lên, ngang bằng vớixe Minh, không ai khác, đó là Nguyễn.

-Lạigì nữa đây? Tưởng anh về tới nhà rồi í chứ?
-Hìhì, …thì là nói chuyện
-Đã bảo em ko có hơi tiếp anh đâu.
-Thì đổi xe đi
-Không, anh đi về đi cho khỏi tắc đường.
-hì….,tắc càng thích.
-Haizzzz……..
-……….
-……….

Nguyễn lì lợm, không chịu buông thaMinh, cô phóng nhanh thì anh phóng nhanh, cô chậm lại thì anh chậm lại. Nguyễncứ rà rà cái xe máy bên cạnh, nhìn cô cười ranh mãnh. Minh tức đỏ bừng mặt, cô mà cứ đôi co thế nàythì chỉ mình cô mệt, chứ cái gã bên cạnh kia tha hồ khoái trá xem cô cáu giận rồicười như đang coi phim hài. Dùng dằng ra đến đầu phố Chùa Láng, Minh liền dừnghẳn xe vào lề đường, đứng xuống, gác chân chống, hai tay khoanh trước ngực,vênh váo nhìn Nguyễn. Anh thôi không dám cười nữa, cũng dừng xe lại, nhưng vẫnngồi trên yên. Mặt Minh lạnh tanh, giọng tỉnh bơ, và có phần như dân anh chịhay gọi đối thủ ra để đánh nhau:
-Anhxuống xe đi.
-gì?
-Embảo anh xuống xe đi. (Chậm rãi từng từ từng chữ một, )
-Đây…., rồi….., sao nữa?
-Anh đi ra đây em bảo.
-……..

Nguyễn rút chìa khóa xe, tiến lại phíaMinh, nhìn có vẻ hơi lo lắng không hiểu cô định làm gì? Người thì nhỏ bé mà tỏra hổ báo lắm, ai mà biết trong đầu cô đang nghĩ gì thì sẽ cười cho thối mũi.
-Saothế, sao tự dưng dừng lại?
-Anh…… (mím môi)
-Uh, sao?
-Anh đưa chìa khóa xe đây, rồi đi xe đạp đi, hị hị (tủm tỉm)
-Hì……có thế mà cứ làm như sắp đánh anh không bằng
-Nhưng xe anh có dễ đi ko đấy?
-Thử rồi biết.
-Em mới chỉ biết đi xe ga thôi.
-Xe số còn dễ hơn
-Nhìn nó tã thế này, liệu có chết máy giữa đường ko đấy?
-Đừng coi thường nó, máy khỏe lắm đấy.
-Em ngồi trên xe này, chả khác gì bà nông dân đi bắt lợn. (phóng đại lên mấytrăm lần)
-Hì hì…..,làm gì mà em chê nó kinh thế?
-Nó phải đời 6 mấy à?
-Ko, bố anh mới mua nó được 20 năm thôi.
-Ẹc…..

Minh cũng đi xe số nhiều lần rồi, nhấtlà con la già của Hà, nhưng cái xe dream của Nguyễn nhìn lâu đời quá, Minh sợnó giật giật cho mấy phát thì cô lại gây ra tai nạn. Nguyễn nhắc nhở cô mấy điềucơ bản, Minh cứ gật gật đại đi chứ chẳng cho tí nào vào đầu. Cô loạng choạng mấybước đầu, rồi cũng cho xe sang đường antoàn. Mấy khi đi học về mà không phải còng lưng lên đạp xe, nên Minh có vẻ hơikhoái chí quá. Cô cứ thế tung tẩy phóng như bay qua ngã tư Đê La Thành – NguyễnChí Thanh, mãi đến tận gần ngã tư Kim Mã, Minh mới chợt nhớ ra là Nguyễn đi xeđạp thì không thể đuổi kịp cô được. Cô dừng lại ở vệ đường, đợi anh, định bụnglà tới KS Daewoo sẽ bắt anh đổi xe để cô tự đi về. Nhưng đợi cả 5p chẳng thấyanh đâu, Minh sốt ruột, vòng xe quay lại tìm. Hóa ra là chàng đạp khỏe quá, lúclên dốc chỗ Đê La Thành thì bị …đứt xích. Phải dừng lại sửa xe ở một bác ngồi gầnđài truyền hình. (Chỗ có biển quảng cáo thuốc diệt mối mọt). Sau khi nghe Nguyễnphân trần giải thích, Minh đành dựng xe lại, cùng anh ngồi đợi.

-Emuống nước mía ko?
-Không……. (nhìn xung quanh xem có gì hơn)
-Thế em uống gì để anh mua?
-Ờ….., thạch dừa. (chỉ sang bên kia đường)
-Uh, đợi anh một tí
-Nhớ xin 2 cái thìa nhựa nhé? Mua 1 quả thôi. (Nói với theo khi Nguyễn đã đi đượcnửa đường)
-uh ……..

Cái việc sửa xích xe thì ko tốn thờigian lắm đâu, nhưng bác sửa xe lại đang vướng cái lốp của một bạn khác, phải đợikhá lâu mới tới lượt cô. Minh thích ăn thạch dừa vì nó thơm, ngọt dịu và đặc biệtlà rất mát. Dù mùa đông hay mùa hè, cô đều có thể chén sạch 1-2 quả, thay cơmluôn cũng được. Tính Minh thẳng thắn, đi đâu chơi, ăn gì, mua gì, cô đều chẳngngại ngần nói rõ mong muốn của bản thân, không ái ngại dù nó tốt hay không, miễncô thích là nhích. Nguyễn khác Minh, anh luôn dặn dò cô rằng cái này tốt cho sứckhỏe (nước lọc), cái kia có hại cho da (café), cái kìa gây cháy nắng (ko đeogăng tay), cái kĩa làm mất hình ảnh nữ tính (rượu bia). Nguyễn mua thạch dừa cho Minh, còn phần anhko gì khác là chai Lavie. Minh chẳng hiểu tại sao anh lại thích cái thứ nước nhạtnhẽo ấy. Có người ví von: vợ là nước lọc, còn bồ là bia hơi. Nước lọc thì tốtcho sức khỏe, còn bia hơi làm người ta sảng khoái. Nguyễn mà thích uống Laviethế, thì chắc là gu người yêu của anh cũng phải trong sáng, ngây thơ và nhạt nhưthế. Cứ thử chơi với Minh một thời gian mà xem, thể nào anh cũng chán ngán vì sựquá quắt của cô. Minh sẽ chờ xem anh chịu đựng được bao lâu? Nguyễn vừa đưa dừacho Minh, vừa hỏi:

-Em lấy hai cái thìa làm gì?
-Thì anh một cái , em một cái chứ sao?
-Làm gì?
-Ăn thạch.
-Anh không ăn đâu, em ăn hết đi.
-Không ăn mất quyền lợi đấy nhé?
-Quyền lợi gì?
-Ờ thì….quyền lợi được ăn chung với em.
-Thôi, anh ….nhìn em ăn là được rồi.
-Khiếp quá, nhìn thì làm sao em ăn được. Giống cảnh con đợi mẹ bón cơm, mà mẹ cứchén tì tì .
-Hì…..

Mãi về sau này, khi hai người đã yêunhau rồi, Nguyễn mới cho Minh biết, việc cô muốn chia sẻ với anh quả thạch dừalàm anh vui lắm, vì anh nghĩ , lúc đó, trong lòng cô, anh không còn chỉ là mộtcây si vô tri vô giác. Cô đã biết nhớ tới anh khi ăn, chứ không phải hạt bụibám trên người lúc nào cũng muốn phủi đi. Mỗi khi áo len của Minh bị xù lông,nhìn những bụi trắng bám lên đó, cô lại nghĩ tới anh, một người cô đã từng coinhư hạt bụi.

Sì sụp một lúc, Minh cũng vét sạch quả dừa,hết cả cùi bên trong, rồi cô liếm liếm môi nhìn Nguyễn ra vẻ “anh đã mất quyềnlợi rồi đấy”. Nguyễn giục cô lấy giấy ăn mà lau miệng đi, con gái ăn mà chẳng ýtứ (dù cô có ngoét ra mồm tí nào đâu). Anh nói vậy là để cô khỏi nhìn anh giễucợt nữa, anh đang ngượng, đến nụ cười của anh cũng thể hiện rõ điều đó. Anh ngượnghay anh đang cố gắng che giấu niềm vui trong lòng thì Minh không biết, cô chỉbuông một câu xanh rờn “làm gì có giấy mà lau?” và nhìn anh như sai khiến. Nguyễn thắc mắc tại sao con gái mà lại không mangtheo giấy ăn trong túi, những người anh biết đều chuẩn bị đầy đủ phụ kiện khira ngoài mà. Anh lại phải đứng dậy, sang bên kia đường, mua một túi khăn ướt nhỏ,một túi giấy ăn xinh xinh, đưa cho Minh. Cô thản nhiên rút vài tờ, lại lau mặt,lau miệng, lau tay trái, lau tay phải, chỉ thiếu nước lau luôn cái xe đạp càtàng của mình thôi. Nguyễn cứ tủm tỉm cười, anh chẳng buồn hỏi nữa, vì chắc làcô lại thấy “dinh dính” như lần trước. Minh rút ra vài tờ khăn ướt đưa cho Nguyễn, anh trố mắt ra không hiểugì, cô hẩy hẩy:
-Anhlau mặt đi chứ sao.
-Anhcó ăn thạch đâu
-Không ăn thì ko được lau à?
-Lau làm gì?
-Cho sạch, cho thoải mái
-Trờilạnh thế này, anh không ham hố lau mặt cho mát đâu.
-Haizzzz, đàn ông gì mà….có tí đã kêu lạnh.

Minh không biết Nguyễn rất kém về đườnghô hấp, hồi bé anh từng bị hen suyễn và viêm tai giữa đến 12 tuổi mới khỏi. CònMinh khi đó, như con trâu ở tuổi mọc sừng, lúc nào cũng thấy người hừng hực thừathãi năng lượng. Cô muốn chạy, muốn nhảy, muốn hét hò cho cuộc sống tươi mớivui nhộn, chứ không muốn lê lết những tháng ngày buồn tẻ nhàm chán. Minh ngưỡngmộ lắm những anh chị tiền bối lúc nào cũng sẵn sàng xách ba lô lên và đi tới khắpmọi nẻo đường trên tổ quốc. Nếu cô không có một bà mẹ có sở thích nhốt con ởnhà thì có lẽ cô đã đặt chân tới mọi tỉnh thành trên cả nước (bốc phét). Về saunày, Nguyễn hay phải đi tiếp khách nhiều, anh uống bia với đá lạnh thườngxuyên, thành ra viêm họng liên miên. Minh suốt ngày chửi đổng mấy đứa dược sĩ cạnhvăn phòng anh toàn kê thuốc đểu cho anh, uống mãi mà không khỏi. Mỗi khi thay đổithời tiết, chỉ một đêm thôi, sáng hôm sau dậy là cả 3 bố con thi nhau hắt hơi,tiếp đến là sổ mũi, và không thoát được những cơn ho. Minh thì khỏe re, nhưngcũng phát mệt vì phải chăm chút cho cả ba con cuốc.

Phảiđợi lâu, Minh bắt đầu cáu, cô rất ghét việc phải ngồi không nhìn người khác làm cái gì đó, Minh không kiên nhẫnđược trong những trường hợp này. Ăn uống no say rồi, Minh chán quá, quay ra mắngNguyễn:
-Anhđi xe thế nào mà đứt được xích mới lạ đấy.
-Em thay xe đi được rồi đấy
-Em đi nó gần 6 năm rồi, có làm sao đâu
-Anh đen thế, đúng lúc nó hấp hối.
-Xì…..anh chủ đích phá xe em thì có.
-Anh phá xe em để làm gì
-Để em không còn xe đi nữa chứ sao
-Anh dại gì, lại phải đền à
-Anh cào ra đấy ăn vạ thì em đòi được à.
-Em cứ làm như anh là Chí Phèo không bằng.
-Biết vậy em phóng thẳng về nhà luôn, ngồi đây chán bỏ xừ
-Sắp xong rồi, chịu khó chút đi em.
-Haizzzz, thế mới biết, anh cũng giỏi thật, đứng đợi ở ngã tư Kim Mã chỉ để đưaem chai nước mà ko biết chán.
-Uh, cứ nghĩ sẽ gặp em là anh ko thấy chán tí nào
-………..

Lại thêm lần nữa, Nguyễn nói một câu làmcho Minh không đáp lại được. Nếu cô còn gân cổ lên cãi thì vô duyên quá, màcũng không biết cãi gì vào lúc này. Chỉ im lặng, liếc qua Nguyễn, thấy anh đang nhìn cô chăm chú , thìquay đi chỗ khác. Minh cũng định thay xe lâu rồi, nhưng cô không muốn mua mộtchiếc xe đạp khác trong khi còn hơn 1 năm nữa là ra trường thôi, lúc đó mua xemáy thì chiếc xe đạp ấy lại để không. Minh cũng muốn giống các bạn, mặc quần áoxinh xắn, đi xe tay ga sang trọng, lướt qua cổng trong sự ngưỡng mộ của côngchúng. Nói hoành tráng thế thôi, lớp cô có cả tá con gái nhà giàu, mới học nămT2-T3 đại học đã đi xe ga hiện đại nhất khi đó. Minh không cần nổi bật như vậy,chỉ một chiếc xe số thôi cũng làm cô thỏa mãn. Theo quan điểm của Minh, nếu đãcó tiền mua SH, thà mua ô tô Matiz mà đi còn hơn. Nhưng số cô cũng bê bết lắm,ra trường đi làm rồi, vẫn phải cưỡi anh “bus” nửa năm trời.

Cả hai cùng im lặng một lúc, khi đó đống thạch dừa lạnh bắt đầu ngấm, Minh cảmthấy rét. Cô hơi co người lại, hai tay ôm lấy cổ áo , chùm mũ lên đầu. Nguyễn thấy Minh như vậy thì lo lắnghỏi:
-Emlạnh lắm à?
-Uh, lạnh sắp chết rồi.
-Ai mà lúc nãy vừa to miệng chê bai anh thế nhỉ?
-Là em đấy, có sao không? Anh giễu cợt em đấy à?
-Hì…không.Em mặc thêm áo khoác của anh nè.
-Thôi, không lạnh lắm đâu, anh mặc đi
-Anh đàn ông con trai mà, lạnh thế này là bình thường.
-Em đã bảo không mặc mà
-Không phải ngại mà (cầm khoác lên người cô)
-Kệ anh đấy nhá, cố tỏ ra gallant mà ốm thì đừng có bảo tại em.
-Rồi rồi……..
-……….
-……….

Chờ đợi mãi, cuối cùng thì em địa hình củacô cũng được sửa xong. Tất nhiên là Nguyễn phải thanh toán chi phí cho âm mưuphá hoại của anh. Minh nhất quyết không cho anh động vào xe của cô, và dặn anhtừ giờ đừng có bén mảng ở cổng trường cô thêm một lần, cô rất ghét bị bạn bètrêu chọc. Nguyễn đợi cho Minh dạy dỗ xong, cô trèo lên xe rồi, định đạp đi thìanh mới ngập ngừng nhìn cô và nói với giọng rất dịu dàng:
-Anh bảo này……
-Gì?
-Từ mai, em lại đi học qua đường Liễu Giai nhé.
-Để làm gì? Em ko uống nước nữa đâu.
-Để anh nhìn thấy em.
-Sao lại phải để anh nhìn thấy em?
-Em có cần thiết phải hỏi lí do không?
-Có, làm gì cũng phải có lí do chứ?
-Nhưng em có đồng ý không đã?
-Ô hay, là anh muốn em đi đường đó, chứ anh ko nói lí do thì kệ anh, chả liênquan tới em.
-Hì…., vì anh muốn gặp em thôi.
-Cả tỉ người muốn gặp em (ẹc ẹc)
-Hì….,anh lo lắng xem xe em đi có ổn ko thôi.
-Cả tỉ người lo lắng cho em rồi (ak ak)
-Hì…., vì anh thấy ….. nhớ em
-Cả tỉ người thấy…… hả……
-………
-………

Não Minh phân tích dữ liệu hơi chậm, miệngđã lỡ phọt ra đến nửa câu rồi thì não mới phân tích xong những lời cuối cùng củaNguyễn. Anh nói rồi, anh nói rằng anh nhớ cô, anh muốn được nhìn thấy cô, chứng tỏ là anh có tình cảm vớicô. Biết rằng Minh đã có người yêu, bị cô đối xử lạnh lùng, thậm chí còn cóthái độ coi thường người con trai nhà quê vụng về, thế mà anh vẫn đủ dũng cảm đểbày tỏ tình cảm và có ý theo đuổi cô. Hẳn đêm về, anh vẫn thường đặt mình và ngườiyêu du học của Minh lên bàn cân, thấy rõ sự chênh lệch giữa hai người, cơ hội đểMinh yêu anh cực kì mong manh. Nếu cô có yêu anh, thì cũng không thể kéo dài,vì sự khác nhau giữa môi trường và thói quen sống. Liệu anh có đủ khả năng đểđáp ứng cho một cô tiểu thư con nhà khágiả hay không? Nếu có chinh phục được cô ta thì liệu anh có sống hạnh phúckhông, có chịu đựng được sự ghẻ lạnh ghét bỏ của nhà Minh không? Những câu hỏinày, một người bình thường cũng có thể nghĩ ra và tự mình giải đáp. Nguyễn phải chấp nhận thân phận mình nhà quê, nghèo khó,công ăn việc làm không rạng rỡ, theo đuổi cô anh lấy gì để đảm bảo rằng cô sẽyêu anh thực sự và bền chặt? Xác định rõ sự thua thiệt như vậy mà anh lại khôngsợ hãi, vẫn muốn thân thiết với cô sao? Ngay lúc đó, lòng Minh như mở cờ, reovui, múa hát, cô chỉ muốn nhảy cẫng lên, hú vài tiếng cho sảng khoái, nhưng bảntính tinh tướng không cho phép Minh làm điều muối mặt như vậy. Cô hơi chúm môilại, mặt lạnh te, chằm chằm nhìn Nguyễn, không tỏ thái độ vui mừng hay tráchmóc, khiến anh bối rối vô cùng. Mặt Nguyễn đỏ bừng lên như vừa uống cả boong rượuAnh Đào, lan ra tận hai tai. Anh không dám nhìn cô, chỉ liếc qua rồi đảo sangtrái, sang phải, lên cây, rồi xuống chân, một tay đút túi quần, một tay cứ cho lên đầu vuốt vuốt quả tóc chẻ đôi(giống Đan Trường). Bộ dạng của anh làm Minh càng muốn phá lên cười ầm ĩ, cô cốgắng nắm chắc lấy hai tay xe để khỏi bật ra sự khoái trá. Phải đứng như thế vàiphút, khi không thể nhịn được nữa, Minh đơi anh ngước mắt lên nhìn cô thì lườmmột cái rõ điêu, quay ngoắt người đạp xe đi. Chưa hiểu thái độ của Minh là gì,Nguyễn chỉ biết ngơ ngác hỏi với theo:
-…Ơ….,em ko trả lời anh à?
-Biết thế đã …….

Minh không ngoái lại nhìn mà trả lời mộtcâu gọn lỏn mà chắc là nghĩ đến tận cuối tuần Nguyễn vẫn không hiểu cô có ý gì.Cho rằng, anh có thể phóng xe đuổi theo và tiếp tục bắt cô trả lời , Minh bachân bốn cẳng đạp cho thật nhanh, đến khi qua ngã tư Kim Mã, gần tới Ủy ban QuậnBa Đình rồi, Minh mới ngoái lại kiểm tra , không thấy ai, và cứ thế là ngoác miệngra “há há há”. Mông cô ngoáy ngoáy trên yên xe (giả điệu bộ nhảy nhót), làmtoàn bộ thân con địa hình già đảo lắc liên hồi, tưởng chừng như về tới nhà thìcả 2 bánh đều cong vành mất thôi (lại phóng đại). Nỗi niềm hân hoan này, liệucó ai có được như Minh? Trái đất có hàng tỉ tỉ người, và hàng tỉ tỉ cặp đôi yêunhau, thế mà lúc ấy, Minh tưởng như cô là nữ hoàng tình ái, chính cô là người cầmcung tên bắn vào đầu Nguyễn, chứ không phải ông Cupid dở hơi nào đó. Trong lúckhoái trá, cô đã bắn tùm lum tất cả những ai cô gặp, gom hết những cảm xúc hânhoan của họ, nhét vào trong bụng, và giờ thì cười ha hả để nhả ra cho nhẹ bớt.Cô đã cố tình để lại cho Nguyễn bộ mặt lạnh tanh của mình, để anh đừng có tưởngbở là cô đã thích anh và chấp nhận hùa theo cái “nhớ” của anh. Anh đâu biết, côvui bỏ xừ, cứ nghĩ đến việc anh cả ngày thắc mắc không biết cô đang làm gì, ởđâu, tại sao ném cho anh cái nhìn hình viên đạn mà lại nói “biết thế đã” làMinh hả hê lắm. Cô sẽ một mình nhấm nháp niềm hân hoan ấy, và chờ đợi , cứ đểxem anh sẽ làm gì tiếp theo, liệu anh có đủ bản lĩnh theo đuổi và chịu đựng côkhông? Muốn có tình yêu của cô đâu phải dễ, mà sống được với cô còn là một chuyệnkhó như đi tìm lá diêu bông, hay bắc thang lên trời, hay đại loại là vượt chínnúi mười sông. Anh muốn cô chấp nhận tình yêu trắc trở, thì ít nhất anh phải đủkhả năng làm cho cô vứt bỏ tất cả để theo anh, trong đó bao gồm cả sự lo lắng,quan tâm, thương xót của bố mẹ cô. Một chút xíu chờ đợi, với mấy chai nướcthôi, chưa là tác phẩm gì hoành tráng. Anh phải tìm nhiều cách hay hơn đi , hị hị.

Nhữngngày sau đó, Minh luôn sống trong cảm giác vô cùng hưng phấn, làm gì cũng thấyvui và hiệu quả. Trên lớp, cô không còn ngủ gà ngủ gật, hay uể oải, mà tậptrung nghe giảng, cố gắng nhớ thật nhiều. Minh đồng ý với mẹ là không làm parttime và bán thiệp nữa, bà tài trợ tiền cho đi học thêm để thi T oefl. Mẹ nhất quyếtko cho mua xe máy, tính cô hay tập trung thái quá, lơ đễnh xung quanh, năm cuốilo lắng học hành, đi đường như thế rất nguy hiểm. Trường thì cách nhà có hơn2km, mẹ chỉ ưu ái cho cô đổi từ cào cào sang con Mini Nhật, đi êm và ngồi cũng đỡmỏi lưng hơn. Minh vui vẻ đồng ý, nhà Hà cũng giàu có , còn hơn nhà cô, chỉ có2 chị em mà bố mẹ nó mua hẳn cái nhà chung cư để ăn học 4 năm DH, thế mà nó vẫnchỉ đi con la già kia, vậy cô việc gì phải đua đòi. Điện thoại di động cũng chẳngcần, không có thì thiếu, chứ có rồi suốt ngày lại phải kiếm tiền mà nạp thẻ, buồnchán vì không ai gọi tới hỏi han. Với cô, lúc này học và ra trường kiếm tiền bạctỉ mới là quan trọng. (hị hị)

Minhcũng vẫn đi đường Bưởi, mỗi lần lên dốc 376 lại phải xuống xe để dắt, nhưngMinh không chịu khuất phục tình cảm của bản thân. Cô nghĩ lúc này cô đang nhưsay nắng sự nhẫn nại, kiên trì của Nguyễn mà thôi, không nên vồ vập quá, ngườita lại được nước, cho cô là người dễ dãi, hám trai. Nhất là lúc này, cô đang cómột anh “người yêu du học” tuyệt vời hơn cả chủ tịch nước, lẽ nào lại thể hiệncho Nguyễn thấy cô “bắt cá hai tay”? Làcon gái, cần phải kiêu một chút, tinh tướng một chút, miễn là biết dừng lại, ngậmmiệng đúng lúc, thì cánh đàn ông sẽ không thể coi thường được. Minh là con gái,còn nhỏ tuổi, nhưng lúc nào cô cũng đề cao cái tôi. Người khác có thể không thíchcô, không yêu cô, nhưng tuyệt đối không được coi thường cô. Tình cảm quý mến thìcó thể lấy được sau một thời gian tiếp xúcvà hiểu nhau, nhưng sự tôn trọng một khi đã không có hoặc mất đi, thật khó cóthể lấy lại. Đấy cũng là lí do, vì sao Minh luôn cân nhắc phải hành động theo lítrí cho “đúng”, chứ không phải nuối theo sở thích hay mong muốn của người khác.Sau này lớn lên đi làm cũng vậy, Minh chẳng sợ ai, kể cả sếp, vì cô không cố gắnglấy lòng anh thì cũng không sợ mất lòng. Tập trung làm việc cho hiệu quả, mangnhiều bonus về cho sếp, thì tự khắc sếp sẽ nể, và không cần hỏi cũng được tănglương. Cuối năm, cả công ty cũng chỉ có Minh chuẩn bị chút quà biếu sếp ăn tết,ở quê ck lên là tranh thủ qua nhà chơi mừng tuổi bà và các con của sếp (, cácem khác tản về quê hết.) Nhà sếp quá giầu, món quà triệu bạc không thấm vào đâu,chưa bằng 1/10 chai rượu sếp uống, nhưng sự quan tâm của mình thì vẫn phải có.

Công ty cũ có một em, bị chứng rối loạnphotpholipid (ko biết viết có đúng ko), cứ mang thai 7-12 tuần là bị sẩy. Mỗi lầnnhư vậy, sếp đều trích cho em í một khoản động viên. Minh ngồi phòng sếp nên biếtrõ. Mấy lần Minh thương, đều nói em đi khám ở BV phụ sản Hà Nội cho an tâm, cầnthì Minh giới thiệu người quen là y tá trưởng khoa A3, còn in cả tài liệu về bênhđó cho đọc, (vì một lần Minh đã nghe bác sĩ Cường tư vấn trên đài phát thanh nênđoán là bệnh đó.) Các chị em trong công ty cũng nói suốt, nhưng em í ko nghe, cứđể bầu nối tiếp luôn. Đến lần thứ 3, em lại bị mất tim thai ở tuần thứ 9, chỉsiêu âm ở phòng khám tư nhân gần nhà không tên tuổi. Sếp lại trích tiền động viên.Mấy bạn trong cty thấy vậy thì kêu gọi nhau mỗi người 200k làm phong bì đến thămem í. Các em ra hỏi Minh, cô trả lời thẳng thừng: “Chị không tham gia nhé” miễngiải thích gì thêm. Đứa nào cũng nhìnnhau, tỏ thái độ rất khó hiểu. Minh không quan tâm, cô thấy em kia không chịunghe lời khuyên của mọi người, không chịu tìm hiểu, để phải 3 lần hút phá con củamình đi, đã không bị khiển trách, lại còn được sếp trợ cấp 2 triệu, nghỉ 1 tuầnko trừ lương, thế là tốt lắm rồi. Minh chỉ làm phong bì khi nào em í sinh conkhỏe mạnh. Mấy hôm sau, Minh có hỏi lại mọi người là đi thăm em kia thế nào, thìai cũng hí hửng: “chị không tham gia, thế là mấy người cũng ko tham gia theo, bọnem thấy vậy cũng cancel luôn chị ạ. Chẳng ai muốn, nhưng cái H là bạn thân nó,cứ giục bọn em, chẳng nhẽ lại phũ quá. May mà có chị là đầu tàu”. 200k không cógì là to tát (em đó sinh con, mọi người trong cty đồng khởi 200k, Minh cho riêng500k, hồi đó 500k bằng 1 triệu bây giờ í), cái gì đúng thì làm thôi, Minh không sợ bị ghét. (Đoạn này hơi lạc đề tí nhé, để giải thích sự lạnh lùng của Minh dành cho Nguyễn ko phảilà giả tạo, mà là tính cách của cô ấy)

Mấylần, Nguyễn có gọi điện cho Minh, cô nhấc máy nhưng lại kêu bận. Nói chuyện quađiện thoại, Minh không “dẻo” được như face to face, đầu óc cứ đơ đơ chả nghĩ racái gì. Cô thích khi nói chuyện thì nhìn thẳng vào đối phương, chăm chú, tậptrung thể hiện rõ sự quan tâm của mình vào người đó. DT chỉ để cô nghe cái Huyềnkể lể tình trường của nó, hoặc gọi cho lớp trưởng hỏi mượn vở/slide. Minh nhưthế, nên ít khi bạn bè cùng lớp buôn dưa lê qua dt với cô, mà cô cũng chẳng baogiờ thấy buồn và cô đơn về việc đó. Cuộc sống của cô đã quá bận rộn rồi, khôngcó thời gian để suy tư vẩn vơ.

NhàMinh có một tập tục là: mồng 3 tết, tập trung về quê, chúc tết ông bà cô dì chúbác hai bên và lên Hà Nội trong ngày. Năm nào cũng vậy, Minh rất hí hửng chờ đóndịp đó. Mẹ cô ác lắm, biết con gái chỉ thích mỗi việc về quê, nên bà bắt cô phảilau chùi dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ từ tầng 4 xuống tầng 1. Không xong thì đêm 30 đừngcó ngồi xem táo quân, rồi cả năm đó có muốn xem bong đá/ bong bàn/ bong chuyềncũng không cho mượn ti vi. Mẹ cô nói là làm, cứng rắn hơn cả đàn ông, nên Minh đànhphải chấp nhận cả tuần giời mệt mỏi và thề rằng, sau này có tiền, cô sẽ thuê cảchục lao công về dọn 2 tiếng đồng hồ là xong, còn cô thì tếch đi mua sắm cho sướngđời. Minh được nghỉ tết sớm và đi học muộn(còn là sinh viên mà), cô chẳng biết làm gì khác ngoài việc dọn dẹp , rồi tranhthủ bắt anh Thành hàng xóm chở đi mua đào về buôn trên đường Hoàng Hoa Thám. Nămnay, cô đồng ý với mẹ ở nhà chuyên tâm học hành, không có đồng nào để mừng tuổibà ngoại thì buồn lắm, phải tranh thủ nốt vụ tết nhất. Bận rộn đã cuốn Minh khỏinhững mộng mơ về Nguyễn, cứ ra lan can, nhìn thấy “cây dừa” là Minh nhớ tớianh, nhưng cô gạt phắt ngay, và không cho mình nghĩ về anh quá nhiều. (Đây cũnglà cách để Minh vượt qua mọi lần thất tình). Nói thì nói thế, nhưng Minh đã đimua một ổ cắm điện dài, và hai dây nhấp nháy, tỉ mẩn nối dây điện ra vườn nha đam,trang trí cho cây dừa và mảnh vườn lung linh i hệt như các nhà thờ hay làm mỗidịp giáng sinh. Tối rảnh, Minh lại ra vườn, bật đèn nháy cho sáng choang lên,ngồi đó vừa ngắm vừa nhâm nhi café. Thụy Anh và Dung không biết cây dừa là Minhđược tặng, tụi nó suốt ngày bĩu môi dè bỉu làm cô tức điên mà không dám nói gì.Tụi nó có khác gì cô khi mới được nhận món quà này đâu? Nó không đẹp thật, nhưngdưới bàn tay trang trí và tưởng tượng của Minh, nó trở thành tâm điểm của “vườnđịa đàng” mà cô vẫn hay đọc được trong sách truyện.

Mồng1 và 2, Minh ngủ nướng, đọc truyện, xem phim cả ngày, chỉ chăm chăm nấu mâm cơmcúng buổi sáng rồi tót xuống phòng bố mẹ, đắp chăn làm biếng. Cô chẳng thích gìở tết cả, phải dọn dẹp, không được đi xem bắn pháo hoa đêm 30, bạn bè về quê hếtkhông có ai chơi (cả anh Thành cũng vậy). Minh chỉ chờ đến mồng 3 thôi, dù sayxe lắm, nhưng cô không bao giờ bỏ lỡ dịp về thăm ông Nội và bà Ngoại. Năm nay,mặc dù bố mẹ đã sắp xếp mua ô tô riêng,để đi lại cho tiện, nhưng còn phải đợi anh trai thi lấy bằng lái rồi mới tiến hànhđược, vì vậy nhà Minh vẫn phải thuê xe. Minh mải mê phim truyện quá, không biếtrằng bố mẹ cô quen mùi “giá rẻ” nên đã gọi điện cho Nguyễn đặt lịch cho mồng 3,bảo sao suốt mấy ngày tết, không thấy anh liên lạc gì. Hóa ra , anh đã biết mìnhsẽ gặp lại cô sớm thôi.

Tếtnăm đó khá lạnh, Minh mặc một chiếc áo len cổ lọ dáng dài bên trong, còn bênngoài là chiếc áo cánh dơi màu xanh đậm kẻ đen, cùng một chiếc quần jean cũng đennốt, chỉ duy nhất chiếc giày thể thao là sáng màu. Nhìn Minh khỏe mạnh với tóc tém và mũ len lệch trên đầu.Vì đêm trước cày phim, mà sáng hôm sau thì 5h xe đã khởi hành, nên Minh cố gắngmãi mới dậy nổi, cô xuống chậm làm bố cáu um, mấy lần dọa cho đi bộ về quê chokhỏe. Cả nhà đã vào xe, chỉ còn bố đứng đợi cô để khóa cửa. Lon ton từ trên nhàchạy xuống, Minh toe toét với bố để nịnh nọt xoa dịu cơn nóng giận: “sao bố khôngđể mọi người đi trước, còn bố con mình đi phi cơ riêng của con về cho nhanh, hịhị”. Bố chỉ tủm tỉm cười hiền “mày lắm chuyện, tao mách mẹ mày tịch thu cái máytính lại bây giờ”. Bố suốt ngày dọa , nhưng Minh cứ nhơn nhơn, ôm vai bá cổ , sờrâu ông chọc ghẹo. 22 tuổi đầu rồi, nhưng Minh vẫn chỉ như một đứa trẻ con mớilớn bên cạnh bố mẹ, thể nên không thể trách mẹ cô khắt khe mỗi khi cấm cô đi chơivề muộn (như việc xem bắn pháo hoa đêm giao thừa là không bao giờ có)

Bướcra cửa, Minh nhận ra ngay chiếc Taxi và Nguyễn đứng cạnh đó mở cửa chờ đợi cô vớibố. Anh nhìn cô cười nhẹ, ánh mắt hân hoan xen lẫn trêu đùa, rõ ràng là anh đãthành công trong việc làm cô bất ngờ. Minh cũng có bất ngờ thật, trong lòng côcảm thấy vui sướng lắm vì đoạn đường say xe sắp tới sẽ có động lực giúp cô vượtqua cơn say. Tâm cô thì có tình như vậy,nhưng miệng cô thì hành sự không theo ýtứ gì, não nghĩ một đằng mà lời nói ra lại một nẻo:
-Ô, lại là anh à?
– Hì, cô nhanh nhanh lên, tôi tính tiềnchờ đấy.
– Haizzz…..anh nhớ lái xe cho từ tốn.
– Biết rồi, lại vì “mẹ em rất say” chứgì? rồi “để mẹ say thì chết với em” chứ gì?
– hô hô, biết thế thì tốt.

Nguyễnkhông để ý rằng Minh đã cười rất tươi khi cô chui vào xe, chưa bao giờ cô thấy điô tô mà vui như vậy. Minh vẫn chọn vị trí hàng ghế 2 giữa xe thẳng về phía trước,cô lúi húi xếp đồ và chỉnh đốn chỗ ngồi mà không hay Nguyễn đã điều chỉnh kínhchiếu hậu, anh có thể quan sát mọi nhất cử nhất động của cô. Khi xe bắt đầuchuyển bánh, giọng ca sĩ Quang Dũng lại vang lên làm Minh xốn xang, cô khẽ tủmtỉm cười và có phần bẽn lẽn, nụ cười ấyNguyễn không nhìn thấy do trời còn tối. Tiếng nhạc du dương , cùng sự dùng dìnhcủa xe, dần dần đưa cả nhà Minh chìm vào giấc ngủ. Cô ngả đầu sang vai bố, khôngquên nhắc ông: “bố trật tự và ngồi ngay ngắn không nhúc nhích nhé, không được gọicon dù anh Lam Trường có chặn xe và tha thiết gặp con đâu đấy”. Anh Trai cônghe thế thì ngứa tai, đốp cho Minh một câu: “Con này chắc là mang gen của TưởngGiới Thạch, và chắc chắn ông đó bị nghiện dưa bở”. Nghe thấy anh là Minh cú lắm, cô không bao giờquên mối thù với anh: năm cấp 2, chính anh là người đã tranh thủ lúc cô đi học,đang tâm dùng bút dạ, vẽ râu ria với nốt ruồi, sừng mỏ chi chit lên poster LamTrường , thần tượng một thời của cô. Vì chuyện đó mà Minh đã gào khóc thảm thiếtcả một buổi chiều, cứ ngồi trên bàn học, face to face với “anh”, ngắm nghía từngđường nét còn nguyên vẹn của “anh”. 2k/chiếc poster là cả một gia tài, cô phảisang cơ quan bố, trèo qua tường, ăn trộm hoa bưởi, bán cho bà hàng xóm để có tiềnmà mua, thế mà anh nỡ hủy hoại nó chỉ trong chốc lát. Giờ lớn rồi, cô không muốnnhắc lại chuyện cũ, mà cô cũng không thể cãi lại nổi anh mình, nên đành mím môinuốt cục tức vào trong, tiếp tục nhắm mắt chìm vào giấc ngủ.

Lầnnày, xe đi một mạch về quê chứ không dừng lại ở Ninh Bình nữa. Các dì đã chuẩnbị món “bún mọc’ Kim Sơn ngon tuyệt cho đoàn Hà Nội. Nói đến món bún này, Minhchỉ tưởng tượng thôi đã thấy nước miếng ứa ra đầy khoang miệng, nuốt ừng ực. Nhữngmiếng mọc giòn, ngọt, cùng nước dùng trong veo, béo ngậy, thơm lừng của hànhphi và rau mùi làm nên một thứ thức ăn có một không hai, chưa nơi nào bắt chướcđược. Dì út nói, mọc ở đây ngon vì họ giã bằng tay chứ không xay bằng máy như mọinơi, nước dùng được nấu từ xương hom nên không bị hôi và rất được nước. Ăn mộtbát là Minh cứ thòm thèm muốn ăn bát thứ 2. Thấy có Nguyễn, Minh rụt rè hơn, địnhkhông ăn nữa, nhưng khi dì út hỏi to “ô, sao hôm nay lợn lại chê cám à? Có baogiờ nó chịu ăn 1 bát đâu nhỉ”, cô thẹn quá đành giơ tay ra xin thêm. Cả nhà cườiphớ lớ làm Minh phát ngại, tuy nhiên cái ngại chưa đủ lớn để cô từ chối sự thỏamãn mà món bún mang lại. Minh đành im lặng, tủm tỉm xơi tiếp, không quên liếcnhìn Nguyễn dò phản ứng, anh cũng nhìn lại cười chúm chím. Thôi, đằng nào cũng đãmất mặt rồi, chẳng việc gì phải xây dựng hình tượng hoàn mĩ trong mắt người talàm gì. Chỉ vì zai mà phải nhịn ăn thì thật là….ngớ ngẩn hết sức. (Các bạn có đồngý không?)

Buổitrưa, cả nhà tập trung trên Nội ăn cơm, rồi tản ra mỗi người mỗi ngả , ai đi chơithì đi, ai ngủ thì ngủ, còn Minh cứ thơ thẩn dưới gốc cây lan. Cô băn khoăn mãi,rằng làm sao mà cây lan này lúc nào cũng có hoa? Nó chỉ có mỗi việc ăn với mọchoa thôi à? Hay ông cô đã hóa phép làm cho nó như vậy? Một cái tết vắng ông, mọingười vẫn đông đủ nhưng ai cũng bồi hồi nhớ nhung mỗi khi ngồi gần chiếc giườngông từng nằm. Mấy đứa em vừa tụm năm tụm ba tán phét với cô giờ cũng tản đi chỗkhác dọn dẹp hoặc làm gì đấy. Minh ra bờ ao, ngắt 2 chiếc lá khoai, rồi bắc ghế,hái thật nhiều hoa lan bỏ vào trong đó. Nguyễn ở trong nhà uống nước, thấy Minhkiễng chân với với, thì chậm rãi đi tới có ý giúp cô.
– Em thì phải bắc thang lên, chứ cáighế này không ăn thua
– Haizzz, anh ko ở trong đấy mà uống nướctiếp đi, ra đây mà nói kháy em à?
– Để anh hái cho
– Không cần
– Em thấp thế, toàn hái mấy bông sắp héo,xuống đi anh hái cho.
– Uh nhỉ, anh nói có lí….., đây….anh cứlàm như mình cao lắm í.
– Hì…..

Mọingười có thể tưởng tượng được bức tranh dễ thương này không? Một chàng trai đứnglên ghế ngó nghiêng cẩn thận hái từng bông hoa lan trắng ngà nhỏ xíu, còn cô gáiđứng dưới đất ngay bên cạnh, giơ chiếc lá khoai ra đón chờ. Cây lan xòe tán baotrùm lấy hai con người như một cây nấm khổng lồ được dựng lên để trú mưa trongcác video clip ca nhạc. Họ nhẹ nhàng cười nói với nhau, thỉnh thoảng Nguyễn cúixuống đưa hoa và ánh mắt anh lại nhìnMinh trìu mến, nuông chiều. Cô vẫn bắng nhắng đòi hỏi như mọi khi, hoa nào béhay xấu một tí là bĩu môi chê bai, còn giả vờ đạp đạp vào chân ghế dọa anh rằng:không hái tử tế là cho đo đất luôn. Nhưng khi Nguyễn đưa cô những bông to đẹpthì Minh lại không ngớt lời khen ngợi, còn chọc ghẹo đòi cài lên tai anh cho“xinh”, hay đút túi áo vài cái cho thơm khỏi phải xức nước hoa. Mọi thế giớixung quanh dường như biến mất, chỉ còn hai người với cây lan ngát hương xanh thắm.Minh cười đấy, nói đấy, nhưng cô không ngừng suy nghĩ và ghi nhớ thật kĩ từngchi tiết của bức tranh tình yêu tuyệt đẹp mà cô và Nguyễn vô tình vẽ nên. Anhkhông phải là người đi tìm lá diêu bông , mà là người hái lan cho em. Đó là mộtviệc vô cùng đơn giản, thường tình, nhưng khi con tim em đã dừng lại một nhịp đểđón chờ anh, những việc đơn giản lại trở nên đẹp và ý nghĩa vô cùng. Em khôngmuốn dừng lại, em sẵn sàng ra bờ ao vặt bằng sạch lá khoai ngoài ấy để anh lấpđầy bằng những cánh lan tươi. Em mong cây lan cứ nối tiếp nở hoa, ngắt bông nàylại có bông khác, để em được nũng nịu anh không ngừng, và nụ cười của anh khôngbao giờ tắt. Em chưa biết tình cảm của mình lúc này dành cho anh là gì, nhưngem hi vọng anh cứ mãi kiên trì với em như vậy, để con người ngỗ ngược trong em đượckìm hãm, nhường đường cho sự nhẹ nhàng nữ tính mà bấy lâu em chưa khám phá ra.

-Em hái hoa này làm gì?
– Anh có biết hoa này có ma ko? Ông emtrồng đấy, em hái mang lên HN, thể nào ông cũng đi theo.
– Hì, em dọa rồ anh đấy à?
– Hị hị…..thật mà. Tí nữa, em sẽ để lạitrong ô tô cho anh một dúm (lá khoai dúm hoa bên trong). Anh cứ thử để đó đi làmban đêm xem, thể nào cũng thấy ông em ngồi cạnh, xoa đầu xoa vai anh đấy. Hé hé
– Em hái 2 lá khoai này là để cho xeanh một cái đấy à?
– Uh….năm mới, mừng tuổi nó.
– Sao tự dưng lại quan tâm đến xe củaanh thế?
– Nó là cái xe ngoan, còn Anh là láixe ngoan, em ko bị say nhiều.
– Cái gì, em bảo ai “ngoan”, anh làcon em đấy à?
– hị hị, vậy thì là lái xe “không hư”nhé?
– Em lớn đầu rồi mà trẻ con thế?
– Anh bảo ai trẻ con đấy hử?
– Còn không à? chững chạc nữ tính lênchút đi.
– Làm “người lớn” í hả?
– Uh, ở quê, tuổi này là mấy con rồi đấy.
– Ẹc, em ko tảo hôn. Mà cũng chưa có ýđịnh tham gia sự nghiệp xây dựng, trường gia đình, khoa sinh nở đâu.
– Mơ ước của em là làm gì?
– Tổng giám đốc công ty mai táng thànhphố Hà Nội
– Hả, ha ha, sao lại thế?
– Em muốn về già, sẽ được vào trại dưỡnglão để buôn bán với bạn bè, rồi khi chết thì được hỏa táng.Chi phí đắt lắm,nếulàm giám đốc, chắc được free đấy. hị hị
– Hấp thế, chưa gì đã nghĩ chuyện chếtrồi.
– Còn anh? Anh định lái xe taxi mãi à?
– Không, anh đang chờ đợi một động lựcđể khiến mình quyết tâm thay đổi. Anh muốn chuyển nghề, nhưng chưa tìm ra hướngđi thích hợp.
– Anh mua xe riêng mà chạy, không thìchuyển sang sửa chữa xe ô tô đi. Rồi tương lai mở garage cho nó hoành tráng vào,em đi ô tô qua thì free bơm săm lốp cho em nữa.
– Em hay tính xa thế nhờ? Mà viễn cảnhnào cũng hoành tráng.
– Uh, Em chưa bao giờ ngừng nghĩ về tươnglai của mình.
– Trong tương lai đó, liệu có anh không?
– Chắc là có đấy.
– Hả??????
– Em sẽ là tổng giám đốc mà, em sẽ choanh một chân khiêng quan tài nhé, chịu không? Thích thì em cho anh vào biên chếnhà nước luôn.
– Hì…..,anh chả thèm.
– Thế anh còn đòi hỏi gì nữa?
– Anh muốn làm gì đó để được nhìn thấyem nhiều nhất.
– Thế thì anh làm gì cũng được, cứ đểem làm thủ tướng đi, lúc đó anh muốn nhìn lúc nào thì bật ti vi lên là được.
– Nhìn người thật chứ ai nhìn ti vi.
– Vậy thì anh muốn làm gì?
– Anh muốn làm bạn trai em, được không?
– Không được, em có bạn trai rồi
– Vậy anh làm bạn đời của em vậy nhé?
– Thôi xin anh, anh tuổi gì mà đòi làmbạn đời của thủ tướng?
– Xì…..,anh tuổi chó đấy, ko được à?
– Èo, thế thì anh làm quản gia tốt đấy.
– Hì, thế thì anh làm quản gia của emnhé.
– Đợi khi nào em là ca sĩ nổi tiếng, cóbiệt thự riêng, lúc đó cho anh làm quản gia cũng chưa muộn.
– Quản gia sao lại phải đợi có biệt thự?
– Quản gia là quản nhà chứ sao? Hí hí
– Thế à, vậy mà anh cứ tưởng quản gialà quản em cơ đấy
– Hô hô, trên đời này, ai quản đượcem?
– Nếu em cho cơ hội, chắc chắn anh sẽquản được em
– Đợi đấy.
– Uh, anh sẽ đợi.
– Anh giỏi nhất việc đợi nhỉ?
– Chỉ em thì anh mới đợi thế đấy.
– Rốt cuộc thì anh muốn nói gì hả? vòngvo mãi.
– Em có thể là động lực của anh đượckhông………?
– ………….

LúcNguyễn bóng gió rằng muốn làm bạn trai, rồi làm bạn đời của Minh, anh vẫn ngửamặt lên vừa hái hoa vừa nói với giọng nửa đùa nửa thật, nên cô cũng đáp lại giỡnchơi. Nhưng khi Nguyễn nói “Em có thể là động lực của anh được không…”, thì anhđứng hẳn xuống đất, một tay nâng bàn tay cô lên, một tay dúi vào đó mấy bônghoa lan, mắt nhìn Minh chìu mến, giọng nói nhẹ như gió thoảng. Cơn gió ấy thổiqua tai Minh, làm cho mọi nơ ron thần kinh ngừng hoạt động, cô đơ ra vài giây,ngất ngây nhìn Nguyễn. Còn anh thì đỏ bừng mặt, dù hôm nay rất lạnh, anh cũngkhông được bố cho nhiều rượu. Có nhất thiết phải đề nghị vội vàng thế không?Anh không thể chờ đợi em thêm chút nữa, làm cho em nhiều điều hơn nữa, để em cóđủ lòng tin vào anh, quyết tâm vượt qua mọi do dự chấp nhận tình yêu trắc trở vớianh ư? Bây giờ, anh vẫn chỉ là một anh lái Taxi với thu nhập bấp bênh, anh nghĩlà em đủ ngây thơ mà để anh cuốn vào vòng xoáy tình cảm với anh? Nguyễn ơi, anhthật ngốc. Em không muốn nói câu gì chạm vào tự ái của anh, nhưng thực sự lúc đó,em chưa hề vượt qua ngưỡng cửa của chữ “thích” để đồng cảm với anh. Bố mẹ em giữvị rí quá lớn trong long em, nên em còn phải nghĩ đến cảm xúc của họ nhiều hơnlà nghĩ tới anh. Minh chớp chớp 2 mắt, tỏthái độ thản nhiên pha lẫn coi thường, buông một câu thật lạnh lùng.

-Không được, em là động lực của người khácrồi….,

Nóixong, Minh quay người bước vào trong nhà, để mặc Nguyễn đứng chơ vơ dưới gốc câyHoàng Lan rậm lá, gió vẫn thổi và lòng anh chắc là rất tái tê.

Con đường Kim Sơn – Hà Nội hôm đó sao dài quá, Minh không ngủ được chút nào suốt dọc đường đi. Cô ngồi phía sau, nhìn qua vai Nguyễn, thấy đôi bàn tay anh thật đẹp. Nó không thon dài trắng trẻo, nhưng da tay rất mịn, các ngón tay cầm hờ lấy vô lăng, thỉnh thoảng gõ nhịp nhè nhẹ theo tiếng nhạc. Đôi bàn tay ấy có ấm không? Người ta nói, những người có đôi bàn tay ấm thường có cái tâm thiện và biết che chở cho người khác. Minh chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi sờ tay ai đó để chọn người yêu, nhưng cô vẫn luôn hi vọng người “đi tìm lá diêu bông” cho cô sẽ ủ ấm đôi bàn tay hay lạnh vào mùa đông của cô. Cô không phải là người biết chăm sóc bản thân tốt, thậm chí là vô tâm với chính cơ thể mình, mùa đông không chịu đeo găng tay, ở nhà ít khi đeo tất để mỗi lần bước xuống sàn là phải nhón chân nhảy choi choi, thế nên cô khát khao có một người đủ khả năng truyền lửa giữ nhiệt cho cô. Người đó phải mạnh mẽ hơn, chin chắn bao dung hơn, có chí tiến thủ hơn và đặc biệt hiểu đời hơn để chỉ dạy cho cô. Để yêu được ai , cô phải thực sự tôn trọng họ trước, thậm chí là phải thần tượng một điểm nào đó ở đối phương, để cô luôn nhìn vào đó mà kiềm chế bản thân, đặt mình vào đúng vị trí là người phụ nữ của một người đàn ông, chứ không phải là nữ hoàng của kẻ tôi tớ. Nếu là nữ hoàng, cô sẽ dễ để bản thân bị nuông chiều, tinh tướng, kênh kiệu , đè đầu cưỡi cổ người ta. Một khi đã khuất phục một ai , cô sẽ vâng lời và yêu chiều họ hết mực. Người con trai đang ngồi phía trước cô liệu có khả năng làm điều đó không? Có thể thuần phục con ngựa bất kham trong cô? Kìm hãm tính bướng bỉnh của cô mà không làm cô thấy tổn thương và khó chịu? Sự kiên nhẫn của anh đủ để làm cô rung động, nhưng đi một con đường dài, chỉ kiên nhẫn thôi không thể giúp cô thấy hạnh phúc. Nhiều lắm những khó khăn, vất vả thậm chí là thiếu thốn kiệt quệ đang đợi cô phía trước nếu yêu anh. Minh buồn lắm, rất buồn……Cô không đủ khả năng để là một người giữ vai trò hái ra tiền, hay trụ cột trong gia đình, cô cần một bờ vai vững chắc, và cô chưa nhìn thấy những điều đó ở anh. Cô hi vọng , với hình tượng “người yêu du học” mà Minh đã vẽ ra, Nguyễn sẽ thấy sĩ diện của bản thân bị động chạm, quyết tâm phấn đấu vươn lên, một ngày đủ tự tin tỏ tình với cô, và cô sẽ nhận lời. Ngày đó có tới không thì Minh không biết, nhưng chắc chắn không phải là ngày hôm nay.

Minh vẫn đi học theo đường Bưởi, và về nhà theo đường Nguyễn Chí Thanh, một vòng tròn tránh sảnh của KS Daewoo. Nguyễn vẫn thỉnh thoảng gọi điện, thỉnh thoảng đi xe máy đến trường, rồi đợi cô ra tới đầu Chùa Láng thì phóng lên đi cùng nhưng Minh nhất quyết ko đổi xe, cô nâng niu chiếc mi ni của mình lắm. Hai người không nói chuyện được gì nhiều. 14-2 , Nguyễn đem một bông hoa hồng to tướng đợi cô, Minh nhìn thản nhiên rồi nói: “Em ghét hoa hồng to, chỉ được cái phát tướng, chẳng thơm gì”, cô không nhận nó và kêu có quà của người yêu gửi về rồi, mong anh thông cảm. 8/3, Nguyễn lại tới, mang theo một bó hoa hồng nhỏ xiú kiểu hồng tỉ muội, có gai, khá thơm. Minh lại nhìn nó trong 2 giây, nét mặt không biểu cảm gì rồi phán “hoa này thì đẹp đấy, nhưng em thích mầu trắng hơn mầu hồng, 8/3 nên tặng hoa cho mẹ chứ ko phải cho bạn bè đâu anh ạ”. Nguyễn phì cười vì lí do có phần chuẩn chỉnh của cô.
-Vậy em ko nhận hoa thì đi ăn với anh nhé?
– Không. Anh có biết câu “no free lunch” không? Dịch nôm na là “ko có bữa trưa miễn phí”, còn hiểu theo nghĩa đen là “không ai cho không ai cái gì”. Em chả dám nhận cái gì free từ anh nữa đâu.
– Thế em trả anh tiền taxi, tiền giờ chờ, tiền điện thoại năm ngoái đi.
– Èo, đồ keo kiệt, em không có tiền , mà em chả nợ nần anh gì cả nhá.
– Em định xù đấy à?
– Giấy tờ đâu? bằng chứng nào bảo em nợ anh?
– Mọi hình ảnh, câu nói, nụ cười của em, anh đều ghi hết vào trí nhớ của anh rồi, em mổ ra mà xem, chắc chắn sẽ thấy ngày em đi nhờ xe, ngày em quỵt tiền chờ, ngày em nhờ điện thoại.
– Haizzz…..rõ sến. Giờ anh còn cãi em nhem nhẻm rồi đấy.
– Hì…..gần mực thì đen, gần đèn thì rạng mà.
– Nói chung là không, em về đây.
– Thế thì kệ em đấy…..
Nguyễn để bó hoa vào trong giỏ xe của Minh , rồi lên xe phóng đi, cô không kịp phản ứng gì, chỉ “này này” rồi tủm tỉm nhìn theo bóng xe anh khuất xa dần. Minh mang nó về nhà, lấy sợi dây dài, buộc vào cuống, mang ra lan can, treo ngược lên chiếc đinh trên tường, cô đợi xem nó có khô lại mà vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như trong phim hay chiếu không. Số phận của bó hoa khô rồi cũng chết yểu, vì cái ngày bố mẹ Minh phát hiện ra cô và Nguyễn yêu nhau, mẹ cô đã điên cuồng lên phòng cô, vứt nó xuống rồi lấy chân dẵm nát. Thời gian cứ thế trôi qua, mùa xuân tới với những ngày ẩm ướt mưa nồm rồi cũng phải nhường đường cho một mùa hè chói chang sắp tới. Minh oằn mình ngày ngày đi học thêm, rồi đến thư viện ôn thi, chỉ còn một kì này nữa để ngồi trên ghế nhà trường thôi, sang năm tới là cô phải làm luận văn và tốt nghiệp rồi. Cô tập trung học để có kết quả tốt một chút và chờ đợi mùa hè cuối cùng của đời sinh viên, cô luôn hào hứng với thời gian rực rỡ nhất năm. Cùng lúc này năm tới, cô sẽ phải cuống quýt lên tìm việc, bước vào giai đoạn “người lớn” thực sự, đi làm kiếm tiền và tự lập hoàn toàn.

Nguyễn và cô ít liên lạc hơn, cô nói anh không gọi điện để cô học, không đến trường làm phiền cô, không tới chỗ học thêm buổi tối vì cô mệt chẳng muốn tiếp chuyện. Minh nói thế nào, bơ thế nào, Nguyễn vẫn thỉnh thoảng bất ngờ có mặt. Có hôm, vừa đến chỗ học thêm đã thấy anh đứng đó, dúi cho cô cái bánh mì, nói cô phải ăn tạm trước khi vào học, khỏi bụng réo thì chữ không vào nổi đầu. Thấy đồ ăn thì Minh không từ chối, kệ chứ, lúc đi học thêm là buổi tối mà, là “dinner” chứ không phải là bữa trưa “lunch” như trong câu tục ngữ kia, anh thắc mắc thì có nội dung để cãi rồi, vậy thì cứ chén đã. Nhiều lần, mệt quá, Minh uể oải dắt xe ra về thì gặp anh tươi cười với bịch nước mía trên tay. Minh kêu ghét mía thì anh lại chạy sang bên đường mua thạch dừa cho cô, còn mình tu bịch nước ngon lành, rồi giục Minh lấy khăn ướt lau mặt đi cho khỏi mệt. Ming chống chế , giễu lại một số từ của anh: “đằng nào chằng về nhà rửa, lau tốn giấy, chạ có tiền mua, hị hị”. Nguyễn chỉ cười, rồi lần sau gặp cô, anh đưa nguyên cả bịch to gồm 10 gói khăn ướt nhỏ, để cô dùng dần. Minh dúi lại cho anh 5 gói anh dùng khi lái xe mệt mỏi, anh không cầm thì cô không nhận, Nguyễn đành nghe theo.
Sau mỗi buổi thi, Nguyễn gọi điện hỏi han, Minh lại cái tính khuếch đại trả lời tỉnh bơ: “Em ngồi làm bài, các giám thị thấy xinh quá, nhìn không chớp mắt, em chẳng làm ăn (giở tài liệu) được gì. Cứ tick đại mà cũng đúng gần hết”. (Hồi đó bọn mình thi mấy môn chuyên ngành theo hình thức trắc nghiệm). Một hôm, khoảng 8h tối, Minh đang vừa nghe nhạc, vừa ôn bài thì thấy có cục sỏi rơi vào bàn. Cô tháo tai nghe,ra lan can nhìn xung quanh xem đứa mất dạy nào dám vứt mấy thứ linh tinh vào nhà cô, cô sẵn sàng đào lên. Đảo mắt xuống đường , Minh thấy Nguyễn đang đứng cạnh chiếc taxi, vẫy vẫy ra hiệu muốn nói chuyện với cô. Minh giơ hai ngón tay lên miệng“sao ko gọi dt” thì Nguyễn chỉ lắc đầu và vời cô xuống. Minh miễn cưỡng chỉnh đốn đầu tóc, quần áo, rồi đi qua phòng bố mẹ buông một câu: “con đi ra ngoài tí ạ”. Minh chỉ có bộ đồ ngủ trên người, nên bố mẹ nghĩ cô đi mua BVS và dặn dò: “con đói không? muốn ăn gì thì đi mua mà ăn nhé”. Chắc là hai ông bà thấy cô dạo này chăm chỉ dùi mài kinh sử nên thương xót, chứ bình thường, cô có lăn đùng ra ốm cũng chả được câu hỏi thăm, cứ tự động đi ăn phở rồi tự mua thuốc mà uống. Bố mẹ muốn cô tự lập tất cả trong mọi sinh hoạt cá nhân, đặc biệt là khi ốm, phải tự mình vượt qua, có như vậy sau này ra đời cô mới không bị chứng “tủi thân”. Mới đầu thì Minh trách móc lắm, nhưng lâu dần thành quen, chỉ khi nào mẹ cô mệt, muốn đánh cảm hay bóp đầu, là Minh lại vừa làm vừa trêu mẹ:
– bố mẹ chỉ được cái bắt nạt con, sao lúc mẹ ốm, mẹ mè nheo thế? Bố xoa bóp thôi chưa đủ, lại còn muốn cả con gái cũng phải nịnh nọt chiều chọt nữa mới vừa lòng. Sau này, chắc là không chịu cho con lấy chồng xa quá 50m đâu nhỉ.
– Uh, con lấy thằng Cường cũng được, nhà nó chỉ cách 5km. Không thì tán anh Tuấn bên cạnh đây này, gần 30 tuổi mà tao chả thấy nó dẫn gái về nhà bao giờ, cưới nó thì chung vách, đập tường đi làm cửa thông hai nhà cho vui. Mà ông bà í có mỗi nó là con trai, lại xác định là về quê dưỡng già, để nhà cho nó, con tha hồ mà hưởng thụ.
-Thôi , con xin mẹ, anh í nhiều lông chân lắm. Một lần con nhìn anh í mặc quần sooc đứng hút thuốc ở lan can, sợ phát khiếp. Lấy anh í rồi, suốt ngày con phải ngồi chải lông cho anh í à?
– Mày…..lắm chuyện. Thằng nào chả có lông chân. Mà quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng. Nó không có lông ở bụng là được.
– Èo, vậy phải để hôm nào con trèo sang nhà anh í, rình rình lúc anh í cởi áo, xem có lông bụng không đã nhá.
– Linh tinh, trèo qua ngã thì toi đời đấy con ạ.
– Thế mẹ nghĩ xem làm thế nào mà bắt anh í vạch bụng lên cho mình kiểm tra được.
– Thôi thôi, có lông bụng cũng chả sao, nó tướng tá cao to đẹp trai thế, nhà lại có dk, tiểu nhân thế nào được.
– Mẹ đúng là……trước sau bất nhất. Hám của còn hơn cả con.
– …………
– …………

Minh mở cửa, Nguyễn đứng ngay đó, kêu cô vào xe, anh có chuyện quan trọng lắm cần nói. Minh lưỡng lự dò hỏi có chuyện gì mà anh mờ ám thế, nhưng Nguyễn nhất định đòi cô lên xe, để chở ra con đường gần nhà máy bia hôm nào. Minh hơi ngượng vì bộ đồ ngủ của cô nhìn rõ hài. Thời đó đang mốt quần sooc, áo phông rộng thùng thình. Minh không dám mặc quần ngắn thế, ống phải dài tới gần đầu gối, còn cái áo thì thôi rồi, che toàn bộ mông và nửa đùi của cô. Nguyễn nhìn bộ dạng đó thì cười cười không nó gì. Tới nơi, Minh bước ra gốc cây xà cừ gần đó đứng đợi Nguyễn đi mua nước. Anh chưa kịp tu xong, cô đã giục
-Anh có chuyện gì thì nói đi.
– Sao em để đèn nhấp nháy ở ngoài lan can à?
– À … uh.
– Để làm gì?
– Cho đẹp, có sao không?
– Không, anh ném mấy viên sỏi liền mà em không biết hay sao mãi mới ra thế?
– Em đeo tai nghe nên không biết, tới lúc nó bay trúng đầu em đấy, anh không sợ em vỡ sọ à?
– Khiếp, làm gì mà em cứ phải nói vống lên thế? Viên sỏi bé tí
– Bé cũng đau
– Đâu, trúng vào đâu anh xem xem có u đầu không nào?
-……..

Nguyễn vừa hỏi, vừa tiến lại gần Minh, đưa tay lên đầu cô có ý kiểm tra. Minh giật mình, lùi người lại, gạt tay anh rồi kêu:

-thôi khỏi, anh nghĩ em nói dối hay sao mà phải kiểm tra
– Uh, anh nghĩ em không nó dối mà nói điêu í.
– Xì…Điêu để làm gì? Em có thèm đòi anh bồi thường đâu mà sợ.
-Anh đang muốn bồi thường cho em đây mà còn không được.
– Xì…..hấp, chả ai xin chết như anh
– Ờ, anh thấy mình cũng hấp thật, tại em cả đấy.
– Làm sao mà tại em, chả liên quan.
– Em làm anh mất ăn mất ngủ bao ngày nay rồi í.
– Làm sao mà mất ngủ, em có phải là ma đêm đêm về dọa anh đâu mà mất ngủ?
– Anh mất ngủ vì nhớ em chứ sao.
– Haizzz, cái chuyện anh nhớ em, em đã bảo là kệ anh rồi, sao anh cứ nhắc đi nhắc lại mãi thế.
– Uh, vì hôm nay anh nhớ em không chịu được í.
– Này này, đừng có ý định ăn vạ, rồi làm mấy hành động xấu xa đâu đấy nhé.
– Em đúng là…..đầu toàn chuyện hấp diêm tưởng tượng hả? Đọc báo đọc truyện cho lắm vào.
– Hị hị, phải cảnh giác với lũ đàn ông ăn tiết canh dê bọn anh chứ.
– Uh,cảnh giác thế là tốt, nhưng anh có phải người như thế đâu
– Ai biết được. Rốt cuộc anh định nói gì thì nó đi.
-………

Nguyễn vào trong xe, lục tìm cái gì đó, rồi hớn hở mang ra, đưa tận tay cho Minh, bảo cô xem cho kĩ vào. Đó là một tờ giấy thông báo trúng tuyển vào khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Thương Mại, hệ tại chức của học viên mang tên :Phạm Văn Nguyễn. Minh tỏ ra rất ngạc nhiên, cô đọc đi đọc lại tờ giấy, rồi ngước đôi mắt thắc mắc xen lẫn nụ cười tủm tỉm lên hỏi Nguyễn. Hóa ra, ngay từ trong tết, anh đã tìm trường, đăng kí thi, và tất nhiên là với trình độ của anh cộng thêm thời gian quá lâu không động đến sách vở, anh phải chạy tiền thì mới đỗ. Nhưng đó là sự quyết tâm thay đổi rõ nét của anh, anh muốn khoe với cô, muốn nói với cô rằng, anh sẽ bắt đầu cuộc sống khác, bắt đầu bằng việc học hành, tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn. Nếu không thể theo chuyên ngành đã học, thì cũng là cơ hội để có thêm kiến thức, tự tin trên con đường sự nghiệp dù nó đi về đâu. Ngày xưa không phải anh không muốn học, mà phong trào học quê anh rất kém, chỉ hết lớp 12 đã là tốt lắm rồi, bố mẹ không định hướng mà cũng không có điều kiện cho đi học.(Chị gái anh lấy chồng năm 16 tuổi do gia đình sắp đặt). Bây giờ có cơ hội rồi, lại có động lực đặc biệt nữa, anh sẽ bắt đầu lại từ đầu. Minh xúc động lắm, thế là tâm ý của cô đã được anh thấu hiểu, và anh không chỉ biết “chờ đợi”, mà còn biết hành động, có chí tiến thủ vươn lên. Tất nhiên, việc học là tốt cho chính bản thân anh, chứ không phải cho cô hay vì cô thế nọ thế kia thì anh mới học, nhưng việc anh nhấn mạnh cô là “động lực đặc biệt” khiến Minh thấy mình thật có giá trị quan trọng trong lòng anh. Một người chênh lệch mọi mặt với cô, nhưng dám nói nhớ cô, lại còn quyết tâm phấn đấu cho “xứng” với cô, quả là đáng được trân trọng và quý mến. Sẵn trong lòng sự quý mến rồi, Minh thấy thật khâm phục ý chí của anh biết bao. Nguyễn giải thích xong, chăm chú đứng nhìn cô , chờ đợi một phản ứng tích cực từ phía cô. Minh không biết nói gì, cô đưa lại cho anh tờ thông báo, và tặng anh một nụ cười nhẹ chứa chan tình cảm.

– Em….cảm thấy thế nào?
– Cảm thấy cái gì cơ?
– Việc này không làm em bất ngờ à?
– À…ờ…thì có.
– Trong lúc người ta đưa tài liệu cho anh ôn thi, anh nản lắm, nhưng cứ nghĩ tới em là anh quyết tâm học thuộc cho bằng được.
– Em có sức mạnh đấy cơ à? Anh cứ ảo tưởng, là do anh tự học cả thôi.
– Em còn mạnh hơn thế í chứ. Em làm anh điêu đứng cơ mà.
– Eo, mấy lời xu nịnh ấy không hợp gu của em đâu.
– Thế à? sến quá à?
– Uh, nghe nó cứ điêu điêu.
– Vậy phải nói thế nào thì mới hợp gu của em?
– Em quan trọng hành động hơn lời nói, nên không cần phải nói nhiều đâu.
– Cứ âm thầm hành động thôi là em tự cảm nhận được hả?
– Uh…..
– Bất kể là hành động gì á?
– Cái gì, chỉ những hành động tử tế thôi chứ.
– Thế, như thế này thì có phải là tử tế không?
-……

Trong lúc Minh sơ hở, Nguyễn đã nhanh chóng ịn lên má cô một nụ hôn rất nhẹ và nhanh. Bất ngờ không kịp tránh né, Minh trợn tròn mắt nhìn anh, còn Nguyễn thì lùi lại theo tư thế phòng thủ, nhìn cô tinh nghịch, mặt anh đỏ bừng, dù buổi tối và dưới ánh đèn vàng thôi, nhưng cô thấy rõ điều đó. Minh mím môi lại, nhìn Nguyễn trách móc, nhưng chẳng nói được câu gì . Mọi khi, trong những trường hợp gần như thế này, thể nào cô cũng toang toác cái mồm lên mắng mỏ, rồi đá vào chân anh một cái, yêu cầu anh hành động cho tử tế, không là khỏi bạn bè gì hết. Nhưng hôm nay, Minh rất xúc động vì việc anh đi học nên cái hôn trộm ấy khiến cô vui nhiều hơn là tức. Vui một phần mà ngượng nhiều phần. Cô ghét bị người khác chủ động tình cảm rồi nhận ra sự rung động của cô. Minh không muốn Nguyễn nghĩ là :”A ,con bé này nó cũng thích mình bỏ xừ, mới thơm một cái mà nó đã sướng rơn lên rồi”. Cái tâm hồn non nớt tuổi 22 của Minh còn sợ cả sự đánh giá trong tình yêu. Nếu Minh đã 30 tuổi, chắc chắn cái thơm ấy không có gì to tát, Minh 22 tuổi mới coi đó là việc vô cùng quan trọng. Minh cố tình tỏ ra khó chịu, chẳng nói chẳng rằng bỏ Nguyễn ở đấy , đi bộ về nhà. Anh thấy thế thì lo lắng, lon ton đi theo miệng rối rít:
-Này, em đi đâu đấy.
– Về nhà
– Lên xe anh chở về
– Khỏi cần
– Em giận đấy à?
– ……..
– Anh xin lỗi, anh chỉ định trêu em thôi.
– ……..
– Ơ kìa, dừng lại đã nào. Lần sau anh ko làm thế nữa là được chứ gì?
– Em nói cho anh biết, cơ thể em là do em quản lí. Anh làm gì cũng phải hỏi ý kiến em trước biết chưa hả?
– Được rồi, anh xin lỗi mà.
– Em không thừa lỗi để mà cho anh xin.
– ………

Nguyễn bỏ mặc xe ở đó, lẽo đẽo theo Minh về tận nhà cô, cố gắng thế nào Minh cũng không chịu bỏ bộ mặt đằng đằng sát khí. Chắc là anh lo lắng lắm, Minh giận anh vụ vồ ếch mà đến cả gần 1 năm nay cô không đi học qua đường Liễu Giai , lần này mà Minh giận nữa thì anh không biết cô sẽ bơ anh thế nào. Minh cứ mở cờ trong bụng, có lúc định dừng lại phì cười, nhưng nhất quyết kiềm chế cho bằng được. Dễ dãi với anh quá, lần sau anh lại được nước. Mới có giấy báo nhập học thôi, anh đã dám tự thưởng cho mình một nụ thơm lên má cô, vậy chứ học hết học kì 1 thì anh còn làm gì nữa? Kết quả thì chưa thấy đâu mà đã đòi phát quà rồi. Biết cô sắp mở cửa bước vào nhà, Nguyễn vội vàng cầm khuỷu tay, kéo cô dừng lại:
-Này, em giận anh thật đấy hả?
– ………… (mím chặt môi, nhìn chằm chằm)
– Cho em thơm trả lại anh là được chứ gì?
– Này, ai thèm….
-Chỉ là một cái thơm mà em cũng ki bo thế?
-Cái gì? Tôi có người yêu rồi, anh làm như thế, người yêu tôi sẽ nghĩ gì?
– Ôi dào, em không phải mang cái anh người yêu tưởng tượng ấy ra mà dọa anh. Anh biết thừa
– Cái gì…….. (xấu hổ quá, chẳng biết nói gì)
– Con gái mà có người yêu rồi anh nhìn là biết liền. Cả năm, anh có thấy em áy náy cho người yêu bao giờ đâu. Bố em cũng bảo, em chả quen ai đang đi du học cả. Chuyện đấy mà em cũng điêu ra được.
– Tôi điêu thì làm sao? kệ tôi. Chả liên quan tới anh. Từ giờ, anh đừng có nhìn mặt tôi nữa.
– Này này, em tự ái đấy à.
– Anh bỏ ra, không phải việc của anh.
– Thôi mà, anh không trêu em nữa.
– Vấn đề trêu hay không không quan trọng, mà là anh không tôn trọng tôi. Anh tưởng tôi thích anh lắm hay sao mà anh muốn làm gì thì làm hả? Người yêu tôi , tôi còn chưa cho hôn nữa là anh.
– Đấy, lại lôi người yêu không tưởng ra rồi.
– Haizz……..
– Cả năm qua em không thích anh tí nào thật hả?
– Không, chả thích một tí nào
– Anh dai dẳng suốt cả năm qua mà không động lòng tí nào luôn?
– Không, chả động lòng tí nào.
– Suốt cả năm qua cũng không ghét anh tí nào luôn?
– Không, chả ghét…….ơ …..hả……?? Haizzz……
– ha ha ha, sao tính em trước sau chả thay đổi gì thế? Suy nghĩ chậm hơn cả nói. Bảo sao bố em cứ nói em “mồm lem lém như…..” hì hì, như gì í nhỉ? (mồm lem lém như chó liếm nước)
– Anh giễu cợt em đấy à?
– Không, anh làm sao dám giễu cợt em. Anh thấy em đáng yêu còn chưa hết nữa là…..
– …………(tủm tỉm cười)…….
– Ai bảo là không thích lời nói, chỉ thích hành động kìa????
– Haizzzzz……, em vào nhà đây.
– Uh….., nè, mai đi học qua Liễu Giai nhé. (nói với theo)
– Biết thế đã…….(không quay lại)

Hôm sau, Minh đã tạm biệt anh Bưởi chị Lịch để quay lại với chàng Liễu Giai thân thương ngày nào. Tình yêu của cô với Nguyễn bây giờ mới là bắt đầu. Một loạt các biến cố và khó khăn chồng chất đang đợi họ phía trước. Minh ngây thơ, không hề dự đoán được những gì mà cô sẽ phải đón nhận khi yêu Nguyễn. Một tình yêu thực sự trắc trở.

Minh chưa bao giờ tin rằng, trên đời nàylại có người thay đổi bản thân mình vì một ai đó không quen không biết. Mẹ làngười Minh thương và tôn trọng nhất, Bố là người cô quý mến vô bờ, nhưng chưabao giờ Minh chịu đồng ý với mẹ để đi học sư phạm, hay thuận theo ý bố để vào làmquân đội nhà nước. Cô tự chọn trường mình học từ khi bắt đầu biết thế nào là cáitôi cá nhân (cấp 2), tự chọn gout thời trang mình mặc, dù bố mẹ phán rằng nó thậtdở hơi, tự chọn người mình yêu dù ngày đêm mẹ rót vào đầu cô những ý nghĩ kì thịngười ngoại tỉnh tôn thờ người Hà Nội gốc. Mẹ không sai, sau mấy chục năm một mìnhbươn chải, không chấp nhận mức lương bộ đội ít ỏi của bố, mẹ thừa hiểu thế nàolà vất vả, và làm sao để có cuộc sống đầyđủ mà không quá khó khăn. “Tình yêu có mài ra mà ăn được không? Không yêu thì sốngvới nhau rồi, sau một thời gian hiểu nhau thì tự khắc sẽ có tình cảm”. Mẹ thườngxuyên dạy dỗ cô những điều thực tế tuy phũ phàng nhưng chính xác ấy. Người tatoàn đánh nhau vì nghèo chứ mấy ai bỏ nhau vì giầu đâu. “Con vua thì lại làmvua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”. Mình lấy chồng nghèo, sinh con ra lấy đâura tiền cho chúng đi du học nước trong nước ngoài, làm sao có điều kiện cho nóbằng bè bằng bạn. Không có tiền thì thời gian cũng chẳng có để dành cho con, phảinai lưng ra mà kiếm tiền lo cho chúng nóăn uống đầy đủ, học hành đàng hoàng. Cả cuộc đời không biết đi du lịch là gì, ănnhà hàng ra sao, món ngon nơi khác nó thế nào. Vì nghèo mà, mấy ai có thể giàulên từ một nền tảng kém cỏi? Nếu có, thì số ấy ít lắm, hàng nghìn người mới cómột người. Chẳng thế mà nhiều thủ khoa xứ nọ xứ kia, học đại học xong, lại bươnchải nơi thành phố, vì bố mẹ ở quê làm gì có tiền chạy chọt vào nhà nước? Có mấy thủ khoa được công ty liên doanh mời thẳngvào làm với mức lương vài ngàn USD? Có làm thì cũng chỉ là nhân viên, suốt đời đilàm giàu cho người khác, bố mẹ mãi trôngmong mới xây được cho cái nhà, vậy thì vợ con đợi đến lúc nào? Một cô gái thànhphố vốn sung sướng, lấy đâu ra nghị lực mà cùng với những anh chàng thủ khoa ấyvượt qua một thời tuổi trẻ khó nhọc để chơ đón viễn cảnh tương lai giàu có?Thay vì vất vả, chọn một anh con trai nhà giàu thành phố có phải là sướng hơnkhông? Mọi lời dạy dỗ của mẹ đều không sai chút nào, nhưng Minh chưa hiểu hết,mà cũng không chịu hiểu. Cô bướng bỉnh , tinh vi, cho rằng mình chăm chỉ, chịukhó học hành kiếm tiền, chắc chắn sẽ không nghèo mãi được. Minh sai rồi, saingay từ khi tình yêu của cô còn trong trứng nước.

Minh đã có tình cảm với Nguyễn, sự kiêntrì và chí tiến thủ của anh đã khiến cô xúc động, nhưng cô còn khá dè dặt và cảnhgiác với anh. Minh chưa biết gì về gia đình anh, trên giấy báo nhập học có ghi địachỉ chính xác như anh từng nói, nhưng cô chưa về đó bao giờ. Nam Định là mảnh đấtxa lạ Minh chưa từng đặt chân, con người nơi đó ra sao cô cũng chưa tìm hiểu. Lúcnày, Minh rất muốn biết rõ hơn về Nguyễn, không chỉ ngắn gọn là lái xe taxi, quêNam Định, đang chuẩn bị theo học đại học TM hệ tại chức. Cách biết rõ nhất làqua bạn bè, người quen của anh, nhưng cô chẳng biết ai cả. Nguyễn nói rằng anh đangthuê nhà cùng với mấy anh em ở một ngôi nhà nằm trong ngõ trên đường Láng Hạ,chẳng nhẽ Minh lại đeo khẩu trang bịt mặt đi dò hỏi. Nơi cô và Nguyễn gặp nhaunhiều nhất chính là …”ngoài đường”. Trong những ngày ôn thi cuối cùng, Minh cũngcó đôi lần gặp anh tại ngã tư quen thuộc, nói đôi ba câu chuyện, dặn dò nhau họchành tử tế, chấm hết. Một hôm, Nguyễn gọi điện thoại cho Minh trước lúc cô đi học:
-Hôm nay đừng ngóng anh ở ngã tư nữanhé.
-Em thèm.
– Thật ko thèm không?
– Anh cứ thử mất tích cả tuần đi xemem có ngóng không?
– Uh, anh sẽ không chỉ mất tích cả tuầnđâu, mà cả tháng luôn đấy.
– Anh đi đâu à?
– Uh,
– Đi đâu thế?
– Khi nào xong anh nói.
– Không nói thì thôi, em chẳng cần biết,làm xong cũng không cần phải báo cáo em đâu.
– Gớm, tinh tướng. Biết thế nhé, rảnhanh sẽ gọi điện cho em.
– Này……
– ………..

Nguyễntắt máy rồi Minh thấy một cảm giác rất lạ, rất khó chịu khiến Minh bực bội. Anhhọc đâu ra cái thói dám dập máy trước khi cô kịp nói hết câu nhỉ? Từ khi nàoanh trở thành người dẫn dắt cuộc đối thoại giữa hai người, và anh có vẻ hiểu đượcMinh sắp nói gì. Chẳng nhẽ, cô lại là người đơn giản đến thế ư? Minh không biếtrằng, hành động và lời nói của cô đều xuất phát từ thói quen, chỉ một thời giantiếp xúc sẽ rõ miệng và não cô không hề thống nhất, hay nói cách khác, não khôngđiều khiển nổi miệng. Dù đang buồn cô cũng tỏ ra vui, đang lo lắng lại tỏ ra bàngquan, cần giúp đỡ lắm nhưng cứ tự mình làm, và dù có nhớ đến anh cô vẫn cố gắngbơ đi. Sự hiếu thắng luôn bắt Minh phải cố gắng để mình không thua thiệt, kém cỏi,hay quỵ lụy ai. Đằng sau sự lạnh lùng ấy chứa chất nhiều nỗi buồn, sự day dứt,thậm chí là cô đơn. Có một người bạn tặngcho Minh một câu như thế này: “Cái cớ của sự bướng bỉnh và khó hiểu đơn giản chỉlà muốn được quan tâm mà thôi..”. (Cảm ơn nhé bạn hiền) Bà Ngoại cũng bảo Minh là người “trong héongoài tươi”. Cô không phải không hiểu mình, mà vì cô vốn được người thân nuôngchiều theo cái tính ẩm ương ấy rồi, nên mãi sau này, khi được Nguyễn “dạy dỗ”,Minh mới thấm thía, đau khổ và càng thu mình nhiều hơn.

Minhđược nghỉ hè, còn Nguyễn thì đi đâu đó không lí do, chỉ thỉnh thoảng gọi điện hỏihan, kiểu như lâu lâu kiểm tra cục vàng giấu trong chân giường kẻo nó biến mấtlúc nào không biết. Minh vẫn duy trì học thêm, cùng bạn bè viết CV xin việc rồirải khắp nơi, chiều rảnh thì đi bơi, thời gian còn lại là ngấu nghiến truyện,phim, game…… Khoảng cuối T7, một công ty chỗ bạn Minh làm gọi cô đến phỏng vấn.Với bảng điểm “bê bết” nhất nhóm, Minh không được đánh giá cao, nhưng khả năng ănnói tự tin lưu loát giúp cô giành được vị trí nhập khẩu. Đây là một công ty tưnhân trẻ, vợ chồng giám độc là một cặp cựu FTU, kinh doanh mặt hàng khoáng sản(anh này kế thừa sự nghiệp của bố). Công việc không quá nhiều, chủ yếu là lên cáctrang thương mại điện tử như Alibaba, EC21….. để tìm kiếm nhà phân phối mặt hàngCilica sand, Zinc,… (nhiều loại mà không nhớ). Rất may mắn cho Minh là văn phòngkhông quá xa, cách nhà cô khoảng 3.5km, đi xe đạp là rất ổn. Bố mẹ mừng lắm, con bé loắt choắt thế mà chưara trường đã xin được việc với mức lương thử việc là 3tr/ tháng. Hồi đó, 3tr đốivới Minh là cả một gia tài kếch sù, lần đầu tiên đi làm mà. Minh nhớ rất rõ, sếpđánh giá cao khả năng làm báo cáo của cô, còn lại ….chả được mặt gì ra hồn. Thếmà nhận được tháng lương đầu tiên, Minh đã rủ con bạn thân cùng cty trèo hẳn lênbàn họp của sếp, xếp tiền bốn xung quanh, cài cả lên tai, lên ngực, ngậm cả vàomồm, rồi chụp ảnh tự sướng với nội dung “ngập ngụa trong tiền” post lên blog củayahoo. Hai đứa tranh thủ lúc sếp ra ngoài, chụp ảnh làm hộ chiếu mong một ngày đượcđi công tác, lúc ghét sếp thì chỉnh sửa photoshop cho lung linh làm CV gửi đếncông ty khác với quyết tâm cho sếp mất luôn hai nhân viên tuyệt vời. Bên cạnhcty có một bồn đất trống khá rộng, Minh mua hoa và phân bón đến xới xới trồngtrồng, chỉ một tháng sau nó đã hồng rực một sắc mười giờ. Sau này, khi chia taycông ty, Minh vẫn rất tiếc mảnh vườn xinh xinh ấy. Nó chết yểu chẳng lâu sau đó,giống như tình yêu của vợ chồng sếp, họ li dị. Bây giờ, hai người họ đã có haigia đình khác nhau, nhưng vẫn chung tay xây dưng công ty chung. Minh cứ thắc mắcmãi, sao tình yêu thì nhanh tàn mà tiền thì chẳng bao giờ lụi, thế mới tài chứ.

Thánglương đầu tiên, Minh đi mua cả bịch to nem tai bà Hồng và nấu bún ốc giò mọc bắtchước một quán nổi tiếng trên Hòe Nhai để đãi cả nhà. Mẹ cô chưa kịp để cho búnthấm vào thành dạ giày đã đòi:
-Cô đi làm rồi , nộp tiền hàng thángcho tôi đi chứ?
– Ô, mẹ thiếu gì tiền?
– Mẹ không thiếu tiền, nhưng cô phảihiếu nghĩa từ giờ đi là vừa
– Èo, đợi khi nào con thành nữ đạigia, mẹ đòi một cục chả thích à?
– Đợi đến ngày đó, chả biết tôi còn răngmà nhai bún ốc không nữa là tiền tỷ của cô.
– Con mới đi làm, lương thấp lắm, chưacó để biếu mẹ đâu.
– Lương 3tr, không phải đổ xăng, ăn sángtối ở nhà rồi, có mỗi tí cơm trưa, hết bao nhiêu mà bảo ko có tiền?
– Con phải mua quần mua áo, mua BVS,mua sữa rửa mặt,nước hoa hồng, còn cả tình phí nữa chứ.
– Yêu ai mà phải cần tình phí
– Con ối người yêu
– Yêu ai, thì nhớ phải để bố mẹ biếttrước đấy.
– Rồi ạ, mẹ cứ yên tâm…….
Mẹcô cứ suốt ngày kì vọng vào con gái, bảo sao Minh không buồn được khi trái timcô đang hướng về một người con trai đi ngược lại hoàn toàn mong muốn của bà. Mẹtuy ghê gớm, nhưng là người thương con cái nhất trên đời. Minh nhớ hồi bé, nhữngngày nhà cô còn khó khăn, mẹ vừa nuôi lợn vừa đi làm ô sin cho người nước ngoài,vừa đi học. Bà chắt chiu từng đồng để dành mua sách vở cho cô. Nhiều lúc khôngcó tiền đóng học, Minh gào khóc thảm thiết, ăn vạ không đi học, mẹ cô tức phátkhóc, vừa khóc vừa đánh cô, thế là cả hai mẹ con cùng khóc. Sau này, trong mộtlần dạy Sóc học , cậu chàng cũng lười học, Minh tức quá không biết làm gì, ôm mặtnức nở, nước mắt nuốc mũi tùm lum, Sóc sợ quá xin lỗi rối rít. Lúc đó, Minh mớihiểu được tấm lòng của mẹ cô, sự nghiêm khắc của bà phản ánh một tình yêu sâu nặng,đúng như tựa đề một quyển sách đang rất được ưa chuộng “vô cùng tàn nhẫn, vô cùngyêu thương”.

Khibiết Minh đã đi làm, Nguyễn cũng vui lây, anh thường xuyên gọi điện hơn, dặn dòcô buổi trưa ra ngoài ăn uống phải cẩn thận , tranh thủ ngủ đủ giấc kẻo mệt. Lâulâu không được gặp anh, chỉ nói chuyện điện thoại nên Minh bắt đầu thấy nhớ. Hơn một tháng trời, Nguyễn không hề rủ cô đichơi, uống nước hay đợi cô trước cổng lớp học thêm. Vì tinh tướng, Minh chẳngtrách anh bao giờ, niềm háo hức của những ngày đầu đi làm cũng giúp cô ít nghĩđến anh hơn. Cho tới một hôm, Nguyễn gọi điện tới công ty,nói Minh về nhà cấtxe rồi anh qua đón đi ăn tối. Nỗi nhớ lâu ngày làm cho Minh quên hết cả sĩ diện,đồng ý cái rụp. Cảm giác của Minh khi nhìn thấy anh đứng ở đầu ngõ đợi mình làvui sướng, hồi hộp, lâng lâng, lúc nào cũng thấy hơi run run. Lần đầu tiên côngồi sau xe anh, mọi thứ xung quanh trở nên mờ nhạt, âm thanh thì ù ù, chỉ cònlại cô , anh và mùi Xmen. Nguyễn cho Minh chọn địa điểm, và cô dẫn anh tới mộtcon hẻm nhỏ, đi qua nó là đến một góc tuyệt đẹp của hồ Tây, với bậc thang và sóngvỗ à uôm. Minh không nhớ hôm đó cô đã trải qua bữa tối như thế nào, vì đầu óc côphải hoạt động hết công suất để xua tan những cảm xúc trào dâng trong lòng, vànghĩ ra thật nhiều chuyện để hỏi anh phá vỡ bầu không khí cực kì gượng gạo giữahai người. Hai con người đứng cạnh nhau, mang hai trái tim đang loạn nhịp vìnhau, nhưng chẳng ai đủ dũng cảm chủ động lên tiếng trước, cứ để những suy nghĩxa xôi ngăn trở. Có lúc, tay Minh đã đểrất gần tay anh, tưởng chừng như cô có thể thấy được những tế bào trên đó đangnhảy múa, nhưng cảm giác chộn rộn lại khiến cô rụt tay về. Mặt Nguyễn lúc nào cũngửng đỏ, anh cũng ngập ngừng lắm, nhiều khi nhìn cô rồi lại tránh đi chỗ khác. Hômnay, Minh không ‘dồn anh vào chân tường” như mọi lần, cô muốn lòng mình bình tĩnhnhất, đợi chờ anh trong sự nhẫn nại chưa từng có, điều mà một người nóng tínhnhư Minh ít khi làm được.

Phảimất 10p, hai người cứ ngồi trên thành hồ, thả chân xuống dưới, nhìn những đứatrẻ nô đùa gần đó, hoặc đảo mắt tới bên kia bờ, nơi có ánh đèn nhấp nháy mà khôngnói câu gì. Những cơn gió dịu mát hiếm hoi của ngày hè như chiều lòng người, khônglàm họ thấy quá nóng nực với ngọn lửa tình cảm lập lòe đương muốn bùng cháy. Minhđang nghĩ, chỉ khoảng 5p nữa thôi, cô sẽ đứng dậy đi về, cô không chịu nổi contim đang bị giam hãm trong lồng ngực, cô muốn thả nó ra, muốn nó tung bay nói điềumình thích, làm điều mình yêu. Cô mải suy nghĩ nên để ánh mắt mình vô địnhtrong không trung, Nguyễn đã quan sát thấy, quay sang gọi :
-Em đang nghĩ gì thế?
– Không, có nghĩ gì đâu?
-Nhiều lúc, em nhìn vào đâu đó như khôngnhìn.
– Lúc nào?
– Như hôm e về 49 ngày ông, khi đứng dướicây Ngọc lan, em đang nói chuyện với anh, tự dưng quay ra đờ đẫn như mất hồn.
– Thế à? Em hay bị tập trung thái quánó thế đấy.
– Đi đường có thế không?
– Có, thỉnh thoảng, nên mẹ không chịumua xe máy cho em.
– Uh, đi thế nguy hiểm lắm, em không đâmvào người ta, nhưng dễ giật mình mà tự ngã đấy.
– Đã đi đâu mà biết.
– Sao em không thắc mắc hơn tháng nayanh đi đâu à?
– Sao em phải thắc mắc, anh ko thích nóithì thôi.
– Anh đợi em hỏi anh.
– Sao phải đợi? Anh không thể chủ độngnói ra à?
– ……..
– ……..

Nào,Nguyễn ơi, em đang cố gắng đợi anh đây, có điều gì anh muốn kể cho em nghe, cóthành tích nào anh muốn khoe, có tình cảm gì anh muốn nói? Em không đủ tự tin rằngcó thể có tình cảm sâu đậm với anh, cũng không dám đi cùng anh một quãng đườngdài, em chỉ biết lúc này em đang nghẹt thở vì anh, vì ngồi cạnh anh, nghe anh nói,nhìn anh ngượng ngùng. Em không thể tự nhiên như mọi ngày, vì em hồi hộp ngóngtrông anh cho em cảm nhận bàn tay anh ấm hay lạnh, trái tim anh ngọt ngào hay bănggiá.
-Anh nghỉ làm taxi rồi.
– Tại sao nghỉ?
– Một tháng qua, anh hoàn tất hợp đồngtrả xe cho công ty, lấy lại tiền đặt cọc. Anh theo chân cậu anh sang Hưng Yênxem mô hình đào tạo lái xe bên đó. Rồi lại theo chân chú anh lên Sơn La thamquan công trường xây dưng của chú. Cả hai người đều cho anh những lời khuyên vàđịnh hướng rất tốt……
– Rồi sao???
– Anh chưa quyết định là theo ai, anhmuốn hỏi ý kiến em.
– Sao anh lại hỏi ý kiến em?
– Nếu đi dạy lái xe, anh sẽ tìm hiểuthêm về sửa chữa và buôn bán xe cũ/ mới, sẽ làm việc ở xung quanh Hà Nội. Còn nếuđi xây dựng, anh sẽ phải lên Sơn La, hoặc bất cứ đâu chú cần. Em muốn anh làm gì?
– Mong muốn của em thì liên quan gì tớiquyết định của anh.
– Rất liên quan em ạ. Mọi việc anh làmbây giờ đều là nghĩ đến em mà phấn đấu…..
– Thế thì anh đừng nghĩ đến em nữa, emkhông muốn mình sẽ trở thành nỗi thất vọng của anh.
– ………

Minhchống tay xuống đất, toan rụt chân lên đứng dậy để đi về. Quả thật, lúc này thìcô không thể chịu được nữa. Một mặt Minh muốn nói với Nguyễn rằng cô thực sự hạnhphúc, vô cùng hạnh phúc, khi mình là động lực quan trọng của anh như vậy. Nhưngmặt khác, cô lại muốn nói thẳng với anh rằng: chúng ta sẽ chẳng đi tới đâu hết,anh và em quá khác nhau, bố mẹ em sẽ không bao giờ đồng ý, họ kì vọng vào em quánhiều, họ sẽ ra sao nếu biết em yêu anh-một người không nghề nghiệp ổn định, khôngtiền đồ sáng lạn, không gia cảnh hoàn hảo? Việc anh là dân ngoại tỉnh thôi đã làđả kích lớn với họ , làm sao họ chấp nhận một người học hành dở dang, tương lạimờ mịt? Nguyễn thấy Minh mím môi định đứng dậy thì vội vàng cầm lấy tay cô, nắmchặt trong lòng bàn tay anh, nhìn cô với ánh mắt như van nài.
– Em sợ à?
– Uhm……. (gật đầu)
– Hãy nói anh nghe, em muốn anh làm gì,anh sẽ không đặt kì vọng gì vào em hết, anh chỉ muốn biết ý kiến của em thôi.
– ………
– Giả dụ, nếu em có người yêu giống nhưanh, thì em muốn người yêu em làm gì?
– ………

Bàntay Nguyễn thật ấm, ánh mắt anh còn ấm hơn. Đây đúng là đôi bàn tay mà cô từngnghĩ tới, nó làm cô run rẩy thực sự giữa tối hè mát mẻ, tim cô đập liên hồi, vànếu Nguyễn tinh ý, có thể thấy tay cô đang nóng sực lên, mặt cô cũng râm ran vìxúc động. Minh không còn chút mạnh mẽ nào để rút tay mình ra khỏi tay anh, vàchỉ cần anh nói vài câu nài nỉ nữa thôi, Minh sẽ ôm lấy anh mất. Cô muốn reo lênvới anh: hãy cứ để em ở vị trí quan trọng ấy, hãy cứ vì em mà phấn đấu cho thậttốt, em không thể kiên nhẫn đứng chờ anh ở ngã tư, nhưng sẽ đợi anh một ngày thànhđạt. Nguyễn đang chăm chú nhìn Minh với hi vọng nhận đượccâu trả lời,dù đó là gì. Minh hít một hơithật dài, thở ra nhè nhẹ để mình bớt rộn ràng, quay sang nhìn thẳng vào mắtNguyễn.

-Anh hết nói em là động lực, rồi là ngườiquan trọng. Anh có dám chắc là nếu em nói quan điểm của em, anh sẽ theo không?
– Chắc chắn…….
– Vậy thì ý kiến của em là: nếu e cóngười yêu, em muốn người đó luôn ở gần em, dù không nhìn thấy mặt, thì miễn làhễ em muốn gặp lúc nào là có thể gặp ngay lúc đó. Em không chịu được sự xa cáchtrong tình yêu. Nếu người yêu em đi xa, em sẽ chia tay và yêu người khác.
– Ý em là…muốn anh là giáo viên dạy láixe?
– Nếu việc đó không bắt anh đi quá xa.
– Được, vậy anh sẽ theo ý kiến của em.
– Thật không?
– Thật, em không tin à.
– Phải có bằng chứng em mới tin
– Vậy thì đợi anh thêm một thời gian nữanhé, anh còn phải đi học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, rồi còn nhiều thủ tục khácnữa.Anh sẽ tìm mọi cách để ở Hà Nội…..với…em.
– ……….cười nhẹ

Nguyễnnhìn Minh đắm đuối, cô như sắp chết chìm trong ánh mắt đó, dù ương bướng, nhưngcô không thể chiến thắng được sự dai dẳng của anh. Minh quay ra ngoài hồ, hítthở thêm chút không khí cho bớt run, tay cô không hề rời tay anh. Nguyễn quan sátthấy sự bối rối của Minh rồi. Tay phải anh cầm lấy tay Minh đặt lên đùi anh,tay trái chống xuống đất, nghiêng người hôn lên thái dương Minh, giữ ở đó tronggiây lát, và có lẽ nếu Minh không quay mặt hẳn sang bên trái, thì anh sẽ cúi xuốngmà hôn lên môi cô mất. Sự tình tứ trong tư thế của hai người khiến Minh như muốnco người lại , cảm giác cô sẽ cuộn tròn, còn anh vo viên mà ôm vào lòng. Nguyễn không lấn tới nữa, anhrụt tay về, nhẹ nhàng nói:
-Thôi, quay lại đây với anh nào.
– …….(lắc đầu)
– Anh không làm gì nữa.
– …….
– Nói đi, thời gian qua có nhớ anh không?
– Mọi khi thường là anh nói nhớ em cơmà, sao giờ lại hỏi em?
– Anh muốn biết tình cảm của em.
– Haizzz, không sến , không sến nữa.
– Sến gì mà sến, chưa ai hỏi em thế à?
– Này, trước anh em có vài “mối tình”rồi đấy nhé. Mà em chẳng phải hỏi ai, họ tự động nói nhớ em thôi.
– Ô, thế anh cũng là một “mối tình” củaem à?
– Hả……haizzzz (hớ nặng)
– Ha ha ha

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro