Chương 9 : Hình xăm đầu rồng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tác giả : Vưu Chấn Lộc

A. MỘT CUỘC RƯỢT ĐUỔI

Buổi sáng chủ nhật trời trong xanh mát rượi. Lường Xuân Cường dậy sớm như mọi ngày, do cậu vốn đã quen với việc đi học buổi sáng. Ngồi thu lu trước cửa căn chòi lá, cậu ngắm nhìn bầu trời trong xanh.

Trải qua bao nhiêu biến đổi dồn dập, ánh mắt của Phan Thuỳ Hạ Vy như một dấu lặng nổi lên trong một bản nhạc đầy sự lên xuống trầm bổng dồn dập. Nó khiến cậu tạm thời thôi nghĩ ngợi chuyện nam nữ đàn bà, mà bắt đầu có lại những cảm giác lo lắng sợ hãi như cái đêm cậu bị bắt gặp đang nhìn trộm phòng tắm thiếu nữ. Bầu trời vẫn trong xanh là thế, làn gió sương vẫn mát dịu là thế. Nhưng trong lòng Lường Xuân Cường lại cảm thấy trống rỗng.

Tâm trạng cậu những khoảng thời gian sóng gió này cũng như những ngọn thuỷ triều, lúc lên dữ dội, lúc trầm lặng buồn bã. Đến ngay cả Lường Xuân Cường cũng khó hiểu được tâm tính của mình nữa.

Bộ dái con heo nọc được thầy Tư Khiếu treo lủng lẳng trên cây cột trong buổi lễ trừ tà khi trước, nay đã sạm đen, teo tóp lại như những quả cà héo, sau nhiều ngày phơi sương phơi nắng. Cường ngồi trầm lặng nhìn hình ảnh trứng dái heo nọc lắc lư theo ngọn gió nhẹ, thầm thương cảm cho một kiếp đời không được toàn vẹn.

Nếu vốn lúc sinh ra đã không được bình thường, thì cũng đã đành. Số kiếp ác nghiệt quá, nhưng người phải chịu đựng tình cảnh ấy ít ra cũng không có cảm giác mất mát. Chính vì Lường Xuân Cường vốn khoẻ mạnh, sinh ra lành lặn, tương lai tươi sáng, rồi cũng sẽ học hành, lấy vợ, sinh con, nhưng nhát dao oan nghiệt đó đã khiến Lường Xuân Cường mất đi tất cả. Cậu vừa đau nỗi đau của một người tàn phế, vừa có thêm nỗi đau bị mất tất cả những gì mình có.

Cường muốn quên đi tất cả, muốn quên hẳn cái ngày đen tối đó, nhưng cũng như thầy Tư Khiếu, cú sốc quá nặng làm thay đổi cuộc đời con người như một vết sẹo hằn sâu vào trí óc. Lâu lâu trái gió trở trời, là những vết thương cũ lại tỉnh giấc, buốt nhói từng hồi.

Ở tư thế ngồi xổm, gió sớm thốc từng đợt mát lạnh vào từng khe hở ống quần, làm Cường có chút cảm giác trống trải, vắng vẻ lạ kỳ nơi giữa hai chân. Cái phần thịt cộm cứng mỗi buổi sáng cậu thức dậy giờ đã không còn, nhưng cái cảm giác động đậy của phần thịt đã mất cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện. Nó cứ rần rật khiến Cường muốn túm lấy nó mà vuốt ve cho thoả nỗi mong nhớ.

Nhưng cái Cường có sau đó chỉ là cảm giác như ngứa mà gãi không được, hay giống như là cứ gãi mãi mà không làm dứt cơn ngứa. Đây chính là cái khiến nỗi đau trong lòng Cường tăng thêm lần nữa.

Như thầy Tư Khiếu từng dạy bảo, người què chân thì tay thường khéo léo, người điếc thì mắt mũi sáng sủa, Lường Xuân Cường từng bước lấy niềm vui của những điều xung quanh bù lại cho cái sung sướng nhất trong tứ khoái đã bị tước bỏ. Cậu thường hay nghĩ ngợi vài câu thơ, như một cách châm biếm, nhằm lấy tiếng cười che lấp nỗi đau của mình :

Trong đời tứ đại niềm vui

Ai ai cũng cứ lui cui làm hoài

Phận Cường hiu hẩm bi ai

Một trong bốn khoái, từ nay xa rời

Phù Thu Lệ có khi nào biết những ý nghĩ xa xăm trong đầu Lường Xuân Cường, thấy cậu cứ ngẩn ngơ thì cho rằng Lường Xuân Cường già dặn, biết suy nghĩ trước sau, chứ không lớn đầu nông cạn như trai tráng cùng lứa. Thế nên từ đó Thu Lệ cứ hay qua vườn rau của Cường chơi suốt.

Hôm nay Phù Thu Lệ nhân chủ nhật, không có tiết học, mới qua Lường Xuân Cường chơi, thì thấy cậu vẫn như ngày nào, vẫn cứ ngồi đăm chiêu ngắm trời ngắm đất, thỉnh thoảng thở dài ngao ngán. Cô chạy lại vỗ vai cậu :

- Ở với thầy cúng riết, nên giờ già y như thầy luôn. Có phải cậu định làm đệ tử thầy Tư không, hở " thầy Năm Khiếu " ?

Lường Xuân Cường " có tật giật mình ", tưởng Thu Lệ đã biết chuyện cậu từng định bái thầy Tư Khiếu làm sư phụ, để cúng kiến tìm cách cho bộ phận sinh dục mọc ra trở lại. Mặt cậu xám ngoét lại, nhưng với câu nói sau đó của Thu Lệ khiến cậu thở phào nhẹ nhõm :

- Lúc nào mặt cũng đăm chiêu suy nghĩ, lẩm bẩm trong miệng, nhìn y chang đệ tử của thầy Tu Khiếu đang đọc bài chú luôn. Nghe nói là làm thầy cúng thì không lấy vợ được đâu đó.

- Ai nói với Thu Lệ là làm thầy cúng thì không được lấy vợ ? - Lường Xuân Cường ngạc nhiên hỏi.

- Tui có biết đâu, tui cứ nghĩ làm thầy cúng thì cũng giống như làm nhà sư thôi. Gần gũi phụ nữ là bùa chú hết linh. Chứ nếu không phải vậy, sao không thấy thầy Tư Khiếu có vợ con gì cả ?

- Ối trời, trí tưởng tượng của Thu Lệ phong phú ghê. Ai nói thầy tư Khiếu không có vợ con là vì để giữ cho bùa chú hết thiêng chứ ...

Lường Xuân Cường định nói tiếp nữa, nhưng chợt nhận ra lời mình có vẻ bị hớ. Nên lại im lặng. Phù Thu Lệ nào có suy nghĩ sâu xa như Lường Xuân Cường, cô cũng không tài nào nghĩ được nguyên nhân thầy Tư Khiếu không thể lấy vợ sinh con là vì thầy đã bị tụi giang hồ thiến mất hai hòn ngọc. Đối với thế giới của người bình thường, chuyện bị thiến hoạn không mảy may hiện lên trong những suy nghĩ của họ, cũng chưa từng là một trong những thứ họ suy nghĩ đến, khi tìm lời giải cho những vấn đề có ai đó độc thân, hay vô sinh ...

Và cũng bởi những người không may bị tàn phế chức năng sinh dục, họ lại càng sợ hãi có người biết được, rồi châm chọc, khinh thường, xem những người bị hoạn là thứ nửa người nửa ngợm, trai không ra trai mà gái không ra gái. Nên, những người bí thiến đành giấu kín bí mật đó cho riêng họ, cái thế giới tàn khốc ấy cứ u uẩn đau thương trong những vòng luẩn quẩn, không lối thoát, mà cũng không chia sẻ cho ai được, để cho nỗi đau vơi bớt.

Phù Thu Lệ ngây thơ nói tiếp :

- Chứ Cường thấy không, ở đây trai tráng cứ hai mươi tuổi là lấy vợ hết rồi. Ở trong lớp tui, có mấy người có cặp có bồ rồi đó.

- Thế Thu lệ có ai chưa ?

- Chưa có, đang kiếm. He he he.

Phù Thu Lệ nhe răng ra cười. Lường Xuân Cường thấy vậy cũng cười theo. Có lẽ Cường quá trẻ để hiểu được ẩn ý trong lời nói của cô gái nhỏ. Cô đang kiếm, nhưng không đi kiếm, mà lại ngồi đó nói chuyện với Cường. Hễ cứ những lần đem cơm sang vườn rau, Thu Lệ lại ngồi nán một tí để trò chuyện với cậu. Rồi những khi chủ nhật, Thu Lệ lại chạy sang với cậu khi trời còn tờ mờ sáng.

Lúc thì để đi hái ổi, lúc thì đi chặt củi về đun, lúc lại đi chặt chuối dại về cho heo ăn. Không lúc nào là đôi trẻ lại không tíu tít luôn miệng. Bởi cái vẻ im im, trầm lặng của Lường Xuân Cường từ cái dạo bị cắt tận gốc, khiến Cường trở nên chững chạc, từng trải, chứ không nhí nhố như tụi bạn đồng lứa. Trải qua nỗi đau đớn hoảng loạn khủng khiếp nên Cường thay đổi hẳn tâm tính. Phù Thu Lệ không hiểu điều đó, cứ ngỡ Cường sẽ là một chỗ dựa vững chắc sau này.

Thu Lệ là một cô gái nề nếp gia giáo, quen với những lễ nghi phong tục truyền thống, nên tuy trong lòng có chút tình cảm với Lường Xuân Cường, cô cũng không thể hiện ra bên ngoài. Giữa hai người chẳng có những cử chỉ nắm tay, nắm chân thân mật nào. Còn Lường Xuân Cường vẫn cứ một vẻ xa cách, lãnh đạm.

Không phải bởi vì Phù Thu Lệ không phải trang nghiêng nước nghiêng thành mà Lường Xuân Cường không để ý gì đến. Chỉ vỉ bản thân cậu bị tàn phế, nên đâm ra sợ hãi người lạ. Lại thêm sự tự ti, xấu hổ, cậu lại càng tránh né phụ nữ. Những điều này lại càng khiến Phù Thu Lệ cho rằng Lường Xuân Cường đứng đắn đàng hoàng, không phải loại cợt nhã, dâm dục như những đứa con trai đang hừng hực testosterone.

Thế rồi có một bữa trưa nọ, một chuyện đã xảy ra khiến Lường Xuân Cường hiểu rõ tâm ý của Phù Thu Lệ. Số là hôm đó, cũng là một buổi giao cơm như thường lệ, nhưng chờ mãi, chờ mãi, hai thầy trò Tư Khiếu vẫn chẳng thấy cơm đâu. Đói bụng cồn cào, thầy Tư Khiếu mới bảo Lường Xuân Cường xách xe đạp đi kiếm xem Thu Lệ đã đi đưa cơm chưa, hay xe của cô đã bị hỏng dọc đường.

Đi được một đoạn, qua khu vực ruộng lúa thơm ngát, cậu nghe loáng thoáng những người làm ruộng xung quanh bàn tán chuyện có một cuộc cãi vã trong chợ. Linh cảm đó là chuyện rắc rối của Thu Lệ, khiến cô chậm giao cơm, Lường Xuân Cường phóng như bay theo hướng những người dân chỉ, đến khu chợ Hà Linh.

Khu chợ này trước kia, khi Lường Xuân Cường vẫn còn nhỏ, ông Sào Thìn Nớ cùng vợ ông ta đã bán thịt heo nơi đây. Nên ai cũng gọi ông ta bằng biệt danh là Tể Nớ, tức là ông Đồ tể tên Nớ, bởi thịt heo mà qua bàn tay dao kéo của ông Nớ, đều thành những tảng thịt ngon lành, bắt mắt. Nhát dao rất chi là nhanh gọn, chuyên nghiệp. Con gái lớn ông ta, Hạnh, có lẽ cũng thừa hưởng kinh nghiệm từ những đường dao của ba mình, nên vết thiến của Cường rất " ngọt ", không còn sót chút gì lại cho đời.

Bẵng một thời gian sau, không hiểu ông Nớ làm ăn khấm khá thế nào, mà tậu vườn, tậu đất, rồi cho thuê hoặc tự trồng rau, trở thành chủ đất lớn ở trong vùng. Ai cũng khâm phục ông ta, có tài năng làm giàu. Tuy giờ ông ta không còn đứng bán thịt heo nữa, nhưng cái danh tiếng Tể Nớ thì ai cũng biết, biết đến ngay cả Thu Lệ, cô bé giao cơm bé nhỏ trong nhà ông Nớ, nên khi cô gặp chuyện cãi vã, câu chuyện cũng bay xa bay nhanh qua những cái miệng dân làng.

Chiếc xe đạp của Cường lao như bay về hướng khu chợ, rồi những thanh âm ồn ào truyền lại tai cậu, ngày một rõ hơn :

- Con chó cái này cũng như thằng Nớ. Chủ thế nào thì tôi tớ thế ấy. Tao hận thấu xương thằng già đó.

- Anh vô lý lắm. Tui thì liên quan gì ông Nớ. tui cũng chỉ là người làm công như anh thôi - tiếng của Thu Lệ vang lên.

- Tao biết. Nhưng tao muốn dùng mày để dằn mặt lão già đó đấy thì sao. Lão ta có cận vệ, tao không làm gì được. Nên tao đập mày thay vào lão ấy.

- Anh lấy cớ gì mà sinh sự. Anh bị đuổi việc có khi là tại anh làm sao cho ông Nớ giận ấy chứ. Có trách hãy tự trách anh đấy. Tui đi giao cơm, có biết gì về việc của anh đâu.

Lường Xuân Cường lách người khỏi đám đông đi vào, trông thấy một thanh niên dáng người to bè, gương mặt phúc hậu, nhưng đôi mắt cứ lờ đò, mặt đỏ gay, trông như đã say rượu lắm rồi. Giữa đường đất là cơm, canh, thịt, cá rơi vung vãi. Lường Xuân Cường đoán là trên đương đưa cơm ngang khu chợ cho mình, thanh niên này đang nhậu say, thấy Phù Thu Lệ chạy ngang qua thì lao ra sinh sự.

Thanh niên kia lè nhè nói tiếp :

- Mày không cùng một giuộc với ông Nớ, thế sao mày và lão ta đều cưng chiều thằng lỏi đó. Lúc tao còn làm ở đó, có ngày nào mày đem nhiều thịt nhiều cá thế này đâu. Tao còn nghe đồn lão Nớ đặc biệt lắp đặt hệ thống chuông điện cho thằng oắt đó sử dụng.

- Nhiều thịt cá vì đây là phần cơm cho hai người - Thu Lệ dùng lý lẽ cãi lại - Ở vườn rau còn có một ông thầy cúng nữa. Còn chuyện hệ thống chuông điện thì ... thì ... tui không biết !!!

Đúng rồi, chuyện chuông điện chỉ có mỗi Lường Xuân Cường biết nguyên do. Nên Phù Thu Lệ mới ấp úng, khi không thể tìm ra cách giải thích cho những " đặc ân " mà ông Nớ đã dành cho Cường. Thanh niên vạm vỡ đó nói tiếp :

- Mày lẻo mép lắm đó Lệ, nhưng mày cũng không giải thích được đúng không ? Tao đang làm ngon lành, rồi cũng bị đuổi. Không phải vì thằng oắt đó và thằng già Nớ, thì tao đâu có lâm vào cảnh đường cùng ngày hôm nay.

- Anh để tui chuẩn bị phần cơm khác cho hai người họ. Chuyện của anh tui không biết gì hết. Anh tự đi mà kiếm ông Nớ hỏi chuyện. Tui còn có việc của tui.

Qua những đoạn trao đổi ngắn ngủi giữa hai người, Lường Xuân Cường đoán được người thanh niên đang đứng trước mặt kia chính là Sìn Ủ Chớ mà Thu Lệ từng kể. Anh ta chính là người canh vườn rau, trước khi Lường Xuân Cường tới thế chỗ. Một thanh niên mà Thu Lệ miêu tả hiền lành, chất phác mà giờ lại rũ rượi, thù hằn đến như vậy sao.

Phù Thu Lệ lục tiền của bản thân trong người ra, mua ngay hai phần cơm ở một tiệm cơm gần đó, rồi tức tốc quay lại chiếc xe đạp đang nằm chỏng chơ, bởi cô biết bây giờ đã trễ lắm rồi, thầy Tư Khiếu và Lường Xuân Cường chắc hẵn đã đói rã ruột. Nhưng Sìn Ủ Chớ vẫn không buông tha cho cô. Hắn đứng đè lên chiếc xe, móc gần đó ra một thanh tre to bản, gằn giọng :

- Tao không cần biết gì hết. Hôm nay tao phải đập mày một trận, vì cái tội dám đem cơm cho thằng lỏi đó. Rồi sẽ kiếm lão Nớ tính sổ sau.

- Anh bị điên rổi phải không ? Làm chuyện bậy bạ là vô tù đó - Phù Thu Lệ chỉ tay vào gương mặt của kẻ say rượu mắng nhiếc, cho thấy cô cũng không phải loại dễ bị ăn hiếp.

Nhận thấy tình huống dần trở nên căng thẳng hơn, Thu Lệ cũng không đi đâu được với chiếc xe đang bị tên say rượu giữ lấy, Lường Xuân Cường nhảy tót lên chiếc xe đạp của mình, lướt tới chỗ cô :

- Không đi ngay coi chừng bị thương đó. Hắn cầm cây tre lên rồi. Tui chở đi cho. Lên xe đi. Còn chiếc xe đạp đó, không sợ mất đâu. Có gì thì mình báo lại cho ông Nớ. Lệ làm cho ông Nớ đã lâu, chắc ông ta sẽ giải quyết chuyện này.

Phù Thu Lệ ngồi lên yên sau cho Lường Xuân Cường chở đi. Sìn Ủ Chớ thoáng nghe cách đối đáp của hai người, biết ngay đó chính là thằng lỏi đã soán chỗ làm của mình, bèn hết lớn :

- Thằng khốn nạn. Tao giết mày !

Thanh âm phát ra rùng rợn khiến Lường Xuân Cường dựng tóc gáy, mồ hôi lạnh vã ra, cắm đầu chạy một mạch. Nhưng Sìn Ủ Chớ trong men say hung bạo, dựng chiếc xe đạp của Thu Lệ dậy, dùng làm phương tiện đuổi theo. Nghe tiếng xe đạp hùng hổ đuổi theo sau, Lường Xuân Cường không dám quay lại nhìn, nhưng cũng đủ hiểu Sìn Ủ Chớ đang điên cuồng đuổi theo phía sau. Cường suy nghĩ lỡ chẳng may cậu ngã xe, hay đi vào đoạn đường đông đúc phải giảm tốc độ thì chết chắc với tên say rượu làm càn kia.

Nghĩ vậy, Lường Xuân Cường vội lách xe, thoát khỏi con đường đông đúc mà người dân đang đi ruộng về, rẽ vào những con đường nhỏ ngoằn nghoèo hơn, hy vọng sẽ cắt đuôi được Sìn Ủ Chớ. Bởi nếu có quay trở về vườn rau mà để tên côn đồ này bám theo, thì với sức của cậu và thầy cúng già yếu cũng không thể làm gì được.

Cường đạp xe băng băng, xuyên qua những con đường đầy đá sỏi. Sìn Ủ Chớ cũng vẫn hung hãn bám theo, tiếng kêu hét của gã vang động cả một vùng. Nhưng bởi cách tính toán của Lường Xuân Cường có phần lợi, nhưng cũng có cái hại. Cậu càng lánh xa nơi đông đúc để rộng đường tẩu thoát cho dễ, thì cũng mất đi cơ hội được người dân lao ra ứng cứu.

Sức của một cậu nhóc mười bốn mười lăm tuổi sao sánh bằng gã trai cục súc, lại có hơi men trong người. Vận dụng quá nhiều sức lực, lại phải chở theo một cô bé ở yên sau, Lường Xuân Cường càng lúc càng đuối sức. Và rồi tên Sìn Ủ chớ cũng vượt lên, chạy ngang với cậu.

" Uỳnh " một tiếng, chiếc xe đạp của Lường Xuân Cường bị gã đạp ngã ra đất. Phù Thu Lệ lẫn cậu bị hất văng ra một đoạn xa, người lấm lem đất cát. Sìn Ủ Chớ thắng xe, bước xuống, nở nụ cười gian ác :

- Tao nói rồi. Tao hôm nay nhất định phải đập tụi mày một trận. Rồi sau sẽ đi kiếm lão Nớ tính sổ. Nhưng vì tụi mày bắt tao phải rượt theo một đoạn dài mệt mỏi, nên tao sẽ không nương tay mà còn đập dữ hơn. Để tụi mày biết lần sau đừng dại mà dây vào tao.

Lường Xuân Cường ê ẩm cả thân người, run lập cập không nói nên lời. chỉ có Phù Thu Lệ là còn dám lớn tiếng :

- Ai dây vào anh ? Đừng có mà nói lộn. Anh tự nhiên lao xe ra chặn đường tui. Chứ tui không có rảnh mà dây vào nah. Đúng là say rượu làm càn.

- Mày là thứ chó cái lẻo mép. Xem tao dạy dỗ mày đây !!!

Chữ " đây " được gã hét lớn, kèm theo đó là một động tác quất mạnh cây gậy tre xuống đầu Thu Lệ. Lường Xuân Cường không kịp suy nghĩ gì, lao ra ôm Thu Lệ lăn vài vòng tránh được cú đòn ác độc. Trong sự cứu nguy khẩn cấp đó, tay Cường vô tình ôm bừa vào phần ngực của cô, cảm giác ấm áp mềm mại của hai khối mỡ nhỏ nhắn khiến cậu vừa thẹn vừa thích.

Nhưng chưa kịp hưởng thụ những đường cong của con gái xuân thì được lâu, cậu và Thu Lệ đã phải lăn lộn tiếp để tránh cú giậm từ trên xuống của tên say rượu hung hãn. Sìn Ủ Chớ nhắm Lường Xuân Cường làm mục tiêu chính, thế nên Thu Lệ tránh được cú giậm đó, nhưng Cường bị gã đá ngay bụng một cú trời giáng, cậu lăn lông lốc, lưng đụng vào gốc tre.

Bởi màn rượt đuổi quá căng thẳng, cộng thêm cú đạp xe khủng hoảng, cả ba người không nhận ra là họ đang tử chiến tại một khoảng đất trống trước một ngôi chùa nhỏ. Nay thấy Lường Xuân Cường bị dồn vào góc chết, Phù Thu Lệ hét lên :

- Này anh Chớ. Trước cửa chùa chiền có Phật tổ, anh đừng có làm bậy. Kẻo sau này bị quả báo. Đởi con đời cháu anh cũng sẽ bị quả báo.

- Mày biết đây là cửa Phật, sao mày ác mồm ác miệng nguyền rủa tao vậy, hả Lệ ? Mày cũng đâu khác gì tao đâu ? - Sìn Ủ Chớ cười gằn chế giễu - Mày mà ở vào tình cảnh của tao thì mày cũng hành động như tao thôi.

Lường Xuân Cường thở hồng hộc, bụng và lưng đều quặn đau sau cú đạp chí mạng, nay thấy Chớ bận đối đáp với Thu Lệ, cậu lồm cồm bò dậy, vươn tay ra định chụp một khúc củi gần đó làm vũ khí.

Nhưng Chớ đang ở tình trạng say máu, lại trong tư thế đứng thẳng, hắn nhanh chóng chụp ngay cổ áo Lường Xuân Cường kéo giật ngược. Cú kéo quá mạnh khiến chiếc áo sờn cũ của Cường rách toạc, để lộ ra chiếc lưng bầm dập. Cậu bị lực kéo ngã ngửa, phơi ra chiếc bụng trắng hếu.

Chớ đưa một chân giậm mạnh lên chiếc bụng đó. Cường ọc ra một ngụm nước tung toé, bởi từ sáng tời giờ cậu đã có gì bỏ bụng đâu. Ngẩng mặt lên Cường đã thấy Chớ giơ cao chiếc gậy tre chuẩn bị giáng xuống. Bởi chiếc chân rắn chắc đang đè mạnh lên người, cậu không sao lăn lộn tránh né gì được nữa, chỉ biết giơ hai tay lên đón đỡ cú đánh sắp sửa giáng xuống mặt cậu.

Nhưng may thay, Thu Lệ không phải loại nhát gan bỏ bạn trong lúc nguy cấp, phần vì cảm kích Lường Xuân Cường cất công đi kiếm mình, nên mới rơi vào thảm cảnh, cô dũng cảm lao ra chụp lấy cánh tay đang giơ lên của Chớ. Chớ đang chuẩn bị giáng đòn thù xuống Cường thì bị chặn lại, hắn gầm lên :

- Lại là con chó cái này !!!

Rồi gã vụt mạnh tay, Thu Lệ bị bắn ra xa. Cường cũng lợi dụng sự lơi lỏng mất đề phòng của Chớ, cậu hất chân gã ra, đứng bật dậy, chụp cánh tay cầm gậy của hắn. Hai thanh niên giằng co qua lại cây gậy tre đó . Chừng như quá bực tức vì bị hai đứa nhỏ tuổi hơn quần nhau nãy giờ mà Chớ vẫn chưa " dạy " được một bài học nào, nay lại bị chụp gậy giằng co, gã tức điên dùng cánh tay còn lại thoi nhanh vào bụng Cường vài chục cái.

Cường đã đói bụng, bao tử cồn cào, nay hết bị đạp lại bị đấm vào bụng, cậu nôn thốc nôn tháo nước trắng, nước mắt nước mũi tèm lem, tay vẫn nắm chặt cánh tay đang cầm gậy tre của Chớ không buông. Tuy vậy cậu không sao có thể cản được những cú đấm liên tiếp vào bụng.

Thấy tình huống nguy ngập, Thu Lệ nén đau, chạy lại ghì chặt cánh tay còn lại của Chớ, không cho gã tiếp tục thoi tiếp vào bụng Cường, cô cũng đồng thời hét lớn kêu cứu :

- Cứu chúng tôi với, các thầy tu ơi. Mọi người ơi. Có tên điên này đang tấn công chúng tôi. Cứu với ! Các sư ơi !

Cường lúc này sức tàn lực kiệt, chẳng biết bấu víu hy vọng vào đâu. Cậu thở không ra hơi. Thấy Thu Lệ kêu khản giọng cầu cứu xung quanh, Cường bỗng dưng thầm cảm kích tấm lòng gan dạ của cô, không nhân cơ hội bỏ chạy mà vẫn ra sức tiếp cứu. Trong cơn hoạn nạn phải bấu víu vào nhau để vượt qua, Lường Xuân Cường lúc này mới hiểu Phù Thu Lệ cũng có chút tình cảm giành cho mình.

Bị hai đứa nhỏ ôm chặt hai cánh tay khống chế, Sìn Ủ Chớ lại càng tức điên hơn. Gã chợt nhớ mình vẫn còn cặp chân được tự do, gã co lên đạp thẳng vào bụng Cường, cười ha hả khoái trá. Như đang trong men điên, gã nảy ra ý tưởng quái dị hơn, gã nhìn sang Thu Lệ, cười man dại :

- Này là tao tặng mày đây con chó cái làm công cho lão Nớ !!!

Dứt lời, hắn nhắm ngay giữa hai chân Thu Lệ, tung cú đá thẳng từ dưới lên. Thu Lệ không ngờ Sìn Ủ Chớ lại có thể tung chiêu vừa hiểm ác, vừa bệnh hoạn đến vậy, cô nhăn mặt giận dữ, vùng xương chậu bị chấn động mạnh đau đớn. Gã hét lên sảng khoái :

- Cho mày hỏng tử cung luôn. Con chó cái !

Đoạn, hắn lại tung chiêu cước thứ hai, nhưng lần này là nhằm vào Lường Xuân Cường :

- Còn mày, tao cho mày biết thế nào là thốn dái !

Chiếc chân rắn chắc của gã dùng hết sức bình sinh, đá thẳng từ dưới lên, nhắm ngay vào vùng hạ bộ, với dự định làm Lường Xuân Cường buốt tận óc khi hai hòn tinh hoàn bị chấn động mạnh. Cường nhăn nhó gương mặt khổ sở khi cú đá trời giáng nhằm ngay vùng nhạy cảm. Sìn Ủ Chớ sau khi vung chân đá mạnh vào hạ bộ của Cường, nhưng không thu chân lại, mà gã ngớ người ra, lắp bắp :

- Ủa mẹ kiếp ... Mày ... mày ...

Chiếc chân của Sìn Ủ Chớ táng mạnh vào vùng hạ bộ của Cường, nhưng thay vì cảm nhận một khối lùng bùng nhăn nhúm của da thịt bộ phận sinh dục nam, gã lại cảm nhận có chút gì đó khác thường, hay nói đúng hơn là cảm giác đá vào hạ bộ của Cường không khác gì khi gã đá vào vùng tam giác con gái của Thu Lệ. Gã cứ nửa tin nửa ngờ, phần vì nghĩ rằng mình đã quá say rượu, phần vì gã nghĩ có lẽ cú đá quá nhanh khiến gã có những cảm nhận sai, chính vì thế gã mới không thu chân lại ngay sau cú đá đó.

Mắt mũi gã há hốc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra, lòng đầy ngờ vực không chắc chắn. Thân người gã khựng lại. Duy chỉ có Lường Xuân Cường hiểu được những biến chuyển trong hành động của tên côn đồ. Cậu nghĩ rằng gã chắc đã phần nào thấy có sự bất thường nơi giữa hai chân cậu. Thế là cả hai đứng trợn mắt nhìn nhau lắp bắp cả vài giây đồng hồ.

B. NGÔI CHÙA CỔ KÍNH

Vị sư già tuy cao tuổi nhưng hãy còn rắn chắc. chẳng thế mà với vài cú chặt tay, bẻ khớp, Sìn Ủ Chớ đã bị nhà sư cho đo đất, thẳng cẳng, ngáy khò khò. Phù Thu Lệ đau nhức vùng háng, tập tễnh dìu Lường Xuân Cường đi theo nhà sư vào gian trong.

Lường Xuân Cường vẫn chưa hết hoảng sợ, da mặt tái mét, đi cà nhắc theo nhà sư. Nỗi sợ Sìn Ủ Chớ thì ít, mà sợ bị phát hiện đã tàn phế thì nhiều. Sau khi nhận ra Sìn Ủ Chớ có phần hoài nghi, Lường Xuân Cường nổi điên lên, dùng hết sức tàn cào cấu, cắn xé, đấm đá Chớ. Gã đang trong trạng thái mơ hồ, thì bỗng Cường nổi cơn tam bành, gã vội quẳng ngay những suy nghĩ chỉ vừa mới chớm hình thành đó, mà đưa tay ra đỡ đòn.

Lường Xuân Cường còn nhỏ người, sức lực không có là bao, tuy cậu đã vận dụng nỗi sợ hãi, biến thành sức mạnh để hành động, nhưng tay chân quờ quạng chẳng khác chi mèo cào, làm sao đủ để Chớ phải bị khuất phục. Nhưng trước vẻ điên dại của Cường lúc đó, Chớ cứ lùi dần, lùi dần, thì bỗng một cú đá từ sau đưa tới vào phần khớp chân, gã đau đớn khuỵu xuống.

Thì ra sự ồn ào náo động, cùng với lời kêu cứu của Thu Lệ đã khiến cho những nhà sư bị phá rối buổi tâm tịnh. Một vị sư biết võ thuật đã ra cửa xem xét tình hình, thì thấy một tên côn đồ đang hành hung hai cô cậu nhỏ tuổi hơn.

Sau khi chứng kiến thủ đoạn bệnh hoạn của gã say rượu khi tấn công vào vùng kín của người khác, vị sư tuy lòng đã hướng Phật, không muốn vướng vào những tranh chấp hồng trần, nhưng cũng đành phải ra tay giải cứu. Vị sư già tung cú đá khiến Chớ phải quỳ xuống. Gã hăng máu quay lại thì nhận thêm một cú đấm ngay giữa mặt.

Chớ hồn bay phách lạc, mặt mũi tối sầm, tung một cú đấm về phía đối thủ mà ngay cả gã vẫn chưa kịp nhìn rõ là ai, nhưng chỉ như đấm vào khoảng không, rồi vài tiếng răng rắc vang lên. Cánh tay của Chớ đã bị bẻ quặt ra sau. Gã chưa kịp rú lên vì đau thì gáy gã đã ăn tiếp một cú chặt của cạnh bàn tay như trời giáng, ru gã vào giấc ngủ mê man.

Lường Xuân Cường trong vài giây ngắn ngủi đó cũng đủ hiểu vị sư đứng tuổi trước mặt võ công thật cao thâm. Tuy đã có tuổi nhưng nhà sư ra tay khống chế một thanh niên vạm vỡ dễ dàng như cảnh một người lớn giựt đồ chơi của trẻ con. Không ngờ hơn khi vị sư này lại chọn một ngôi chùa hẻo lánh để tá túc, một nơi yên tĩnh mà trước giờ Cường cũng không để ý đến. Cậu và Thu Lệ ngồi trên ghế gỗ, ngắm nhìn vị sư già đang chậm rãi rót trà, quên mất là phải cảm ơn sau cơn cứu nguy nọ.

Đưa hai chén trà cho hai đứa nhỏ, vị sư cao tuổi mới cất giọng trầm trầm tự giới thiệu :

- Thầy pháp danh là Thích Hồi Đầu. Thầy tu ở chùa này cũng ngót ngét gần mười năm rồi. Thế hai đứa là những ai, sao lại bị côn đồ truy giết ?

Lúc này, hai người mới bớt hoảng sợ, sực nhớ là phải cảm ơn vị sư giá đã ra tay cứu mạng. Phù Thu Lệ ngồi ngay ngắn kể lại đầu đuôi câu chuyện cho vị sư già nghe. Nghe xong, sư thầy Thích Hồi Đầu mới cất giọng từ tốn :

- Không ngờ dạo gần đây mọi thứ vẫn bừa bộn như trước kia. Côn đồ vẫn thản nhiên hoành hành mà không thấy bóng dáng công an đâu. Họ chỉ đợi mọi chuyện xong xuôi mới tới thu dọn, để khỏi mang vạ vào thân.

Lường Xuân Cường lo lắng cái miệng hớ hênh của Sìn Ủ Chớ, mới dò hỏi chuyện của gã :

- Vậy còn tên côn đồ mình tính sau ạ ?

- Thầy đã cho người trói nó vào nhà kho rồi. Một ngày ba bữa cơm chay, ba bữa nghe kinh Phật. Hy vọng hắn biết hối cải.

- Vậy còn công an, có nên báo với họ không ạ ?

- Hà hà hà. Lúc hai con bị hắn đuổi theo một đoạn đường dài, rồi bị chặn đánh, hai con có thấy anh công an nào đứng ra che chở không ? Không, đúng không ? Thế đó. Họ " bận " họp với nhậu hết rồi con à.

Với lại những chuyện như thế này, người chưa chết, của chưa mất, con nghĩ công an sẽ làm gì ? Giam hắn ta vài ngày rồi lại thả ra ? Hay là họ sẽ đạp đánh gã túi bụi trong trại giam rồi mới thả ? Dù là thế nào, thì sau những màn tra tấn đó, gã sẽ lại càng nguy hiểm hơn sau khi trở lại xã hội.

Chi bằng để lão thầy chùa này tụng kinh niệm Phật cứu rỗi đời hắn. Biết đâu được rồi gã lại trở thành người lương thiện, giống như ta vậy. Pháp danh ta là Thích Hồi Đầu, do sư phụ ta đặt cho, lấy từ câu " Khổ hải vô biên, hồi đầu thị ngạn ", cũng với ý nghĩ muốn ta buông đao xuống mà thành Phật.

Sư thầy Thích Hồi Đầu lặng lẽ vạch áo cà sa ra, để lộ vùng ngực là một hình xăm đầu rồng hung bạo. Phù Thu Lệ và Lường Xuân Cường không ai bảo ai, cũng ngầm hiểu vị sư ngồi trước mặt họ cũng đã từng có một quá khứ " gió tanh mưa máu ".

Văng vẳng trong ngôi chùa nhỏ nhưng ấm cúng là những tiếng tụng kinh đều đều, mang lại sự thư thái cho mọi người. Vừa uống vài ngụm trà thì một vài sư thầy cũng đã mang phần cơm chay ra cho Lường Xuân Cường và Phù Thu Lệ. Thầy Thích Hồi Đầu nói :

- Lúc nãy cơm của hai con đã bị đổ tung toé hết cả, chùa chỉ có cơm chay thôi, hai con dùng tạm.

- Có cơm chay là quý lắm rồi ạ - Thu Lệ nhoẻn miệng cười.

Lường Xuân Cường đưa tay nâng chén cơm trắng, bụng đói cồn cào, gắp lấy gắp để. Thầy Thích Hồi Đầu thấy Cường ăn khoẻ thì mừng lắm, mới nói :

- Lúc nãy những cú đá của tên côn đồ thật hung hiểm. Thu Lệ đây là nữ, thầy không tiện chữa trị, nhưng cậu Cường này thương tích cũng không nhẹ. Lát nữa con theo thầy vào phòng thuốc. Chứ vết thương ngay vùng kín mà không săn sóc kỹ, không chừng để lại hậu quả vô sinh sau này đó.

Lường Xuân Cường nghe nói tới việc khám vết thương chỗ kín thì lắc đầu nguầy nguậy :

- Dạ không cần đâu. Cú đá đó bị hụt, con cũng không thấy đau gì nữa cả. Chỉ cần ăn hết chén cơm này là khoẻ lại thôi.

- Đừng có coi thường vết thương con ơi - Sư thầy khuyên nhủ - Bị thương ở tay ở chân không sao, chứ bị thương chỗ đó, máu bầm tụ lại, là nguy hiểm. Tuy rằng nó không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng có khi lại là yếu tố đảm bảo tương lai được hạnh phúc đó.

Vừa nói thầy vừa liếc sang Thu Lệ cười ẩn ý. Lường Xuân Cường cũng hiểu sư thầy đang có ý ám chỉ cậu và Thu Lệ là một cặp. Cậu chỉ còn biết xua tay liên tục để từ chối lời đề nghị trị thương, còn Thu Lệ thì ngó lơ nơi khác xấu hổ. Sư thầy thấy đôi trẻ " tình trong như đã, mặt ngoài còn e " thì cười vang lên sảng khoái. Ở cảnh chùa thanh tịnh, nhưng thầy vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống tươi mới rộn rã ngoài kia.

Tuy trong lòng Cường có chút vui vẻ trong tâm trạng khi nghĩ về một tương lai với Thu Lệ, nhưng cậu cũng không quên được tình trạng của bản thân. Trong đầu cậu luôn hiện ra câu hỏi phải làm sao để có tương lai " hạnh phúc " với người phụ nữ mà cậu sẽ cưới, và liệu sẽ có ai chấp nhận làm vợ một người như cậu hay không ...

Tiễn hai thanh niên nam nữ ra cửa, thầy Thích Hồi Đầu nắm vai Cường kéo lại mói nhỏ :

- Lúc nãy ta có thấy cảnh con chiến đấu với tên côn đồ để cứu cô bé này. Dũng cảm lắm. Nhưng sức con quá yếu, lại chẳng biết võ thuật. Nếu con muốn, thầy có thể dạy con một vài kỹ thuật cơ bản, để con rèn luyện sức khoẻ, mà còn dùng làm phương tiện tự vệ. Con cứ tới đây những khi rảnh, ta sẽ dạy chiêu thức, rồi con về tập luyện thêm tại nhà.

Lường Xuân Cường mừng rỡ, gật đầu chấp nhận hảo ý của vị sư già. Trên đường về, Thu Lệ cười toe toét :

- Cường thích nhé, trong cái rủi có cái may, ai ngờ đâu Cường lại được một sư phụ giỏi võ nhận làm đệ tử. Cường ráng học cho tốt sau này còn ... còn bảo vệ tui.

- Nhưng tên Sìn Ủ Chớ bị sư thầy nhốt lại rồi, cần gì tui nữa ...

Nói đến đó, Cường mới nhận ra ẩn ý của Thu Lệ, khi bảo cậu gắng công luyện tập. Cậu cúi đầu, vừa đạp xe vừa im lặng. Thu Lệ quá quen với kiểu nói chuyện một lúc, rồi lại yên lặng một lúc của Cường, cô thao thao tiếp chuyện :

- Mà Cường nhớ về nhà bôi dầu gió đế vết bầm tan đi nhé. Lúc nãy ngốc thế, xấu hổ làm chi mà không chịu để sư thầy trị thương. Lỡ vết thương nghiêm trọng là sau này hết cưới vợ đó.

Lường Xuân Cường nghe Thu Lệ nói vậy mà tâm trạng buồn rười rượi, không thể cười nổi với cách đùa của cô gái trẻ. Cường cũng đoán được rằng Thu Lệ có lẽ sẽ rất sốc khi biết được tình trạng của cậu. Cậu cúi đầu, rũ rượi đạp xe đi song song chiếc xe của cô bạn mình mà tâm trạng cứ để đâu đâu, lo lắng cho những chuyện về sau.

Đến khi Thu Lệ la lên cậu mới giật mình quay lại với thực tế :

- Thôi chết rồi. Không có cơm cho thầy Tư Khiếu !

C. QUA LA THẤT TINH ĐẤU THỨC

Lường Xuân Cường và Thu Lệ phóng xe về vườn rau, ríu rít xin lỗi thầy Tư Khiếu. Ngờ đâu thầy chỉ khoát tay cười nhẹ nhàng :

- Kêu thằng Cường đi kiếm con Lệ, ai ngờ hai đứa rủ nhau trốn mất dạng. Ta đói quá nên ra ngoài hàng nước làm một tô mì gói rồi. Thân già cả này mà chờ cơm hai đứa mang tới chắc đã chầu ông bà. Hả hà hà. Mà hai đứa kể nghe coi, đi chơi đâu về thế ?

Chợt nhận ra áo quần Lường Xuân Cường rách bươm, lấm lem đất cát, thầy Tư Khiếu hai mắt mở to, biết ngay cả hai vừa mới gặp chuyện, thầy đứng bật dậy kiểm tra xem Cường có bị thương trầm trọng ở nơi đâu không :

- Sao ? Sao lại te tua thế này ? Đánh nhau với ai hả con ? Trời ơi. Có chuyện gì kể ta nghe coi. Đừng giấu.

- Không sao đâu thầy ơi, chuyện qua hết rồi. Cũng may là thương tích không có gì nghiêm trọng nữa – Cường nhoẻn cười trấn an thầy Tư Khiếu.

- Chuyện dữ hoá lành, không những Cường không việc gì mà còn được một sư thầy nhận làm thầy dạy võ nữa đó - Thu Lệ hí hửng tiếp lời.

- Sao cơ ? Vùng này cũng có võ sư sao ? - thầy Tư Khiếu ngạc nhiên.

- Không phải là võ sư đâu, ông ta là một nhà sư, thấy Cường dám can đảm xả thân cứu ... phụ nữ, nên sư thầy mới nhận dạy cho Cường vài thế võ để phòng thân đó - Thu Lệ nói luôn miệng, không để Cường kịp có cơ hội giải thích.

- Chà chà, chuyện có vẻ ly kỳ quá nhỉ. Mà đầu đuôi thực ra là thế nào, tới giờ ta vẫn không hiểu gì cả - thầy Tư Khiếu gãi đầu gãi tai, đưa tách trà lên hớp một ngụm.

Thế là Phù Thu Lệ và Lường Xuân Cường thay phiên nhau kể lại tỉ mỉ từng chi tiết cho ông thầy cúng nghe. Chỗ nào Cường chưa miêu tả rõ, thì Thu Lệ tiếp lời. Duy chỉ có đoạn tên Sìn Ủ Chớ ra đòn bệnh hoạn vào chỗ kín của hai người thì tuyệt nhiên không ai nhắc đến.

Thầy Tư Khiếu ngồi nghe chăm chú, nhưng đến đoạn Thu Lệ miêu tả sư thầy Thích Hồi Đầu có hình xăm đầu rồng thật lớn trên ngực, thì thầy Tư Khiếu giật giật mí mắt, đôi lông mày nheo lại. Rồi bất thình lĩnh cặp mắt của thầy mở căng, khiến những đường gân máu trong con mắt thầy hiện rõ.

Thế mà thầy tuyệt nhiên không bình phẩm, hay chêm thêm lời mình vào câu chuyện mà Cường và Lệ đang say sưa kể. Thầy chỉ ngồi đó, nghe từng lời như uống trọn vào bụng. Khi câu chuyện được kể xong, thầy Tư Khiếu mới nắm tay Lường Xuân Cường dặn dò :

- Cũng may trong hoạn nạn có vị sư võ công cao thâm ứng cứu. Có lẽ ông Nớ gây ra nhiều nghiệp chướng, nên đâu đâu cũng thấy mối hoạ tội lỗi của ông ta gây ra. Con may mắn được người ta dạy võ, nhớ phải chăm chỉ, gắng học để cón có cái mà tự vệ sau này.

Nếu trong quá trình học mà có trở ngại gì thì cứ cho ta biết, giúp được ta sẽ giúp. Thêm một điều nữa mà ta phải dặn dò, người trong xã hội tốt xấu lẫn lộn, vị sư này trên người có hình xăm thế kia, trước đây chắc chắn cũng là phường thổ phí. Con nhớ phải cẩn thận. Có gì bất thường là phải báo cho ta ngay. Hiểu chưa con ?

Đừng có cố gắng tự giải quyết, kẻo lại mang hoạ vào thân. Con còn non nớt trẻ dại lắm, không lường được những mưu toan hiểm độc của người đời đâu. Khi này con lớn khôn, va chạm nhiều rồi, con sẽ thấy lời ta nói là đúng. Nhưng trước khi đủ lớn khôn thì phải cẩn thận trước đã, thì mới sống lâu được, con nhé.

Lường Xuân Cường vâng dạ qua loa, trong lòng chỉ háo hức được sư thầy chỉ dạy cho biết đó biết đây. Ở vùng quê hẻo lánh của Cường, không có bất cứ thứ gì thuộc thể thao, ngoại trừ cờ tướng và bóng đá, nên đối với cậu, võ thuật là một điều gì đó xa vời mà cậu chỉ thấy trong những bộ phim xã hội đen Hong Kong.

Nên khi vừa ăn tối xong, Lường Xuân Cường vội đạp xe như bay đến ngôi chùa Kim Vân Tự, nơi mà vị sư thầy Thích Hồi Đầu đang tu tập. Bước vào ngôi chùa cổ kính lần thứ hai không phải là một cậu nhóc hoảng hốt nữa, mà giờ là một thanh niên hăm hở muốn học hỏi những điều mới.

Sư thầy Thích Hồi Đầu thấy Lường Xuân Cường không chịu tịnh dưỡng mà đến ngay trong buổi tối hôm xảy ra xô xát, thì vừa bất ngờ, vừa vui mừng khi có được đứa đệ tử hiếu học.

Lường Xuân Cường cúi đầu kính cẩn chào nhà sư, hỏi :

- Hồi trưa thầy có nói là khi nào con muốn học thì qua với thầy !

Thích Hồi Đầu vừa cười vừa xoa đầu thằng nhỏ :

- Thằng bé này. Thấy võ là hai mắt sáng lên, như ta lúc nhỏ. Thôi cũng được, muốn học sớm thì ta dạy sớm. Chỉ sợ con còn ê ẩm mình mẩy sau chuyện hồi trưa thôi.

Sư thầy dắt Lường Xuân Cường qua những hành lang gạch bông ẩm ướt, tới một khoảng sân nhỏ, mà Cường đoán là nơi thầy Thích Hồi Đầu dùng để tập luyện thể lực. Thầy đứng lại, nhìn một lượt cơ bắp của Cường, vừa nói vừa lắc đầu :

- Đàn ông trai tráng gì mà tay chân mảnh khảnh quá. Sau này con cần phải tập luyện nhiều vào. Còn nữa, ta phải nói luôn, thứ mà ta tập cho con không phải là một môn võ chính tông nào cả. Ở những môn võ bình thường, có các bài quyền, bài luyện khí, những màn múa may ... nói tóm lại là một đống vô dụng, chỉ mang tính chất biểu diễn.

Học mấy cái đó thì cũng được, nhưng tiếc là ta không theo học một môn võ được thừa nhận tông phái nào. Ôi chao, nói đến đây ta lại không biết có nên dạy cho con nữa hay không ...

Sư thầy Thích Hồi Đầu vừa xoa cái đầu nhẵn bóng của mình, vừa thở dài đăm chiêu nghĩ ngơi. Lường Xuân Cường đâm chột dạ, sợ sư thầy không dạy cho mình nữa, mới năn nỉ :

- Con xin hứa là chỉ tập luyện để tự vệ thôi thầy ơi !

Sư thầy lại xoa xoa cái đầu trọc của mình, rồi cũng ậm ừ nói tiếp :

- Võ thuật ban đầu được sinh ra là để tự vệ và tấn công. Nhưng rồi trải qua nhiều ngàn năm, đi theo sự phát triển của con người, nó cũng mất dần tính chất ban đầu của nó, bị thêm thắt vẽ vời, chia môn chia phái, rồi từ đó nó thành một thứ để biểu diễn trên võ đài thể thao.

Cái mà ta dạy cho con mới là võ thuật thực sự. Nó là kỹ thuật dùng để hạ gục đối thủ một cách nhanh nhất, tung đòn hiểm ác nhất. Nó cũng làm đối thủ nhẹ thì phải lập tức bị loại khỏi vòng chiến, nặng thì mất mạng. Nói ra thì quá xấu hổ, thuở còn trai trẻ, ta đi vào đường tà đạo, nơi mà mạng sống có khi bị quyết định chỉ bởi một giây. Nên ta lấy hết sự thông minh, nhẫn nại, chăm chỉ ra quyết chí theo học tài nghệ của một ông già. Nếu không có thứ kỹ thuật này, thì e rằng ta không còn sống đến tận ngày hôm nay.

Thành ra con được học, thì phải nhớ kỹ tuyệt đối không được sử dụng, trừ trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Nhớ là phải tuyệt đối không được đem ra để sử dụng hay đùa giỡn.

Lường Xuân Cường sợ thầy Thích Hồi Đầu không chịu dạy cho mình, nên gật đầu lia lịa. Thầy Thích cũng lấy đó làm chút yên tâm, nói tiếp :

- Cái mà ta dạy con không có các bài quyền với tên gọi hoa lá cành mà con thường thấy ở những nơi khác. Nó chỉ có một cái tên chung nhất là " Qua La thất tinh đấu thức ".

- " Qua La " ??? - Lường Xuân Cường không khỏi ngạc nhiên trước cái tên lạ lẫm.

- Ừ. Qua La là tên tự gọi của một ông già võ công lão luyện tự đặt cho hệ thống chiêu thức của ổng. Ông ta không giải thích rõ lắm Qua La là gì, thầy chỉ nghĩ vì ông ta là người dân tộc Lô Lô tại vùng Cao Bằng, nên trong ngôn ngữ có phần đặc biệt, khác lạ. Mà ta cũng không cần tìm hiểu kỹ làm gì. Có lẽ ông ta dùng nó như một cách đánh dấu tên tuổi, hay là để gợi nhớ quê hương gì đó. Chỉ biết ông ta có công tập hợp, chắt lọc những lối đánh hung hiểm, đơn giản nhưng khả năng sát thương cực cao từ các môn võ Tàu, và cả các phái võ cổ truyền Việt Nam, cùng với những ngón đòn tự vệ vùng bản địa, từ đó ông ta tạo ra bộ võ này.

Hệ thống chiến đấu này chú trọng ba mấu chốt : đơn giản, trực tiếp, hiệu quả, và ba điều nằm lòng : nhanh , mạnh, hiểm ác. Bởi ngay từ đầu, hệ thống này không được ông ta tạo ra để biểu diễn, mà là để lấy mạng kẻ thù, rồi sau đó một số tay giang hồ biết đến sự hiệu quả chết chóc của nó mà tìm đến học, trong đò cũng có thầy.

Giới xã hội đen, hễ tay nào được biết dăm ba ngón trong Qua La thất tinh đấu thức thì đều trở nên tự tin hơn hẳn, xông trận thanh toán băng nhóm cũng có phần liều lĩnh hơn. Nhóm nào mà nghe trong phe địch thủ có người biết được Qua La thất tinh đấu thức thì đều kiêng dè, cẩn trọng hơn.

Sỡ dĩ nó có tên " thất tinh " vì trong hệ thống huấn luyện, tập trung chủ yếu bảy đường chiến lược : đòn tay, đòn chân, đòn phá chiêu, đòn vật, đòn tay chân liên hoàn, đòn bẻ khớp, và cuối cùng là nguy hiểm nhất, đòn kết liễu. Chiêu thức không rườm rà rối rắm, không múa may động tác thừa. Không có bài quyền, không có tên gọi, không có mấy thứ như khẩu quyết, tâm pháp hay gì gì khác. Chỉ có bảy đường kỹ thuật, hợp thành " Qua La thất tinh đấu thức ".

Lường Xuân Cường say mê ngồi nghe sư thầy Thích Hồi Đầu giảng giải, sau khi nói một hơi một hồi trình bày về nguồn gốc của thứ kỹ thuật chết chóc, thầy tóm lại vài câu :

- Vì thứ kỹ thuật này rất nguy hiểm, dân giang hồ dùng nó để tàn sát nhau, nên ta sẽ chỉ dạy con đòn tay và đòn chân thôi. Như vậy là con đủ để tự vệ rồi. Riêng đòn phá chiêu thức, cần phải có thời gian tập luyện các phản xạ có điều kiện, sao cho nó biến thành như những phản xạ không điều kiện, kiểu như bụi rơi vào mắt thì mắt tự động nhấp nháy trước khi ta kịp suy nghĩ đến. Cái này thì cần thời gian. Nên ta sẽ không dạy, mà nó cũng không cần thiết lắm.

Bởi kỹ thuật phá đòn cốt yếu là dành cho những người biết Qua La đấu thức, đấu với những người cũng biết Qua La đấu thức. Bởi thứ kỹ thuật này nguy hiểm cực kỳ, nên đòn phá chiêu được ông già tạo ra nhằm ngăn chặn chiêu thức của đối thủ chạm đến cơ thể, hay nói đơn giản hơn, là nó chặn đối thủ không cho ra chiêu, kỹ thuật này có tác dụng chính là cắt đứt đòn thế của đối phương.

Lường Xuân Cường nghe qua thì cũng gần hiểu bảy đường kỹ thuật huấn luyện, duy chỉ có đòn kết liễu là không nghe sư thầy Thích Hồi Đầu nhắc đến, cậu mới đem những thắc mắc đó hỏi trực tiếp sư thầy. Thầy bật cười :

- Ái chà. Cái thằng nhóc này. Thầy đã có ý muốn không nhắc tới mà con cứ hỏi. Thôi để ta giải thích. Thứ kỹ thuật kết liễu thực chất không phải là một loại tuyệt chiêu hoa hoè hoa sói như trong phim gì cả. Nó không có chiêu thức, không có tên gọi, cũng không có đường hướng tập luyện võ thuật tay chân gì sất. Nó chỉ tập trung nghiên cứu về tâm sinh lý, giải phẫu học cơ thể người, rồi từ đó tìm cách tấn công bất ngờ vào những vị trí hiểm yếu nhất của đối thủ, sao cho trong một đòn kết liễu đối phương hoàn toàn.

Những người trong " xã hội " hay có câu bông đùa rằng " Cửu đẳng huyền đai cũng không bằng dao phay chém lén " là vậy. Kỹ thuật thứ bảy này là kỹ thuật chỉ dùng để kết liễu đối thủ, khi đối thủ không ngờ tới. Nó có tác dụng nâng cao tỉ lệ thành công của một vụ ám toán lên mức một trăm phần trăm, không cho đối thủ có cơ hội kêu la hay phản đòn gì cả.

Nói tóm lại, thầy không mong con biết về nó. Tốt hơn là cứ để nó thất truyền thì tốt hơn. Những người biết được toàn bộ Qua La thất tinh đấu thức giờ cũng không nhiều, mà chắc là cũng đều già cả như thầy rồi. Cái thứ chết chóc này mà thất truyền có khi lại hay. Con người cần phải yêu thương nhau mà sống, không nên chém giết lẫn nhau.

A di đà phật !

Cường này, ráng mà học. Với hai loại kỹ thuật đòn tay và đòn chân cũng đủ để con rèn luyện cơ thể và tự bảo vệ cơ thể rồi. Nào đứng lên, chạy bộ quanh sân cho thầy !

Thế là với sự rèn luyện tại chùa Kim Vân Tự, Lường Xuân Cường như có thêm một mục tiêu sống. Quỹ thời gian rảnh rỗi của cậu lại ít dần đi, tránh khỏi những đau buồn nghĩ ngợi những khi không có điều gì làm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro