Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

🍁Mở bài: Thạch Lam là một trong những tác giả có sở trường viết truyện ngắn. Văn của ông nhẹ nhàng, thâm trầm mà sâu sắc. "Hai đứa trẻ" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của ông, viết về những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc nơi phố huyện nghèo trước cách mạng qua đó bộc lộ niềm xót thương, trân trọng của tác giả. Có lẽ để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc là ( đoạn cần phân tích)
🍁Thân bài:
*khái quát: truyện ngắn "hai đứa trẻ" được Thạch Lam gửi gắm qua những trạng thái tâm lí, cảm nhận về thiên nhiên và cuộc sống nơi phố huyện của Liên. Dưới ngòi bút tài hoa của Thạch Lam ta nhận ra Liên có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước thiên nhiên và và cuộc sống nơi phố huyện nghèo
*Tâm trạng nhân vật Liên trước giờ khắc ngày tàn:
   Phố huyện "trước giờ khắc ngày tàn" được quan sát, miêu tả, cảm nhận qua cái nhìn của Liên. Đó là buổi chiều muộn mở ra bằng tiếng trống thu không quen thuộc để gọi buổi chiều, cùng hình ảnh "phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn". Qua cái nhìn của Liên hình ảnh hoàng hôn thật khác, trên nền áng mây ấy "dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt"." Chiều, chiều rồi" buông ra như một tiếng thở dài,  đó là một buổi chiều êm ả như ru". Những âm thanh quen thuộc báo hiệu buổi chiều tà, đó là âm thanh "văng vẳng" của tiếng ếch nhái, "trong cửa hàng muỗi bắt đầu vo ve", những âm thanh khiến người đọc cảm nhận được sự tĩnh lặng, vắng vẻ của không gian.
Thiên nhiên cảnh vật đang lụi dần, ánh sáng ban ngày đang dần nhường chỗ cho bóng đêm, đó cũng là thời khắc mở ra thế giới tâm trạng của Liên ."Liên ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao nhưng thấy lòng buồn man mác", bóng tối và nỗi buồn như đang bao phủ ánh mắt của nhân vật, đó là nỗi buồn "không hiểu vì sao", người đọc có thể cảm nhận nỗi buồn ấy như đang vương vấn lẩn khuất trong không gian phố huyện, đồng thời qua nỗi buồn ta cảm nhận được nỗi niềm của Thạch Lam, đó là nỗi niềm của thời đại, của thế hệ thanh niên, tầng lớp trí thức đương thời.
Trong bóng chiều nhá nhem, Liên nhìn về bãi chợ "đã vãn từ lâu", "trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía, Liên cảm nhận được mùi âm ẩm của đất bốc lên "quen thuộc quá", Liên cảm tưởng là mùi riêng của đấy, qua hình ảnh này ta có thể cảm nhận được tình cảm tấm lòng quê êm mát, sâu kín của nhân vật. Phải chăng đó cũng là tấm lòng, tình cảm gắn bó sâu nặng của Thạch Lam đối với quê hương đặc biệt là phố huyện Cẩm Giàng. Xuất hiện giữa cảnh chợ tàn là hình ảnh những đứa trẻ nhà nghèo "lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi... nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì có thể còn dùng được". "Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng",hình ảnh đó tác động đến Liên để trong văn Thạch Lam người đọc nhận ra mối đồng cảm thấm thía, sâu sắc, ẩn trong mối thương cảm đó là sự bất lực, xót xa. Hình ảnh những đứa trẻ nhà nghèo dường như đã trở thành một ám ảnh trong kí ức tuổi thơ của Thạch Lam để rồi trở đi trở lại trong những trang văn của ông.
Hình ảnh mẹ con chị Tí với gánh hàng nước, cuộc sống lam lũ vất vả, "ngày chị đi mò cua bắt tép, tối đến chị mới dọn hàng nước này dưới gốc cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch". Tiếng chép miệng thở dài của chị Tí cũng chính là nỗi niềm của Liên, của Thạch Lam. Phải chăng đó cũng là tiếng lòng của Liên bởi chị em Liên tuy có cửa hàng tạp hóa nhưng những ngày phiên bán cũng chẳng ăn thua gì. Tâm trạng của Liên còn được thể hiên qua những cử chỉ, hành động đối với bà cụ Thi, "một bà già hơi điên vẫn mua rượu ở hàng Liên", "Liên biết tính bà, chị lẳng lặng rót một cút rượu ti đầy đưa cho cụ",qua hành động đó độc giả cảm nhận được cảm giác xót thương, bất lực của Liên. Liên chẳng có gì, chỉ có thể rót đầy hơn một chút cho bà cu đáng thương. "Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng cười khanh khách nhỏ về phía làng", người đọc cảm nhận được nỗi buồn xót xa trước mảnh đời mà cuộc sống dường như đã đi vào bế tắc, phải chăng tiếng cười của bà cụ Thi còn chứa đựng nhiều nỗi niềm mà nhà văn không giải thích.
*nghê thuật: với lối viết nhẹ nhàng cùng bút pháp tài tình, Thạch Lam đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tâm trạng nhân vật Liên trước giờ khắc ngày tàn, tâm trạng đó cũng được tác giả thể hiện khéo léo khi phố huyện về đêm và lúc tàu đến, tàu đi.
*Kết bài: có thể nói, truyện ngắn "hai đứa trẻ là một truyện ngắn đặc sắc nó giúp người đọc cảm nhận rõ hơn về những suy nghĩ cảm nhận của nhân vật liên, đặc biệt là tâm trạng liên trước giờ khắc ngày tàn. Qua đó tác giả gợi sự thương cảm xót xa trong lòng người đọc đối với những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện nghèo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro