Câu 11. Quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 11. Trình bày cơ sở lý luận, nội dung và ý thức của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể.

* Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể đó là từ "Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật".

* Khái niệm

- Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của 1 sự vật, của 1 hiện tượng trong thế giới.

- Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Trong đó mối liên hệ phổ biến là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.

- Các tính chất của mối liên hệ phổ biến bao gồm:

+ Tính khách quan

+ Tính phổ biến

+ Tính đa dạng phong phú

* Nội dung quan điểm phép toàn diện:

- Xem xét sự vật phải như 1 chính thể thống nhất của các mặt, các mối liên hệ, các thuộc tính của bản thân sự vật.

- Xem xét sự vật trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác.

* Nội dung quan điểm lịch sử - cụ thể:

- Xem xét sự vật phải gắn với những điều kiện lịch sử - cụ thể mà sự vật đó tồn tại.

- Trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.

- Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể.

* Ý nghĩa:

- Khắc phục quan điểm phiếm diện, 1 chiều, siêu hình.

- Chống lại quan điểm chiết chung, nguỵ biện.

- Trong hoạt động thực tiễn muốn giải quyết vấn đề gì phải thực hiện các giải pháp 1 cách đồng bộ, toàn diện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mac-lenin