Câu 38. Khái niệm và kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 38. Trình bày khái niệm và kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội. Vì sao nói sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là 1 quá trình lịch sử tự nhiên?

* Khái niệm:

- Hình thái kinh tế - xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định với 1 kiểu QHSX đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với 1 trình độ nhất định của LLSX và với 1 KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.

* Kết cấu của hình thái kinh tế - xã hội:

- LLSX: Người lao động, tư liệu sản xuất.

- QHSX: Quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức - quản lý quá trình sản xuất, quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất.

- KTTT: Hệ thống các hình thái ý thức xã hội và các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng của chúng.

* Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là 1 quá trình lịch sử tự nhiên vì:

- Sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội tuân theo các quy luật khách quan:

+ Các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội.

+ Hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học.

+ Trong đó quy luật cơ bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ nhận định của lực lượng KTTT phù hợp với CSHT.

+ Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển xã hội, của lịch sử nhân loại, mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá...=> Nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự phát triển của LLSX xã hội đó.

+ Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội, tức là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội.

+ CN Mác-Lê nin KĐ cả vai trò của các yếu tố khác nhau: Điều kiện địa lý, truyền thống văn hoá của mỗi cộng đồng con người...Đối với tiến trình phát triển lịch sử nhân loại nói chung và cộng đồng người cụ thể nói riêng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mac-lenin