Câu 39. Con người là 1 thực thể sinh vật - xã hội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 39. Hiểu như thế nào về luận điểm: Con người là 1 thực thể sinh vật - xã hội. VD minh hoạ.

* Quan điểm của Triết học Mác về con người: Con người là 1 thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa 2 phương diện tự nhiên và xã hội.

* Bản tính tự nhiên của con người:

- Con người là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên.

 - Con người là 1 bộ phận của giới tự nhiên.

 - Con người không đồng nhất với các tồn tại khác giới tự nhiên, nó mang đặc tính xã hội.  

* Bản tính xã hội của con người:

 - Con người được hình thành không chỉ có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội, đó là lao động.

+ Nhờ lao động con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hoá và phát triển thành người.

- Sự tồn tại và phát triển của con người bị chi phối không chỉ bằng các quy luật tự nhiên mà còn có cả các quy luật xã hội.

+ Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng.

+ Sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển xã hội.

+ Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi người chỉ tồn tại với tư cách là 1 thực thể sinh vật thuần tuý mà không thể là "con người" với đầy đủ ý nghĩa của nó.

- 2 phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, làm biến đổi nhau, nhờ đó tạo nên khả năng làm nên lịch sử của chính nó.

* VD

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mac-lenin