Câu 40. Quan điểm của Triết học Mác-Lê nin và bản chất con người

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 40. Quan điểm của Triết học Mác-Lê nin và bản chất con người. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.

* Khái niệm:

- Con người là 1 thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa 2 phương diện tự nhiên và xã hội.

* Bản chất con người: 

- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội.

+ Tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng có nghĩa quyết định là QHSX.

+ Các quan hệ xã hội khác đều trực tiếp và gián tiếp chịu sự quy định của QHSX.

+ Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới tự nhiên cũng như đời sống xã hội, đồng thời làm biến đổi bản chất của mình.

+ Khi khẳng định bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội,Triết học Mác-Lê nin không hạ thấp mặt tự nhiên cũng không tuyệt đối hoá mặt xã hội, mà cho rằng con người là thực thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và xã hội.

+ 2 phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó,  quy định lẫn nhau, làm biến đổi nhau, nhờ đó tạo nên khả năng làm nên lịch sử của chính nó.

- Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử.

*Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này:

- Để lý giải 1 cách khoa học những vấn đề con người thì không thể đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn bản hơn, có tính quyết định phải từ phương diện xã hội.

- Động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển xã hội chính là năng lực sáng tạo của con người.

- Sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo lịch sử của nó phải hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mac-lenin