Cau hoi chuong III chu nghia tu ban doc quyen - minhmomo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 3:

Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Câu 1:

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

Trả lời:

a. Sự hình thành các tổ chức độc quyền nói riêng và chủ nghĩa tư bản độc quyền nói chung là do tích tụ và tập trung tư bản, tập chung sản xuất ngày càng cao độ. Bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Cùng với sự phát triển cao của lượng sản xuất, một số ngành mới ra đời, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng, đòi hỏi trình độ tích tụ cao, quy mô lớn.

+ Sự cạnh tranh gay gắt dần dần hướng đến độc quyền.

+ Xu hướng thỏa hiệp bắt tay hợp tác của các nhà tư bản lớn nhằm thống lĩnh thị trường, dành lợi nhuận độc quyền cao và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận độc quyền đó.

+ Sự khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, điều này dẫn tới sự phân hóa trên thị trường ngày càng rõ rệt, các hãng nhỏ, yếu kém bị lụi bại trong khi đó một số hãng lớn, hoạt động hiệu quả tiếp tục tồn tại và thôn tính được các hãng yếu hơn. Sau khủng hoảng, sự tập trung tư bản lại được nâng thêm một bước nữa. Đồng thời các công ty cổ phần trở lên phổ biến hơn, tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng ( do nhu cầu tín dụng tăng cao để khôi phục và mở rộng quy mô sản xuất) cũng thúc đẩy mạnh mẽ tập trung sản xuất.

b. Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:

- Yêu cầu về sự can thiệp của nhà nước để điều tiết sản xuất khi lực lượng sản xuất đã phát triển rất cao:

+Tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao. Từ đó tạo ra những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hóa trong phạm vi toàn xã hội. Vai trò của nhà nước từ đó tăng lên.

+Mặt khác, tính tự phát, vô chính phủ của kinh tế tư bản chủ nghĩa, đặt trong điều kiện năng suất lao động, trình độ khoa học công nghệ tăng cao, mối liên hệ giữa các nhà tư bản ngày càng phức tạp hơn... đã làm chon guy cơ khủng hoảng kinh tế tăng cao, thường xuyên hơn. Do đó vai trò của nhà nước được nâng lên nhằm điều tiết sản xuất bằng các công cụ đắc lực như:

Chính sách tài chính tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách thương mại...

- Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phân công lao động ngày càng cao dẫn tới sự xuất hiện của nhiều ngành mới. Các ngành này thường thuộc về lĩnh vực kế cấu hạ tầng: năng lượng, giao thông vật tải, xây dựng cơ bản, nghiên cứu khoa học cơ bản... Với đặc điểm: yêu cầu vốn lớn, chậm thu hồi vốn... sẽ ít hấp dẫn các nhà tư bản. Vì thế nhà nước cần tham gia vào các ngành này hoặc hỗ trợ cho các tập đoàn đang hoạt động trong lĩnh vực đó.

- Mâu thuẫn cơ bản trong chủ nghĩa tư bản độc quyền tăng cao, bộc lộ ra ngoài ngày càng mạnh mẽ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các nhà tư bản, chỉ có nhà nước mới có đủ sức mạnh, tư cách, thẩm quyền xoa dịu mâu thuẫn đó:

+ Mâu thuẫn giữa sức sản xuất vô cùng lớn của nền sản xuất với nhu cầu tiêu dùng của xã hội: việc nâng cao năng xuất lao động, việc tích tụ tập trung sản xuất một mặt làm cho năng xuất lao động tăng lên, mặt khác gây ra sự phân cực ngày càng rõ rệt: chủ tư bản ngày càng giàu còn người lao động bị bần cùng hóa cả tương đối và tuyệt đối. Kết quả là nhu cầu vật chất tăng chậm hơn so với khả năng sản xuất, từ đó tiềm ẩn khả năng khủng hoảng thừa.

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản ngày càng sâu sắc, biểu hiện ra ngoài như: các cuộc biểu tình đòi tăng lương, nâng cao điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường... ngày càng nhiều, càng lớn  nhà nước tư sản có thể xoa dịu bằng các chính sách xã hội, trợ cấp thất nghiệp, phúc lợi xã hội. Bảo hiểm y tế, chính sách giáo dục...

- Sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ... trở lên gay gắt hơn, nhà nước cần phải can thiệp và có chính sách điều chỉnh: Ban hành luật chống độc quyền, nghiêm cấm một số hình thức độc quyền.

- Hoạt động xuất khẩu tư bản có xu hướng ngày càng bành trướng nhưng vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc và xu đột lợi ích kinh tế giữa các tổ chức độc quyền trên thị trường thế giới. Điều này đòi hỏi nhà nước tư sản phải có các chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế hợp lí để hỗ trợ các tổ chức độc quyền của quốc gia mình: xúc tiến ký các hiệp định thương mại song phương và đa phương, đàm phán ngoại giao...

Câu 2:

Đặc điểm biều hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước?

Trả lời:

a.Đặc điểm biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền là:

- Tập trung sản xuất và các tổ chức tư bản độc quyền.

+ Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trong tay một phần lớn ( thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định tới quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.

+ Các tổ chức động quyền gồm có:

. Liên kế theo chiều ngang: là sự liên kết các xí nghiệp trong cùng một ngành, dưới hình thức: Cácten, Xanhđica, Tơrớt.

..Cácten(Đức): là hình thức tổ chức độc quyền mà các xí nghiệp tư bản thành viên kí kết với nhau các hiệp định để thỏa thuận về giá cả, thị trường tiêu thụ, kì hạn thanh toán...Các thành viên vẫn độc lập về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

..Xanhđica (pháp, nga): giống như cácten ngoài ra còn thỏa thuận với nhau về sản lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường.

..Tơrớt (Mỹ): các thành viên tham gia hoàn toàn mất độc lập về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

.Liên kết theo chiều dọc: Sự liên kế không chỉ giữa các xí nghiệp trong một ngành sản xuất, mà trong nhiều ngành khác nhau có liên quan đến kinh tế và kĩ thuật. Tiêu biểu là Côngxooxiom.

- Tư bản tài chính và bọn đầu xỏ tài chính:

+ Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền công nghiệp

+ Đầu sỏ tài chính là những trùm tư bản tài chính có khả năng chi phối được một bộ phận của nền kinh tế.

- Xuất khẩu tư bản: Đầu tư tư bản ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.

- Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền: là sự phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền. Xu hướng liên minh giữa các tổ chức độc quyền xuất hiện nhằm cùng nhau thu lợi nhuận độc quyền trên thị trường thế giới sau thiệt hại do cạnh tranh gây ra. Đó là cơ sở quan trọng hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia.

- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc, đế quốc:

Điều kiện thuận lợi của các nước kém phát triển đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tư bản. Khi đó các tổ chức độc quyền của các quốc gia lớn sẽ cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm tranh giành thị trường các yếu tố đầu vào tại các nước nhận " tư bản xuất khẩu". Điều này đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước tư sản. Sự can thiệp đó thường gắn với mưu đồ xâm lược các nước lạc hậu nhằm biến thành thuộc địa của mình. Chủ nghĩa tư bản độc quyền kết hợp với mưu đồ và cách thức xâm lăng đã chuyển thành chủ nghĩa đế quốc.

b.Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:

- Sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế thông qua các chính sách, các doanh nghiệp, xí nghiệp lớn...

- Sự thâm nhập của các tổ chức độc quyền ngày càng sâu vào bộ máy nhà nước, kinh tế ảnh hưởng ngày càng lớn tới chính trị. Kết quả là nhà nước tư sản dần phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và hoạt động nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền, giải quyểt các mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản.

Câu 3: Tại sao chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền?

Trả lời:

Do quá trình tích tụ và tập trung tư bản, tập trung sản xuất làm chủ nghĩa tư bản độc quyền tự do phát triển quá mức hình thành lên chủ nghĩa tư bản độc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền tạo ra một khối lượng tư bản lớn dẫn tới việc phải đầu tư ra nước ngoài ( xuất khẩu tư bản) để chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó, thường là các nước kém phát triển. Sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức độc quyền của các quốc gia lớn nhằm tranh giành thị trường các yếu tố đầu vào tại các nước nhận " tư bản xuất khẩu" đòi hỏi sự tác động của nhà nước tư sản, sự can thiệp đó thường gắn với mưu đồ xâm lược các nước lạc hậu nhằm biến các nước đó thành thuộc địa của mình, dễ dàng loại trừ các đối thủ cạnh tranh và sở hữu luôn các yếu tố đầu vào ở thuộc địa. Đó chính là nguyên nhân vì sao các nước tư bản lớn từ việc xuất khẩu tư bản đã chuyển sang thôn tính các nước kém phát triển và những nước đó trở thành các nước đế quốc. Do vậy có thể nói:

Chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#minhmomo