Chuong 5 - nguyenly2 - minhmomo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG V

I. XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC

XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm dân chủ và nền dân chủ

-"DÂN CHỦ", theo nghĩa rộng, là quyền lực thuộc về nhân dân, hay, dân

làm chủ. Như vậy, dân chủ liên quan đến việc thực hiện quyền làm chủ của

nhân dân. Tuy nhiên, khái niệm "dân" thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử nên

khái niệm "dân chủ" là một phạm trù lịch sử. Có thể hiều, dân chủ là hình

thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân

là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do1.

-Những nền dân chủ trong lịch sử2: Dân chủ là nhu cầu, khát vọng gắn với

hoạt động của con người. Do vậy, nhu cầu dân chủ xuất hiện sớm, từ khi

chưa có phân chia giai cấp3.

+Nền dân chủ chủ nô: "dân" bao gồm chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số

trí thức và người tự do; tuyệt đại đa số nô lệ không được coi là dân.

+Nền dân chủ tư sản: Nhiều yêu cầu về quyền công dân, quyền con người

được ghi nhận về pháp lý, nhiều khát vọng về tự do của con người - tự do

đi lại, tự do cư trú, tự do hội họp... được pháp luật thừa nhận. Như vậy,

nền dân chủ tư sản phục hồi quyền lực của dân. Hai hình thức thực hiện

dân chủ là: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Tuy nhiên, chế độ dân

chủ này được xây dựng trên chế độ tư hữu về những tư liệu sản xuất chủ

yếu.

...........................................

2 Tại sao trong chế độ Cộng sản nguyên thủy và Phong kiến không có nền dân chủ??? TL: Dân chủ luôn mang

tính giai cấp, vì thế trong xã hội chưa có giai cấp Cộng sản nguyên thủy thì dân chủ mới chỉ manh nha. Trong

chế độ Phong kiến, quyền lực thuộc về một người, không thuộc về "dân". Đó là một bước thụt lùi của chế độ dân

chủ.

3 Trong xã hội CSNT, các cộng đồng người chọn người đứng đầu dựa trên ý kiến của mọi thành viên trong công

xã. Đó là xã hội dân chủ có tính chất tự quản, chưa có tính chất cưỡng bức.

+Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa: nền dân chủ cho đại đa số, dân chủ toàn

diện (về kinh tế, chính trị, xã hội...), "dân chủ gấp triệu lần" so với dân

chủ tư sản. Sự xuất hiện của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự phủ định

biện chứng đối với nền dân chủ tư sản, có kế thừa và phát triển từ dân chủ

tư sản. Việc nâng cao dân trí để người dân có thể sử dụng quyền lực của

mình là rất cần thiết4.

-Quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ:

+Dân chủ là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là nhu cầu khách quan của nhân

dân lao động, trong đó, quyền lực thuộc về nhân dân. Với tư cách là

quyền lực của nhân dân, Dân chủ phản ánh giá trị nhân văn, là kết quả đấu

tranh lâu dài của con người.

+Với tư cách phạm trù chính trị, mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà nước đều

mang bản chất giai cấp thống trị xã hội5. Tính giai cấp của dân chủ: dân

chủ cho ai, không dân chủ với ai Ở chế độ này một hành vi được coi là

dân chủ, còn ở chế độ xã hội khác thì hành vi đó không được coi là dân

chủ. Dân chủ phải gắn với pháp luật do giai cấp thống trị đặt ra. Bên cạnh

đó, dân chủ bị chi phối bởi văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc.

+Dân chủ là một hình thức nhà nước6, trong đó có chế độ bầu cử, bãi miễn

các thành viên nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật, có thừa nhận

quyền lực thuộc về nhân dân (nhưng "dân" là ai thì do bản chất giai cấp

thống trị xã hội quy định), gắn liền với hệ thống chuyên chính của giai

cấp xã hội. Trong chế độ dân chủ, nhân dân lựa chọn và trao quyền cho

người đại diện thông qua hình thức dân chủ. Trong Thời kỳ quá độ và

Chủ nghĩa xã hội: sử dụng phổ thông đầu phiếu.

+Trong một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, giai cấp thống trị chi

phối mọi lĩnh vực của toàn xã hội.

.......................................

4 Phổ thông đầu phiếu là hình thức dân chủ tốt nhất, "người mù chữ là người đứng ngoài chính trị".

5 Không có dân chủ vô giới hạn, không có dân chủ phi giai cấp.

6 Hình thức nhà nước: cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị,

bao gồm 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.

+Dân chủ là hệ giá trị phản ánh sự phát triển cá nhân và cộng đồng trong

quá trình giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột.

b. Những đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Sự hình thành và phát triển Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu

dài, gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, dân chủ vừa là mục

tiêu, vừa là động lực của tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Các đặc trưng cơ bản của dân chủ xã hội chủ nghĩa:

+ Thứ nhất, với tư cách là một chế độ nhà nước được sáng tạo bởi quần

chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân chủ

xã hội chủ nghĩa đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là đặc

trưng chính trị của dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.

Nhu cầu và lợi ích của nhân dân, đặc biệt là lợi ích của giai cấp công nhân, được

thỏa mãn ngày càng cao cùng với sự phát triển của xã hội.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân

dân rộng rãi, và tính dân tộc sâu sắc.

+ Thứ hai, dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về

những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Đây là đặc trưng kinh tế

của dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Việc sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu giúp nhân dân có sức mạnh kinh tế, chính trị để thực hiện

được quyền làm chủ xã hội của mình.

+ Thứ ba, theo V.I.Lênin, trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể

và xã hội, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức động viên, thu hút mọi

tiềm năng sáng tạo, tính tích cực xã hội chủ nghĩa của nhân dân trong sự

nghiệp xây dựng xã hội mới.

+ Thứ tư, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vẫn là nền dân chủ có tính giai cấp.

Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chuyên chính và dân chủ là hai mặt,

hai yếu tố quy định lẫn nhau, tác động, bổ sung cho nhau.

Thực hiện dân chủ rộng rãi với đông đảo quần chúng nhân dân.

Hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp với thiểu số giai cấp bóc lột đã bị đánh bại.

c. Tính tất yếu của việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tất yếu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Vì:

- Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội.

+ Về mục tiêu, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là để từng bước giải phóng

con người, tạo ra xã hội trong đó nhân dân lao động làm chủ.

+ Về động lực, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ thành công khi dân chủ

được mở rộng để phát huy tính tích cực sáng tạo của nhân dân, để nhân

dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý và phát triển xã

hội. Như vậy, việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một động

lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa cũng là quá trình vận động và thực

hành dân chủ, là quá trình vận động biến dân chủ từ khả năng thành hiện thực

trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là quá trình đưa các giá trị, chuẩn

mực, nguyên tắc của dân chủ vào thực tiễn, hay quá trình dân chủ hóa đời

sống xã hội.

- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là điều kiện, tiền đề thực hiện

quyền lực thuộc về nhân dân: Nhân dân cần tính dân chủ trong mọi lĩnh vực

xã hội, vậy thì phải xây dựng nền dân chủ cho nhân dân7.

2. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

a. Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị trong xã hội có

giai cấp, thực hiện chuyên chính8 giai cấp và các chức năng quản lý đặc biệt

7 . Ở Việt Nam, những yếu tố cản trở quá trình xây dựng dân chủ là cơ chế và ý thức tuân thủ pháp luật của

người dân.

8 Chuyên chính: phương thức thực hiện quyền lực chính trị trực tiếp dùng bạo lực (đối lập với dân chủ) để áp đặt

ý chí của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị, thường được áp dụng trong những thời kì đấu tranh giai cấp

nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, duy trì trật tự xã hội

và phục vụ những nhu cầu thiết yếu của đời sống cộng đồng9.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một trong những tổ chức chính trị cơ bản

nhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà đảng

của giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó nhân dân lao

động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình, và để giai cấp công nhân và

Đảng của mình lãnh đạo xã hội về mọi mặt trong quá trình bảo vệ và xây

dựng chủ nghĩa xã hội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hình thức chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy hành chính, tổ chức,

quản lý trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Ra đời nhờ cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa kế thừa tính hợp lý về cơ cấu tổ chức có tính pháp quyền của

nhà nước dân chủ tư sản: có cơ quan lập pháp (Quốc hội), cơ quan hành pháp (Chính phủ), cơ quan

tư pháp (Tòa án, Viện kiểm sát...).

b. Đặc trưng, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

+ Thứ nhất, thực hiện quyền lực của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không phải là công cụ để đàn

áp một giai cấp nào đó, Nhà nước đó thực hiện một chính sách giai cấp vì

lợi ích của tất cả những người lao động nhưng đồng thời vai trò lãnh đạo

của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của nó đối với nhà nước

vẫn được duy trì.

quyết liệt. Nguyên tắc dựa vào bạo lực (hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp nhưng thường trực) của mọi quyền lực

chính trị trong xã hội có giai cấp đối kháng. Chuyên chính là sự thống trị chính trị của giai cấp này đối với giai

cấp khác. Vì vậy, bản chất của mọi nhà nước đều là sự chuyên chính của giai cấp, bất kể nhà nước ấy mang hình

thức là quân chủ hay cộng hoà, độc tài hay dân chủ. Nguồn: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

9 Viện Nhà nước và Pháp luật - HVCTQG HCM, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, tr18, HN, NXB Lý

luận chính trị, 2006.

+ Thứ hai, nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ chuyên chính giai cấp

nhưng vì lợi ích của mọi người lao động, của tuyệt đại đa số nhân dân.

Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chuyên chính vô sản là vì lợi ích của

nhân dân lao động và để trấn áp những kẻ chống đối phá hoại sự nghiệp

cách mạng xã hội chủ nghĩa. (khác rất nhiều so với chuyên chính tư sản).

+ Thứ ba, Nhà nước xã hội chủ nghĩa chủ yếu có nhiệm vụ tổ chức xây

dựng toàn diện xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ

nghĩa (Dù mọi nhà nước đều có hai chức năng: bạo lực và tổ chức xã hội).

+ Thứ tư, Nhà nước xã hội chủ nghĩa nằm trong nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa với con đường phát triển là: ngày càng hoàn thiện các hình thức đại

diện nhân dân, mở rộng dân chủ nhằm lôi cuốn đông đảo quần chúng

nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

+ Thứ năm, Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước đặc biệt, "nhà

nước không còn nguyên nghĩa". Nhà nước càng hoàn thiện thì càn tiến

đến "tiêu vong". Sau khi những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của

nhà nước mất đi thì nhà nước sẽ "tự tiêu vong".

Mô hình nhà nước kiểu mới, chỉ là "nửa nhà nước" vì chuyên chính của giai cấp vô sản là

nhằm tập hợp, tổ chức nhân dân lao động trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột đã bị đánh

đổ, các phần tử chống đối nhà nước và chế độ; đồng thời xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ

nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động.

- Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Theo quan niệm của chủ nghĩa

Mác-Lênin, nhà nước xã hội chủ nghĩa có hai chức năng cơ bản là bạo lực

trấn áp và tổ chức xây dựng (chức năng cơ bản nhất).

+ Chức năng tổ chức xây dựng của nhà nước xã hội chủ nghĩa thể hiện tập

trung ở việc quản lý, phát triển tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội chủ

yếu bằng pháp luật, chính sách, pháp chế xã hội chủ nghĩa và thông qua

hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

+ Chức năng bạo lực trấn áp (chuyên chính) của nhà nước xã hội chủ nghĩa

được thực hiện đối với mọi tội phạm và mọi kẻ thù chống lại sự nghiệp

xây dựng CNXH để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, giữ vững

ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra những điều kiện cơ bản

để mở rộng dân chủ trong nhân dân

- Nhiệm vụ của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

+ Quản lý kinh tế, xây dựng và phát triển kinh tế.

+ Cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

+ Quản lý văn hóa xã hội, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, thực hiện

giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện, chăm sóc sức khỏe nhân

dân...

+ Nhiệm vụ đối ngoại: mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, bình đẳng, tôn

trọng lẫn nhau vì sự phát triển và tiến bộ xã hội đối với nhân dân các nước

trên thế giới.

- Nhiệm vụ của nhà nước XôViết:

+ Đối với lĩnh vực kinh tế, nhà nước vô sản phải nhanh chóng phát triển

nhanh số lượng sản phẩm, củng cố kỷ luật lao động mới và nâng cao năng

suất lao động.

+ Đối với lĩnh vực xã hội, phải xây dựng được quan hệ xã hội mới, hình

thành những tổ chức lao động mới, tập hợp được đông đảo những người

lao động có khả năng vận dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật

vào sản xuất, thực hiện từng bước cải tạo những người tiểu sản xuất hàng

hóa thông qua những tổ chức thích hợp.

c. Tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa

Việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa là một tất yếu vì:

- Yêu cầu về một công cụ, phương tiện giúp giai cấp công nhân thực hiện sứ

mệnh lịch sử, nhân dân lao động xây dựng toàn diện xã hội mới, xây dựng và

bảo vệ tổ quốc.

- Yêu cầu thiết lập chuyên chính vô sản10để đảm bảo sự lãnh đạo của giai

cấp công nhân đối với toàn xã hội vì:

+ Giai cấp công nhân phải nắm vững công cụ chuyên chính thì mới trấn áp

sự phản kháng của thế lực thù địch, đồng thời xây dựng toàn diện xã hội

mới.

+ Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vẫn tồn tại các giai cấp bóc lột

đã bị đánh bại đang ra sức chống phá việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do

vậy, giai cấp công nhân và nhân dân lao động cần thông qua nhà nước -

công cụ chuyên chính của giai cấp vô sản - để trấn áp bằng bạo lực khi

cần thiết.

+ Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có nhiều giai cấp, tầng lớp

trung gian khác không thể tự mình đi lên chủ nghĩa xã hội được. Do vậy

giai cấp công nhân cần nhà nước xã hội chủ nghĩa để tuyên truyền, thuyết

phục, lôi cuốn họ đi theo mình trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

- Yêu cầu của việc xây dựng, củng cố, mở rộng nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa: Thành quả của dân chủ xã hội chủ nghĩa phải được thể chế hóa trong

hiến pháp, pháp luật, và được thực hiện bằng những thiết chế tương ứng của

nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ

nghĩa là quá trình tất yếu gắn với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa.

II. XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

a) Khái niệm văn hóa và nền văn hóa

- Văn hóa: là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng

tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình.

10 Trong tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, C.Mác chỉ rõ: "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản

chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời

kỳ quá độ chính trị, và Nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của

giai cấp vô sản". C.Mác - F.Ăngghen toàn tập, t19, tr47.

Văn hóa là biểu hiện của trình độ phát triển11 xã hội trong từng thời kỳ lịch

sử nhất định.

- Phân loại văn hóa:

+ Văn hóa vật chất: là năng lực sáng tạo của con người được thể hiện và kết

tinh trong sản phẩm vật chất. VD: các công trình nghệ thuật, tranh, ảnh...

+ Văn hóa tinh thần: là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng

tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người.

Theo nghĩa rộng, văn hóa gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa có mặt trong mọi

hoạt động của con người, trên mọi lĩnh vực hoạt động thực tiễn và sinh hoạt tinh thần của xã hội.

Theo nghĩa hẹp, văn hóa được hiểu chủ yếu là văn hóa tinh thần. Văn hóa chịu ảnh hưởng của

biến đổi kinh tế, chính trị trong xã hội.

- Nền văn hóa: là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được

hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch sử,

trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và

quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật, quản lý các hoạt động văn

hóa.

+ Mọi nền văn hóa trong xã hội có giai cấp bao giờ cũng có tính giai cấp và

gắn với bản chất của giai cấp cầm quyền.

+ Văn hóa luôn có tính kế thừa, và sự kế thừa đó cũng mang tính giai cấp.

Do vậy, văn hóa hiện đại là biểu hiện của quá trình phát triển và kề thừa

văn hóa trong quá khứ.

+ Sự phát triển của nền văn hóa do cơ sở kinh tế - chính trị quyết định. Sự

phát triển kinh tế quyết định sự phát triển của nền văn hóa. Khi phát triển

kinh tế làm phân hóa xã hội thì nền văn hóa cũng bị phân hóa.

b) Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Sự ra đời của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tất yếu trong quá trình

phát triển của lịch sử12, bắt nguồn từ sự thay thế các phương thức sản xuất lỗi

11 Không có khái niệm "văn hóa đồi trụy", vì đã là văn hóa thì phải phản ánh sự phát triển của xã hội, con người.

thời bằng phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa khi tiền đề chính trị

(giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền) và tiền đề

kinh tế (chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu được thiết lập)

xuất hiện.

- Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa được xây dựng và phát triển

trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo

nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần

của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và

hưởng thụ văn hóa. Sự thay thế nền văn hóa tư sản bằng văn hóa vô sản là sự

thay đổi lớn về tư tưởng "lịch sử tư tưởng là lịch sử của quá trình thay thế

của tư tưởng, do đó là lịch sử của đấu tranh tư tưởng".

c) Đặc trưng của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Thứ nhất, Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân giữ vai trò chủ đạo và là

nền tảng tư tưởng, quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn

hóa xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng, ý thức hệ là cốt lõi của mọi nền văn hóa. Trong xã hội có giai cấp, yếu tố đó do tư

tưởng, ý thức hệ của giai cấp thống trị quyết định. Do vậy, trong chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác -

Lênin giữ vai trò quyết định phương hướng của nền văn hóa.

- Thứ hai, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân rộng rãi và tính

dân tộc sâu sắc. Do vậy, cùng là văn hóa xã hội chủ nghĩa nhưng văn hóa xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam khác văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc.

+ Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Giai cấp công nhân, nhân dân

lao động và toàn thể dân tộc là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa

trong quá trình cải biến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, từ

đó tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần cho nền văn hóa. Mặt khác, văn

hóa xã hội chủ nghĩa hướng tới mọi người, thành tựu văn hóa xã hội chủ

(12 "Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về

văn hóa vô sản phát minh ra. Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà

loài người tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã hội của bọn quan

liêu". V.I.Lênin toàn tập, t41, tr361.)

nghĩa trở thành tài sản của nhân dân, được lưu giữ, phát triển nhờ nhân

dân.

+ Văn hóa xã hội chủ nghĩa được cả dân tộc kế thừa và phát triển trên nền

những di sản quá khứ đã đạt được do vậy, nó mang tính dân tộc sâu sắc.

- Thứ ba, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa được hình thành, phát triển một cách

tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức Đảng

Cộng sản, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

2. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa xuất phát từ những căn cứ:

- Một là, tính triệt để, toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải

thay đổi phương thức sản xuất tinh thần để phù hợp với phương thức sản xuất

mới của xã hội xã hội chủ nghĩa.

Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.

Phương thức sản xuất vật chất quyết định phương thức sản xuất tinh thần.

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.

Khi những yếu tố cơ bản nhất của xã hội thay đổi thì nền văn hóa xã hội buộc phải thay đổi triệt

để và cách mạng theo đúng quy luật xã hội.

- Hai là, yêu cầu phải giải phóng nhân dân lao động khỏi ảnh hưởng tư

tưởng, ý thức xã hội cũ, lạc hậu; và yêu cầu đưa quần chúng nhân dân thực

sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Thực chất, đây là cuộc

đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hóa giữa hai hệ tư tưởng tư sản và vô

sản, là quá trình cải tạo tâm lý, ý thức của xã hội lạc hậu.

- Ba là, yêu cầu nâng cao trình độ văn hóa của quần chúng nhân dân lao

động, khắc phục tình trạng thiếu hụt văn hóa13.

13 V.I.Lênin cho rằng: ba kẻ thù của chủ nghĩa xã hội là: tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa, nạn mù chữ, nạn hối

lộ. V.I.Lênin toàn tập (2006), t44, tr221.

- Bốn là, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng

chủ nghĩa xã hội.

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa tạo những tiền đề quan trọng nâng cao phẩm chất, năng lực, học

vấn, giác ngộ chính trị cho quần chúng nhân dân, tạo cơ sở nâng cao năng suất lao động... Đây vừa là

mục tiêu, vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội.

3. Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

a) Những nội dung cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Thứ nhất, nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội

mới.

+ Xuất phát từ mục tiêu của chủ nghĩa xã hội: nâng cao đời sống vật chất và

đời sống tinh thần cho nhân dân. Do vậy, nâng cao dân trí vừa là nhu cầu

cấp bách, vừa là nhu cầu lâu dài của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

để nhân dân có điều kiện cần thiết để thẩm định, sáng tạo giá trị văn hóa.

+ Yếu tố trí tuệ và tri thức là cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xây dựng

chủ nghĩa xã hội vì đó là những yếu tố quyết định tới năng suất lao động

xã hội - cơ sở để đánh bại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đội

ngũ trí thức14 có ưu thế trong quá trình sáng tạo văn hóa.

- Thứ hai, xây dựng con người mới phát triển toàn diện.

+ Mỗi nấc thang phát triển của xã hội đòi hỏi sự phát triển của con người

tương ứng. Do vậy, muốn xây dựng được chủ nghĩa xã hội thì phải xây

dựng được những con người mới xã hội chủ nghĩa: có tinh thần và năng

lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, có tinh thần yêu nước chân chính và tinh

thần quốc tế trong sáng, có lối sống mang tính cộng đồng cao.

+ Phát triển con người toàn diện cũng là mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã

hội.

14 2 tiêu chí xác định "trí thức": 1 là, về trình độ, am hiểu sâu sắc lĩnh vực hoạt động của mình. Tùy mỗi giai

đoạn, trình độ này được đánh giá khác nhau (trước đây, nhà sư được gọi là trí thức, người đỗ trong thi Hương là

trí thức, thày giáo làng là trí thức, hiện nay, người có trình độ đại học là trí thức). Hai là, quá trình lao động có

đặc thù: hao tốn chất xám, không gian làm việc mở, thời gian làm việc không hạn định.

- Thứ ba, xây dựng lối sống15 mới xã hội chủ nghĩa. Lối sống mới xã hội

chủ nghĩa được xây dựng và hình thành trên những điều kiện cơ bản:

+ Chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

+ Nguyên tắc phân phối theo lao động.

+ Quyền lực thuộc về nhân dân.

+ Chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của

xã hội.

+ Xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng dân tộc, giới tính, thể hiện công bằng...

- Thứ tư, xây dựng gia đình16 văn hóa xã hội chủ nghĩa.

+ Để con người tồn tại một cách vô hạn thì: Phải sản xuất của cải vật chất

trong đó có sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất của cải vật chất, và phải

sản xuất chính bản thân mình. Việc sản xuất ra con người được thực hiện

trong gia đình qua quan hệ hôn nhân17.

+ Các kiểu gia đình trong lịch sử: Các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau

tạo nên những kiểu gia đình khác nhau trong lịch sử: Gia đình quần hôn

(mọi người đều hoạt động tính giao, do vậy gia đình chung huyết thống,

xuất hiện từ đầu CSNT), gia đình bạn thân-gia đình punaluna (gia đình

cặp đôi lỏng lẻo, xuất hiện trong ở giữa CSNT), gia đình đối ngẫu (gia

đình cặp đôi: một đôi nam-nữ là chính, người đàn ông có thể cặp thêm

những người đàn bà phụ khác), gia đình cá thể 1vợ - 1chồng (xuất hiện

trong CHNL khi hình thành chế độ tư hữu tư nhân và sự phân hóa giai

cấp). Gia đình hiện đại là gia đình 1 vợ - 1 chồng. Thực chất, đến chế độ

phong kiến, kiểu gia đình vẫn là gia đình đối ngẫu, chỉ đến chủ nghĩa tư

bản thì gia đình 1 vợ - 1 chồng mới được pháp luật bảo hộ. Đến chủ nghĩa

15 Lối sống là dấu hiệu biểu hiện sự khác biệt giữa những cộng đồng khác nhau, là tổng thể các hình thái hoạt

động của con người, phản ánh điều kiện vật chất - tinh thần của mỗi chế độ xã hội.

16 Gia đình là hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người chung sống với nhau dựa trên hai mối quan hệ cơ

bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.

17 Quan hệ hôn nhân là quan hệ tính giao giữa Nam - Nữ nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và duy trì nòi

giống.

cộng sản, là thời kỳ hưng thinh nhất của gia đình 1 vợ - 1 chồng: 2 đối tức

trong gia đình dựa trên đạo đức, văn hóa... bằng lòng với cơ chế 1 vợ - 1

chồng, từ bỏ tìm thú vui bên ngoài. Có thể nói, chế độ 1 vợ - 1 chồng là

phù hợp nhất với bản chất của tình yêu: không chia sẻ.

Gia đình là sản phẩm của lịch sử.

+ Gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa là gia đình được xây dựng, tồn tại và

phát triển trên cơ sở giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân

tộc, xóa bỏ những yếu tố lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và

gia đình phong kiến, tư bản chủ nghĩa, đồng thời tiếp thu những giá trị

tiến bộ của nhân loại về gia đình.

+ Trong gia đình xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng mối quan hệ giữa các

thành viên trong gia đình, giữa gia đình với xã hội là nội dung quan trọng

nhất.

b) Phương thức xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa

• Một là, giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai

cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội.

Việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và việc tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai

cấp công nhân tác động qua lại lẫn nhau: Tăng cường vai trò của hệ tư tưởng giai cấp công nhân giúp

định hướng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa. Ngược lại, bằng việc xã hội nền văn hóa xã hội chủ nghĩa,

tư tưởng của giai cấp công nhân đi sâu hơn vào đời sống xã hội, có vai trò ngày càng to lớn.

• Hai là, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và

vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn

hóa.

- Đây là sự tăng cường chuyên chính vô sản trong lĩnh vực văn hóa bởi vì chỉ

có giữ vững và không ngừng tăng cường chuyên chính vô sản là sự đảm bảo

thắng lợi cho quá trình xây dựng nền văn hóa vô sản.

- Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa bằng cương lĩnh, đường lối, chính

sách văn hóa, và sự lãnh đạo của Đảng được thể chế hóa trong hiến pháp,

pháp luật, chính sách. Nhà nước quản lý các hoạt động văn hóa theo đúng

nguyên tắc, quan điểm, chủ trương của Đảng.

• Ba là, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức

kết hợp việc kế thừa các giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp

thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại.

- Đây là phương thức nhằm xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phong

phú, đa dạng, đặc sắc.

- Bên cạnh quá trình kế thừa văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại,

cần có phương pháp thích hợp nhằm đưa những giá trị văn hóa mới vào đời

sống xã hội để đông đảo nhân dân được hưởng thụ văn hóa do mình sáng tạo

ra.

• Bốn là, tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động

và sáng tạo văn hóa.

- Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa không phải của riêng

giai cấp công nhân mà thuộc về toàn thể nhân dân lao động. Đây cũng là chủ

thể hưởng thụ nền văn hóa mới.

- Sức sáng tạo phong phú của nhân dân trong lĩnh vực văn hóa cần phải kết

hợp với sự lãnh đạo có tổ chức của Đảng để nền văn hóa phát triển đúng

hướng.

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

1. Dân tộc và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải

quyết vấn đề dân tộc

a) Khái niệm dân tộc

• Dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn

định được hình thành trong lịch sử.

• Sự hình thành dân tộc: Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển

lâu dài của lịch sử xã hội.

- Trước khi cộng đồng dân tộc ra đời, loài người đã trải qua những hình thức

cộng đồng: thị tộc (xuất hiện trong CSNT, do quan hệ huyết thống chi phối -

quần hôn), bộ lạc (tồn tại trong CHNL), bộ tộc (chủ yếu tồn tại trong phong

kiến, nhân tố tộc người ngày càng rõ, nhân tố kinh tế chi phối bộ tộc).

- Tại phương Tây, sự hình thành dân tộc gắn liền với sự hình thành và phát

triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. (do sản xuất hàng hóa phát

triển phá vỡ tình trạng cát cứ phong kiến, thị trường có tính địa phương khép

kín bị xóa bỏ và thị trường dân tộc xuất hiện).

- Tại phương Đông, cộng đồng dân tộc hình thành trước khi xuất hiện chủ

nghĩa tư bản do các nhóm người ở đây chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch

sử đặc thù: quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, yếu tố địa lý...

• Khái niêm dân tộc thường được dùng với hai nghĩa:

- Một là, theo nghĩa hẹp, dân tộc như một tộc người (ethnic), khái niệm dân

tộc dùng để chỉ cộng đồng người cụ thể nào đó

+ có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững,

+ có sinh hoạt kinh tế chung,

+ có ngôn ngữ chung của cộng đồng

+ trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng

khác;

+ xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc.

+ Có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố tộc người ở cộng đồng bộ

lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng

đồng đó.

- Hai là, theo nghĩa rộng, dân tộc như quốc gia dân tộc (nation), khái niệm

dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân

dân của một quốc gia,

+ có lãnh thổ chung,

+ nền kinh tế thống nhất,

+ quốc ngữ chung,

+ có truyền thống văn hóa, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình

dựng nước và giữ nước.

b) Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong tiến trình xây

dựng chủ nghĩa xã hội

• Hai xu hướng phát triển của dân tộc

Nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin đã

phát hiện ra hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc.

- Xu hướng thứ nhất: Do sự thức tỉnh, sự trưởng thành của ý thức dân tộc mà

các cộng đồng dân cư muốn tách ra để xác lập các cộng đồng dân tộc độc lập.

+ Trong thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh

chống áp bức dân tộc, thành các quốc gia độc lập mà ở đó, mỗi dân tộc có

quyền quyết định vận mệnh chính trị và con đường phát triển của dân tộc

mình.

+ Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản như

những phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột để đi đến thành lập các

quốc gia dân tộc độc lập.

- Xu hướng thứ hai: Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở

nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau.

+ Xu hướng này do nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học

công nghệ, giao lưu kinh tế và văn hóa18.

+ Trong chủ nghĩa tư bản, xuất hiện nhu cầu xóa bỏ hàng rào ngăn cách

giữa các dân tộc tạo sự liên hệ quốc tế giữa các dân tộc, thúc đẩy các dân

tộc xích lại gần nhau.

- Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, hai xu hướng trên gặp không ít khó

khăn. Chỉ trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, khi tình trạng người bóc lột

người, dân tộc này áp bức dân tộc kia bị xóa bỏ thì hai xu hướng vận động

của sự phát triển dân tộc mới được thể hiện đầy đủ.

• Vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

18 Mở rộng: giai đoạn cuối thế kỷ XX, xu hướng liên minh, liên kết giữa các quốc gia dân tộc ngày càng mạnh do

sự thúc đẩy của các lợi ích chính trị, kinh tế và sự xuất hiện các vấn đề toàn cầu.

- Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đồng thời cũng là quá trình hình

thành và phát triển của dân tộc xã hội chủ nghĩa.

- Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, các xu hướng vận động, phát

triển của dân tộc ngày càng tiến bộ và văn minh. Hai xu hướng phát triển của

dân tộc sẽ phát tác dụng cùng chiều, bổ sung hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong

từng dân tộc, trong đó cả cộng đồng quốc gia.

- Dân tộc xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi sự cải tạo, xây dựng từng bước

cộng đồng dân tộc và các mối quan hệ xã hội, quan hệ dân tộc theo các

nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời, gắn với công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội từ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa - tư tưởng.

- Tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để

xây dựng quan hệ dân tộc bình đẳng, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, mối

liên hệ giữa các dân tộc ngày càng chặt chẽ làm cho các giá trị, tinh hoa của

các dân tộc hòa nhập vào nhau, bổ sung cho nhau làm phong phú thêm giá trị

chung của quốc gia - dân tộc. Những giá trị chung đó sẽ lại là cơ sở liên kết

các dân tộc chặt chẽ, bền vững hơn.

c) Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn

đề dân tộc

• Lưu ý về vấn đề dân tộc:

- Giải quyết vấn đề dân tộc thực chất là xác lập quan hệ công bằng, bình

đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, giữa các quốc gia dân tộc trên các

lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và ngôn ngữ.

- Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin là tuyên ngôn về vấn đề dân

tộc của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải

phóng giai cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc. "Cương lĩnh dân

tộc" trở thành cơ sở lý luận cho chủ trương, đường lối và chính sách dân tộc

của Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

- Việc xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc phải đứng vững trên lập trường của

giai cấp công nhân, dựa trên cơ sở và lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc.

• Các nguyên tắc:

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.

+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc,

không kể trình độ phát triển, quy mô, tôn giáo, văn hóa... của các dân tộc.

+ Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được

pháp luật bảo vệ. Bên cạnh đó, điều có ý nghĩa quan trọng là phải khắc

phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân

tộc.

+ Trong quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc gắn

với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa

sôvanh19, chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với

các nước lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế. Mọi quốc gia đều bình đẳng

trong quan hệ quốc tế.

19 chủ nghĩa dân tộc được cường điệu đến cuồng nhiệt, mù quáng, bênh vực danh dự tổ quốc và thể diện quốc gia

đến mức cực đoan. Thuật ngữ Chủ nghĩa SôVanh bắt nguồn từ tên của Sôvanh [N. Chauvin; một người lính

cuồng tín của đế chế Napôlêông I (Napoléon Bonaparte) cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19]. CNS là một hình thức cực

đoan của chủ nghĩa dân tộc dẫn đến chủ nghĩa dân tộc lệch lạc, dân tộc nước lớn, dân tộc hẹp hòi, bài ngoại, tự

cho dân tộc mình là dân tộc siêu đẳng có sứ mệnh lãnh đạo các dân tộc khác. Trong Chiến tranh thế giới I, một

số nhà hoạt động chính trị của các đảng xã hội dân chủ đứng trên lập trường CNS ủng hộ chính phủ tư sản của

nước họ tham gia chiến tranh chia lại thế giới. Nguồn: http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/

Trong bài Imperialism, Nationalism, Chauvinism (Chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa Sôvanh),

đăng tại tạp chí The Review of Politics 7.4, (tháng 10, 1945), tr. 457, Hannah Arendt mô tả khái niệm này như

sau:

"Chủ nghĩa Sôvanh gần như là một sản phẩm tự nhiên của khái niệm quốc gia khi nó xuất phát trực tiếp từ

quan niệm cũ về 'sứ mạng quốc gia' ... Sứ mạng của một quốc gia có thể được hiểu là mang ánh sáng của nó đến

cho các dân tộc kém may mắn hơn mà vì lý do nào đó đã bị lịch sử bỏ lại. Khi khái niệm này chưa phát triển

thành hệ tư tưởng Sôvanh chủ nghĩa và nằm yên trong lĩnh vực khá là mơ hồ về niềm tự hào dân tộc, nó thường

dẫn đến kết quả là một tinh thần trách niệm cao đối với chất lượng cuộc sống của những người mà theo ý của nó

là 'tụt hậu'."

Miêu tả trên không đánh giá một người theo chủ nghĩa Sôvanh là đúng hay sai, chỉ là người đó đã mù quáng khi

đến với chủ nghĩa đó và lờ đi các thực tế có thể làm thay đổi quan điểm và quyết định của mình. Tuy nhiên,

trong cách dùng hiện đại, người ta thường có ý rằng người theo chủ nghĩa Sôvanh vừa mù quáng vừa sai lầm.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org

+ Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền

tự quyết dân tộc và xây dựng mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân

tộc.

- Các dân tộc được quyền tự quyết.

+ Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết

định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình.

+ Quyền dân tộc tự quyết gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc

gia dân tộc độc lập (vì lợi ích của dân tộc, chứ không phải vì mưu đồ và

lợi ích của một nhóm người nào) và quyền tự nguyện liên hiệp lại với các

dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.

+ Lập trường của giai cấp công nhân: ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ,

kiên quyết đấu tranh với những mưu toan lợi dụng quyền dân tộc tự quyết

làm chiêu bài để can thiệp vào công việc nội bộ các nước, đòi ly khai chia

rẽ dân tộc.

- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc.

+ Tư tưởng về sự liên hiệp các dân tộc thể hiện bản chất quốc tế của giai

cấp công nhân, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự

nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

+ Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc có vai trò quyết định đến mục

tiêu, đường lối, phương pháp xem xét cách giải quyết vấn đề quyền bình

đẳng dân tộc và quyền tự quyết dân tộc; là yếu tố tạo nên sức mạnh đảm

bảo cho thắng lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong

cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Muốn

cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường

cách mạng vô sản".

Cương lĩnh dân tộc của Đảng Cộng sản là một bộ phận quan trọng trong cương lĩnh cách mạng của

giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng

dân tộc; Là cơ sở lý luận của đường lối, chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội

chủ nghĩa.

2. Tôn giáo và nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải

quyết vấn đề tôn giáo

a) Khái niệm tôn giáo

- Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản

ánh20 một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan21. Qua sự phản ánh

của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội trở thành thần

bí.

- Tôn giáo khác với tín ngưỡng, mê tín dị đoan:

+ Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện

tượng, một lực lượng, một điều gì đó và thông thường để chỉ một niềm tin

tôn giáo. Như vậy, tín ngưỡng là khái niệm rộng hơn tôn giáo, tín ngưỡng

ra đời sớm, là nguồn gốc nguyên thủy của tôn giáo. Tín ngưỡng tôn giáo,

gọi tắt là tôn giáo, là một dạng tín ngưỡng.

+ Tôn giáo là một trong những hình thức tín ngưỡng, có quan niệm, ý thức,

hành vi và các tổ chức tôn giáo. Như vậy, tôn giáo thường có các yếu tố:

giáo lý (hệ thống lý luận, học thuyết - VD đạo Kito có Kinh Thánh gồm

Cựu Ước và Tân Ước), giáo luật, lễ nghi (VD đạo Kito có 10 điều răn của

Chúa22, 6 điều răn23 của Hội Thánh, 7 phép bí tích24.) và các tổ chức giáo

hội (VD Tòa Thánh Vatican của đạo Kito).

20 Phản ánh hoang đường, hư ảo tức là phản ánh không đúng, sai lệch hiện tượng khách quan, chẳng hạn khi giải

thích nguồn gốc của vũ trụ, đạo Kito cho rằng, Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ, trời đất, muôn loài, trong đó có cả

con người....

21 Ph. Ăngghen: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của cong người - của

những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng

ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế" C.Mác, Ph Ăngghen toàn tập, t20, tr437.

22 10 điều răn của Chúa: Thờ phụng, kính yêu Thiên Chúa; Tôn kính danh thánh Chúa; Thánh hóa ngày Chúa

Nhật; Thảo kính cha mẹ; Tôn trọng sự sống, không giết người; Sống trong sạch, không trộm cắp, tà dâm; Sống

công bằng; Tôn trọng sự thật, không nói dối; Thanh khiết trong tâm hồn;...

+Mê tín dị đoan: là niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên

đến mức độ mê muội, cuồng tín với những hành vi cực đoan, thái quá, phi

nhân tính, phản văn hóa. Mê tín dị đoan thường gây hậu quả tiêu cực đến

đời sống xã hội. VD, hiện tượng người dân tin vào lời phán của thầy bói,

thầy địa lý...

-Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và

lịch sử cụ thể, xác định.

+ Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc

của con người trong tự nhiên và xã hội.

+ Tôn giáo cũng chứa đựng những yếu tố phù hợp25 với đạo đức và đạo lý

con người: khuyên răn con người làm điều tốt, tích cực rèn luyện bản

thân...

- Tôn giáo ra đời từ rất sớm trong lịch sử với nguồn gốc kinh tế - xã hội,

nhận thức và tâm lý. Do vậy, tôn giáo biến đổi cùng sự phát triển kinh tế, văn

hóa, chính trị, xã hội.

b) Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại,

chủ yếu do các nguyên nhân:

- Nguyên nhân nhận thức: Trong quá trình xây dựng và tồn tại chủ nghĩa

xã hội, vẫn còn nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội mà khoa học chưa giải

thích được. Do vậy, một bộ phận người dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải

chúng bằng sức mạnh của thần linh.

23 6 điều răn của Hội Thánh: Xưng tội ít nhất một lần trong năm; Giữ chay những ngày Hội Thánh buộc; Kiêng

kỵ ngày thứ 6 cũng những ngày Hội Thánh dạy...

24 7 phép bí tích: Rửa tội, Giải tội, Sức dầu cho người bệnh, Hôn phối...

25 C.Mác: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống

sự ngèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có

trái tim, cũng giống như nó là tình thần của những trật tự không có tinh thần." C.Mác - Ph.Ăngghen toàn tập, t1,

tr570.

- Nguyên nhân kinh tế: Trong đời sống hiện thực của công cuộc xây dựng

chủ nghĩa xã hội, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vẫn

còn diễn ra, sự cách biệt lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm

dân cư còn tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác

động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dể trở nên thụ động với tư

tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.

- Nguyên nhân tâm lý: ý thức xã hội thường có tính bảo thủ hơn so với sự

biến đổi của tồn tại xã hội, trong đó ý thức tôn giáo thường là yếu tố mang

tính chất bền vững nhất trong đời sống tinh thần của mỗi con người, của xã

hội.

- Nguyên nhân chính trị - xã hội: Những giá trị mà tôn giáo xây dựng về

đạo đức, văn hóa, tinh thần nhân đạo, hướng thiện... vẫn đáp ứng được nhu

cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân và vẫn phù hợp với chủ nghĩa xã

hội. Vì vậy, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút

mạnh mẽ đối với một bộ phận nhân dân.

- Nguyên nhân văn hóa: Sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đã và vẫn đáp ứng

được phần nào nhu cầu văn hóa tinh thần của cộng đồng xã hội.

- Cho dù vẫn tồn tại trong quá trình xây dựng và tồn tại của chủ nghĩa xã hội

nhưng tôn giáo sẽ có nhiều thay đổi cùng với sự thay đổi của những điều kiện

kinh tế, chính trị, xã hội.

c) Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề

tôn giáo

- Thứ nhất, Tôn giáo và chủ nghĩa Mác - Lênin có sự khác nhau ở thế giới

quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân lao

động. Vì vậy, phải khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo

trong đời sống xã hội, phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng

xã hội mới, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục thế giới qua duy vật khoa

học cho nhân dân.

- Thứ hai, Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín

ngưỡng của công dân, phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo, đặc biệt

là những giá trị về đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước.

- Thứ ba, đoàn kết giữa những người theo và những người không theo tôn

giáo, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc để

xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Thứ tư, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết vấn đề

tôn giáo, mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo, mặt chính trị thể

hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống phá chủ nghĩa xã hội của những phần tử

đội lốt tôn giáo.

- Thứ năm, phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi giải quyết vấn đề tôn

giáo. (do vai trò và sự phát triển của tôn giáo trong mỗi thời kỳ lịch sử khác

nhau là khác nhau). Nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có quan điểm và

phương thức ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể khi giải quyết các

vấn đề tôn giáo.

Câu hỏi: Hãy phân biệt quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tôn giáo về thế giới quan, nhân sinh

quan và con đường mưu cầu hạnh phúc?.

Trả lời:

Giống nhau: cả hai đều mong muốn đem lại hạnh phúc cho con người, mong muốn con người được

tự do, giải phóng...

Khác nhau:

Về thế giới quan: Tôn giáo dựa trên sơ sở chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa Mác - Lênin dựa trên chủ

nghĩa duy vật.

Về nhân sinh quan: Tôn giáo không giải thích chính xác nguồn gốc cực khổ của con người nên không

tìm ra được biện pháp cách mạng để xóa bỏ nó. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra nguồn gốc áp bức, bóc

lột là chế độ tư hữu, tìm ra con đường cách mạng (cách mạng bạo lực) và lực lượng cách mạng để

xóa bỏ khổ ải đó (giai cấp công nhân và nhân dân lao động).

Về con đường mưu cầu hạnh phúc: Tôn giáo muốn đem lại hạnh phúc cho nhân dân ở cõi cực lạc

"thiên đường", "niết bàn".... những thế giới hư ảo nên tôn giáo khuyên con người sống nhẫn nhục,

chịu đựng nơi trần thế, nó hạn chế khả năng vươn lên làm chủ tự nhiên, xã hội của con người. Chủ

nghĩa Mác - Lênin chủ trường xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân ngay trong đời sống hiện

thực.

Quyền tự do theo tín ngưỡng hoặc không theo tín ngưỡng: Bất kỳ ai cũng được tự do theo hoặc

không theo một tôn giáo nào đó. Việc gia nhập, chuyển đổi, từ bỏ một tôn giáo là quyền tự do của

mọi người. Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho mọi công dân có tôn giáo hoặc không có tôn giáo

đều bình đẳng trước pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#minhmomo