Chương 2 - Đêm Hoa Đăng ở làng Tô

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Làng Tô, nơi sinh ra thầy Chu, nhờ tiếng thơm của thầy từ lâu đã trở thành một danh hương. Và trên cái làng quê ngoại nước đục ao bùn, đầy rẫy thiên kiến cổ hủ này, đêm hoa đăng huyền ảo có một không hai này cũng chỉ viếng một lần, đậu lại một lần - một lần thôi, qua nghìn mùa lúa chín.

Từ sáng sớm, mọi con đường đổ về làng Tô đề chuyển động. Trên quan lộ, ngay ngã ba kia dọc con đường dều chuyển dộng ba sải tay chạy về đầm Mộc Thủy, người đông nghìn nghịt. Dưới bước chân rầm rập đi trẩy hội, những cột bụi lầm nối tiếp bốc lên lơ lửng dưới nắng thu phủ mờ một vùng trời, bay tận ra bến sông Tiêu.

Trên 1 đoạn đường của làng Tô, chỉ một đêm thôi nhưng các hàng quán mọc lên san sát. Tiếng mời khách cất lên đon đả rào rào nối tiếp truyền lan suốt dãy dài như đợt sóng. Dòng người chuyển ngược trôi xuôi, chốc chốc phình ra quanh những cuộc gặp gỡ nồng nhiệt tràn ngập tiếng chào hỏi, tiếng cười, tiếng nói. Giữa cảnh huyên náo ồn ào nhộn nhịp, các chàng thư sinh áo the vẫn bình tĩnh cung tay thủ lễ, các cô thôn nữ áo mớ ba, người tóc đuôi gà, búi tóc, người xõa tóc vẫn duyên dáng ngả nón chào nhau dưới vòm trời thu xanh trong cao vọi....


Từ chiều, người ta đổ về xem lễ rước hoa. Lũ trẻ con bao giờ cũng lon ton chạy trước. Cỗ kiệu diêm dúa cao tồng ngồng, che kín bốn bên đặt trên những đòn khiêng dài, nằm trên hàng đồng chân đồng phục dằng dặc cất bước rập hàng như chân rết của đám cấm quân. Quan vệ úy cưỡi ngựa đi trước mở đường giữa cơn lốc bụi trong tiếng trẻ con reo hò inh ỏi.... Thế là cây hoa quý của nhà vua đã về đến làng.

Một đám đông nhóm họp ngay trước quán háo hức lắng nghe một công tử con quan dáng chừng mới ở kinh thành đến cao đàm về chuyện hoa:

-Đây là loài hoa lạ, lạ từ vóc dáng đến cái tên hoa. Thân cây uốn lượn từ cành hoa đại, cánh hoa lại dày cứng như hoa hải đường - Gã xòe bàn tay ra khoe những ngón tay tháp bút - mỗi cánh hoa to gấp rưỡi bàn tay xòe rộng. Những cặp mắt đen láy đầy thán phục như treo trên miệng gã khiến gã hứng chí xoa tay:

-Loài hoa này chỉ mọc ở núi đá xứ Đại Lý, 200 năm mới xuất hiện một lần. Hoa mãn khai từ Hạ đến cuối Đông mới héo dần rồi rụng cả đóa chứ không rụng từng cánh như các loài hoa khác.

Một người trong đám đông la lên: "Thế loài hoa này tên gì?"

-Kim Cầu. Nó có 28 cuống trắng như ngọc đằng đầu ngang nhị vàng tươi kết tròn lại thành quả Kim cầu rực rỡ như 28 ngôi sao.

-Nhưng điều quan trọng ở đây không phải là tên hoa mfa là tấm lòng hoa rộng mở của đấng minh quân. Đức vua đã tốn bao tiền bạc tâm lực để mua cây hoa quý này bên xứ Đại Lý xa xôi kia chuyển về và mang tận xuống đây để bàn dân thiên hạ thưởng thức mà không mất xu nào để chào mừng ngày sanh thần của quan tế tửu Chu Khiêm. Cái đức chuộng hiền mến sĩ của đấng quân vương thật đáng để dân ta hàm ơn ngưỡng vọng và cái ân tứ của vua ban cho bậc đại tôn sư cũng khiến kẻ sĩ được mát mặt thơm lây.


Đáp lại lời vàng ngọc ấy, vài người bỗng cười sằng sặc, lắc đầu bỏ đi....


Điều này khiến dư luận phân vân. Người bảo vua hồi tâm muốn làm lành với người thầy cũ. Kẻ nói vua muốn làm một người nghĩa cử tiếng động càn khôn để đối trọng với thầy Chu. Cuối cùng, chẳng ai biết sự thật ra sao....

Chiều ấy trên quan lộ từ kinh đô về làng Tô, học viên các trường công các lò học tư, từng tốp lũ lượt đi xôn xao bàn tán.

Lan Ý, cô học trò yêu quý của thầy Chu vừa lắng nghe họ nói vừa nhớ lại những lời bóng gióng úp mở của ông anh và lời dặn dò nghiêm ngặt trước lúc đưa tiễn cô em ra cửa: - Chuyện nghe đâu bỏ đấy, chớ học lại với thầy làm gì nghe em.

Lan Ý vừa thăm người anh trai của mình. Bụi đường bốc lên mù mịt, lúc sáng chói trong bóng râm. Cả tiếng nói lẫn tiếng cười của bọn nho sinh cũng như chìm trong bụi. Trong đầu nàng một cảm nhận lóe như một đôi chân lý. Phải chăng con người, sự việc, sự đời một khi hòa trong đám bụi hồng đều trở nên mờ mờ ảo ảo. Có những sự thật cứ ngỡ sờ sờ ra đó mà phải lật bao lớp lá, bóc bao lớp vỏ, tốc bao nhiêu lần áo mới đi dần được đến cốt lõi. Phải tốc chức tốc danh mới nhìn thực. Phải xé vỏ kén để thấy được con bướm con sâu....

Tỉ như đám hội hoa này, tên vua kia cũng chỉ là người đứng trên danh nghĩa. Nhà vua không hề đề xướng ra mà cũng không chịu bỏ tiền lưng để chu tất mọi chi phí. Tác nhân chính của sự việc này là Thái Hậu, bà mẹ của tên vua vô dụng kia. Vốn sẵn có tấm lòng nhân từ rộng lượng, bà đã hóa giải được mọi mâu thuẫn trong hoàng tộc và đem lại sự êm thấm chốn triều trung.

Sau khi Thượng goàng băng hà, bà không chịu theo tục cũ vào chùa xuống tóc đi tu mà ở lại trong cung để nom chừng cậu vua con quá ư phóng đáng. Mỗi bất hòa giữa Chu Khiêm với nhà vua làm bà lo lắng. Bà nghĩ ra nhiều phương sách nhưng không cách nào để dung hòa 2 khí chất người trái ngược nhau như nước với lửa.

Bà biết đứa con trai của mình là một tên vua trác táng, suốt cuộc đời cầm cương hoang lạc, sẽ có ngày chét gục giữa cuộc vui như ve già phải rã cánh tàn hơi khi nắng hè tắt bóng. Bà thấy ngày ấy cũng không xa xôi gì. Làm sao để có thể vớt vát lại chút uy tín cho nhà vua, lấy lòng kẻ sĩ. Bà điểm lại các gương mặt trong nội ngoại triều cũng không thấy một ai cáng đáng nổi. Cuối cùng duy nhất chỉ có ông - Chu Khiêm.

Những tia nắng thu nhạt dần và chìm sâu xuống bên kia dãy núi đá phía trời tây, hội hoa đèn mới bừng lên cảnh sao sa trên mặt đất. Đèn chia các ngả, đèn tụ ở đình làng, đèn quanh lỗi xóm. Đèn treo cành gốc đại, lơ lửng trên bờ tre, viền ở khắp nơi. Đám người trẩy hội nắm tay nhau hoan hỉ bước trên đường thôn tắm ánh bụi hồng. Màu hồng lung linh của đêm hoa đăng dìu dịu vào lòng người như màu của của giấc mơ.

Riêng chàng thư sinh áo xanh thẫn thờ lướt đi như chiếc bóng đơn côi, lạc loài như con nai con ở giữa rừng người. Chàng đang nghĩ đến con người luôn luôn muốn ganh đua với Thượng giới, cố tạo ra cảnh bồng lai ngắn ngủi một đêm, trong cái đẹp hóa thân của đào nương trên sân khấu, cái đẹp xuất thần trước bàn thờ bà chúa Liễu. Phải chăng đây là giấc mộng phù hoa nghìn đời của trần thế. Ý nghĩa ấy làm chàng bất giác mỉm cuoif. Vừa lúc tiếng chiêng trống trỗi lên hòa cùng dòng nhạc đã đến giờ khai mạc.


Sân đình đã chật ních từ vòng trong đến vòng ngoài. Ánh đèn lư ly treo trên bình phong lúc mờ lúc tỏ hòa cùng nhịp đập hồi hộp của người xem. Đám lính bắt đầu cuống giở dần dần hàng chục vuông lụa vàng phủ kín kiệu hoa một cách từ tốn, nhẹ nhàng và thận trọng. Đến khi bóng lính biến đi, cay hoa mới bắt tỉnh giấc chường mặt ra, rực rỡ khổng lồ như khuôn trăng của một cô gái.

Các ngọn đèn được bất sáng lên. Vài tiếng reo chứa đầy sự kinh ngạc, thán phục, trầm trồ bật lên cùng lúc.

Vẻ ngoài của loài hoa kì lạ này khiến họ trố mắt ngỡ ngàng, quên biến tiếng loa đang sa sả suốt ba ngày này: "Loa, loa! Lệnh cho bàn dân thiên hạ, ai xem hoa phải đứng xa ra, không được lại gần, chỉ được dùng mắt để nhìn, cấm dùng tay chạm vào, ai làm gãy một cành nhỏ phạt đền trăm quan, ai bẻ một cành lớn tịch biên gia sản.

Họ xô lấn, chen chúc nhau lên trước để xem hoa, bỏ ngoài tai tiếng loa đang vẳng vẳng khắp nơi kia.

-Ôi trời! Hoa gì to như cái nong.

-Làm gì đến mức ấy!

-Đây là cái lọng tế thần còn sót lại thời khai thiên lập địa - một văn nhân chen vào nói.

Anh ta giật áo chàng thư sinh áo xanh kia: "Có phải không vị huynh đài?"

Không hiểu bằng cách nào chàng thư sinh áo xanh ấy đã chen đứng lên hàng trước. Thấy anh không trả lời, anh văn nhân lại cất tiếng:

-Sao huynh đài nhìn lâu thế?

-Anh ta đang nhìn hoa ấy!

-Hoa nào?

-Hoa biết nói ấy.

Những tràng cười thích thú rộ lên. Chàng thư sinh áo xanh vẫn im lặng. Tia nhìn của chàng không hướng vào hoa mà ở bên kia hoa, nơi những gương mặt thiếu nữ đào tơ ánh lên như đường sáng bừng của chân trời mơ. Cái nhìn xuyên suốt của chàng dừng lại trên người một cô gái trẻ đang cuối xuống nói chuyện, khiến cô phải ngẩng đầu lên. Hai luồng mắt gặp nhau. Lan Ý! Chính nàng....

Khi Lan Ý trở về, ả Liễu - người nữ tì thân tín thuật lại lời thầy Chu với nàng, dặn rằng thầy bệnh, không ra được sương gió, bảo rằng thầy không ngồi dậy được, đi đứng khó khăn, e thất lễ. Vì vậy Lan Ý hãy thay mặt thầy làm chủ lễ hội hoa đêm nay.


Lúc Lan Ý bước vào đêm hoa đăng, vành tóc còn ngan ngát mùi hương nhu thì bướm đêm đã đập cánh trên những chiếc đèn lồng, hội hoa đã khai mạc. Nàng tránh các vị chức sắc, chen vào đúng cùng đám bạn nữ.

Trước mắt nàng, cây hoa dị thường với những đường nét nghiêm ngặt, tạo nên sự nể trọng, gợi trong nàng một sắc thái mỹ cảm riêng. Nàng thầm so sánh nó với cây hồng tú cầu của thầy Chu ở một kích thước nhỏ bé hơn,....

Nàng lại nghĩ đến những loại hoa khác của thầy, thầm so sánh. Những đóa hoa nối tiếp nhau phấp phới như một đàn bướm đang bay, mỗi con bướm đang bay, một giấc mơ thiếu nữ. Phải chăng trong nàng chất chứa nhiều giấc mơ đẹp nên nàng thích loại hoa này? Đột nhiên một cảm giác mơn man nhột nhạt đến khiến ngàng ngẩn ngơ ngẩng đầu lên và nàng bắt gặp một lời chào vọng, một góc mộng, một tia trắng.

Luồng mắt cuat họ quyện vào nhau cùng nhìn mà cùng không trong trông thấy, tựa như họ đang dò dẫm nhìn vào một tụ điểm không gian nào đó trong dĩ vãng.

Cặp mắt âm u tỏa sáng của chàng gợi nhớ lại vùng nhớ nào chưa kịp lãng quên, bao trùm lan tỏa khắp người nàng. Trong tim nàng bỗng nhói lên nỗi đau giá buốt của một hiểm họa không tên, cảm thấy như một linh khiếu hãi hùng. Bất giác nàng lùi lại, đôi chận tự ù té tìm đường trốn chạy. Chàng cũng dấn bước nhìn theo. Một cành hoa gãy. Một tiếng la hoảng hốt cùng thốt. Một giọng đặc sệt nhà binh quyền truyền lệnh: "Bắt lấy nó!"

Người ta điệu chàng thư sinh áo xanh vào trong đình làng trình quan huyện. Nhìn dáng người thanh tú, vạt áo thư sinh màu hồ thủy phẳng phiu không gợn một nếp nhăn, huyện quan từ tốn hỏi:

-Túc hạ tên gì?

-Văn Xương.

-Quên quán túc hạ ở đâu? Gia cư điền sản ra sao? Chắc túc hạ cũng biết đây là cây hoa quý của nhà vua. Làm gãy một cành con phải đền tội như thế nào?

Trước những câu hỏi dồn dập, Tú Xương vẫn đứng im, dường như chàng chỉ cần xưng tên là đủ.

Huyện quan liếc nhìn thầy Đăng Suyền - trưởng làng như có ý hỏi phải đây là một môn sinh của thầy Chu không. Ông ta gián tiếp trả lời: "Phàm kẻ đã vào nơi đây phải biết tuân giữ luật vua, phép nước".

Giọng huyện quan không còn gượng nhẹ như ban nãy:

-Gã kia, người không có mồm hả?

Một tên lính khép nép bẩm: "Dạ, tên này bị bắt còn vũng vẫy kháng cự. Bọn con hỏi gì gã cứ im như thóc".

-Cứ cho ăn hèo là phải mở mồm thôi - Đăng Suyền nói nhỏ với quan huyện.

-Cứ lấy bàn vả ra vả vào mồm nó xem nó có chịu cung khai không - Quan vệ úy nói to với quan huyện.

-Ấy xin chớ vội. Đánh nó chết thì lấy ai đền tiền cho hoàng thượng?

Quan huyện thì thầm rồi cất giọng mơn trớn:

-Gã kia, ta biết ngươi là người có học, gia tư cũng không đến nỗi nào, nếu người chịu đền tiền thì bản chức sẽ tha ngay.

Tên lính kia lại bẩm: - Chúng con đã soát kỹ trong người gã, không có lấy được một xu nào.

Tú Xương vẫn im lặng, bình thản đứng nhìn, một cái nhìn lạnh buốt, không phải nhìn quan huyện mà nhìn trên quan huyện tận một cõi xa xôi nào đó. Ngay khi xưng tên, chàng cũng không nói với quan huyện mà nói với người nào ở tận đâu đâu.

Một tiếng thét nhà binh của quan vệ úy:

-Gia hình!

Xuất hiện 2 tên lực lưỡng, đầu tóc buộc chỏm trên đỉnh sọ, trượng lim trong tay, đứng chéo chân chờ lệnh.

Tiếng nhộn nhạo ngoài sân bỗng im bặt. Khi trượng lim vừa cất cao, một tiếng "khoan" trong trẻo vang lên. Tiếng nói đi theo người. Lan Ý đã tới trước huyện quan đưa tay nắn lại vành khắn, giọng nhỏ nhẹ:

-Tiện nữ xin có lời thưa....

Quan huyện ngạc nhiên đến bàng hoàng nhận ra lệnh muội của của quan Hành Khiển. Bất giác quan đưa tay năn lại vành khắn, giọng nhỏ nhẹ:

-Thưa Lan Ý tiểu thư, người có điều gì muốn chỉ giáo cho hạ quan?

-Kính trình các quan, nay là ngày lành mừng thọ tôn sư, sao lại có sự gia hình này mà gia hình một kẻ sĩ. Tiện nữ e sẽ phá mất cuộc vui, làm tổn hại đến thanh đức của sư phó.

-Đây là một chuyện rất cực lòng - quan huyện cười nhăn nhó.

-Vậy thì xin quan hãy tha cho kẻ sĩ này.

-Tiểu quan rất kính nể lệnh huynh và tiểu thư nhưng không giám lời tỉnh cầu này. Tiểu quan không thể đơn sai trong chức trách. Tha thì biết lấy gì đền nợ cho nhà vua?

-Vậy món nợ hoa này quan đòi đền bao nhiêu?

-Nột trăm quan - Quan vệ úy nhanh nhảu đáp.

Lan Ý tiến lại gần quan Vệ úy rút chiếc trâm cài đầu:

-Quan xem hộ cái trâm này đủ tiền chuộc nợ hoa không?

Quan Vệ úy cầm trâm nắc nỏm: "Trời ơi, nguyên mấy viên ngọc cẩn trâm cũng quá đủ rồi.

-Xin quan thu hộ và tha cho chàng hàn sĩ.

Quan huyện còn đang lúng túng thì quan Vệ úy đã hét:

-Vệ sĩ đâu cởi trói tha cho người ta - giữa bộ mặt chưng hửng của mọi người.

Sự việc đến đột ngột và kết thúc nhanh quá khiến Đăng Suyền cứ đờ người ra. Đến bây giờ hắn mới cất được tiếng: "Trời ơi, sao hiền muội lại can thiệp chuyện không đâu như này?"

Viên huyện quan cũng nối lời: "Bản chức cũng nghĩ tiểu thư không nên can dự vào việc này".

Ý Lan cười nhẹ: "Xưa kia ở chùa Phật Tích trong ngày hội hoa mẫu đơn, huyện lệnh Tiên Du đã cởi áo thay tiền nộp phạt cho người con gái lỡ tay làm gãy nhành hoa quý. Nay một trưởng môn của thầy, một huyện lệnh của hạt, cả hai đều là kẻ sĩ há lại không nhớ đến chuyện xưa mà sinh chút lòng trắc ẩn nào sao?"

Quan huyện đỏ mặt đỡ lời: "Dù sao bản chức ũng nghĩ rằng đáng lẽ tiểu thư không nên dây vào một tên cha căng chú kiết đã hao của mà chẳng được 1 lời cảm tạ".

Ý Lan quay lại nhìn mới hay chàng thư sinh đã lẳng lặng bỏ di từ lâu rồi.

Ra khỏi sân đình, Lan Ý thấy người nhẹ tênh. Đêm hoa đăng huyền hoặc đưa nàng lạc bước trong mơ. Hình dáng chàng thư sinh áo xanh chập chờn ẩn hiện. Phải chăng đây là giấc mơ thiếu nữ của nàng, một cánh bướm hoa bay trong chuỗi hoa lan phi điệp.

Nhưng đâu phải giấc mơ. Kìa chàng đang đứng đợi nàng dưới chùm đèn lồng ngay bên cổng đình.

-Thưa cô nương, gặp cô nương thế này thật đường đột, song tiểu sinh mang nặng ơn lớn của cô nương....

Không hiểu sao nàng nhoẻn miệng cười, nụ cười làm mờ ánh đèn lồng:

-Người xưa nói, việc kẻ sĩ làm là hành động vô cầu, của người cho kẻ sĩ nhận không ơn huệ. Chàng là kẻ sĩ ắt chàng hiểu.

Thưa cô nương, đó là lời của người thi ân, còn đây là lòng của kẻ tri ân, mong nàng đừng từ chối.

Chàng đưa ra một hộp san hô trong đựng một viên ngọc trai tỏa sáng - Nhìn viên ngọc to lớn dị thường lóng lánh một màu trăng, nàng sững sờ:

-Chàng là hàn sĩ....

-Đây là vật gia bảo lâu đời của dòng họ tiểu sinh.

-Ôi! Làm sao ta dám nhận ngọc của chàng mà lại là vật gia bảo của dòng họ chàng.

-Vậy chiếc trâm của nàng chẳng phải là vật quý lâu đời ư? Vật cũ đi, vật mới đến, đó là lẽ tuần hoàn của vạn vật. Xin nàng hãy nhận cho, nhận mà không sợ phải trả ngọc như lời xưa: Trả chàng ngọc, lệ tay đưa (hoàn quân minh châu song lệ thùy)

-Thế chàng không sợ ta hận sao? - nàng cười đọc tiếp lời thơ: Hận sao chẳng gặp khi chưa có chồng (hậu bất tương phùng vị giá thì)

-Nãng đã lấy chồng đâu, nàng mới hứa hôn và người ấy không may mệnh yểu, thậm chí nàng cũng chưa biết mặt vị hôn phu tương lai của mình.

Cô ngạc nhiên, sững sờ hỏi lại: - Chàng là ai mà chàng biết ta, ta lại chẳng biết chàng....

Một lượn gió thu gợn qua. Bóng lá cây sà xuống dầu chàng. Cả khuôn mặt chàng chìm trong hư ảo. Chỉ còn lại đôi mắt mênh mông. Nàng nhìn sâu vào đôi mắt ấy, đôi mắt chứa chất cái ẩm ướt đêm thu vừa tàng vừa ẩn cái rực cháy của ngày nồng hạ. Hình như đôi mắt này nàng đã bắt gặp ở đâu, đã từng một lần đi qua trong người nàng và còn ẩn nấp đâu đó trong góc sâu của ký ức. Nàng buột miệng như tự nói với chính mình:

Ta đã gặp nhau ở đâu chăng?

Trong cặp mắt của chàng bỗng lóe lên một tia vui rồi lại tắt ngấm trong ẩn ức của một nỗi sầu thiên cổ. Một lần nữa nàng thấy nhỏi buốt trong tim khiến nàng toan chạy trốn. Nàng cố hắng giọng hỏi một câu bâng quơ:

-Chắc chàng ở xa về đây xem hội hoa....

-Ước nguyện của tiểu sinh còn cao hơn nhiều.

-......

-Tiểu sinh mong muốn được như nàng.

-Được như ta ư? Nàng ngẩn đầu lẩm bẩm.

Nhưng chàng đã cung tay bái biệt. Đôi mắt ướt lạnh lẽo của chàng khép lại trong bóng đêm.

Đêm hoa đăng chưa tàn vẫn còn dư âm như tiếng sóng. Ánh đèn lồng hư ảo như cùng đứng với nàng. Một giấc mơ nối tiếp một giấc mơ....

Nàng nhìn xuống. Trên tay nàng, viên ngọc trai vẫn còn đó lung linh một ánh sáng liêu trai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro