2222

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lý do khiến tôi chú ý đến dạ dày và đường ruột là chúng không chỉ đơn thuần phản ánh tình trạng tốt hay xấu của cơ quan đấy mà thông qua đó còn thể hiện chính xác tình trạng sức khỏe của cả cơ thể. Hiện tại, chỉ cần nội soi dạ dày, kiểm tra dạ dày người bệnh là tôi có thể đọc được tình trạng sức khỏe, thói quen sinh hoạt của người đó. Thỉnh thoảng tôi còn đọc được cả tuổi thọ của họ nữa.
Những người gặp vấn đề về sức khỏe luôn thể hiện các dấu hiệu ở dạ dày và đường ruột, ví dụ, bệnh nhân ung thư vú có đường ruột rất xấu với nhiều túi thừa và phân đóng khối. Thông thường, bệnh ung thư vú và đường ruột được cho là không có quan hệ gì với nhau, nhưng thực ra chúng lại có quan hệ rất mật thiết. Chúng ta thường rất sợ các bệnh ung thư và luôn có gắng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh ung thư không chỉ có một. Cũng như các bệnh khác, việc phát bệnh là kết quả của chế độ ăn uống, nước, bia rượu, thuốc lá, các loại thuốc, vận động, căng thẳng, môi trường sinh hoạt... tất cả các yếu tố phức tạp xoay quanh bản thân chúng ta. Những năm gần đây, y học phát triển theo hướng chuyên biệt hóa nên có xu hướng chỉ chữa ở những nơi phát bệnh. Do đó mới có tình trạng: chứng ợ nóng là do "quá nhiều axit dạ dày" nên hãy uống thuốc dạ dày ức chế axit. Tất nhiên, nếu bạn uống thuốc ức chế quá trình tiết axit dạ dày sẽ giải quyết được vấn đề ợ nóng. Nhưng như tôi đã nói ở trên, các loại thuốc này lại gây hại đến các bộ phận khác của cơ thể.
Nên cho rằng "quá nhiều axit dạ dày" đã gây ra chứng ợ nóng là sai. Thực tế, không có hiện tượng dạ dày tiết quá nhiều axit. Axit dạ dày được tiết ra là do nhu cầu của cơ thể để duy trì tình trạng sức khỏe. Nếu bạn không để ý đến cơ chế này, uống thuốc bừa bãi thì sẽ có lúc bạn lấy đi chính mạng sống của mình. Cơ thể con người được xây dựng dựa trên sự cân bằng giữa các cơ chế hết sức tinh vi. Sự cân bằng này được các sinh vật nhỏ bé, bắt đầu từ các sinh vật đơn bào hoàn thiện từng chút một qua nhiều năm tháng. Mỗi cơ chế đều chỉ là một hoạt động trong một tế bào trong số 60 nghìn tỉ tế bào hình thành nên cơ thể con người. Do đó, nếu suy nghĩ về sức khỏe của con người một cách đúng nghĩa thì phải nhìn từ góc độ tế bào và suy xét xem cái gì mới cần thiết để duy trì sức khỏe.
Khi nhìn nhận dưới góc độ tế bào ta sẽ thấy cơ thể luôn diễn ra sự thay đổi tế bào. Tùy theo bộ phận mà thời gian khác nhau, ít thì vài ngày, nhiều thì vài năm để thay hết tế bào cũ bằng tế bào mới. Công đoạn tạo tế bào mới này dựa vào đồ ăn và nước uống chúng ta hấp thu hàng ngày. Như vậy, ta có thể nói chất lượng của đồ ăn và nước uống quyết định sức khỏe của con người. Và hệ tiêu hóa chính là cơ quan hấp thu đồ ăn nước uống này. Nếu chất lượng ăn uống kém, hệ tiêu hóa sẽ là nơi đầu tiên bị tổn thương và bị tổn thương nghiêm trọng nhất. Tiếp đến, các thành phần có hại được hệ tiêu hóa hấp thu sẽ theo mạch máu, vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể. Đối với các tế bào, dù thành phần nguyên liệu có kém đến đâu cũng sẽ được sử dụng để tạo ra tế bào mới. Do đó, chất lượng của bữa ăn được phản ánh trong toàn bộ cơ thể.
Sau khi nhận thấy dạ dày và đường ruột phản ánh tình trạng cơ thể con người, tôi đã yêu cầu các bệnh nhân liệt kê về thói quen ăn uống và sinh hoạt của họ. Các thói quen này ảnh hưởng tốt hay xấu đối với cơ thể không phải dựa theo những kiến thức thông thường từ trước đến nay, mà phải dựa trên các kết quả lâm sàng để xác nhận. Những thay đổi trong cơ thể con người hoàn toàn khác với các phản ứng xảy ra trong ống nghiệm thủy tinh ở phòng thí nghiệm, vậy nên, muốn biết sự thực, chỉ có cách trực tiếp lắng nghe cơ thể của chính mình mà thôi.
Trong quá trình thu thập các kết quả điều tra và số liệu lâm sàng, tôi đã lờ mờ nhận ra được mấu chốt quan trọng. Đó chính là "enzyme".
Enzyme, nếu nói theo khoa học, đó là "tên gọi chung cho các protein xúc tác được tạo ra trong tế bào sinh vật". Nói một cách đơn giản, enzyme là chất cho phép tất cả các hoạt động được diễn ra để duy trì hoạt động sống của sinh vật. Dù là động vật hay thực vật, chỉ cần là nơi có sự sống nhất định sẽ tồn tại enzyme. Ví dụ, một hạt cây có thể nảy mầm được là nhờ có enzyme tác động. Trong quá trình mầm cây ra lá, phát triển thành cành to cũng có sự tham gia của enzyme. cũng như vậy các hoạt động sống của con người được duy trì bằng rất nhiều loại enzyme khác nhau. Không kể đến quá trình hấp thụ, tiêu hóa, ngay cả quá trình trao đổi chất, tạo tế bào mới hay đào thải độc tố trong cơ thể cũng có sự tham gia của các enzyme. Chính vì vậy, số lượng và độ hoạt tính của enzyme ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe của chúng ta. Các enzyme đang hoạt động trong cơ thể có hơn 5.000 chủng loại, nhưng không phải tất cả đều được tổng hợp bên trong cơ thể con người. Có hai kiểu enzyme, một kiểu được tổng hợp trong chính cơ thể con người, một kiểu khác được hấp thu từ bên ngoài thông qua thức ăn. Người ta cũng cho rằng trong số các enzyme được tạo ra từ bên trong cơ thể, có khoảng 3.000 loại là do các khuẩn đường ruột tạo ra.
Đặc điểm chung của những người có dạ dày, đường ruột tốt là họ ăn rất nhiều thức ăn tươi có chứa nhiều enzyme. Điều này không đơn giản chỉ là hấp thu các enzyme từ bên ngoài cơ thể mà nó còn giúp tạo môi trường thuận lợi để các vi khuẩn đường ruột, các vi khuẩn tạo ra enzyme, có thể hoạt động tốt.
Ngược lại, điểm chung của những người có dạ dày, đường ruột xấu là họ luôn có thói quen sử dụng hết các enzyme. Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, ăn uống không điều độ, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, môi trường sống căng thẳng, sử dụng các loại thuốc... đây chính là các thói quen tiêu tốn lượng lớn enzyme. Ngoài ra, họ còn phải tiêu tốn enzyme để giải các độc tố trong dạ dày do chế độ ăn uống không đảm bảo hay để trung hòa các gốc tự do (gốc tự do oxy hóa là một trong số đó) khi cơ thể tiếp xúc nhiều với tia cực tím, tia X và sóng điện từ.
Từ các kết quả trên ta có thể thấy, để duy trì sức khỏe tốt, ta cần thực hiện chế độ sinh hoạt ăn uống để tăng lượng enzyme trong cơ thể, đồng thời phải cải thiện các thói quen xấu làm tiêu tốn các enzyme này. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản trong "phương pháp ăn uống Shinya" mà tôi đề xướng.
Hiện tại, enzyme đang được coi là chìa khóa đảm bảo sức khỏe, các nghiền cứu về enzyme càng ngày càng được tiến hành rộng rãi. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta còn rất nhiều điều chưa hiểu hết về enzyme. Trong số các nghiên cứu đó phải kể đến Tiến sỹ Edward Howell, nhà nghiên cứu enzyme hàng đầu của Mỹ, ông đã đưa ra giả thuyết sinh vật trong suốt thời gian sống chỉ có thể tạo ra một lượng enzyme nhất định. Ông cũng gọi enzyme trong cơ thể vốn có số lượng nhất định này là "enzyme tiềm năng". Và khi sinh vật dùng hết các enzyme tiềm năng này, đó cũng là lúc sinh vật kết thúc sinh mệnh của mình.
Giả thuyết này có thực sự đúng hay không, chúng ta còn phải chờ vào các kết quả nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là lượng enzyme trong cơ thể là chìa khóa nắm giữ "vận mệnh" của sinh vật. Nếu trong cơ thể có nhiều enzyme/ đồng nghĩa với năng lượng sống, khả năng miễn dịch của cơ thể cao. Hay nói cách khác, nếu chúng ta kiềm chế được việc tiêu thụ enzyme, luôn duy trì một số lượng enzyme ổn định cũng có nghĩa là chúng ta duy trì được trạng thái sức khỏe tốt cho bản thân.
Chỉ duy nhất cơ thể sinh vật là có thể tạo ra enzyme. Mặc dù chúng ta có thể tạo ra các món ăn chứa nhiều enzyme như đồ chua, nhưng thực tế thứ tạo ra những enzyme trong đó lại là các vi sinh vật như vi khuẩn... Nói tóm lại, mặc dù chúng ta có thể tạo ra môi trường giúp vi sinh vật dễ dàng sản sinh ra enzyme, nhưng chúng ta lại không thể tạo ra chính enzyme một cách nhân tạo được. Đây cũng chính là lý do mà phương pháp ăn uống Shinya rất coi trọng vấn đề "ăn". Bởi như tôi đã nói ở trên, việc hấp thu các loại thức ăn có chứa nhiều enzyme sẽ giúp củng cố môi trường đường ruột, hỗ trợ cho các vi sinh vật trong ruột sản sinh ra enzyme. Nếu thực sự lượng enzyme được tạo ra trong cơ thể sinh vật là có hạn như Tiến sỹ Edward Howell đã nói thì với con người chúng ta, đang sống trong xã hội hiện đại với vô số căng thẳng và ô nhiễm môi trường khiến enzyme bị suy kiệt, thì việc hấp thu và sử dụng các enzyme do các sinh vật khác tạo ra lại càng quan trọng.
Mặc dù chỉ gọi chung là enzyme nhưng thực tế có hơn 5.000 loại enzyme cần thiết cho sự sống của con người. Có nhiều loại enzyme như vậy là do mỗi loại enzyme chỉ thực hiện một chức năng duy nhất.
Ví dụ, cùng là enzyme tiêu hóa, nhưng enzyme amylase có trong nước bọt chỉ phản ứng với tinh bột còn enzyme pepsin trong dịch dạ dày chỉ phản ứng với protein.
Đến đây, tôi bỗng thấy có một vấn đề là: dù chúng ta có bổ sung bao nhiêu đồ ăn hay bổ sung thêm enzyme cho các vi khuẩn đường ruột thì liệu cơ thể có hấp thu được hết các enzyme cần thiết hay không?
Thực tế, dù chúng ta có ăn bao nhiêu thức ăn giàu enzyme thì các enzyme đấy cũng không được hấp thu dưới hình thức vốn có của nó, cũng không tham gia vào các hoạt động sống trong cơ thể con người. Ví dụ các enzyme có trong củ cải và khoai lang, mặc dù cũng có enzyme được hấp thu vào cơ thể, tham gia vào hoạt động của cơ quan tiêu hóa là miệng và dạ dày, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ enzyme được hấp thu mà thôi. Phần lớn các enzyme trong thức ăn đều được phân giải trong quá trình tiêu hóa, biến đổi thành axit peptit hoặc axit amino và được ruột hấp thu. Nếu vậy, có thể các bạn sẽ cho rằng nếu không hấp thu được enzyme thì còn có ý nghĩa gì nữa. Nhưng thực tế lại không đơn giản như vậy. Các số liệu lâm sàng tôi thu thập được đã chỉ rõ rằng, trong cơ thể những người ăn các thức ăn giàu enzyme có chứa rất nhiều enzyme.
Vậy trong cơ thể họ đã xảy ra điều gì? Sau đây tôi xin được trình bày về giả thuyết của mình. Từ những số liệu lâm sàng, tôi cho rằng dựa vào việc ăn các thức ăn giàu enzyme sẽ giúp cơ thể tổng hợp được "enzyme nguyên mẫu". Trong cuốn sách này tôi gọi đó là "enzyme diệu kỳ".
Tôi đặt giả thuyết có một "enzyme nguyên mẫu" cho các loại enzyme là do tôi nhận thấy khi enzyme bị tiêu tốn một lượng lớn tại một bộ phận nhất định thì các bộ phận khác sẽ thiếu các enzyme cần thiết. chúng ta có thể xét một ví dụ dễ hiểu sau: khi uống nhiều rượu, trong gan sẽ tiêu tốn một lượng lớn enzyme dể phân giải cồn (giải độc), lúc này, trong dạ dày và đường ruột bị thiếu các enzyme cần thiết cho tiêu hóa. Từ đó, tôi cho rằng enzyme có hàng nghìn loại khác nhau, nhưng không phải mỗi loại được tạo ra với số lượng nhất định mà trước hết cơ thể sẽ tổng hợp enzyme nguyên mẫu, sau đó enzyme này sẽ biến đổi thành các loại enzyme cho phù hợp với nhu cầu và được sử dụng tại các bộ phận trong cơ thể. Enzyme tham gia vào tất cả hoạt động sống của con người. Chúng ta có thể sử dụng đầu óc để suy nghĩ, cử động ngón tay, hít thở, tim đập... tất cả đều nhờ có enzyme. Nếu ngay từ đầu, tất cả các enzyme đều được tạo ra một cách chuyên biệt thì ngược lại sẽ tạo thành hậu quả rất xấu. Cơ thể con người chúng ta hoạt động một cách rất hợp lý và tuyệt đối không lãng phí như vậy. Chính vì vậy, nếu giả thuyết của tôi là đúng thì việc tiêu tốn bao nhiêu enzyme cho một bộ phận cũng đồng nghĩa với việc thiếu bấy nhiêu enzyme để duy trì cân bằng nội môi trong cơ thể, hay enzyme để đảm bảo hoạt động bình thường của tế bào, hệ thần kinh, hệ thống nội tiết, hệ thống miễn dịch...
Còn một lý do nữa khiến tôi tin vào sự tồn tại của enzyme diệu kỳ đó là khi con người thường xuyên dùng rượu bia, thuốc lá, thuốc men... cơ thể sẽ sinh ra "đề kháng" với các chất này.
Ví dụ, khi bạn uống rượu, chất cồn được dạ dày và ruột hấp thu sẽ được tập trung ở gan, sau đó được phân giải nhờ các enzyme phân giải cồn. Lúc này, ở gan sẽ sử dụng vài loại enzyme cùng lúc. Tùy mỗi người mà tốc độ phân giải cồn khác nhau. Người có tốc độ phân giải chất cồn nhanh là người có nhiều enzyme chuyên phân giải cồn trong gan. Những người này được gọi là "uống rượu giỏi". Ngược lại, "người uống rượu kém" là người có ít enzyme phân giải chất cồn.
Tuy nhiên, ngay cả người uống rượu kém, nếu luyện uống trong thời gian dài cũng có thể uống được kha khá rượu. Đó là do cơ thể đã quen với tình trạng các enzyme phân giải trong gan bị sử dụng với tần suất lớn, đồng thời thay đổi để có thể sử dụng nhiều enzyme phân giải tại gan. Hiện tượng này là do enzyme đã thay đổi một lượng lớn để phù hợp với nhu cầu cần thiết của cơ thể.
Hiện tượng này xảy ra phải chăng là do cơ thể đã sử dụng "enzyme diệu kỳ", loại enzyme có thể chuyển hóa thành bất kỳ enzyme nào khác trong cơ thể.
Nếu đúng như vậy thì trong cơ thể con người có khả năng tích trữ thêm "enzyme diệu kỳ" nhờ ăn các món chứa nhiều enzyme, và các enzyme diệu kỳ này sẽ được sử dụng tùy theo nhu cầu của cơ thể.
Sự tồn tại của "enzyme diệu kỳ" cho đến thời điểm này vẫn chỉ là giả thuyết, nhưng các số liệu lâm sàng tôi thu thập được từ việc quan sát hệ tiêu hóa của 300.000 người như đã đề cập chính là minh chứng tuyệt vời cho giả thuyết này.
Tôi đã từng đề cập đến ở trên là dù loại thuốc nào đi chăng nữa cũng đều là "thuốc độc" làm tổn hại cơ thể con người. Lý do lớn nhất để tôi khẳng định như vậy là chúng khiến cơ thể tiêu tốn một lượng lớn các enzyme diệu kỳ. Trong số vô vàn loại thuốc, loại nguy hiểm nhất với enzyme diệu kỳ chính là "thuốc chống ung thư".
Theo lý thuyết y học hiện đại ngày nay, sau khi bệnh nhân ung thư được phẫu thuật, dù không còn ung thư nữa nhưng bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc chống ung thư trong thời gian dài để phòng tránh. Riêng với tôi, những loại thuốc này không khác gì thuốc độc giết người, tốt nhất là không dùng. Ví dụ, ngay cả trong trường hợp phát hiện thấy ung thư ở tuyến bạch huyết bên ngoài đại tràng, tôi cũng không kê thuốc chống ung thư cho bệnh nhân. Phương pháp trị liệu của tôi là cắt bỏ bộ phận đã bị di căn sang ung thư, sau khi loại bỏ hết các bộ phận bị ung thư có thể nhìn thấy trên cơ thể bệnh nhân, tiếp tục loại bỏ các yếu tố được cho là nguyên nhân gây bị ung thư. Trước hết phải kể đến việc bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu, sau đó, trong bốn, năm năm phải ngưng sử dụng các loại thịt, sữa bò, các sản phẩm từ sữa. Cùng với việc thực hiện phương pháp ăn uống Shinya, chỉ ăn một lượng nhỏ thịt động vật, tôi còn hỗ trợ bệnh nhân về mặt tinh thần để bệnh nhân cảm thấy hạnh phúc vui vẻ. Đó chính là phương pháp trị liệu của tôi, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Chìa khóa để vận hành hoạt động cho hệ miễn dịch, năng lượng sống, cũng như các hoạt động tái tạo tế bào chính là các enzyme. Do đó, hệ miễn dịch của cơ thể có hoạt động tốt hay không liên quan đến việc có khoảng bao nhiêu enzyme diệu kỳ trong cơ thể.
Tại sao tôi lại nói thuốc chống ung thư là "chất độc chết người". Đó là do khi đi vào cơ thể, các chất này sẽ sinh ra lượng lớn "gốc tự do oxy hóa". Thuốc chống ung thư dựa vào việc tạo ra lượng lớn các gốc tự do oxy hóa có độc tính mạnh này để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, các gốc tự do oxy hóa này không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà chúng còn tiêu diệt cả các tế bào bình thường.
Có lẽ ý tưởng ban đầu của các bác sĩ khi sử dụng thuốc chống ung thư là "lấy độc trị độc". Bởi thuốc chống ung thư cũng có thể biến thành thuốc gây ung thư. Tuy nhiên, cơ chế của cơ thể con người là duy trì cân bằng nội môi bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, khi có một lượng lớn các gốc tự do oxy hóa độc tính cao trong cơ thể, các enzyme diệu kỳ sẽ chuyển hóa thành enzyme phân giải các gốc tự do này. Cơ thể sẽ dốc toàn lực để trung hòa các gốc tự do oxy hóa gây hại lớn nhất cho cơ thể.
Trong thực tế, cũng có người bình phục bằng phương pháp trị liệu sử dụng thuốc chống ung thư. Tuy nhiên, phần lớn những người đó thường là những người trẻ tuổi và duy trì được số lượng lớn enzyme diệu kỳ trong người. Theo thời gian, lượng enzyme diệu kỳ trong cơ thể bị giảm xuống. Mặc dù tình trạng của mỗi người là khác nhau, nhưng tỉ lệ dùng thuốc chống ung thư thành công ở người trẻ tuổi cao hơn bởi với những người trẻ, dù có tiêu tốn lớn enzyme diệu kỳ vì thuốc chống ung thư, nhưng trong cơ thể vẫn còn lượng enzyme diệu kỳ cần thiết để cơ thể khôi phục sau tổn thương.
Các tác dụng phụ thường thấy khi sử dụng thuốc chống ung thư là chán ăn, buồn nôn, rụng tóc... tất cả các triệu chứng này đều được cho là triệu chứng xảy ra khi thiếu enzyme trong cơ thể, hậu quả khi sử dụng toàn bộ hay một lượng lớn enzyme diệu kỳ vào việc giải độc. Lượng enzyme diệu kỳ dùng cho giải độc của thuốc chống ung thư lớn đến mức như vậy đấy. Khi thiếu enzyme tiêu hóa, con người sẽ mất cảm giác thèm ăn. Đồng thời, lượng chuyển hóa enzyme bị thiếu hụt dẫn đến quá trình trao đổi chất ở tế bào bị đình trệ làm bong tróc niêm mạc dạ dày, đường ruột và gây cảm giác buồn nôn. Các dấu hiệu như da nhăn nheo, bong tróc, gãy móng chân móng tay, rụng tóc... cũng là do thiếu sự chuyển hóa enzyme. Tùy vào cơ thể mỗi người mà tình trạng sẽ khác nhau, nhưng cơ bản khi dùng thuốc này cơ thể con người sẽ gặp phải những vấn đề như vậy.
Thuốc không trị được tận gốc của bệnh tật. Sẽ tốt hơn nếu chúng ta chỉ nghĩ thuốc là phương tiện giúp ngăn chặn các triệu chứng cần được dừng lại ngay lập tức như cơn đau dữ dội, xuất huyết... Tôi cũng từng kê các thuốc kháng axit dạ dày như H2 blocker cho các bệnh nhân kêu đau và xuất huyết khi bị loét dạ dày. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ kê đơn dài nhất là hai, ba tuần. Sau đó, trong thời gian bệnh nhân dùng thuốc để giảm dần cơn đau, tôi sẽ loại bỏ các nguyên nhân gây loét dạ dày. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày như số lượng, chất lượng, thời gian cho bữa ăn, căng thẳng... nếu không loại bỏ các nguyên nhân này thì dù uống bao nhiêu thuốc cũng không có hiệu quả. Kể cả khi vết loét đã lành lại nhờ dùng thuốc thì chắc chắn sau này nó sẽ tái phát trở lại.
Để có thể chữa bệnh tận gốc chúng ta cần sự cố gắng nỗ lực mỗi ngày. Vì vậy, điều quan trọng là sau khi loại bỏ các nguyên nhân gây loét dạ dày, cần phải thực hiện lối sống sinh hoạt, ăn uống điều độ, kỷ luật để bệnh tật không tái phát lần hai.
Enzyme diệu kỳ không phải là thứ được tạo ra vô hạn. Khi bạn thực hiện chế độ ăn uống điều độ, thói quen sống lành mạnh, không lăng phí các enzyme, chúng sẽ trở thành nguồn năng lượng quan trọng duy trì sinh mệnh của bạn. Hạn chế sử dụng các enzyme diệu kỳ chính là bí quyết để chữa trị bệnh tật và sống lâu dài, khỏe mạnh.
Khi xem xét lại các kiến thức thông thường từ trước tới nay, với trọng tâm là "enzyme", tôi nhận ra trong số các thói quen mà mọi người hay làm và cho rằng đó là thói quen "vì cơ thể, vì sức khỏe", có rất nhiều thứ đi ngược lại với cơ chế hoạt động của cơ thể con người.
Một trong số đó là "suất ăn bệnh viện" cho các bệnh nhân nhập viện.
Tôi nghĩ những ai đã nhiều lần nhập viện sẽ hiểu được điều này, suất ăn bệnh viện ngày nay chính là cháo.
Đặc biệt, với những bệnh nhân vừa làm phẫu thuật liên quan đến nội tạng, thường họ sẽ làm theo cách: "để dạ dày không phải làm việc quá nhiều, hãy bắt đầu từ bữa cơm ba phần cháo". Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm lớn.
Kể cả với những bệnh nhân phẫu thuật dạ dày, ban đầu tôi cũng kê cho họ chế độ ăn bình thường ngay sau khi phẫu thuật. Tại sao suất cơm thông thường lại tốt hơn ăn cháo. Nếu bạn hiểu được cơ chế hoạt động của enzyme, bạn sẽ hiểu. Điểm tốt của suất ăn bình thường là phải "nhai kỹ". Việc nhai kỹ sẽ thúc đẩy quá trình tiết nước bọt. Trong nước bọt có chứa enzyme tiêu hóa, nhờ quá trình nhai mà enzyme được trộn cùng các thức ăn trong khoang miệng, thúc đẩy quá trình phân giải thức ăn, do đó hấp thu thức ăn sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu ban đầu cho bệnh nhân ăn cháo, bệnh nhân còn chưa nhai được sáu miếng đã nuốt luôn, vì thế, dù là cháo mềm nhưng lại không được trộn đều cùng với enzyme nên quá trình tiêu hóa rất kém. Sự thật là bữa ăn bình thường được nhai kỹ lại giúp tiêu hóa tốt hơn. Tôi cũng từng cho bệnh nhân ăn sushi vào bữa trưa ba ngày sau phẫu thuật dạ dày. Hơn nữa, tôi cũng dặn bệnh nhân là: "mỗi miếng hãy nhai bảy lần". Việc nhai kỹ là điều hết sức quan trọng để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu, không chỉ đối với bệnh nhân. Đặc biệt, kể cả với những người không bị bệnh về dạ dày, tôi cũng khuyên các bạn nên nhai kỹ từ 30 - 50 lần.
Một sai lầm nữa tôi nhận thấy trong suất ăn bệnh viện đấy chính là "sữa bò". Dinh dưỡng chủ yếu có trong sữa bò gồm: protein, chất béo, đường, canxi, vitamin. Vì trong sữa bò có chứa nhiều canxi, khoáng chất mà người Nhật hay thiếu, nên sữa bò rất được ưa chuộng. Tuy nhiên trong thực tế, không ngoa khi nói rằng không có thực phẩm nào khó tiêu như sữa bò. Tại sao tôi lại nói sữa bò khó tiêu. Sữa bò là loại thực phẩm dạng lỏng nên có nhiều người uống nó thay nước. Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm to lớn.
Casein, chiếm 80% số protein có trong sữa bò, ngay khi vào dạ dày sẽ bị đông cứng lại nên rất khó để tiêu hóa. Hơn nữa, các loại sữa được bán trên thị trường đều là sữa được đồng hóa. "Đồng hóa sữa" là khuấy sứa mới vắt để các chất béo trong sữa phân bổ đồng đều. Quá trình đồng hóa sữa này không tốt ở chỗ khi khuấy sữa đồng thời cũng khuấy luôn không khí vào sữa, khi đó, các chất béo sẽ bị oxy hóa thành lipit peroxide. Lipit peroxide có nghĩa là "chất béo bị oxy hóa cao". Nói một cách dễ hiểu thì đây là "chất béo bị gỉ". Nó gây ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể, tương tự như các gốc tự do oxy hóa. Ngoài ra, loại sữa chứa "chất béo bị gỉ" này còn được khử trùng ở nhiệt độ trên 100°C. Trong khi đó, enzyme lại rất nhạy cảm với nhiệt, thường bị phân hủy ở nhiệt độ 48-115. Do đó, sữa được bày bán trên thị trường không chỉ không chứa các enzyme cần thiết mà chất béo cũng bị oxy hóa, protein cũng bị biến đổi ở nhiệt độ cao. Chính vì vậy, đây chính là thực phẩm có hại nhất cho cơ thể.
Bằng chứng chính là đã có trẻ em chết sau bốn năm ngày do phải uống sữa bò bán trên thị trường thay cho sữa mẹ. Những thực phẩm không có tí enzyme nào thì không thể nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh.
Người đầu tiên chỉ cho tôi biết sữa bò bán trên thị trường có hại cho sức khỏe là mấy đứa cháu họ của tôi. Thời điểm ấy cách đây 35 năm rồi. Hai đứa bé đấy sinh ra và lớn lên ở Mỹ, đáng nói là chúng bị viêm da dị ứng chỉ sáu, bảy ngày sau sinh. Mẹ của bọn trẻ mặc dù đã làm theo chỉ dẫn của các bác sĩ khoa nhi, nhưng bệnh viêm da dị ứng của chúng vẫn không cải thiện chút nào. Lên ba, bốn tuổi, chúng bị tiêu chảy nặng, thậm chí sau đó còn xuất hiện tình trạng đi ngoài ra máu. Người mẹ hoảng sợ và đã đến nhờ tôi kiểm tra. Khi nội soi đại tràng, tôi mới phát hiện ra chúng đã bị loét đại tràng giai đoạn đầu. Rất nhiều trường hợp bệnh viêm loét đại tràng có nguyên nhân liên quan đến ăn uống, thế nên tôi đã điều tra những món mà bọn trẻ thích ăn và thường ăn. Sau đó tôi được biết rằng, thời điểm hai đứa bé này bị dị ứng da, mẹ của chúng đã làm theo hướng dẫn của bác sĩ, ngừng cho bú sữa mẹ và chuyển sang sữa ngoài.
Ngay lập tức, tôi đã yêu cầu cắt hết sữa bò cùng các sản phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn của bọn trẻ.
Và sau đó, bệnh đi ngoài ra máu, tiêu chảy, kể cả bệnh dị ứng của chúng cũng được cải thiện rõ rệt.
Từ kinh nghiệm đấy, sau này trong bản điều tra tình hình ăn uống của bệnh nhân, tôi đã thêm một mục là ăn bao nhiêu sữa, các sản phẩm từ sữa. Từ các số liệu lâm sàng tôi nhận thấy việc hấp thu sữa và các sản phẩm từ sữa làm tăng khả năng bị dị ứng. Kết quả này cũng trùng với kết quả của nghiên cứu gần đây về dị ứng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng nếu người mẹ uống sữa bò, các sản phẩm từ sữa trong thời gian mang thai, con sinh ra dễ mắc các bệnh dị ứng hơn.
Ở Nhật Bản, trong 30 năm gần đây, số người bị dị ứng, dị ứng phấn hoa tăng lên nhanh chóng. Hiện tại, con số đấy còn lớn đến mức cứ năm người lại có một người bị dị ứng. Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến nhiều người bị dị ứng, nhưng theo tôi nguyên nhân đầu tiên là do từ những năm 1960, sữa bò bắt đầu được đưa vào khẩu phần ăn trong trường học.
Loại sữa chứa nhiều lipit peroxide làm gia tăng hại khuẩn, ảnh hướng xấu đến môi trường đường ruột và phá vỡ cân bằng các vi khuẩn trong đường ruột. Kết quả là các chất độc như gốc tự do oxy hóa, hydro sulfua, amoniac... được sinh ra trong đường ruột. Các chất độc này sẽ trải qua những giai đoạn nào hay sẽ gây nên những bệnh gì vẫn còn là vấn đề đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu chỉ ra rằng sữa bò không chỉ là nguyên nhân gây nên các bệnh dị ứng mà còn là nguyên nhân hình thành nên các căn bệnh nguy hiểm khác như bệnh máu trắng, tiểu đường... Những nghiên cứu này bạn có thể dễ dàng tìm được trên mạng Internet.
Nhầm lẫn lớn nhất của mọi người đối với sữa bò là sữa bò giúp phòng tránh bệnh loãng xương. Mọi người hay cho rằng theo thời gian, lượng canxi trong cơ thể sẽ giảm đi, vì thế hãy uống sữa bò để phòng tránh bệnh loãng xương. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm tai hại. Chính vì uống quá nhiều sữa bò mới dẫn đến bệnh loáng xương. Canxi trong sữa bò được cho là hấp thụ tốt hơn canxi trong cá nhỏ hay các thực phẩm khác, nhưng sự thực lại hơi khác một chút.
Nồng độ canxi trong máu người ổn định trong khoảng 9 - l0mg (l00cc). Khi uống sữa bò, nồng độ canxi trong máu tăng lên nhanh chóng. Thế nên nếu chỉ nhìn qua, mọi người sẽ cho rằng cơ thể hấp thu được nhiều canxi, Tuy nhiên, chính cái gọi là "tăng nồng độ canxi trong máu" này lại gây nên bi kịch cho chúng ta. Thực ra, khi nồng độ canxi trong máu tăng lên, cơ thể sẽ điều chỉnh sao cho nồng độ canxi quay về giá trị cân bằng ban đầu, lượng canxi thừa sẽ được thận bài tiết qua đường nước tiểu.
Nói cách khác, thật đáng buồn cười khi chính lượng canxi trong sữa bò vốn được ta uống để hấp thu thêm canxi lại làm giảm lượng canxi trong cơ thể. Bốn nước có ngành công nghiệp sữa lớn trên thế giới là Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan. Tại các nước này, người dân uống sữa mỗi ngày. Tỉ lệ gãy xương, loãng xương ở các nước này cao là vì vậy.
Trong khi đó, canxi trong các loại cá nhỏ hay rong biển mà người Nhật thường ăn trước đây không bị hấp thu nhiều đến mức làm tăng nồng độ canxi trong máu. Trong giai đoạn chưa hình thành thói quen uống sữa, người Nhật hầu như không bị bệnh loãng xương. Ngay cả hiện tại, tôi cũng chưa nghe nói những người không có thói quen uống sữa hay ghét sữa lại bị bệnh này cả. Các loại tôm nhỏ, cá nhỏ, sau khi được tiêu hóa trong ruột, sẽ để lại canxi và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể hấp thu. Thế nên đây chính là thực phẩm tốt cho cơ thể.
Gần đây, mọi người bắt đầu tán dương các loại sữa chua như: "sữa chua biển caspi", "sữa chua nha đam"... là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tôi cho rằng quan niệm ăn sữa chua hằng ngày tốt cho đường ruột hoàn toàn là "nói dối".
Khi tôi hỏi những người hay ăn sữa chua, họ thường nói: "dạ dày, đường ruột của tôi tốt hơn trước", "tôi đã hết bị táo bón", "bụng thoải mái hơn". . . và nhiều người tin rằng sữa chua có công hiệu như vậy là nhờ có "khuẩn lactic". Tuy nhiên, chính "nhờ có khuẩn lactic" này mới là điều đáng nghi ngờ nhất. Trong đường ruột của người đã có sẵn vi khuẩn lactic. Tôi gọi đó là những "vi khuẩn thường trú trong đường ruột". Cơ thể con người có một hệ thống an ninh đối kháng lại tất cả các vi khuẩn hay vi rút từ ngoài xâm nhập vào cơ thể. Thế nên dù đó là vi khuẩn lactic có lợi cho sức khỏe, nếu không phải là vi khuẩn thường trú trong đường ruột thì cũng bị hệ thống an ninh trong cơ thể tiêu diệt.
Tầng an ninh đầu tiên chính là "axit dạ dày". Khuẩn lactic có trong sữa chua, ngay khi vào đến dạ dày, hầu hết đã bị tiêu diệt bằng axit dạ dày. Vì vậy, thời gian gần đây, trên thị trường bắt đầu xuất hiện các sản phẩm sữa chua được xử lý đặc biệt để "khuẩn lactic" có thể đi đến đường ruột. Tuy nhiên, dù các khuẩn lactic này có đến được đường ruột đi chăng nữa thì chúng liệu có khả năng hỗ trợ cho các vi khuẩn thường trú trong cơ thể, cải thiện cân bằng đường ruột hay không. Tất nhiên, trong môi trường nuôi cấy, các nhà khoa học đã chứng minh được khuẩn lactic có thể sống sót đi đến đường ruột. Tuy nhiên, trong thực tế môi trường trong dạ dày, đường ruột lại khác với trong phòng thí nghiệm. Tôi nghi ngờ các loại "sữa chua huyền thoại" này là do trong các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, những người thường xuyên ăn sữa chua không hẳn đã có đường ruột tốt. Vì vậy, tôi cho rằng dù khuẩn Lactic trong sữa chua có thể sống sót đi đến đường ruột cũng không thể hoạt động giúp cân bằng đường ruột.
Vậy tại sao lại có nhiều người cảm thấy sữa chua "công hiệu" đến vậy. Một trong các nguyên nhân có thể là do sự thiếu hụt enzyme phân giải lactose trong cơ thể. Lactose là thành phần đường có trong các sản phẩm từ sữa, và enzyme phân giải lactose là lactase. Theo thời gian, tuổi tác, lượng lactase trong cơ thể sẽ giảm dần. Tuy nhiên, đây lại là điều hết sức bình thường. Bởi "sữa" là đồ uống cho em bé, không phải là thức uống người trưởng thành nên uống. Nói cách khác, vốn dĩ lactase không phải là enzyme cần thiết cho cơ thể người trưởng thành. Trong khi đó, trong sữa chua lại có chứa rất nhiều lactose, thế nên khi ăn sữa chua, do thiếu enzyme phân giải nên lactose không được tiêu hóa, dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém. Nói một cách dễ hiểu, khi ăn sữa chua nhiều người sẽ xuất hiện bệnh trạng tiêu chảy nhẹ. Và tất nhiên, mọi người sẽ nhầm việc phân đóng khối từ lâu trong đường ruột bị đào thải ra ngoài do tiêu chảy nhẹ thành "bệnh táo bón được chữa khỏi nhờ công dụng của khuẩn lactose".
Thường xuyên ăn sữa chua sẽ khiến đường ruột xấu đi. Tôi có thể tự tin kết luận như vậy là dựa vào kết quả lâm sàng của 300.000 trường hợp. Nếu bạn thường xuyên ăn sữa chua, chắc chắn phân và trung tiện (xì hơi) của bạn sẽ rất nặng mùi. Nếu có các dấu hiệu này, bạn hãy xem đó là dấu hiệu cho tình trạng môi trường đường ruột đang xấu đi. Mùi hôi là do các chất độc đang sản sinh bên trong đường ruột.
Như vậy, trong số các sản phẩm mà mọi người thường ca ngợi là tốt cho sức khỏe hay các công ty quảng cáo là sản phẩm tuyệt vời, thực tế có rất nhiều thứ có hại với cơ thể con người.
Như tôi đã đề cập trong phần đầu, chính chúng ta phải là người bảo vệ sức khỏe của bản thân, không chỉ đơn thuần là tin tưởng mù quáng vào những thông tin người khác đưa ra, mà chúng ta cần phải tìm kiếm, kiểm tra sự thật bằng chính cơ thể mình. Kiểm tra bằng chính cơ thể mình không đơn giản chi là ăn thử, làm thử... Bởi có nhiều trường hợp mọi người bị nhầm lẫn như ví dụ sữa chua ở trên, nhầm lẫn sữa chua "có lợi cho điều trị táo bón".
Kiểm tra bằng chính cơ thể mình là phải nỗ lực để đánh giá kết quả một cách khách quan như chọn lựa phương pháp kỹ càng, thực hiện nghiêm túc và kiểm tra dạ dày định kỳ với các bác sĩ uy tín... Nếu các bạn thực hiện theo phương pháp ăn uống Shinya tôi giới thiệu trong cuốn sách này, bạn nhất định phải đi kiểm tra nội soi trước và sau khi thực hiện, không nhất thiết phải đến chỗ tôi để khám. Tôi chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được thay đổi rõ rệt của đường ruột và dạ dày.
Để có thể sống lâu dài và khỏe mạnh, bạn cần phải lắng nghe những ý kiến từ chính cơ thể của mình chứ đừng bị ảnh hưởng từ ý kiến bên ngoài.
Bạn sẽ trở thành những gì bạn ăn
Về cơ bản, mỗi ngày bạn chọn ăn món gì?
Cơ thể chúng ta được nuôi dưỡng bằng những món ăn hàng ngày. Nói cách khác, khỏe mạnh hay ốm đau đều là kết quả tích lũy của thói quen ăn uống mỗi ngày.
Năm 1996 tại Nhật Bản, Bộ Y tế và phúc lợi (nay là Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) đã quyết định đổi tên các căn bệnh vốn được gọi là "bệnh người lớn" như: ung thư, tim mạch, gan, tiểu đường, bệnh mạch máu não, cao huyết áp, mỡ máu... thành "bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt". Nguyên nhân là nhờ có việc xem xét lại mối quan hệ giữa ăn uống và bệnh tật mà đi đầu là “báo cáo McGovern", mọi người đã nhận ra rằng các bệnh này không bắt nguồn từ "tuổi tác" mà bắt nguồn từ "lối sống sinh hoạt".
Ngày nay, chúng ta đang sống trong vô vàn các loại thực phẩm đa dạng, phong phú. Và tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được quyết định dựa vào việc bạn chọn gì để ăn mỗi ngày từ vô vàn các loại thực phẩm đó. Chắc các bạn cũng hiểu được, nếu muốn sống lâu và khỏe mạnh thì không được chọn đồ ăn chỉ vì ngon hay thích...
Tuy nhiên, trong y học phương Tây hiện đại ngày nay, các bác sĩ hầu như không tìm hiểu "thói quen, quá trình ăn uống" của bệnh nhân. Theo tôi đây cũng là nguyên nhân hiện nay thế giới xếp các bệnh như: bệnh viêm loét đại tràng, bệnh crohn, bệnh mô liên kết, bệnh máu trắng... vào nhóm "bệnh nan y không rõ nguyên nhân". Nếu các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quá trình ăn uống với bệnh tật được đẩy mạnh hơn nữa, chắc chắn số bệnh "không rõ nguyên nhân" này sẽ giảm xuống.
Bất cứ ai, nếu lúc trẻ hút thuốc lá, uống rượu mỗi ngày, chỉ ăn thịt, hầu như không ăn rau củ quả, thường uống sữa hay ăn các sản phẩm từ sữa như sữa chua, bơ... chắc chắn đến khoảng 60 tuổi, người đó sẽ mắc các bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt. Xét về mặt di truyền, những người có hệ thống động mạch yếu dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh tim... những người có tuyến tụy yếu có khả năng mắc bệnh tiểu đường. Ở phụ nữ, từ các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, các bệnh tuyến vú có thể phát triển thành ung thư. Ở nam giới cũng có nguy cơ mắc phải các bệnh như tăng sinh tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan, ung thư đại tràng, viêm xương khớp. Bản thân bị mắc bệnh nào còn tùy thuộc vào các yếu tố di truyền, yếu tố môi trường xung quanh người đó nên không thể nói chắc chắn được, Tuy nhiên, nếu có các thói quen kể trên, người đó chắc chắn sẽ bị mắc một số loại bệnh.
Tôi bắt đầu hỏi bệnh nhân về thói quen ăn uống vào khoảng hai năm sau khi có thể sử dụng kính nội soi để trực tiếp khám dạ dày, đường ruột cho bệnh nhân. Và lần đầu tiên tôi hỏi han, tìm hiểu kỹ càng về thói quen ăn uống của bệnh nhân là với một bệnh nhân ung thư. Thông thường, trong những lần khám sức khỏe hay khám bệnh ở bệnh viện, các bệnh nhân cũng được hỏi về thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp, các bác sĩ chỉ chú ý đến thời điểm "hiện tại", mà việc này lại chẳng có ý nghĩa gì cả. Để biết được tại sao bệnh nhân lại mắc bệnh, cần phải biết được thói quen ăn uống của người đó, tức là người đó ăn thức ăn gì vào lúc nào, ăn với tần suất bao nhiêu... Tất nhiên, trong số các bệnh nhân, có không ít người không nhớ rõ các vấn đề này hoặc thêm bớt vào câu trả lời của mình, nhưng nếu bạn kiên nhẫn lắng nghe, bạn sẽ nghe ra được khá nhiều vấn đề. Ví dụ, kể cả những người có thói quen mỗi ngày uống một cốc sữa, tùy thuộc vào việc ngay từ khi sinh ra họ đã bắt đầu uống sữa bột, hay lớn lên mới bắt đầu thói quen này mà cho ra kết quả khác nhau.
Khi tìm hiểu thói quen ăn uống của bệnh nhân ung thư, tôi nhận ra rằng họ phần lớn là theo chế độ ăn thịt (thịt, cá, trứng sữa...). Ngoài ra, người bệnh càng trẻ tuổi thì họ càng bắt đầu ăn chế độ ăn này càng sớm (đặc biệt là thịt và các sản phẩm từ sữa). Mặc dù có nhiều loại bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi... nhưng xu hướng phát bệnh này lại giống nhau.
Dù bị mắc bệnh ung thư nào thì đường ruột của người bệnh cũng đều rất xấu. Vì vậy, tôi hay nói với các bệnh nhân bị ung thư ở một bộ phận nào đó trong cơ thể là họ có khả năng cao sẽ bị bệnh polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng, nên cần phải kiểm tra nội soi đại tràng nữa. Có rất nhiều bệnh nhân ung thư đến chỗ tôi đồng ý kiểm tra đại tràng và kết quả đúng như tôi dự đoán. Trong số họ, nếu là nữ thì có người bị ung thư vú, nếu là nam thì có người bị ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả lâm sàng cho thấy, tỉ lệ phát hiện bất thường trong đại tràng của những người này rất cao. Sau khi nhận thấy các kết quả này, hiện nay ở Mỹ, phần lớn những người bị ung thư vú hay ung thư tuyến tiền liệt đều đi kiểm tra đại tràng.
Nếu trong số bạn đọc, bạn nào bị các bệnh ung thư kể trên, các bạn hãy nhanh chóng đi kiểm tra đại tràng càng sớm càng tốt. Với các bệnh có nguyên nhân từ ăn uống, không phải cứ ăn vào là sẽ phát bệnh ngay. Tuy nhiên, thói quen ăn uống từ trước đến nay đang tích lũy dần trong cơ thể bạn. Dù hiện tại chúng không biểu hiện thành bệnh cũng không có nghĩa là bạn có thể yên tâm.
Khi các tế bào tăng lên một cách bất thường, các cơ quan bị cứng lại thành một khối, người ta gọi đấy là khối u. Trong số các khối u, loại nào không xâm lấn, không di căn sang vùng khác, có giới hạn phát triển nhất định được gọi là "u lành tính", nếu không phải như vậy gọi là u ác tính. Các khối u ác tính này gọi là ung thư. Và người ta thường lấy tên của cơ quan, bộ phận đầu tiên phát hiện khối u để đặt tên bệnh, ví dụ như ung thư đại tràng, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú...
Khi bị chuẩn đoán ung thư, trước hết mọi người đều sẽ lo lắng không biết nó có di căn hay không. Nếu ung thư đã di căn thì việc phẫu thuật để lấy toàn bộ bộ phận bị lây bệnh cũng như để điều trị hoàn toàn là rất khó.
Di căn tức là ung thư xuất hiện tại một bộ phận khác với bộ phận ban đầu bị bệnh, về việc tại sao ung thư lại di căn, người ta thường cho rằng tế bào ung thư theo tuyến bạch huyết và mạch máu, được vận chuyển đến các cơ quan khác và phát triển ở đó. Tuy nhiên, tôi lại có cách nhìn khác. Tôi không cho rằng các tế bào ung thư đang trong quá trình phát triển tại cơ quan nhiễm bệnh đầu tiên lại lan sang các cơ quan khác.
Thông thường, ung thư được phát hiện khi khối u trong đó đã phát triển và đạt đường kính ít nhất là lcm. Khối u trong ung thư chỉ là một tế bào ung thư có thể tăng sinh. Mặc dù khối u chỉ có lcm, nhưng để hình thành nên nó cần đến hàng trăm triệu tế bào khác. Chính vì vậy, để có thể phát triển đến mức như thế cần một khoảng thời gian không hề ngắn. Ung thư là một loại bệnh liên quan đến lối sống sinh hoạt, và ung thư phát sinh ở một bộ phận nào đó có nghĩa là các tế bào ung thư đang được sản sinh trong khắp cơ thể, mặc dù chưa phát triển đến mức hình thành khối u. Thật nguy hiểm nếu nói không nhìn thấy bằng mắt tức là không bị ung thư.
Các độc tố tích tụ trong cơ thể chúng ta theo thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ bám lên các tế bào trên toàn cơ thể như một trái bom hẹn giờ. Trong vô vàn các trái bom đó, trái nào phát nổ trước còn tùy thuộc vào nguyên nhân di truyền, môi trường sinh hoạt của từng người. Với những người thường xuyên ăn các thực phẩm được vun trồng bằng các thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia... Có lẽ trái bom phát nổ đầu tiên chính là trái bám trên gan, cơ quan giải độc của cơ thể. Với những người có thời gian ăn uống không cố định, thường xuyên uống trà hay thuốc dạ dày, có lẽ trái bom ở dạ dày sẽ bộc phát đầu tiên. Dù môi trường sống giống nhau nhưng nếu yếu tố di truyền khác nhau thì vị trí phát bệnh cũng khác nhau. Nói tóm lại, ung thư không phải là "bệnh tổn thương cục bộ" - chỉ một bộ phận bị tế bào ung thư xâm lấn, mà là "bệnh tổn thương toàn thân" - toàn bộ cơ thể đều bị xâm lấn. Bệnh trạng "tái phát" bệnh ở một bộ phận nào đấy trên cơ thể mà chúng ta thường thấy chính là các trái bom hẹn giờ trong toàn cơ thể đang bộc phát tại thời điểm khác nhau.
Theo cách suy luận như vậy, tôi bắt đầu nghi ngờ liệu cách phẫu thuật thông thường, cắt bỏ bộ phận đang phát bệnh trong một phạm vi lớn, bao gồm cả tuyến bạch huyết và mạch máu, có đúng hay không. Bệnh ung thư được coi là bệnh nguy hiểm vì nếu cắt bỏ bộ phận phát bệnh mà bỏ qua phần di căn thì tế bào ung thư ở bộ phận di căn sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu nghĩ theo hướng bệnh ung thư là "bệnh tổn thương toàn thân" thì đây là một điều hết sức hiển nhiên. Thậm chí, nếu cắt bỏ các cơ quan, từ cơ thịt đến tế bào bạch huyết, mạch máu thì khả năng miễn dịch của cơ thể còn giảm mạnh hơn nữa. Vì vậy, trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư đại tràng, tôi không cho cắt mạc treo ruột để phòng tránh ung thư di căn đến tuyến bạch huyết hoặc tế bào ung thư không nhìn thấy phát triển trong diện rộng như thông thường. Bởi so với việc vẫn còn tế bào ung thư trong cơ thể thì việc không có tuyến bạch huyết còn gây ra tổn thương cho cơ thể lớn hơn rất nhiều. Theo Y học hiện đại ngày nay, nếu không cắt bỏ tế bào ung thư, cơ thể không thể hồi phục lại được. Tuy nhiên, tôi lại nghĩ theo hướng khác. Bản thân con người có khả năng miễn dịch, khả năng phục hồi tự nhiên rất mạnh mẽ. Các bệnh nhân của tôi, mặc dù trong cơ thể vẫn còn các tế bào ung thư ở tuyến bạch huyết, nhưng nhờ thực hiện phương pháp ăn uống lành mạnh mà bệnh không tái phát, sức khỏe ổn định, đó chính là minh chứng rõ ràng nhất.
Khi bạn cải thiện chế độ ăn uống theo phương pháp ăn uống Shinya, các "enzyme diệu kỳ", nguồn năng lượng sống của con người chúng ta, sẽ được bổ sung một lượng lớn. Mặt khác, nếu bạn bỏ được các thói quen khiến cơ thể tiêu tốn các enzyme diệu kỳ này, hiệu quả còn tăng lên gấp bội. Tôi cho rằng khi lượng enzyme diệu kỳ được khôi phục đầy đủ sẽ giúp khả năng miễn dịch của cơ thể được nâng cao vào có thể ức chế các tế bào ung thư trong cơ thể.
Tuy nhiên việc phục hồi này cũng có giới hạn của nó. Nếu bạn để ung thư tiến vào giai đoạn cuối mới cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt... thì dù bạn có cải thiện như thế nào, có uống nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ miễn dịch đến đâu cũng rất khó để phục hồi cơ thể hoàn toàn. Nguyên nhân là các enzyme diệu kỳ trong cơ thể bạn đã cạn kiệt mất rồi.
Trong các nghiên cứu lâm sàng của tôi, có trường hợp người bệnh bị ung thư lan đến hai phần ba đại tràng.
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ bộ phận bị ung thư, người bệnh này đã thực hiện chế độ ăn uống hợp ]ý và không sử dụng thuốc chống ung thư. Có vẻ như các enzyme diệu kỳ trong cơ thể bệnh nhân này đã hoạt động rất tốt vì các tế bào ung thư không di căn, bệnh ung thư cũng không tái phát và người bệnh đã khỏe trở lại.
Phần lớn các bệnh nhân đến chỗ tôi chỉ để kiểm tra xem có bệnh hay không, thế nên tôi cũng ít thấy các trường hợp bị ung thư nặng. Tuy nhiên, trong số những người đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u và sau đó thực hiện theo phương pháp ăn uống Shinya, không một ai bị tái phát hay bị di căn. Đây là con số đáng để tham khảo. Ngoài ra, chưa có một bệnh nhân nào của tôi qua đời vì ung thư khi đang trong quá trình điều trị, và đó cũng là lý do tôi chưa một lần viết "giấy chứng tử" cho bệnh nhân. Đây cũng là niềm tự hào với một bác sĩ như tôi.
Từ bé, tôi đã có một bí quyết để có thể làm thân ngay lập tức với bất kỳ chú chó nào. Và nó cũng không khó như các bạn tưởng tượng. Chỉ cần nhổ nước bọt ra lòng bàn tay, để cho chú chó đấy liếm là nó thân với bạn ngay. Bằng cách này, bạn có thể làm quen với bất kỳ chú chó nào. Từ bé tôi đã nuôi chó, thế nên tôi cũng biết rằng chó rất hay liếm miệng chủ. Và tôi nhận ra một điều là chúng "rất thích nước bọt". Bởi vậy, nếu thử cách làm quen mà tôi đã nói, bất kỳ chú chó nào cũng sẽ vui vẻ vẫy đuôi với bạn.
Lúc tôi dùng cách này đi làm quen với tất cả các chú chó xung quanh mình là hồi còn học tiểu học. Lúc đó, tôi vẫn không hiểu tại sao loài chó lại thích nước bọt đến vậy. Thời điểm tôi khám phá được điều bí mật này chính là khi tôi trở thành bác sĩ và bắt đầu chú ý đến vấn đề enzyme.
"Đúng vậy! Những chú chó này thích các enzyme có trong nước bọt."
Từ quan điểm này, tôi bắt đầu xem xét lại các vấn đề và nhận thấy một điều là các loài động vật đều thích có enzyme.
Các loài động vật ăn thịt như sư tử, khi bắt được con mồi chúng đều ăn nội tạng trước bởi nội tạng chính là kho chứa enzyme. Những người dân sống ở các vùng lạnh lẽo không trồng được thực vật như người Eskimo, khi ăn thịt hải cẩu, bao giờ cũng ăn từ nội tạng trước. Loài thỏ cũng tự ăn phân mềm do chính nó thải ra lần đầu tiên để hấp thu lại thức ăn chưa tiêu hóa hết và các enzyme trong đó.
Gần đây, bệnh tật ở vật nuôi ngày càng tăng, và tôi có thể biết được nguyên nhân của tình trạng này. Đó là do thức ăn của vật nuôi. Thức ăn tốt cho vật nuôi là phải chứa các loại dinh dưỡng cần thiết cho chúng. Tuy nhiên tất cả các loại thức ăn này đều tuân theo cơ sở của dinh dưỡng học hiện đại, bỏ qua vai trò của enzyme.
Dù có đủ lượng calo, vitamin, khoáng chất, chất đạm, chất béo và các chất dinh dưỡng khác, nhưng nếu không có enzyme, sinh vật cũng không thể duy trì sự sống của mình, cần chú ý là các enzyme quan trọng này lại rất kém bền với nhiệt, chúng sẽ chết ở nhiệt độ 48°C đến 115°C. Tuy nhiên, các loại thức ăn cho vật nuôi hiện nay, dù là loại đóng hộp hay thức ăn khô, chúng đều đã trải qua giai đoạn xử lý nhiệt. Hay nói cách khác, trong quá trình chế biến, các loại enzyme đã bị loại bỏ khỏi thức ăn cho vật nuôi.
Vốn dĩ các loài động vật hoang dã không ăn các món được nấu chín, vậy nên, tôi cho rằng các căn bệnh của vật nuôi trong thời gian gần đây phần lớn đều do thói quen sinh hoạt của chúng gây ra.
Các vấn đề trong thức ăn cho vật nuôi mà tôi nêu ở trên cũng chính là các vấn đề trong chế độ ăn của người.
Trọng tâm của dinh dưỡng học hiện đại là dinh dưỡng và calo. Khẩu hiệu của dinh dưỡng học hiện đại là "hạn chế hấp thu quá nhiều calo, cố gắng thực hiện chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng". Lượng calo cần thiết trong một ngày đối với nam giới trưởng thành là 2000 kcal, với nữ giới trưởng thành là 1600 kcal. Việc hấp thu cân bằng dinh dưỡng lý tưởng là dựa theo bốn nhóm thực phẩm chia theo đặc trưng dinh dưỡng. Nhóm thứ nhất chính là các sản phẩm từ sữa, trứng, các loại thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, canxi, vitamin A, B2, giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Nhóm thứ hai là thịt, cá, đậu và các món có nguyên liệu từ các loại thực phẩm này. Nhóm này chứa chất đạm, chất béo, vitamin Bl, B2, canxi... giúp phát triển cơ thịt, bổ máu. Nhóm thứ ba là các loại rau quả, chúa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, giúp ổn định tình trạng cơ thể. Nhóm cuối cùng là ngũ cốc, đường, các loại dầu mỡ... có chứa nhiều đường, chất béo, đạm... là chìa khóa duy trì năng lượng cơ thể. Tuy nhiên, trong bất kỳ nhóm nào cũng không xuất hiện chữ "enzyme".
Tất nhiên, việc xác định lượng enzyme trong thực phẩm không phải là điều dễ dàng. Mỗi người có một lượng enzyme trong cơ thể khác nhau, tương tự như vậy, mỗi loại thực phẩm cũng có lượng enzyme khác nhau. Ví dụ, cùng là quả táo, nhưng quả táo này được trồng trong môi trường như thế nào, được thu hoạch bao nhiêu ngày rồi... tùy vào các điều kiện trên mà lượng enzyme trong quả táo cũng không đồng đều.
Điều cơ bản trong phương pháp ăn uống là thực phẩm chứa nhiều enzyme là thực phẩm tốt, ngược lại thực phẩm chứa ít hoặc không có enzyme đều là thực phẩm xấu. Do đó, tốt nhất là ăn các thực phẩm được trồng ở các vùng đất đai màu mỡ, giàu khoáng chất, không sử dụng các chất hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật và ăn ngay sau khi thu hoạch.
Có một điều không phải bàn cãi là rau, củ, quả hay thịt, cá càng tươi thì càng chứa nhiều enzyme. Mỗi khi chúng ta ăn thực phẩm tươi mới, chúng ta cảm thấy "ngon" là do trong đó chứa rất nhiều enzyme.
Tuy nhiên, con người chúng ta khác động vật ở chỗ biết ăn đồ nấu chín. Chúng ta nấu nướng, đôi khi còn chiên trong dầu. Enzyme rất kém bền với nhiệt nên càng nấu thì càng làm mất enzyme trong thực phẩm. Mặc dù nói như vậy nhưng không phải bất cứ thứ gì chúng ta cũng "ăn sống" được. Chính vì vậy, cách chọn nguyên liệu, cách nấu và cách ăn - tôi sẽ đề cập kỹ lưỡng ở phần sau - đều rất quan trọng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#doc9218