Chương 14

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Editor: Tiểu Bạch Thử

.

.

.

Mùa xuân sau giờ ngọ, gió trời mát mẻ, muôn hoa đua nhau nở rộ khắp vườn. Bạch Ngọc Đường đỡ Triển Chiêu vừa nghỉ trưa dậy xuống phong đình dưới lầu thưởng xuân.

Gió mát thổi nhẹ, hồng nhạt, sắc đỏ, trắng ngần, từng màu hoa tuôn rơi trải đều một tầng hoa dày trên mặt đất. Thỉnh thoảng có những cánh hoa liêu phiêu theo làn gió khẽ đậu trên người bọn họ. Cũng có lúc vang lên tiếng chim ngân nga, khiến tâm hồn người như hoa nở, bình yên mà đẹp đẽ.

Triển Chiêu dựa người nằm trên chiếc ghế lót tấm nệm lông chồn đen, trên người đắp một lớp chăn tơ mỏng, nhắm mắt thả lòng hưởng thụ làn gió mát mềm nhẹ. Trong tay là chén tuyết lê túy Ngọc Đường vừa đưa cho . . . . . .

Bạch Ngọc Đường tự rót cho mình một chén Nữ nhi hồng Giang Nam, vân dung yên tĩnh ngắm nhìn người trước mặt, ngất ngây mà say mê trong gió xuân tình.

Khoảng chừng qua một nén nhang, Triển Chiêu hé mở đôi mắt. Trong nụ cười phản phất sự ôn nhuận thấm lòng người: "Ngọc Đường, ngươi không cảm thấy bây giờ có thiếu chút gì sao?"

Bạch Ngọc Đường nhấp một ngụm rượu, nhàn nhạt đáp: "Ngươi là đang nói về âm luật? Lúc đi do vội quá nên ngọc tiêu ta đã để trên đảo rồi."

Nguyên bản, Bạch Ngọc Đường cũng là không kiềm được cái tính phóng khoáng tiêu sái, cái thú vui "chử tửu luận anh hùng, gảy cầm hội tri âm" cũng thật chí thú và thanh nhã.

"Có sao đâu?" Triển Chiêu buông chén rượu nồng ngào ngạt hương, nhẹ nhàng vỗ tay một cái, ngay tức thì một tiểu tài tướng mạo thanh tú chạy tới.

"Công tử có điều chi phân phó?"

"Nam vũ, ngươi đi đến phòng miên trai tĩnh ở tiền viện mang cây "ngô đồng thu vũ" tới đây."

"Dạ." Nam vũ lên tiếng trả lời, nhanh như chớp chạy đi. Chỉ chốc lát sau đã cầm trên tay một cây cầm được bọc bằng một chiếc bao nhung tơ tử sắc. Tiến vào trong đình, cẩn thận đặt cây cầm lên trên chiếc bàn dài, tháo bỏ lớp tơ tử sắc rồi yên lặng cáo lui . . . . . .

Triển Chiêu giãn đôi mày thanh dài, thẳng lưng hướng người về phía trước. Mười đầu ngón tay nhẹ nhàng chạm vào chiếc huyền cầm, một hồi lâu sau, giữa không gian yên tĩnh âm trầm, từ ngón tay Triển Chiêu vang lên thanh âm trong trẻo của cây cổ cầm.

Chân mày đen nhánh cong liễu, ngay lập tức phi dương một nét uy nghiêm nghiêm nghị, đáy mắt trong suốt, dịu dàng mà trầm lắng như không có chút tâm tư vấn vương, dù rằng nụ cười vẫn như cũ điểm trên khuôn mặt tuấn tú, xung quanh lại như trầm bổng sự ấm áp ôn hòa, trông lại tựa như sự vui mừng khi cởi bỏ được một gánh nặng không biết đã bao lâu âm thầm chịu đựng? Không ai có thể hiểu.

Cảnh do tâm tạo [1], tiếng đàn chân tủy. Hay là chỉ có nét tình cùng giai điệu trong suốt này, mới có thể thấm nhuần an ủi phần nào trong tâm Triển Chiêu khi đối diện với nỗi lo lắng của người thân nơi xa xứ, với những đắn đo khi sầu muộn, với nỗi bi thương mỗi lần ly biệt . . . . . . Như vượt qua cảnh giới của nơi trần tục, phải chăng đang đi tìm một chốn dừng chân thanh thản cho tâm hồn, hay thần tính đã phiêu dật ngoài ải dương quan, ngắm nhìn xã tắc hưng suy mà luận bàn thế anh hùng . . .

'Bao lần trải qua tang thương, trung hiệp nghĩa tình. Thánh nhân cũng không tránh khỏi sai lầm, nào ai biết được thời thế đổi thay. Trung bất trung, nghĩa bạc nghĩa, ai có thể bóc trần? Lẻ loi ca thán, thiên hạ giang hồ, công lý đạo nghĩa, chung quy khó cũng bởi chăng lòng người chẳng tìm được điểm dừng.' Triển Chiêu tùy khúc mà ngâm, khiến lòng người tâm tình biến loạn, hoặc trầm lắng hào hùng, hoặc sơ lãng khoáng dật [2], mượn làn điệu cổ cầm đưa lòng người biến thành tuyệt diệu hóa thành u huyền. Bạch Ngọc Đường ngồi một bên, lẳng lặng lắng nghe nam âm chi vực thâm trầm từ người nọ, lòng nhàn nhạt nhớ nhung. Triển Chiêu, quả thực từ xưa đã là sở hữu "Đại âm vi thanh" [3]. Bạch Ngọc Đường cũng không nghĩ rằng, Triển Chiêu như vậy lại am hiểu thất huyền nam âm.[4]

Thật sự, thất huyền chi minh trong hoành xa, trúc dường như hợp nhất với nội hàm của người nọ, phong thái cao nhã, khí độ bất phàm. Có thể lý giải về Triển Chiêu như đạt đến cảnh giới "thiên nhân hợp nhất"[5], vô luận võ học, âm luật, nội tu, ngoại phẩm, cũng khó có ai sánh bằng.

Triển Chiêu cũng nhớ lại: 'cầm vi tâm tính, kiếm tác đảm thức, bất diệc nhạc hồ.'[6] Lẽ thế mà Triển Chiêu đến giờ vẫn truy cầu một kiếp nhân sinh 'đồng cầm thiết kiếm'[7], sinh tử tương khế [8], như Du Bá Nha cùng Chung Tử Kỳ [9], hắn tin rằng chỉ có Bạch Ngọc Đường có thể cùng hắn đi trọn kiếp nhân sinh như thế.

Tri âm, là sự đồng cảm cộng hưởng về tâm hồn; tri âm, là anh hùng mỹ nhân muôn đời nhất phùng. [10]

Bởi vậy, trời cao đã để Bạch Ngọc Đường cùng hắn 'sinh tử tương khế', 'muôn đời nhất phùng' để cùng sánh đôi tương ái đồng tâm ...

Ngày đấy, từ thanh cầm của Triển Chiêu, Bạch Ngọc Đường thấu lòng . . . . . .

.

.

.

.

.

[1] Cảnh do tâm tạo: Cảnh thế nào là do tâm người vì hay buồn nhìn ra. Kiểu như "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ..." (Nỗi đau ngày nào khi phải ngồi học thuộc đống Truyện Kiều)

[2] Sơ lãng khoáng dật: có nét phóng khoáng, nhẹ nhàng sâu lắng, lại có đôi chút hời hợt mông lung trải dài (Nói chung khá mâu thuẫn)

[3] Đại âm vi thanh: Thanh âm/ giọng nói hiếm gặp, có nét riêng khó có thể nhầm lẫn

[4] Thất huyền nam âm: Âm luật của đàn bảy dây - tức cổ cầm (Không biết đúng không, có điều cổ cầm đúng là bảy dây). Các bạn có thể vào trang này để tìm hiểu thêm về cổ cầm

http://dotchuoinon1.wordpress.com/2009/07/04/c%e1%bb%95-c%e1%ba%a7m/

[5] Thiên nhân hợp nhất: Người phàm như hợp nhất với tiên trên trời, tức là gần như hoàn hảo về mọi mặt

[6] Cầm vi tâm tính, kiếm tác đảm thức, bất diệc nhạc hồ: đàn tượng trưng cho tâm hồn, kiếm tượng trưng cho thần trí, lòng can đảm cùng sự hiểu biết, có thể hòa cùng hai thứ như thế làm một thật là niềm vui không sao sánh bằng

[7] Đồng cầm thiết kiếm: Dựa trên nghĩa câu trên, là có một tri âm tri kỉ có thể cùng sánh vai, hòa hợp cả về tâm hồn cùng lý trí

[8] Sinh tử tương khế: sống chết cùng nhau

[9] Du Bá Nha và Chung Tử Kỳ nổi tiếng về một tình huynh đệ tri âm tri kỷ cả đời chỉ may ra gặp một người duy nhất.

Bá Nha quê ở Sinh Đô nước Sở được bổ làm quan đại phu ở nước Tấn. Vâng lệnh triều định, đi sứ đến nước Sở quê hương của mình. Ở đây , ông được người cùng quê đón tiếp nồng nhiệt, nhưng ông chỉ lưu lại một thời gian ngắn. Sau khi cáo vua Sở lui về Tấn, ông đã dùng thuyền để về nước Tấn. Thuyền đến sông Hán Dương, cảnh đẹp non nước hữu tình đã làm ông lưu luyến và cũng tai nơi này, Bá nha đã gặp Chung tử Kỳ. Từ chỗ coi khinh chú tiều phu này, đến chỗ phục tài cầm kỳ và sự am hiểu âm nhạc của Tử Kỳ, hai người đã kết nghĩa huynh đệ. Vì chữ hiếu ,Tử Kỳ không thể cùng Bá Nha về chốn kinh thành và đành chia tay hẹn ngày gặp lại.

Một năm sau Bá Nha trở lại chốn cũ, non nước cảnh vật vẫn còn đấy, nhưng người bạn tâm đắc của ông thì không. Tử Kỳ đã chết, chỉ còn nấm mồ bên bờ sông. Trước mồ bạn, Bá Nha gảy đàn và đọc một bài từ bi ai. Đọc xong, ông lấy hết sức đập vỡ tan tành vì cho rằng từ nay không còn ai có thể hiểu hết ý nhạc trong tiếng đàn của ông.

"Bá Nha - Tử Kỳ" đã đi vào lời ăn tiếng nói của nhân dân gần như một thành ngữ chân chính. Trước hết nó phản ảnh sự tri âm trong thưởng thức âm nhạc. Có người chơi đàn mà không có người biết thưởng thức như Chung Tử Kỳ thì khác nào "đàn gảy tai trâu".

Về sau, ý nghĩa của từ Bá Nha - Tử Kỳ được hiểu rộng ra hơn. Dùng để đề cập đến sự đồng điệu, đồng cảm ở mức cao độ giữa con người với nhau trong mọi lĩnh vực.

[10] Muôn đời nhất phùng: Cả đời tương phùng có khi chỉ một lần, nhưng lần tương phùng đó lại ý nghĩa quan trọng theo suốt đời người

.

.

.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#đammỹ