Góc làm bài (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Lời nói đầu: ok, cái này mọi người muốn đọc hay không thì tùy. Lý do Star viết lên Watt luôn mà không chỉ viết trong tập thì... Star không thể nào bộc lộ hết cảm nghĩ của mình nếu như không viết trên đây và Star rất muốn, rất muốn nghe được lời nhận xét của các bạn để khắc phục những cái mình chưa đủ sức thuyết phục cũng như cái mình còn thiếu hụt. Còn lý do Star làm lên đây vì cái fic này nó liên quan nhất, những bài làm Star đăng lên đây đều là câu hỏi cảm nhận mà Star được giao cho làm (tất nhiên nó chẳng quan trọng về vấn đề làm văn do Star không học sư phạm văn nên đừng quan trọng hóa quá). 

   Câu 1: "Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau". Hãy trình bày những suy nghĩ của Anh/Chị về câu thơ trên trong bài thơ "Tổ quốc gọi tên" của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Theo Anh/Chị, hình thức và phương pháp đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

Bài làm

   Điều 1, chương 1 Hiến pháp 2013 Việt Nam có viết: "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.". Thật vậy, nước Việt Nam thân thương hình chữ S của ta không chỉ là dải đất liền trên lục địa, không chỉ là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà trong đó còn bao gồm vùng nội thủy tiếp giáp với đất liền, vùng lãnh hải rộng 12 hải lí, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế với chiều rộng lên tới 200 hải lí tính từ đường cơ sở và thềm lục địa, hay có thể nói tóm lại đó là vùng biển của nước ta. Với diện tích chiếm khoảng 1 triệu km^2 ở biển Đông, Việt Nam ta có thể tự hào rằng đất nước đang nắm giữ một vùng biển rất thuận lợi cả về mặt kinh tế lẫn quốc phòng. Chính vì điều đó mà bao năm nay ta vẫn luôn phải canh chừng nghiêm ngặt vùng biển và các hải đảo tránh khỏi sự dòm ngó cũng như âm mưu xâm chiếm của các thế lực hùng mạnh bên ngoài mà ở đây tôi không tiện nói ra. Vẫn nhớ vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của ta hay gần đây nhất là vụ bản đồ đường chín đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc đề ra chứ? Đó là một trong những hiểm nguy mà chúng ta đang phải đối mặt khi ra sức bảo vệ lãnh thổ quốc gia. Hãy nhìn kĩ bản đồ chín đoạn ấy bạn sẽ hiểu lời tôi nói, hầu như cả vùng biển của chúng ta bị lấy mất kể cả các hải đảo của ta. Vậy chúng ta đã làm gì khi ấy? Đúng như Nguyễn Phan Quế Mai đã viết: "Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau" trong tác phẩm "Tổ quốc gọi tên" của bà, nhân dân đã rất phẫn nộ và bất bình trước những cái vô lý ấy của Trung Quốc và đã kêu gọi mọi người cùng chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta, cho dù họ là những người con sinh sống trên đất liền, không liên quan đến biển cả hay hải đảo cũng như gia đình thân thích của họ. Đây là lần đầu tiên trong 18 năm tôi sinh sống, tôi đã thấy được sự đồng lòng ở những con người xa lạ nhưng chung một dòng máu Việt Nam đang cùng nhau hợp sức chống lại thứ kì lạ mà Trung Quốc đặt ra trong sự tranh chấp biển Đông giữa nước ta và nước họ. Và đó cũng là lý do mà tôi muốn bày tỏ quan điểm của mình rằng chúng ta không chỉ nên chú tâm vào kinh tế mà cũng nên chú tâm vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhất là trên biển cả và các đảo, bởi vì đất liền ta có thể dễ dàng nhận thấy nhưng ở biển khơi xa xôi thì khó lòng mà biết được. Chính vì lẽ đó mà chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời đã căn dặn: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó" và câu nói ấy vẫn đúng cho tới tận bây giờ.

   Theo tôi, hình thức và phương pháp đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

   Thứ nhất, về hình thức ta đang áp dụng hình thức đấu tranh trong hòa bình, nói đơn giản hơn là thực hiện ngoại giao khi tranh chấp và phòng vệ trên biển cả.

   Thứ hai về phương pháp, nhà nước vẫn đang có những chính sách kêu gọi mọi người ra các đảo sinh sống hay là hỗ trợ đánh bắt xa bờ, vừa nâng cao nền kinh tế vừa khẳng định chủ quyền của ta trên vùng biển và hải đảo. Đồng thời nâng cao dân trí về biển cũng như về đảo để người dân hiểu được rằng bảo vệ biển, đảo cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, ta cũng đã chuẩn bị các phương án tác chiến và xây dựng các hàng phòng thủ trên các đảo nhằm ngăn chặn tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nhất là không quên việc kiên quyết giữ vững lãnh thổ Việt Nam trên bàn đàm thoại, quyết không để mất đi tấc nước hay tấc đất nào.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro