Chương Mười Bảy: DAMODAR BIỆT TÍCH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I

       Trong khi tôi vẫn tiếp tục đến hội kiến hằng ngày với Quốc Vương Kashmir, thì đêm nọ một biến cố xảy ra: Damodar đã biến mất thình lình, và không để lại dấu vết gì để cho tôi biết rằng y đã đi đâu hay bao giờ y trở lại.

        Tôi hối hả đi tìm nhưng tất cả gian phòng đều trống trơn, những bạn đạo khác đều đã đi xuống tắm dưới sông. Tôi hỏi thăm một người gia nô, thì y cho biết rằng Damodar đã đi ra khỏi nhà một mình vào lúc sáng sớm, nhưng không nhắn lại một lời.

        Không biết phải làm thế nào, tôi mới trở về phòng riêng thì thấy trên bàn có một bức thư của một vị Chân Sư, bảo tôi đừng lo nghĩ gì về người bạn trẻ vì y được đặt dưới sự che chở của Ngài, nhưng không nói gì về việc y có trở về hay không.

        Tôi chỉ mất có độ một phút đổ đi quanh khắp các phòng để cửa ngỏ, và không nghe có tiếng chân người đi ngoài sân lót đá sỏi vụn. Không một người nào có thể bước vào phòng tôi trong thời gian đó, tuy vậy đây là bức thư bí mật, với tuồng chữ viết của Chân Sư K.H. và cái phong bì kiểu Tàu quen thuộc, nằm trên bàn của tôi.

        Cử chỉ đầu tiên của tôi là thu lượm đồ hành trang của Damodar, gồm một cái rương và đồ nệm gối để nằm ngủ, và xếp gọn dưới gầm giường của tôi. Kế đó tôi gửi một điện tín cho bà HPB biết tin Damodar đi biệt tích không biết bao giờ về.

        Khi những bạn đạo đi tắm xong trở về nhà, họ cũng xúc động như tôi về sự việc này, và chúng tôi đã mất nhiều thì giờ thảo luận và phỏng đoán về hậu quả khả hữu của nó.

        Tôi đến Hoàng Cung hai lần trong ngày đó, và đã được Quốc Vương đón tiếp ngày càng trọng vọng hơn lên. Ông tỏ ra vô cùng hậu đãi tôi, thảo luận với tôi về triết học Védanta một cách thích thú rõ rệt, và khẩn khoản mời mọc tôi cùng đi với ông lần sau, khi Quốc Vương đi lên Srinagar, thủ đô xứ Kashmir.

        Khi trời đã sắp tối, tôi còn ngồi viết một mình trong ngôi biệt thự, khi đó các bạn đạo khác đã cưỡi ngựa đi chơi quanh vùng, bỗng tôi nghe tiếng chân người đi trên mặt đất rắc sỏi ở phía ngoài. Nhìn quanh, tôi thấy một thư tín viên Kashmir cao lớn, đem điện tín đến cho tôi. Đó là thông điệp của bà HPB trả lời bức điện tín của tôi. Bà nói rằng một vị Chân Sư có cho bà hay rằng Damodar sẽ trở về, và dặn tôi không nên để cho một người nào khác động chạm đến đồ hành trang, nhất là đồ nệm gối của y.

        Phải chăng thật lạ lùng, vì lúc đó bà HPB đang ở Madras, tức là cách đó độ hai ngàn dặm, lại dặn tôi làm chính cái việc mà tôi đã làm, theo phản ứng đầu tiên khi nhận thấy rằng Damodar đã ra đi. Phải chăng đó là thần giao cách cảm?

        Nhưng lại còn một điều lạ lùng hơn nữa. Mở ra và đọc bức điện tín không làm cho tôi mất đến một phút; người thư tín viên không có đủ thời giờ đi ngang qua hàng ba ngôi nhà để bước ra sân. Khi ấy, như một tia chớp nhoáng, tôi cảm thấy rằng người thư tín viên ấy không phải là một người thật, mà chỉ là một Ảo Ảnh (Maya), và thuộc về Quần Tiên Hội.

        Tôi biết chắc như vậy, tôi có thể thề thốt để quả quyết như vậy, bởi vì có một sự giao động tâm linh huyền bí gây ra nơi tôi mỗi khi có một trong các đấng cao cả ấy bước đến gần tôi. Ngay sau khi đó tôi đã có thể nhận ra cái tiết điệu rung động kỳ bí gây nên bởi những luồng từ điển huyền diệu của Sư Phụ tôi, Ngài cũng là Sư Phụ của bà HPB.

        Tôi chạy ra cửa và nhìn qua cái sân trống trơn của khuôn viên nhà, trong đó không có cây cối hay bụi rậm nào để dùng làm nơi ẩn trú, nhưng tuyệt nhiên không nhìn thấy gì cả: người thư tín viên đã biến mất cơ hồ như đã chui vào lòng đất.

        Khi tôi kể lại chuyện này, có người hỏi tôi rằng làm sao có thể giải thích sự thuyên chuyển bức điện tín từ tay người đem thư thật qua tay người thư tín viên giả, và việc thu hồi tờ ký nhận của tôi về Sở Bưu Điện, trừ phi có sự toa rập với người đem thư để làm việc này?

        Việc ấy rất đơn giản, miễn là người ta chấp nhận quyền năng thôi miên, hay nói theo từ ngữ của Huyền Môn Đông Phương, tức là cái bí quyết của việc tạo nên Ảo Giác hay Ảo Ảnh (Maya).

        Vị Chân Sư gặp người đem thư; bằng quyền năng của Ý Chí, Ngài làm cho y không nhìn thấy Ngài; Ngài làm cho y trở nên vô ý thức, đưa y đến một chỗ trú ẩn an toàn; để y nằm đó trong giấc ngủ thôi miên; khoác lấy cái hình dáng bên ngoài của người kia để che khuất tác phong diện mạo của Ngài; đem bức điện tín đến cho tôi; cầm lấy cái biên lai do tôi ký nhận; đưa tay lên chào từ giã, và lui bước.

        Một lúc sau đó, sự rung động thần kinh do luồng từ điển của Ngài gây ra nơi tôi phản dội lại nơi Ngài, cảnh giác cho Ngài biết rằng tôi đang ở vào tình trạng báo động và đương nhiên sẽ bước ra cửa để theo dõi Ngài; thế là Ngài thôi miên thị giác của tôi để cho tôi không nhìn thấy Ngài; trở lại chỗ người đem thư nằm ngủ lúc nãy; nhét tờ biên lai vào bàn tay y; dùng Ý Chí làm cho người kia nhớ lại mọi việc vừa xảy ra giữa tôi với Ngài dường như đã xảy đến cho y; đánh thức y dậy; dùng phép thôi miên che lấp thị giác của y; và trả y về Sở Bưu Điện.

        Đó là một chuỗi dài những sự việc diễn biến nối tiếp nhau một cách rất đơn giản, mà mọi nhà chuyên môn về khoa Thôi Miên và Nhân Điện đều hiểu được một cách dễ dàng.

        Damodar ra đi lúc sáng ngày 25 tháng 11, và trở về chiều ngày 27 tháng 11 sau khi vắng mặt độ sáu mươi giờ, nhưng y đã thay đổi rất nhiều! Khi ra đi, y là một thanh niên mảnh khảnh yểu điệu, một bạch diện thư sinh, nhút nhát rụt rè, nhưng y trở về với một gương mặt rắn rỏi, nước da sậm, rám nắng, thân hình khỏe mạnh, cứng cát, và tác phong bạo dạn, đầy cương nghị: chúng tôi không thể ngờ rằng y vẫn là một người. Y đã đến đạo viện của Chân Sư, và đã chịu thụ huấn về một phép tu luyện nào đó. Y đem cho tôi một thông điệp của một vị Chân Sư khác, mà tôi được biết rõ, và để chứng minh sự thật, y nói thì thầm vào tai tôi một khẩu hiệu đã được thỏa hiệp trước để chứng thực những thông điệp của Quần Tiên Hội gửi cho tôi, và khẩu hiệu ấy đến nay vẫn còn hiệu lực.

II

       Ngày từ biệt vị Quốc Vương đã đến. Lúc một giờ trưa, chúng tôi cưỡi voi đi qua sông để đến Wazirabad và ngủ đêm tại đây. Ngày hôm sau, Damodar từ giã chúng tôi để đi Madras, còn chúng tôi tiếp tục lộ trình đi đến Jaipur. Sáng ngày hôm sau, những bạn đạo tại địa phương đưa tôi đến viếng một nhà tu khổ hạnh tên là Atmaram Swami.

        Từ lâu trước khi tôi đến, vị tu sĩ này đã từng nói với họ rằng ông ta có liên hệ trực tiếp với những vị Chân Sư của chúng tôi, và tám năm trước đây, ở bên Tây Tạng, một trong các vị ấy là Đế Quân (Chohan) Jivan Singh, có nói với y rằng y không cần phải thất vọng vì tình trạng tâm linh suy đồi ở Ấn Độ, bởi vì các ngài đã sắp đặt vận chuyển cho hai người Âu Tây, một nam và một nữ, không bao lâu sẽ đến đây để phục hưng nền tôn giáo cổ của Phương Đông. Thời điểm tám năm đó trùng hợp với năm thành lập  Hội Thông Thiên Học tại New York, và điếu tiết lộ này thật tối ư quan trọng đối với tôi.

        Tôi nhận thấy tu sĩ là một người có tác phong cao quý, điềm tĩnh, và trang nghiêm, hoàn toàn khác hẳn những người tu sĩ tầm thường khác mà nay người ta thấy có ở khắp nơi và vô tích sự cho xứ Ấn Độ. Tu sĩ chào tôi với một cung cách lịch sự lễ độ rất dễ mến, và bày tỏ lòng ước mong thành khẩn rằng những hội viên của chúng tôi nên được khuyến khích tu luyện theo pháp môn Yoga.

        Tôi nói cho ông ta biết rằng tôi không dám làm như vậy một cách cẩu thả bởi vì, trừ phi những thí sinh có một tính chất thích nghi, và trên hết mọi sự, được sự theo dõi tỉ mỉ của những bậc minh sư, thì họ có thể tu luyện sái phép và bị những hậu quả tai hại.

Tu sĩ dồng ý với tôi về điểm này, nhưng nói rằng mọi sự đã được  liệu trước, và mọi nhu cầu cần thiết sẽ được đáp ứng vào đúng lúc. Thật vậy, điều này quả là đúng như vậy, và những điều huyền diệu đã xảy đến với bà A.Besant, ông Leadboater, và nhiều vị khác nữa mà hồi đó thậm chí cũng chưa phải là hội viên của Hội Thông Thiên Học, đã hoàn toàn xác nhận những lời tiên đoán của tu sĩ Atmaram Swami đã nói với tôi tại Jaipur năm 1883.

        Đại Hội thường niên của Hội Thông Thiên Học được tổ chức tại Adyar vào hạ tuần tháng mười hai. Khi Đại Hội được khai mạc, những đại biểu các Chi Bộ tề tựu tham dự đông đảo từ khắp nơi, chật ních cả hội trường. Toàn thể các buổi hội họp và sinh hoạt đều biểu lộ một lòng hứng khởi nhiệt thành: vị thế của Hội ở Ấn Độ đã rất vững vàng kiên cố, không một gợn mây u ám nào xuất hiện trên vòm trời của chúng ta.

        Những khoản tổn phí để tổ chức Đại Hội, phần nhiều do hội viên đóng góp kẻ ít người nhiều. Ngày 28 tháng 12, khi mọi người còn đứng ở ngoài hội trường trước khi Đại Hội khai mạc, tôi có phàn nàn với bà HPB rằng thật là một điều đáng tiếc mà thấy hội viên tỉnh Madras lại để cho vị Thẩm Phán Srinivas Row đóng góp tới năm trăm Ru-pi cho Đại Hội, vì tôi biết chắc rằng ông ta không có đủ khả năng tài chánh để tiêu xài rộng rãi như vậy.

        Bà suy nghĩ một lúc, rồi gọi Damodar trong khi người bạn trẻ này đang đứng nói chuyện với một nhóm bạn đạo ở cách đó một quãng không xa. Bà nói:

        -Anh hãy đi lên chánh điện và lấy xuống cho tôi một cái gói mà anh thấy ở đó.

        Damodar tuân lệnh, và không đầy năm phút sau, y hối hả trở lại với một bao thư kín trong tay, ngoài bao thư có đề chữ:”Gửi cho P.Sriivas Row”.

        Vị Thẩm Phán được mời đến để chúng tôi trao bức thư ấy cho ông, và yêu cầu ông mở ra. Ông làm y theo lời, và lấy làm ngạc nhiên khôn tả mà lấy từ trong bao ra, một bức thư lời lẽ rất ưu ái của Chân Sư K.H. tỏ lời cám ơn về tinh thần phụng sự nhiệt thành của ông, và gởi kèm theo đó là một xấp giấy bạc tổng cộng là năm trăm Ru-pi, trên mỗi tờ có viết chữ mẫu tự “K.H.” bằng bút chì xanh. Tôi kể lại đúng như sự việc đã xảy ra, và với sự đồng ý của vị Thẩm Phán, tôi còn giữ một tờ giấy bạc mười Ru-pi để làm kỷ niệm.

III

       Tháng tư năm ấy, tôi có một buổi hội kiến với một nhà chiêm tinh Bà La Môn sở hữu một quyển sách bói rất cổ xưa viết trên lá kè, gọi là Bhima Grantham. Những lời tiên tri mà ông ta rút ra từ bộ sách này đã làm tôi vô cùng ngạc nhiên.

        Những lời tiên tri họa phước đều không có già trị cho đến khi thực sự ứng nghiệm, nhưng khi đã ứng nghiệm rồi thì chúng lại có một tầm mức rất quan trọng như là những bằng chứng của khả năng tiên tri tiên giác trong con người.

        Bởi vậy nên tôi có thói quen hay ghi chép làm tài liệu tất cả những gì tôi được nghe về vấn đề ấy, để có thể nêu ra vào đúng lúc khi những lời tiên tri đã ứng nghiệm.

        Nhiều bạn đạo có cho tôi biết rằng họ đã được nhà tiên tri này tham cứu trong bộ sách cổ thư đó và nói lên những chi tiết rất chính xác về cuộc đời của họ, và tiên tri về những kế hoạch mưu toan của họ mà về sau đã tỏ ra vô cùng ứng nghiệm.

        Họ cũng đã được nhà chiêm tinh cho phép kiểm chứng lại những lời tiên tri ấy bằng cách đích thân tra cứu trong bộ sách. Hơn nữa, các bạn đạo còn cho tôi biết rằng trong khi tra cứu, họ thấy trong sách ấy có ghi nhận mối tương quan của họ với Hội Thông Thiên Học, và ngoài ra, quyển sách còn có chứa đựng nhiều điều tiên tri về Hội Thông Thiên Học nữa.

        Vì lẽ đó, họ đã sắp đặt một cuộc hội kiến giữa nhà chiêm tinh với tôi, nhưng chỉ với rất nhiều khó khăn và sau khi đã vượt qua những sự chống đối của người này về việc hội kiến với một người Âu Tây. Dầu vậy, y cũng chưa nhất quyết cho đến khi y đã tra cứu lại trong quyển sách, và ghi nhận ngày giờ chỉ định cho cuộc họp mặt, số người được phép tham dự, và vị trí cùng phương hướng chỗ ngồi của nhà chiêm tinh và của tôi.

        Đến ngày giờ chỉ định, chúng tôi ngồi xếp bằng trên chiếu trải dưới đất, theo kiểu Ấn Độ. Khi cái bọc vải gói quyển sách được mở ra, thì đó là một quyển sách cổ, chữ khắc trên lá kè bằng một cây bút nhọn. Tôi nhận thấy quyển sách rất cũ, cạnh sách đã phai màu và nhầu nát, những chữ viết đã đen sậm với thời gian.

        Quyển sách được để dựng đứng trước mặt tôi, những bìa lá ngửa lên trên, với một sợi dây buộc lá xuyên qua các lỗ đã soi sẵn trên các lá kè mà một đầu dây còn thừa và ló ra ngoài. Nhà tiên tri bảo tôi cầm lấy đầu dây này, để nó vào giữa bất cứ hai lá kè nào do tôi chọn, và mở quyển sách ra ở chỗ đó.

        Tôi làm y theo lời, và lúc bấy giờ nhà chiêm tinh mới đọc những chữ viết trên trang đó và những trang sau.Quyển sách tiên tri viết:

        “Đương số không phải là người Ấn Độ, mà là người ngoại quốc. Y sing ra vào lúc sao Thái Âm lọt vào Chòm sao Rua (Pléiades), với dấu hiệu Sư Tử ở vòng cung đi lên”.

        Tiếp theo đó là vài điểm chi tiết nói về những sự hy sinh mà tôi đã làm vì mục đích phụng sự công ích xã hội. Kế đó, quyển sách nói tiếp:

        “Cùng với một bạn đồng môn, đương số tổ chức một Hội để truyền bá giáo lý Huyền Môn (Brahma Gnya-num). Người bạn đồng môn ấy là một người nữ, có năng lực mạnh mẽ, thuộc dòng quý tộc, và cũng như đương số, là người nước ngoài.

        Tuy sinh trưởng nơi quyền quý,  người nữ ấy cũng từ bỏ tất cả, và đã cùng theo đuổi một đường lối hoạt động tương tự trên ba mươi năm. Tuy nhiên, Nghiệp Quả khiến cho bà phải chịu nhiều gian truân, đau khổ; bà bị người đồng chủng ghét bỏ, mặc dù bà đã lao công tổn sức làm việc vì sự ích lợi cho họ”.

        Kế đó, quyển sách nói về hai người da trắng lúc đầu rất thân thiện, nhưng về sau đã phản bội, đặt chuyện công khai mạ lỵ, bêu xấu bà, và âm mưu làm cho công chúng nghi ngờ sự chân chính của phong trào Thông Thiên Học. Quyển sách tiên tri lại tiếp tục:

        “Nhiều phép lạ nhiệm mầu đã được thực hiện liên quan đến Hội Thông Thiên Học, và những thư từ mà các nhà Sáng Lập nhận được của các đấng Chân Sư, đã bị đem ra công bố một cách ngu xuẩn dại dột: đó chính là nguyên nhân của tất cả những sự khó khăn rối rắm hiện nay”.

        Kế đó, tiếp theo lời tiên tri rằng Hội Thông Thiên Học sẽ tồn tại lâu dài sau khi tôi chết, và thật là một điều ngạc nhiên, vì hai người bạn có mặt cũng không biết gì hơn nhà chiêm tinh, quyển sách nói về một cuộc hội họp riêng tư giữa tôi với vài người khác (tại tư gia của Bahadur Ragunath Row) vào ngày trước đó, với đề tài thảo luận, và tiên tri một cách chính xác về kết quả cuộc hội họp. Quyển sách ấy nói:

        “Hội Thông Thiên Học hiện đang trải qua một chu kỳ hắc ám, đã bắt đầu từ bảy tháng và mười bốn ngày vừa qua, và sẽ còn kéo dài thêm chín tháng và mười sáu ngày nữa, tổng cộng là một thời gian đúng mười bảy tháng”.

        Đếm ngược trở về dĩ vãng kể từ ngày xem bói, là thời kỳ trong năm 1884, mà bà HPB bị sự tấn công của các nhà Truyền Giáo, điều ấy xác nhận lời tiên tri trong quyển sách là đúng. Cũng kể từ ngày ấy tính tới với sự diễn biến của các việc xảy ra, lời tiên tri nói về sự chấm dứt chu kỳ hắc ám của Hội Thông Thiên Học và sự bắt đầu một chu kỳ sáng sủa tốt đẹp hơn cũng đã ứng nghiệm.

        Về vấn đề này, đương nhiên lại trở lại trong trí tôi câu hỏi thường được đưa ra về sự tin tưởng của tôi đối với Khoa Chiêm Tinh. Tôi phải nói rằng tôi vẫn chưa có đủ bằng chứng để đảm bảo lời nói của tôi rằng tôi tin hay không tin. Nhiều sự việc thuộc về kinh nghiệm của người khác, vài sự việc trong kinh nghiệm của chính tôi, có khuynh hướng chứng minh sự thật của khoa học huyền bí này, nhưng vẫn chưa đủ để cho một người thận trọng có thể dùng làm nền tảng cho một sự tin tưởng tuyệt đối. Tôi còn chờ đợi, và sẵn sàng chịu thuyết phục, nhưng cũng nhất định không nói rằng tôi tin, trừ phi tôi gặp một trường hợp hoàn toàn thỏa đáng để cùng bàn luận với một hội đồng những học giả thông minh sáng suốt và cùng đi đến một kết luận chung.

        Nhà chiêm tinh, hay quyển sách bói của y, nó đưa ra một lời tiên tri mà thỉnh thoảng người ta còn phải nhắc lại như một sự thí nghiệm của khoa bói này. Y nói rằng vào lúc tôi từ trần, Hội Thông Thiên Học sẽ có một trăm năm mươi sáu Chi Bộ lớn, không kể những Chi Bộ nhỏ, với tổng số độ năm ngàn hội viên. Nhiều chi bộ sẽ xuất hiện và biến mất, nhiều hội viên cũng đã đến rồi đi trước kỳ hạn đó.

        Chính tôi cũng sẽ còn sống thêm được hai mươi tám năm, năm tháng, sáu ngày và mười bốn giờ nữa kể từ ngày hôm nay (tức là ngày 3 tháng 4 năm 1885), và như thế tôi sẽ còn sống đến sáng sớm ngày 9 tháng 9 năm 1913. Lời tiên tri này hãy còn thuộc về tương lai, để cho người nào còn sống sót sau khi tôi chết sẽ kiểm chứng lại.

        Vì tôi chỉ ngồi nghe một cách khách quan chứ không chấp nhận mù quáng những sự tiết lộ trong quyển sách bói cổ Bhima Grantham và vì tôi không có thời giờ để xem xét tỉ mỉ quyển sách ấy trong cuộc hội kiến với nhà chiêm tinh, nên sau đó tôi đã cùng đi với Ananda đến Mylapore để tìm gặp lại y.

        Y để cho tôi cầm lấy và quan sát kỹ lưỡng quyển sách tùy ý muốn. Nó chứa đựng ba trăm câu trả lời cho những câu hỏi viết bằng bút sắt nhọn trên lá kè, nó có lẽ đã xưa đến năm trăm năm, và viết bằng chữ Telugu. Dường như không ai có thể nghi ngờ rằng đó là một “ngụy thư”.

        Tuy nhiên, có điều lạ kỳ là chỉ trong số ba trăm câu trả lời đó, nhà chiêm tinh đã tìm thấy một số liên quan đến lịch sử và định mệnh của Hội Thông Thiên Học. Phải chăng những lời tiên tri đó đã đợi đến năm trăm năm sau mới được tiết lộ cho người đến xem vận mệnh, khi y xuất hiện vào năm 1885?

        Điều đó có vẻ vô lý, tuy vậy những chi tiết của cuộc hội kiến đã được tường thuật lại một cách trung thực, và lời tường thuật của tôi chắc chắn sẽ được bạn Subiah Chetty xác nhận là đúng như mọi việc đã xảy ra. 

[i] (*)Bà Blavatsky đã nhập quốc tịch Mỹ tại New York tháng 7 năm 1878.

[ii] Tiếng hoan hô ca tụng các vị Thần Thánh (lời dịch giả)

[iii] Một người Hồi Giáo ở tỉnh Bengale có lần đề nghị dâng hiến cho tôi mười ngàn Ru-pi nếu tôi ngưng việc chữa bịnh cho công chúng trong vài giờ để chữa bịnh liệt bại cho vợ y. lẽ tất nhiên là tôi từ chối, mà đáng lẽ ra tôi đã có thể chữa khỏi bịnh cho người vợ, nếu y là một người nghèo khổ cùng đinh, hoặc nếu y hay các bạn y không đặt vấn đề tiền bạc đối với tôi.

[iv] Theo phong tục Ấn Độ thời cổ xưa cho đến thời gian gần đây, người con gái đã đính hôn, dẫu rằng chưa xuất giá, vẫn bị coi như gái đã có chồng và chỉ biết có vị hôn phu là chồng mình thôi, chớ không thể kết hôn với người nào khác suốt cả cuộc đời. Ngày nay, dưới ảnh hưởng trào lưu giải phóng phụ nữ và nam nữ bình quyền của nền dân chủ Tây Phương, tình trạng ấy đã được cải tiến lần lần và 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro