1. Hàng xóm.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Năm đầu vào cấp ba, thành thật nhận xét, tôi không nghĩ mình có quá nhiều thứ cần phải để tâm đến. Thành tích thường thường, gia phả thường thường, không có định hướng, sở thích chập chờn, bản thân không có gì đặc biệt.

Cuộc sống thế nào rồi vẫn trôi theo thế ấy, tôi chỉ cần cố gắng sinh tồn là được rồi.

Thế nhưng nghĩ thế nào, điều duy nhất khiến tôi canh cánh trong lòng vẫn có thể tồn tại, năm nay tôi không học cùng lớp với cậu ta.

——

Hàng xóm đối diện của nhà Saotomi là nhà Akashi.

Định luật địa lý ở chỗ xóm tôi là điều như thế.

Chỉ cần mở cửa ra, không ngày thấy thì tối chạm mặt. Họ hàng xa không bằng láng giềng gần, thân thiện hơn với những người xung quanh chỉ có lợi chứ chẳng có hại. Thế nên từ hồi bé tí, chẳng nhớ rõ là năm bao nhiêu, tôi mấy tuổi, nhưng chắc là ở lần đầu tôi mới chuyển nhà đến đây. Cha mẹ tôi cầm theo một hộp bánh ngọt tự làm được gói ghém cẩn thận, họ dắt tôi qua nhà Akashi để làm một lễ ra mắt giản đơn ngắn gọn.

Tôi vốn chẳng ưa gì người lớn, đúng hơn là chẳng ưa gì con người, nên cùng lắm chỉ có thể vất vả ứng hoà vài câu cho có rồi đứng im một chỗ nhìn không đâu. Nhà Akashi mời chúng tôi vào bên trong trò chuyện, pha trà mời bánh, rồi cất giọng to tướng nói vọng lên lầu gọi mấy đứa trẻ con ở nhà xuống chơi.

Họ gọi vài lần, chẳng có ai hưởng ứng.

Hàng xóm nói rằng chắc mấy đứa trẻ lại lủi ra ngoài chơi với anh trai, công việc thường ngày của họ rất bận rộn, tiền lương dư dả nhưng không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái, dạy dỗ chúng cũng chẳng được bao nhiêu, đành để thằng cả trong nhà trông nom giúp. Nước vào lời ra, cả hai bên bắt đầu tâm sự về đủ thể loại chuyện trên trời dưới đất mà tôi không nghĩ là mình có đủ kiên nhẫn để có thể nghe tiếp bao nhiêu từ.

Ngồi một chốc, thời gian trong cảm quan như đã chết lặng. Cánh cửa chính phía bên kia tầm mắt tôi đột ngột mở ra, cuối cùng thì thứ gì đó nghe lọt được vào tai cũng ló đầu xuất hiện.

Tôi nghĩ đó là lần đầu tiên tôi và Akashi Haruchiyo, một cuộc chạm mặt bình thường đến không thể nào bình thường hơn được.

Tình cảnh lúc đó thế nào, không ngờ là tôi ở hiện nay vẫn còn mang máng nhớ.

Cha mẹ cậu ta ngay lập tức nhận ra đứa con thứ đã trở về, bởi đứa cả nhà họ thường đánh bạo cả nhà bằng tiếng xe motor gầm rú trước tiên. Haruchiyo chưa vội cất bước vào nhà, cậu ta dường như đang thử vỗ dần cát trong giày rơi xuống nền đất. Tôi theo lời thúc giục kỳ quặc của cha mẹ, nép bên cánh cửa phòng khách, e dè nhìn ra bên ngoài hành lang hẹp, nhìn chằm chằm vào bóng lưng nhỏ bé của cậu ta.

Ở cái thời mà tôi và Haruchiyo chưa nhận ra ngôn ngữ là vàng bạc thế này, với tâm thái hoan hỉ thân thiện mặc định của một đứa trẻ chưa thiết lập sở thích cá nhân, tôi bắt đầu chào hỏi. Tôi không nhớ lúc đó tôi đã nói gì, hay cậu ta đã đáp cái gì, bởi nếu có được đó là lạ, nhưng đáng ngạc nhiên là chúng trôi chảy, không vì gì khác, có lẽ môi trường tự nhiên của đám trẻ con là như thế.

Tôi và Haruchiyo sau đó nhìn nhau, xỏ lại giày, bước ra đường đi dạo bởi chúng tôi sẽ không tài nào chịu nổi sự ngột ngạt trong không gian tồn tại của người lớn.

Tôi nhìn cậu ta cẩn thận từ trên xuống dưới vài lần, để tật hay quên mặt người của tôi tạm cách ứng mà cố nhớ được đặc điểm nhận dạng của người này trong chốc lát. Tóc màu giống kem bơ, da trắng hơn tôi, lông mi dày và đẹp hơn tôi, cấu trúc ngũ quan nhìn toàn cảnh cũng xinh đẹp hơn tôi. Thứ duy nhất mà tôi kèo trên khi so đo với Haruchiyo chắc chỉ có thể là độ lành lặn của gương mặt và đầu gối. Những vết xước đỏ nhỏ tí xíu gây tê mà mãi sau này tôi mới biết đó chính là lí do khiến cậu trở thành mối tình đầu.

Mà điều đó có hay không cũng không quan trọng, chúng tôi làm quen sơ qua, biết tên biết họ, biết được tôi không uống được trà đắng và cậu ta thì không thích ăn đồ quá ngọt.

Chúng tôi không có sở thích chung. Tôi thích đóng thùng cả ngày trong nhà đọc sách, chơi game, xem TV, hoặc chỉ ngủ. Haruchiyo thích đâm đầu đi đâu đó toàn bộ cả ngày trong tuần, lấm tấm vết thương hôm thừa hôm thiếu. Cha mẹ cậu ta thường đi vắng cả ngày, bị thế giới của người lớn ép đến không còn vài giây thời gian rảnh. Đến cả người anh trai lớn của cậu ta thật ra tôi cũng chẳng thấy mặt vài lần, chỉ biết được cái tên Takeomi cho có. Mỗi lúc thế này, để căn bệnh uốn ván thế kỷ không đập nồi dìm thuyền vào người bạn thuở nhỏ tôi quen, tôi sẽ lại phải vất vả lén lút lôi ra hòm y tế bên trong nhà ra giúp Haruchiyo băng bó.

Tôi chẳng hiểu tại sao đám con trai lại thích đánh nhau. Đó không phải là lý do khiến tôi nên ngăn cản Haruchiyo làm những điều cậu ta tự nguyện mong muốn. Thế nên, hiếm hoi, tôi nói với cậu ta rằng: Nếu đánh nhau, tớ nghĩ sẽ rất vui nếu cậu đánh đối thủ đến chết.

Cậu ta nhìn tôi như đứa dở người, hoặc chỉ đờ ra vì một đứa con gái yếu ớt như tôi làm sao đột nhiên dã man hơn bình thường, nói rằng tớ nghĩ cậu không phải kiểu người sẽ thích thú với mấy chuyện như vậy?

Đừng nghĩ, trên đời này chẳng có ai là kiểu người cậu nghĩ cả. Nếu đánh một người không đến chết, vậy việc cậu đánh họ đâu có ý nghĩa gì? Đau đớn chỉ tổ kéo thêm đau đớn và đau đớn thôi. Mà, dù nếu cậu thích thế thì cũng chẳng sao. Pháp luật sinh ra là để ngăn chặn những sở thích sai trái, miễn không được định tội thì cậu tự do.

Tôi đáp, không hiểu vì sao Haruchiyo lại nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ. Cậu ta hỏi, vậy mỗi lần cậu mỉm cười khi thấy tớ trầy xước thì có ý nghĩa gì không? Vui vẻ khi người khác bị thương cũng là một sở thích sai trái còn gì.

Không biết nữa. Tớ không có cảm giác gì khi người khác bị thương, nên chắc là tớ thích cậu hơn những người đó. Tôi đáp, công nghiệp nhất có thể. Tớ nghĩ tớ sẽ càng thích Haruchiyo hơn nữa nếu cậu trở về mà không có chân. Và âm thầm nuốt lại phần sau vào dạ dày mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro