Giác ngộ của Phùng 《Chiếc thuyền ngoài xa》-Part 1 Nguyễn Minh Châu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, dù có là tiểu thuyết hay truyện ngắn, cốt truyện thường không đóng vai trò nào đáng kể. Nhà văn tập trung chú ý vào thân phận con người, tính cách nhân vật và đã huy động vào đấy tâm hồn đa cảm xúc dồi dào ấn tượng tươi mới và xúc động về cuộc sống, bút pháp chân thực và một giọng văn trữ tình trầm lắng ấp áp" theo Nguyễn Văn Hạnh nhận định. Có thể nói rằng "Chiếc thuyền ngoài xa" chính là một biểu hiện của xu hướng tìm tòi khám phá trong văn của Nguyễn Minh Châu. Bằng tâm điểm khám phá nghệ thuật là hình ảnh con người trong lúc vật lộn để mưu sinh, kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách thì ông đã làm phản ánh lên cái hiện thực cuộc sống và những số phận cơ cực của họ. Chắc có lẽ ông vốn xuất thân trong một gia đình nông dân ở một làng chài ven biển miền Trung nên cách nhìn nhận về các đề tài văn của ông trong thời kì đổi mới của chính ông thì ông có xu hướng trở về với đời thường, với mảnh đất miền Trung cằn cỗi ấy. Trên tinh thần quyết liệt đổi mới thì tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" đã được ra đời vào năm 1983, được in trong tập Bến Tre. Tuy không phủ nhận văn chương gắn với cái chung, gắn với cộng đồng nhưng Nguyễn Minh Châu còn muốn thể hiện một quan điểm văn chương trước hết phải là nơi có những câu chuyện mang nét phong phú, phức tạp với cái nhìn đa diện, đa chiều. Điều này được nhà văn thể hiện rõ nhất thông qua góc nhìn và sự giác ngộ của nhân vật Phùng trong tác phẩm truyện "Chiếc thuyền ngoài xa"

Sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia làm hai thời kì đó là trước 1980 và sau 1980. Trước 1980 thì ông hay theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn với hình tượng là người anh hùng được lý tưởng hóa và điển hình hóa. Từ đó ta có thể thấy được quan niệm về con người lúc ấy hết sức đơn giản. Bởi lẽ lúc đấy chính là hành trình đi tìm hạt ngọc bên trong tâm hồn con người Việt Nam trong lúc bom rơi, đạn lạc. Thế nhưng sau năm 1980 thì hiện thực đất nước thay đổi, điều đó cũng có nghĩa là thị hiếu của các độc giả cũng thay đổi, cái nhìn về con người và cuộc sống cũng thay đổi. Ấy vậy mà văn học Việt Nam lúc đó vẫn chưa thay đổi được làm cho người đọc quay lưng với văn học Việt Nam dẫn đến văn học Việt Nam thời đó rơi vào tình cảnh trì trệ, lạc hậu, không phát triển. Trước tình cảnh đó thì Minh Châu đã bắt đầu thay đổi hướng sáng tác của mình. Ông chuyển từ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn sang thế sự đời tư. Vậy khuynh hướng thế sự đời tư là cách viết như nào? Khuynh hướng thế sự đời tư chính là mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống chính là cảm hứng sáng tác của các nhà văn. Đồng nghĩa với việc mọi số phận cá nhân đều có thể trở thành nhân vật trong đề tài này được kể lại với giọng điệu đa thanh, đa giọng điệu. Điều này làm mở rộng tối đa về đề tài cũng như nhân vật giúp cho nhà văn có được sự tự do tuyệt đối. Cái khuynh hướng mới này trái ngược hoàn toàn với khuynh hương sử thi và cảm hứng lãng mạn cũ. Một nơi mà chỉ xoay quanh về đề tài đất nước, chiến tranh và hình tượng của những người anh hùng - người lính với giọng điệu anh hùng ca lãng mạn, lạc quan. Với khuynh hướng này thì đã làm thu hẹp lại phạm vi sáng tạo của các tác giả. Qua đó ta có thể thấy được rằng Nguyễn Minh Châu chính là người tiên phong trong việc mở đường cho công cuộc đổi mới nền văn học Việt Nam. Bởi lẽ đối với ông thì người nghệ sĩ là người luôn tự làm mới bản thân mình. Nếu một người nghệ sĩ không có sự sáng tạo trong cách viết thì đồng nghĩa với việc nghệ thuật của họ đã chết và bản thân họ cũng đâu tồn tại với tư cách là một nhà văn. Vì lẽ đó và bằng lòng khát vọng sáng tạo chân chính đồng thời với tài năng thiên bẩm của mình thì ông đã vượt qua được chính mình trong giai đoạn văn học trước 1986 và trở thành một trong những cây bút cách tân, xuất sắc mở đường cho công cuộc đổi mới văn học của nước ta theo hướng hiện đại hóa. Điều đó càng chứng minh thêm Minh Châu chính là người kế tục xuất sắc đối với những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và đồng thời cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này. Tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của ông được viết lúc đất nước ta vừa bước ra khỏi ba cuộc chiến tranh: cuộc kháng chiến chống Mỹ (1975), kháng chiến chống Khmer đỏ (1976-1977) và cuộc kháng chiến biêm giới phía Bắc (1979-1980). Vì thế, kinh tế Việt Nam vô cùng khó khăn. Văn học cũng rơi vào tình trạng trì trệ, bế tắc. Bởi lẽ viết như cũ thì không có người đọc vì có lẽ một món ăn dù ngon đến thế nào đi chăng nữa mà ăn đến 30 năm thì không ai có thể nuốt trôi thêm miếng nào nữa. Ấy mà viết khác đi thì không ai biết viết như thế nào. Giữa lúc đó thì Nguyễn Minh Châu ra đời tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa". Nó chính là nét bút mở đường, giải tỏa bế tắc cho văn học. Như vậy thì từ nay nhà văn đã được "cởi trói" và họ có thể tự do sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm này được viết theo khuynh hướng thế sự triết lý. Thế sự triết lý chính là từ những câu chuyện đời thường được tác giả rút ra những bài học mang tính triết lý về con người, cuộc sống và nghệ thuật. "Chiếc thuyền ngoài xa" cũng chính là tác phẩm mang tính luận đề. Thông qua tác phẩm đó thì Nguyễn Minh Châu đã thể hiện quan điểm của mình về con người, cuộc sống, nghệ thuật và về người nghệ sĩ.

Hiện thực của tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" không phải là bức tranh hoành tráng trên chiến trường xưa ghi dấu bao chiến công lấy lừng, cũng không phải là những con người đã tự khắc tên chính mình vào lịch sử hào hùng của dân tộc mà chính là một anh bộ đội đã phục viên tên là Phùng. Anh trở về với mảnh đất anh từng chiến đấu, từ một người lính năm xưa giờ là một phóng viên ảnh trở về ghi lại những vẻ đẹp cuộc sống đời thường. Anh nhận nhiệm vụ của trường phòng đi chụp bức ảnh còn thiếu của tờ lịch san tháng 7. Sau khi bắt được tấm ảnh trời cho thì anh đã chứng kiến cảnh bạo lực gia đình tàn bạo nhất của cuộc đời mình. Anh được nghe câu chuyện của ngưòi đàn bà làng chài. Về những sự thật gắn với cuộc sống của những người dân làng chài lam lũ: "Cuộc sống cứ lênh đênh khắp cả một vùng phá mênh mông. Cưới xin, sinh con đẻ cái, hoặc lúc nhắm mắt cũng chỉ trên một chiếc thuyền. Xóm giềng không có. Quyê hương bản quán cả chục cây số trời nước chứ không cố kết vào một mảnh đất nào". Từ cuộc sống ấy, những bi kịch tiềm tàng khiến con người ta phải ngỡ ngàng. Từ đó anh dường như giác ngộ ra chân lí mới về cách nhìn cuộc sống, con người và về trách nhiệm của người nghệ sĩ.

Phùng một anh thanh niên cụ hồ đã phục viên về làm nhiếp ảnh cho một tòa soạn. Anh nhận lệnh của trưởng phòng tòa soạn báo đi chụp bức ảnh về đề tài thuyền và biển với cảnh tĩnh hoàn toàn. Anh quyết định đi đến một vùng biển nơi đấy chính là quê hương của Đâu - một người bạn chiến đấu năm xưa - để săn cho được bức ảnh đó. Phùng lang thang trên biển nhiều ngày liền, dẫu đã chụp hàng trăm bức ảnh nhưng xét cho cùng vẫn chưa có tấm nào vừa ý. Thế nhưng ông trời đã không phụ lòng anh, sáng hôm ấy khi đang đi dạo bên bãi đắm máy bay trên biển, anh đã bắt gặp được một khoảnh khắc trời cho. Cái khoảnh khắc ấy tuy ngắn ngủi nhưng lại chính là một cái đẹp cho thiên nhiên đem lại, một vẻ đẹp không sắp đặt. Để rồi người nhiếp ảnh đó bắt được một tấm ảnh mà có thể cả cuộc đời làm nghệ sĩ của anh sẽ không bao giờ chụp được khoảnh khắc ấy lần thứ 2 trong đời. Cái khung cảnh ấy được Nguyễn Minh Châu miêu tả trông như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ đã vẽ lên chứ không phải là một bức ảnh. Mà nói đến bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ thì bức tranh ấy phải đạt đến độ chuẩn mực cao nhất của cái đẹp hay còn gọi là kiệt tác. Bằng biện pháp so sánh thì Nguyễn Minh Châu dường như càng khẳng định vẻ đẹp tuyệt đối, tuyệt đỉnh của bức tranh ngang ngửa với bức tranh mực tàu. Cái mũi thuyền dường như in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu trời sương mờ trắng như sữa, còn pha thêm chút hồng hồng của ánh mặt trời ban mai soi vào. Bức ảnh được miêu tả bằng rất nhiều từ láy tượng hình làm cho khung cảnh dường như thêm phần sống động. Cũng bằng biện pháp sử dụng nhiều từ láy tượng hình để miêu tả những bóng người lớn, bé ngồi im phăng phắc, hướng mặt vào bờ. Tất cả những điều đó được nhìn qua những cái mắt lưới. Cái khung cảnh ấy có một vẻ đẹp hài hòa, toàn bích dẫu đây chính là một vẻ đẹp không có gì đặc biết đối với những người dân làng chài nơi đây thế nhưng nó lại lag một bức tranh đẹp toàn bích. Chắc Nguyễn Minh Châu hẳn phải có bút lực mạnh mẽ đồng thời phải có vốn am hiểu sâu sắc về hội họa và một trái tim nhạy cảm về cái đẹp mới có thể viết được một đoạn văn miêu tả được cái đẹp toàn bức đến như đoạn văn này. Dây chính là đoạn văn miêu tả bậc nhất và nó thường được so sánh với cảnh rừng Xà Nu. Với câu đầu là miêu tả khái quát về bức tranh còn các câu còn lại thì miêu ta cụ thể từng chi tiết bên trong. Cái khung cảnh đó dường như vừa có chút huyền ảo, vừa có chút tinh khôi, tĩnh tại, sống động. Bởi lẽ con thuyền này đang đắm chìm trong bầu sương mù trắng sữa mờ mờ, ảo ảo nhưng lúc đấy lại chính là lúc mặt trời bạn mai ban ló rạng, tỏa những tia nắng hồng hồng len lỏi vô trong màn sương. Bởi vì buổi sáng sớm chính là buổi tinh khôi nhất của một ngày. Còn trên thuyền những bóng người ngồi im phăng phắc góp phần làm cho khung cảnh trở nên tĩnh tại. Đây chính là khung cảnh trước lúc cơn giống thế xuất hiện nhưng cũng rất sống động bởi lẽ tất cả mọi người kể cả người lớn hay trẻ con đều quay mặt vào bờ. Đây là cách miêu tả cảnh của Nguyễn Minh Châu. Đồng thời còn cách sử dụng các tính từ là cách từ láy làm tăng thêm độ huyền ảo cho bức tranh, không chỉ dừng lại tại đó ông còn dùng các phép so sánh dày đặc bên trong để làm đậm thêm chất tạo hình, chất hội họa cho câu văn. Từ đó ta có thể thấy được tài năng của Nguyễn Minh Châu không chỉ ở việc làm cho câu văn giàu chất thơ mà còn giàu chất họa tăng mạnh tính trữ tình cho tác phẩm. Để rồi từ đó hình ảnh chiếc thuyền ở ngoài xa đã tác động mạnh mẽ đến với người nghệ sĩ. Anh dường như cảm thấy bối rối, trái tim như thế có cái gì đó bóp thắt vào. Để rồi anh chợt cảm nhận được cái phút giây trong ngần của tâm hồn mình. Ắt hẳn đây chính là tác động vủa cái đẹp. Bởi lẽ cái đẹp thôi thúc con người ta hướng thiện, sống đạo đức. Để rồi trong giây phút thăng hoa, đứng sững của tâm hồn. Phùng dường như khẳng định rằng cái đẹp gắn liền với đạo đức, gắn liền với cái thiện. Ngay khi anh giật mình tỉnh lại thì anh chụp liên thanh hết 1/4 cuốn phim máy ảnh để lưu trữ lại, mà tấm phim thời đó rất đắt nhưng Phùng vẫn bấm máy liên thanh để có thể ghi lại được khoảnh khắc tuyệt đẹp ấy của thiên nhiên, cuộc sống. Thế là trong cái khoảnh khắc đó anh dường như cứ đinh ninh rằng những bức ảnh nghệ thuật của anh đã phản ánh được chân thực, hiện thực cuộc sống. Như vậy thì bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa là sự phát hiện bất ngờ của người nghệ sĩ trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Để rồi từ bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa thì người nghệ sĩ nãy đã khẳng định cái đẹp gắn liền với đạo đức, gắn liền với cái thiện. Đồng thời còn khẳng định nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống và phản ánh trân thật hiện thực cuộc sống. Bởi lẽ đây chính là chức năng quan trọng nhất của văn học nghệ thuật.

Thế nhưng sau khi được chứng kiến bức ảnh để đời mà ông trời ban cho thì anh ngay lập tức nhìn thấy một tấn bi kịch gia đình đến từ con thuyền được chụp trong bức ảnh. Bởi ngay khi con thuyền đến gần bờ thì anh thấy xuất hiện hai người từ trên thuyền đi vào bờ. Người đàn bà xuống trước, còn người đàn ông thì xuống sau. Con thuyền neo lại trên biển cùng với những đứa con. Để rồi việc diễn ra trước mắt làm Phùng không thể tin được đó là người đàn ông ấy đã tàn bạo, vũ phu. Người đàn ông đấy đã quất liên tiếp những đòn roi từ dây lưng quật vào người đàn bà thẳng tay không chút thương xót, do dự. Để rồi trước tình cảnh đó thì Phác - đứa con trong số những người con của cặp vợ chồng kia- chạy tới can ngăn bằng cách đánh lại người bố của mình. Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch gia đình. Bởi lẽ trong cái bi kịch này có chồng thêm lớp bi kịch khác. Từ bi kịch người chồng đánh vợ để rồi người con phải đánh bố để bảo vệ mẹ và cuối cùng là bố đánh con. Đây cũng chính là một nghịch lý của cuộc đời. Bởi lẽ đằng sau một bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa tuyệt đẹp thì sự thực cuộc đời thật phũ phàng. Tấm ảnh chiếc thuyền ngoài xa càng đẹp bao nhiêu thì cuộc sống của gia đình người đàn bà làng chài này lại không có gì đẹp cả. Ngay sau khi Phùng chứng kiến tất cả sự việc diễn ra thì tâm trạng đầu tiên của anh chính là ngạc nhiên cực độ. Nhưng sau đó anh liền chấn tĩnh lại, ném chiếc máy ảnh đi để chạy lại can thiệp. Nhưng điều đáng chú ý ở đây chính là chiếc máy ảnh đó là đồ của cơ quan thậm chí trong đó còn có cả tấm ảnh kiệt tác bên trong. Thế mà anh đã không ngại ngần ném nó đi để chạy tới can ngăn. Từ đó ta có thể thấy được rằng Phùng tuy là một người nghệ sĩ với một tấm lòng yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật mãnh liệt nhưng anh không chỉ là một người nghệ sĩ mà anh còn là một người chiến sĩ. Vậy nên anh cũng là một người có một trái tim nhân đạo luôn đứng về phía cái thiện, bênh vực kẻ yếu thế chống lại cái ác. Từ đó ta có thể thấy được Phùng tuy vừa là một người nghệ sĩ vừa là một người lính thế nhưng khi nào cần đến sự nhân đạo thì phần người nghệ sĩ bên trong Phùng nhường chỗ cho một người công dân với chuẩn mực đạo đức chiến thắng. Vì lẽ đó nên người nghệ sĩ ấy đã sẵn sàng hy sinh nghệ thuật để bảo vệ cái thiện, con người. Để rồi từ đó anh phát ngộ ra chân lý mới cho chính anh. Đó chính là đằng sau cái vẻ đẹp hào nhoáng kia chưa chắc là cái thiện chính vì thế ta đừng nên để vẻ bên ngoài làm che mắt ta. Đồng thời anh cũng nhận ra được bức ảnh của anh suy cho cùng cũng chỉ là môt bức ảnh phản ánh bề mặt nổi của hiện thực cuộc sống mà chưa phản ứng sâu vào bên trong. Bởi lẽ rằng tuy nghệ thuật luôn bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không phải lúc nào cũng phản ánh một cách chân thật hiện thực cuộc sống. Để rồi qua đó anh nhận ra trách nhiệm của người nghệ sĩ là cẩn phải có một cái nhìn đa chiều, đa diện, vừa bao quát vừa cụ thể thì mới phát hiện được bản chất thật đằng sau được giấu phía sau vẻ bề ngoài. Điều này làm cho ta nhớ đến một nhận định rất hay của tác phẩm Giăng sáng của nhà văn Nam Cao từng viết: "Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối". Ở đây thì Nam Cao và Nguyễn Minh Châu giống nhau ở cách dùng tác phẩm để bàn luận một vấn đề hay gọi là luận đề. Nguyễn Minh Châu đã xuất sắc tạo ra một tình huống truyện bên trong tác phẩm. Bởi lẽ tình huống truyện chính là hạt nhân của thể loại truyện ngắn, mà ở đó là hoàn cảnh riêng tạo ra một sự kiện đặt biệt làm cho cuộc sống, con người ở đó hiện lên hết màu, thậm chí hiện lên tân cùng bản chất và thông qua đó thì nhà văn bộc lộ được ý đồ nghệ thuật của mình. "Chiếc thuyền ngoài xa" là tình huống nhận thức. Để tạo ra sự nhận thức mới mẻ của nhân vật Phùng thì Minh Châu đã tạo ra hai cảnh đối lập - tương phản (một bên là bức tranh tuyệt đẹp một bên là cảnh đời xấu xí) để rồi Phùng chợt tỉnh ra về các nhận định của bản thân.

Sau ngày hôm ấy thì Phùng có gặp lại cảnh bạo lực gia đình đó, anh chạy tới can ngăn rồi bị thương. Bởi lẽ điều bất công lại đang diễn ra nhức nhối trước mắt người lính ciến đấu cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng con người đã làm nên một cơn giận bùng phát. Bản thân anh nghĩ về người đàn ông kia như gã đàn ông "độc ác và tàn nhẫn nhất thế gian", còn người phụ nữ xấu xí kia lại đích thị là nạn nhân đáng thương nhất của nạn bạo hành trong gia đình. Hành động tấn công của gã đàn ông khiến cho anh ngộ nhận mình là anh hùng: "Tôi nện hắn bằng tay không, nhưng cú nào ra cú ấy, không phải bàn tay anh thợ chụp ảnh mà bằng bàn tay rắn sắt của một người lính giải phóng đã từng chiến đấu, cầm súng. Để rồi anh tuyên bố: "Tôi đã chiến đấu trong mấy ngày cuối cùng trên mảnh đất này. Bất luận trong hoàn cảnh nào tôu cũng không cho phép hắn đánh một người đàn bà, dù cho đó là vợ của mình và tự nguyện rúc nào trong xó bãi xe tăng kín đáo để cho hắn đánh.". Qua đó ta có thể thấy được rằng Phùng vừa là một con người nghệ sĩ yêu cái đẹp nhưng cũng vừa là một con người với trái tim nhân đạo sâu xa. Từ đó ta thậm chí còn nhìn thấy được sự cảm thông, long căm giận, quyết ở lại để giải quyết mọi việc nhằm giúp đỡ một người đàn bà dẫu anh không hề liên quan. Ấy thế nhưng phản ứng của người đàn bà kia trước ông chánh án là anh choáng váng: "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó...". Câu nói đó làm anh điêu đứng, làm sao làm sao lại có thể có một người đàn bà kia lại nhất quyết không chịu ly hôn dẫu người đàn ông của bà đã đánh đập bà tàn bạo, thật không thể hiểu được. Hóa ra người cần được thông cảm lại chính là những quan tòa cách mạng có lòng tốt nhưng bởi "các chú đâu có phải là người làm ăn...cho nên các chú đâu hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc". Rồi bà kể lại câu chuyện của cuộc đời bà thì họ mới vỡ lẽ ra rằng ly hôn không phải là giải pháp tốt nhất. Qua đó ta có thể thấy được rằng tuy Phùng và Đẩu là những người tốt, luôn đứng về lẽ phải, là những người từng trãi nhưng xét cho cùng thì họ vẫn chưa có được một cái nhìn đa diện, đa chiều. Để rồi thông qua câu chuyện của người đàn bà làng chài thì bọn họ dường như đã giác ngộ. Bởi lẽ bên ngoài người đàn bà xấu xí, thô kệch thế nhưng khi đi sâu vào bên trong thì ta lại phát hiện ra được những phẩm chất tốt đẹp được ẩn giấu bên trong. Để rồi từ đó ta phát ngộ ra con người rất phức tạp vậy nên cha ông ta thời xưa đã từng có câu:

"Họa hổ họa bì nan họa cốt
Tri nhân tri thiện bất tri tâm"

Vậy nên để đánh giá đúng đắn bản chất của một con người thì cần phải có một cái nhìn đa chiều, đa diện. Ngoài ra ta còn có thể thấy được bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa rất đẹp nhưng đằng sau một bức ảnh thì lại là một câu chuyện bi kịch, đau buồn. Một người đàn bà bị chồng đánh nhưng lại từ chối ly hôn. Qua đó ta dường như nhận ra được thông điệp của Nguyễn Minh Châu muốn nói với ta rằng cuộc đời này vốn tồn tại rất nhiều nghịch lý. Chính vì thế nên ta cũng cần phải có một cái nhìn đa diện, đa chiều để nhìn cuộc đời. Bởi khi ta vó một cái nhìn đa diện, đa chiều thì ta mới có thể giải quyết thấu đáo được mọi việc. Và khi một người nghệ sĩ có một cái nhìn đa diện, đa chiều thì lúc đó người nghệ sĩ mới có thể phản ánh chân thật, sâu sắc hiện thực cuộc sống vào bên trong tác phẩm.

Sau khi chuyến đi kết thúc thì bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa đó đã trở thành bức ảnh trong tờ lịch tháng bảy. Bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa đó đã có một đời sống dài hơn đời sống của một tờ lịch. Bởi nó đã được người ta đóng khung bức ảnh, treo lên trong những căn phòng khách của những chủ nhân sành nghệ thuật. Bởi vì chính nó chính là một tác phẩm nghệ thuật thật sự và điều đó đồng nghĩa với việc nó có một cuộc sống thật sự của riêng nó, tác biệt hoàn toàn khỏi cuộc đời người nghệ sĩ. Thế nhưng mỗi lần nhìn vào lại bức ảnh thì trong tâm trí Phùng lại hiện lên hai hình ảnh. Cái màu hồng hồng của ánh sương mai do mặt trời chiếu rọi lúc bình minh. Nếu nhìn thêm một lúc nữa thì anh lại thấy hình ảnh của một người đàn bà bước ra từ bức ảnh. Một người đàn bà làng chài to lớn, thô kệch, mệt mỏi. Thế nhưng bức ảnh hồi xưa chủ là một bức ảnh trắng đen vậy nên ta chắc chắn rằng sẽ không thể nào có một cái màu hồng hồng nào ở bên trong bức ảnh. Hay thậm chí người đàn bà làng chài đó có xuất hiện bên trong bức ảnh đi chăng nữa thì cũng chỉ là một cái bóng người ngồi trên mũi thuyền xoay mặt vào bờ ở đằng xa xa. Thế nên ta có thể thấy được rằng bức ảnh đó vẫn chưa phản ánh được về sâu của con người cùng với hiện thực cuộc sống. Bởi vậy nên chỉ có một mình Phùng mới hiểu là mình vốn vẫn chưa hoàn thành được trách nhiệm của một người nghệ sĩ. Chính cái lương tâm của một người nghệ sĩ khiến Phùng trăn trở, ám ảnh để rồi anh phát ngộ ra được rằng giữa nghệ thuật với cuộc sống luôn luôn tồn tại một khoảng cách và chính người nghệ sĩ thì cần phải có lương tâm, trách nhiệm để kéo gần hay thậm chí là xóa đi khoảng cách giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đồng thời đây cũng chính là nghịch lý của nghệ thuật. Bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa vẫn chưa phản ánh được cảnh bảo lực gia đình. Điều đó có nghĩa là nó vẫn chưa phản ánh chân thật hiện thực cuộc sống. Thế nhưng nếu phản ánh cảnh bạo lực qia đình thì điều đáng buồn là chưa chắc nó đã trở thành một bức ảnh nghệ thuật. Đây chính là nghịch lý bởi lẽ nếu chỉ nhìn gần thì ta không tài nào cảm nhận được vẻ đẹp. Thế nhưng nếu chỉ nhìn xa thì ta cũng sẽ không cảm nhận được những bi kịch của cuộc đời. Vậy nên người nghệ sĩ sẽ là người quyết định khi nào thì nhìn gần, khi nào nhìn xa. Bởi lẽ thật không dễ để giải quyết chung mà phải xét theo từng lúc, từng nơi mà lựa chọn.

Bên trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" thì Nguyễn Minh Châu đã thành công rất vang dội về việc sử dụng nghệ thuật trần thuật. Nhà văn đã trao điểm nhìn trần thuật cho Phùng. Cách để cho một nhân vật trực tiếp chứng kiến, tham gia vào câu chuyện, một người có một vốn sống phong phú, có đa trãi nghiệm đồng thời anh còn là một người nghệ sĩ. Vậy nên Minh Châu để Phùng đóng vai kể chuyện là một sự lựa chọn tối ưu nhất của ông. Bởi lẽ nếu Phùng vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật tham gia, chứng kiến thì câu chuyện anh kể sẽ trở nên chân thật, sống động, đồng thời vừa khách quan vừa chủ quan hơn. Và nếu cho Phùng là một người từng trãi, giàu vốn sống thì Nguyễn Minh Châu có thể dựa vào Phùng để đưa ra những bài học về con người và về cuộc sống. Đồng thời anh còn là một người nghệ sĩ cho nên Minh Châu hoàn toàn có thể gửi gắm và anh quan niệm về nghê thuật của mình. Qua đó ta có thể thấy được việc nhà văn chọn Phùng làm người kể chuyện là một thành công lớn về mặt nghệ thuật của ông.

Từ bức ảnh nghệ thuật và sự thật của cuộc đời thì Nguyễn Minh Châu đã rút ra những bài học mang tính triết lí về con người, nghệ thuật và về cuộc sống. Ta biết thêm được rằng con người và cuộc sống thì vốn rất phức tạp nên ta cần phải có một cái nhìn đa diện, đa chiều. Để rồi khi có cái nhìn đa diện đa chiều thì ta mới có thể giải quyết thấu đáo mọi việc, đồng thời người nghệ sĩ lúc đó mới có thể phản ánh trân thật hiện thực cuộc sống. Và nghệ thuật và cuộc đời thì luôn tồn tại một khoảng cách và người nghệ sĩ phải có trách nhiệm kéo ngắn lại khoảng cách đó. Nguyễn Minh Châu đã rất thành công trong việc tạo ra tình huống truyện đặc sắc đó là tình huống nhận thức, đồng thời còn chọn cho mình một điểm nhìn trần thuật tối ưu nhất. Ngôn từ của ông không chỉ đặc sắc mà lời văn của ông còn giàu tính triết lí, nhân sinh. Điều này đã được ông nhận định :"Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản mà nhà văn cần phấn đấu để đào xơi bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử.

Từ đó ta thấy Nguyễn Minh Châu là một nhà văn đại tài, cùng với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa" của ông đã làm độc giả lay động, suy nghĩ, trăng trở khi được đọc về nhân vật Phùng và các ngộ của anh về nhân sinh, về cuộc sống và cả về nghệ thuật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vanhoc