Track 3: Bữa cơm sum họp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bữa cơm vốn nên là bữa ăn ngon nhất trong cả một ngày. Nhưng tôi không hiểu tại sao, bữa cơm của người Việt Nam ăn lúc nào cũng không ngon là chính.

Trước khi nói tôi không hiểu gì về ẩm thực, hãy khoan và đọc hết để tui giải thích vì sao nó không ngon cho bạn nghe đã nhé.

Tại sao không ngon, không phải vì những món ăn không ngon, mà nó không ngon là bởi người ăn đang không tinh thần để mà thưởng thức đồ ăn ngon.

Mỗi bữa tụ họp gia đình, vốn là thường để nói chuyện vui, sao người ta cứ lấy cớ tụ họp để giao tiếp với nhau bằng những câu hỏi khó, bằng những câu nói đau lòng, hay bằng những thái độ gây sức ép.

Điển hình như lúc nhỏ, chúng ta hẳn sẽ hay bị bố mẹ "hỏi thăm" chuyện học hành đi. Tôi cũng từng bị vậy một cách đều đặn mỗi tuần suốt những năm cấp hai. Và thậm trí đến tận bây giờ, tôi đôi khi vẫn cảm thấy có chút căng thằng vào mỗi tối thứ hai hay thứ sáu. Vì đơn giản hai ngày này vốn là lịch học đi học toán của tôi trước kia, và mỗi lần về là sát giờ ăn cơm nên bố mẹ hay hỏi điểm của tôi.

Lớn hơn đôi chút, thì tôi thường sợ mỗi bữa cỗ đầu năm hay dịp lễ ở nhà ông bà nội tôi. Thực ra đôi khi tôi rất sợ về quê, sợ sẽ bị bắt gặp những điều mà tôi không biết nên nói ra sao, trả lời như nào. Hồi cấp 3, tôi thực sự rất rất kém khoản giao tiếp. Tôi sợ những câu nói bóng gió, những câu hàm ý đầy ý vị mà chả hiểu ám chỉ về phía ai. Đôi lúc tôi cứ thành thật nói ra suy nghĩ của mình, rồi làm ai đó tổn thương. Mà chính họ không bao giờ nhận ra rằng, họ là người đã bức tôi đến bước đường cùng.

Nhiều lúc giao tiếp của người Việt Nam thực sự mệt mỏi. Họ thích nói những câu vu vơ, thích làm tổn thương những người ngồi cùng mâm với mình. Thích biết diểm yếu hay nỗi đau của người ta, đơn giản họ chỉ... khoét vào đó một vết thương lòng. Rồi cứ thế sát muối vào nó với cái niệm "bạn đang đau, thì mình phải cười vào nỗi đau của bạn để bạn hết đau, cho bạn tập làm quen thêm với nỗi đau, để bạn không còn đau nữa".

Tôi thấy những điều đó thực không đúng chút nào! Đó hẳn là những kẻ sống quá sung sướng và hạnh phúc nên mới cố gắng đi tìm nỗi đau. Những kẻ hiểu thấu tận cùng của nỗi đau là gì sẽ hiểu một điều: ai cũng có một khoảng giới hạn về vết thương lòng, đó là một cánh của được niêm phong lại để bản thân không được chạm vào.

Không hẳn lúc nào nỗi đau cũng cần chúng ta phải thêm một lần nữa đối diện. Những người hiểu được nỗi đau, họ biết họ phải đối diện, nhưng khi nào là lúc đối diện thì chỉ có họ mới biết. Không cần thêm những người ngoài không hiểu được người trong cuộc trở thành những chất xúc tác mãnh liệt như axit.

Có những bữa cơm, tôi đơn giản chỉ muốn kể một câu chuyện, góp vui. Tôi đang rất cố gắng học cách làm sao để giao tiếp, nhưng kết quả thì sao, một câu chuyện lại trở thành một màn nước mắt. Mỗi người một câu, mâm cơm ít thì cũng 3-4 người, thế là từ một câu chuyện, mắm muối chút thôi nó lại thành một câu chuyện khác. Vốn là chuyện để vui, lại cộng thêm những câu thêm dầu vào lửa, sát muối vào tim, nó lại trở thành một điều gì đó rất động chạm đến giới hạn của sự kiên nhẫn và đôi khi là cả sự tự tôn của chính bản thân mình.

Con người sinh ra ngôn từ, phát triển ngôn từ, dạy nhau ngôn từ, nhưng không ai dạy nhau cách sử dụng ngôn từ sao cho không làm tổn thương đối phương ư? Tôi luôn học tập mẹ tôi, trở thành một cô gái có ý, có tứ, ngôn từ cẩn trọng, tránh nói ra những điều làm không khí xung quoanh có chút khó xử. Nhưng đa số những người quoanh tôi, họ thờ ơ, họ sử dụng ngôn từ chỉ để nói ra những tiêu cực của họ. Và quan trọng nhất không chỉ để sướng mồm họ, mà còn để làm tổn thương đối phương.

Ngôn từ là khẩu súng, người nói ra hoặc là kẻ quân nhân cẩn trọng, hoặc là kẻ giết người bừa bãi. Ngôn từ còn như những viên đạn, ghim vào trái tim, bộ não đối phương những điều khiến họ tê liệt và mệt mỏi nhức nhỏi. Đôi khi tôi thực sự không hiểu tại sao người ta lại cảm thấy hạnh phúc khi đối phương câm nín.

Bữa ăn khó ăn như vậy, tại sao chúng ta cứ cố tạo ra để làm gì cơ chứ? Nhìn thấy người khác đau khổ bạn có thể hạnh phúc nhiều hơn sao?

Tôi không ghét ngôn từ, tôi yêu chúng. Nhưng hơn thế, tôi muốn sử dụng nó để trao đi những điều hạnh phúc, mang đến sự chữa lành cho những người bị tổn thương, đặc biệt là ở thể xác. Tôi hi vọng, các bạn dù là những người lớn hơn tôi, hay là những ngừoi bằng và trẻ tuổi hơn tôi, hãy hiểu về ngôn từ, và học cách sử dụng nó với trái tim đầy sự khao khát yêu thương và chữa lành. Chỉ đơn giản vậy thôi, bạn sẽ không bao giờ biết, bạn có thể thực sự cứu sống một mạng người- điều mà đôi khi các bác sĩ khó làm được nếu nạn nhân đã chết trước khi nhập viện.

Tôi mong rằng, thế hệ trẻ chúng ta, sẽ trở thành những người văn minh, hiện đại và thấu hiểu nhau hơn. Biết cách làm thế nào để đừng làm tổn thương đồng loại hay gia đình bạn bè mình hơn, và đi tới một thế giới vui vẻ thực sự, chứ không phải là điều dối chá đau lòng.

"Hãy vì một thế giới tôn trọng lẫn nhau để thay đổi chính mình"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro