4. Oan ức

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Em khổ quá anh ơi ..."
.

Kết thúc một buổi sáng dạy học nhọc nhằn, Hanh liền hí hửng chạy đi tìm Quốc ngay, quên cả việc giao bài tập cho đám học trò. Lũ trẻ nháo nhác, ngó nghiêng nhìn theo bóng hình người thầy giáo của mình đang tí tởn làm việc gì đó mờ ám, có đứa đoán chắc rằng anh đã có người thương trong lòng, đứa khác lại bảo thầy Hanh đương thích cô Liên bán đậu ở đầu ngõ.

Do bóng đèn dầu ở nhà đã hỏng nên Quốc đành nhờ bác bán rong bên cạnh trông hộ gánh hàng cho em đi mua cái mới. Sau hồi lâu ngó nghiêng ở cửa tiệm, Quốc cũng lựa được một chiếc ưng ý, em vui vẻ trả tiền rồi chạy lẹ về sạp để còn bán hàng, vậy mà chưa đi được bao xa thì đứa nhỏ đã bị bà cô bán dầu than mất tiền và bắt lại.

"Bớ làng nước ơi có ăn cắp! Mầy trộm tiền của tao đúng hông? Nãy giờ tao chỉ thấy mỗi mầy đi ngang qua đây thôi."

Mụ ta giận giữ hét toáng lên, giọng nói chua ngoa thao thao bất tuyệt còn ánh mắt thì khinh bỉ dò xét em.

"Mà thôi chuyện này cũng rõ như ban ngày rồi còn gì, loại nghèo rớt mùng tơi như mầy mà đi trộm cắp thì tao cũng không lạ mấy."

Quốc bị đổ oan mặt liền nghệt ra, em dù có nghèo có hèn thật nhưng trước giờ chưa từng làm việc gì thất đức, trộm cắp lại càng không, vậy mà bả lại đi vu khống em ăn cắp, thiệt là oan cho Quốc quá trời!

"Bác đừng có nói như vậy hén, cháu nào giờ cướp hay trộm thứ gì, người dân quanh đây ai cũng biết cháu là loại người như thế nào, phải không các cô các chú?"

Em mạnh dạn đáp trả bà chủ quán kia, không làm gì sai thì không phải sợ gì cả, mình cứ hiên ngang, bất khuất như lũy tre mà sống. Người dân gần đó nghe thấy Quốc nói vậy cũng đồng loạt gật đầu đồng ý, cậu trai này đó giờ chưa từng làm phật lòng ai, sống dĩ hòa vi quý, kính trên nhường dưới, bảo Quốc ăn cắp quả thực là đang nói lời viển vông, vu oan giá họa cho em. Mụ kia thấy mọi người đều ủng hộ Quốc liền tỏ ra bực bội, bả bắt em mở bóp ra, nếu có mấy tờ tiền to mụ vừa mới để trên bàn thì là thật, là đứa nhỏ ăn cắp.

"Đây bác xem đi, cháu có mỗi tờ hai đồng với năm mươi xu, làm gì có tờ năm mươi đồng của bác. Hổng kiểm tra kĩ mà lại đi nói người ta."

Quốc bực tức giơ chiếc bóp ra cho mụ bán dầu, đúng vừa nghèo vừa xui, toàn rước phải chuyện không đâu. Nhưng sâu thẳm trong lòng em vẫn là nỗi tự ti, sự tủi nhục chẳng thể nào xóa nhòa, cái cơ cực, khó khăn đeo bám Quốc riết, như gông xiềng trói chặt em lại đáy tận cùng đau khổ, nơi ánh dương chẳng thể nào chiếu đến.

"Biết đâu mầy giấu ở chỗ khác, dám cởi đồ để chứng minh không?"

Bả vẫn cứ oang oang cái mồm, mạnh bạo kéo lấy chiếc áo vốn đã sờn cũ của em, làm nó toạc ra một vết rách lớn. Giọt nước tràn ly, đến đây thì bức tường thành mạnh mẽ trong Quốc đã sụp đổ, em ngã quỵ xuống đất, khóc òa lên, nức nở, nghẹn ngào, mắt đứa nhỏ bị nhòe đi bởi giọt lệ sầu.

"Đấy đúng là nó rồi, không cãi được lại khóc, chẳng ai lại đi thương cho cái đứa trộm cắp như mầy đâu!"

Mụ hả hê chê cười em rồi đi kháy khịa Quốc với mấy bà tám gần đó.

"Eo ôi tui không ngờ luôn đó bác ơi, Quốc trông vậy mà lại đi ăn cắp tiền của người ta."

"Đúng là không nên nhìn mặt bắt hình rong, phải cẩn thận nó mới được, khéo nó trộm đồ của mình lúc nào không hay."

"Ơ nhưng nãy tôi có thấy một người mù cũng đi qua đây mà, kiểm tra hắn thử xem, trông cũng đáng nghi lắm."

Một ông lão lên tiếng, ông biết chắc rằng Quốc sẽ không bao giờ làm vậy bởi hồi trước đứa nhỏ từng nhặt giúp ông cụ tiền rơi, mời ông bát hủ tiếu và còn đưa ông về tận nhà nữa. Cậu bé thơm thảo như vậy làm sao có thể ăn cắp được chứ.

"Vầy thì khám xét người hắn đi, mà mù thì sao trộm được tiền của bà đây."

"Ơ, có tờ năm mươi đồng thật nè bác Tư ơi, trong ví ông mù luôn này."

Mụ bán dầu ra vẻ ngờ vực, bán tín bán nghi, rồi tra hỏi tên khiếm thị.

"Ông kia, sao lại có tờ này trong bóp tiền?"

"Thưa bác, tiền này là tôi tích góp, dành dụm được, chứ tôi mù lòa không thể lấy được tờ năm mươi đồng của bác đây."

"Cũng đúng chị Tư ơi, gã này mù như vậy, làm sao ăn cắp được tiền. Mà thằng Quốc trong bóp nó cũng không có, nhìn nó khóc nãy giờ trông thương quá, thôi chị để nó đi đi, chắc tờ tiền bay theo gió rồi."

Quả thực bả có lục qua túi quần của Quốc mà không thấy đâu, nên đành để em đi về. Đám người tọc mạch, hóng chuyện cũng thưa thớt dần, chỉ còn đứa nhỏ ngồi sụt sùi bên gốc cây đang lau đi giọt lệ nơi gò má thì bị Hanh đi ngang qua trông thấy. Anh lo lắng chạy đến bên em, nãy chàng trai có ghé qua sạp hủ tiếu mà người ta bảo em đang bị tố ăn cắp, nên Hanh mới sốt sắng đi tìm như vậy. Anh ôm lấy tấm thân gầy rồi để đầu Quốc gục xuống bờ vai mình.

"Anh biết không phải em, ai cũng rõ là không phải em ăn cắp tiền. Quốc đừng nghe lời bàn tán vớ vẩn nhé."

"Em nào giờ đi trộm cướp của ai đâu, mà người ta cứ vu oan cho em."

Quốc bấu lấy áo Hanh, giọt nước mắt em tuôn rơi thấm ướt một bên vai anh. Hanh ân cần vỗ về đứa nhỏ thì chợt thấy cảnh tên mù đang thong dong né cái gánh hàng giữa lối đi, anh tò mò bèn hỏi Quốc.

"Ơ em ơi, ông mù kia không thấy được đường thì làm sao tránh được cái sạp đồ ăn?"

"Hình như nãy anh còn nghe loáng thoáng trong ví tên đó có tờ năm mươi đồng mà hắn cứ chối đây đẩy đúng không?"

"Tiền ông í tiết kiệm đó anh, chớ ổng không thấy đường thật."

"Quốc ngốc quá, đợi anh tí nhé."

Hưởng dịu dàng xoa đầu em rồi đi tới chỗ tên mù còn đang cười hả hê vì mới trộm được tiền của bà bán dầu.

"Này chú ơi, mù vậy sao biết cách tránh tiệm bà Liên hay thế?"

"Cậu nói gì vậy, tôi không hiểu?"

Hắn ta bị nắm thóp liền giả bộ ngu ngơ, đi thật nhanh để trốn tránh Hưởng. Nhưng anh đã bắt kịp thời cơ, giật phăng chiếc bóp của tên mù rồi ném cho Quốc, còn mình thì đi kêu gọi mọi người xung quanh trói hắn lại.

"Em đem tờ tiền đi nhúng nước cho anh, nó mà nổi váng dầu thì là của bà chủ tiệm."

Nghe lời anh Hanh, Quốc liền xin mụ một âu nước rồi từ từ thả vào, và đúng là có thật, dầu mỡ màu vàng óng nổi lềnh bềnh những hạt li ti trên mặt nước trong veo.

"Anh Hanh ơi có thật nè, có dầu thiệt, hay quá anh ơi."

Em cười tươi rạng rỡ, vậy là nỗi oan ức của Quốc đã được hóa giải rồi. Còn Hanh sau khi giao nộp tên lừa đảo cho mấy đồng chí công an thì cũng chạy ra vui mừng cùng em.

"May có anh giúp đỡ chớ không là danh dự của em mất tiêu không còn miếng nào hết trơn."

"Anh để ý ông mù đó mấy lần rồi, nhưng mà không có bằng chứng để báo chú công an, hay sao lần này đi trộm đúng tiền bà bán dầu, nên anh mới kết tội được."

"Hì hì, hay nay Quốc nghỉ bán đi, đạp xe với anh."

Hanh gạ gẫm em là vậy nhưng thực ra anh đã nhờ cô Liên bán đậu nom sạp thay cho đứa nhỏ. Hiếm lắm mới có ngày anh giáo được rảnh buổi chiều nên muốn đi đạp xe dạo trên phố.

"Anh nói gì kì vậy, em còn phải kiếm tiền nữa chớ, không đi chơi với anh Hanh được đâu."

"Em đừng lo, anh đã nhờ con bé Linh trông hộ tiệm rồi, có gì anh biếu nó chút hoa quả sau."

Thấy Hanh nhất quyết muốn đi chơi như vậy, em cũng mềm lòng đồng ý lời mời của anh.

"Nhưng anh để em ra sạp lấy xe đạp đã rồi mình hẵng đi."

Hanh nghe vậy liền cười thầm trong lòng vì xe của Quốc đã bị anh giấu ở sân nhà mình.

"Ơ, nãy em để xe đạp ở đây mà, sao giờ lại hông thấy đâu nữa."

Em nhỏ hốt hoảng đang định đi kiếm thì bị Hanh kéo ra chỗ xe mình.

"Thôi hay em ngồi yên sau xe anh đi, chắc con nhỏ Linh mượn tạm xe mà quên báo."

"Nhưn-..."

"Bộ em không tin anh sao?"

Hanh ra vẻ dỗi hờn để Quốc mủi lòng ngồi lên, đứa nhỏ thấy anh quay ngoắt ra chỗ khác liền vội đồng ý. Mà anh cũng thấy lạ lắm, chẳng hiểu sao mình lại thích đạp xe với cậu trai mới quen ba ngày trước, chắc do đây là tình làng nghĩa xóm khăng khít, gắn kết.

"Bám chắc nhé Quốc, anh đạp hơi bị nhanh đấy."

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro