Cứ bình tĩnh vận may sẽ đến. Phần II

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau đây mình xin tóm tắt câu chuyện cổ tích ở phần I:

Nàng công chúa không thích sống bám, không muốn cưới kẻ giàu sang, bị đuổi khỏi cung điện, đồng hành với nàng là con ngựa . Mang theo quyết tâm trở nên giàu hơn vua cha bằng chính đôi tay của mình, nàng gặp làm vợ một người bán than. Tuy cuộc sống cực khổ nhưng nàng vẫn chăm lo cho con ngựa thật tốt, cuối cùng chữa khỏi . Trong quá trình làm lụng vất vả, vào rừng đốt than, nàng đào được vàng. Sau đó nàng giàu hơn vua cha gấp năm mười lần.

Đoạn văn tóm tắt dài 100 chữ.

Bài học rút ra ở đây là gì? Công chúa giả vờ bán than và cái kết trở thành người giàu có nhất. Đừng bao giờ khinh thường người bán than.

Đùa. Mình thực sự không biết đây có phải là cổ tích hay không. Ban đầu nói người khác phải làm giàu bằng chính đôi tay của mình, đến cuối cùng hoá ra lại là mày không đào được vàng thì còn lâu mới giàu. Một câu chuyện thật mang tính nhân văn. Lag gì dữ vậy?

Đến với một câu chuyện hiện đại hơn. Tiểu thuyết "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Các bạn sẽ được học trích đoạn "Hạnh phúc của một tang gia" của tác phẩm này trong giáo án ngữ văn 11 hiện tại.

Nhân vật Xuân tóc đỏ chỉ là một tên cù bất cù bơ, sau vài lần may mắn được danh hiệu anh hùng, được gọi là ông đốc tờ Xuân. Ôi số thật là đỏ.

Nhưng mà.

(Đây là những gì thầy giáo dạy môn Đường lối chính trị Đảng nói với tụi mình)

Ai cũng bảo là may, nhưng có thật là vậy? Nếu không phải từng suốt ngày giới thiệu thuốc, làm sao biết chữa bệnh? Dù cho có may mắn tên đối thủ vòng chung kết môn quần vợt không tham gia thì Xuân cũng phải vượt qua rất nhiều đối thủ mới có thể đến được vòng chung kết. Và Xuân Tóc Đỏ làm được như thế là bởi hắn đã làm công việc nhặt banh.

Nàng công chúa bán than không đi lên rừng đốt than sao có thể tìm được vàng? Nếu không cố công nuôi cho con ngựa béo tốt thì có đời nào được đạo sĩ chú ý rồi kết quả giúp nó khỏi mù.

Chúng ta cũng biết rằng xác suất việc chúng ta nằm yên há miệng dưới gốc sung mà trái sung rơi trúng miệng là hoàn toàn không thể.

Không mua vé số sao có thể trúng số?

Vậy nên, viết truyện đi, không làm gì lại mong mình nổi tiếng trên Wattpad này? Người lạ vậy thì sống một mình đi.

Quay lại với việc so sánh tác phẩm "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng và câu chuyện cổ tích "Công chúa bán than".

Ngay từ cái tên truyện chúng ta cũng nhận thấy sự khác biệt. Tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng đã nói rõ: Xuân Tóc Đỏ là một thằng số đỏ, còn với câu chuyện cổ tích kia chúng ta đã mường tượng hình ảnh nàng công chúa chịu thương chịu khó.

Với phong cách trào phúng của tác giả, càng vào sâu chúng ta càng thấy cái vận đỏ của ông Đốc Tờ Xuân mà không để ý đến những yếu tố năng lực con người mà mình đã nêu ở trên.

Còn với câu chuyện cổ tích, các tình tiết như nàng công chúa vất vả leo núi ba tháng chữa mắt cho ngựa hay suốt ba tháng ròng thồ từng thỏi vàng về nhà khiến người ta không chú ý đến việc nàng ta giàu có là nhờ may mắn.

Không dừng lại ở đó. Tác phẩm "Số đỏ", diễn biến truyện thể hiện mọi người ai cũng nhìn nhận Xuân tài giỏi, câu chuyện cổ tích kia cũng mọi người thừa nhận nàng công chúa hay lam hay làm.

Nhưng hai câu chuyện lại hoàn toàn khác nhau: Một Đốc Tờ Xuân tất cả đều là may mắn, một nàng công chúa có tất cả nhờ vào bàn tay trắng.

Tại sao lại như vậy? Vì "Số đỏ" là tác phẩm trào phúng, chê trách. Còn truyện cổ tích là để đem đến một bài học nhân văn.

Ngầu quá đúng không?

Cũng là tình tiết như thế, nhưng qua tính chất khác nhau lại trở thành hai thứ không có gì dính dáng đến nhau. Tuyệt vời.

Không biết trước khi viết "Số đỏ" tác giả có biết đến câu chuyện cổ tích kia chưa nữa? Tự nhiên ngưỡng mộ nhà văn Vũ Trọng Phụng ghê cơ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro