Rập khuôn? Không thể thành công. Phần I

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sau phần viết nhảm nhí vừa rồi. Mình xin viết một phần có lý hơn để tạ tội.

Rập khuôn này không chỉ có một phần.

Cách thức rập khuôn đầu tiên chính là lặp lại chính mình.

Hay mình sẽ gọi bằng một cái tên mỹ miều hơn: Chủ nghĩa kế thừa.

Đầu tiên, mình xin giới thiệu một bộ truyện tranh. Mà cũng không cần làm gì. Đây chính là bộ truyện mình đã nhắc đến trong mục "Sưu tầm truyện tranh".

"Thông linh phi"

Đã lâu không đọc nên mình cũng không biết rõ, chắc cũng được khoảng 300 chap rồi.

Dạo này tác giả bộ truyện ấy ra thêm một truyện nữa (không, chính xác là nhóm dịch dịch thêm một bộ truyện nữa của tác giả ấy), mình đọc được khoảng 15 chương và nghỉ luôn.

Lí do?

Ngoài việc nhân vật có ngoại hình không khác gì nhân vật truyện trước (đây là điều không thể tránh khỏi) thì đến cả xây dựng hình tượng nhân vật cũng thế.

Nữ chính cũng tài giỏi và hơn hết thảy là có năng lực thông linh.

Dẹp mẹ đi.

Không cần biết cốt truyện có thú vị hay không nhưng thế là đủ rồi.

Có rất nhiều người cũng thế, không có sự đổi mới, họ không chán hay sao? Mình không biết.

Chúng ta sẽ nói về chủ nghĩa kế thừa này. Có rất nhiều lí do để việc rập khuôn xảy ra. Nhưng theo mình là hai:

Thứ nhất: Đã một lần thành công sẽ có lần hai.

Mình quan niệm, một câu chuyện nổi tiếng, không chắc đã là truyện hay, chẳng qua là bởi nó phù hợp với thị hiếu của phần đa dân chúng đương thời.

Điển hình như nhà thơ Xuân Diệu, những bài thơ tình của Xuân Diệu rất được giới trẻ thời ấy yêu mến, người ta nhẩm đến thuộc, chép tay truyền nhau. Nhưng cũng những bài thơ ấy mà xuất hiện trong bối cảnh thời nay, khi mà con người chạy theo tiền tài danh vọng, những tình yêu đơn thuần bị rất nhiều yếu tố chi phối thì có mấy ai nhận ra được cái hay trong những bài thơ ấy?

Bởi thế, một tác phẩm muốn được đi đến bất hủ phải là một tác phẩn được công nhận trong mọi thời đại.

Mình đọc "Những người khốn khổ" của Victor Hugo, người ta ca ngợi là một tuyệt tác. Nhưng mình nghĩ đó là đối với người Pháp thôi, câu chuyện đánh động đến tâm hồn mỗi người là bởi vì nó mang yếu tố nhân văn rất lớn. Nhưng nếu như bạn đọc câu chuyện ấy mà không hiểu về lịch sử Pháp, không biết về hoàng đế Napoléon, bạn sẽ không thể cảm nhận hết cái hay của nó được.

Đi xa rồi, quay lại. Như bộ truyện "Thông linh phi" trên, bởi vì mình không phải người Trung Quốc nên mình sẽ không bàn đến tác giả. Mình xin nói đến nhóm dịch.

Vì truyện "Thông linh phi" rất thành công nên họ dịch thêm truyện này. Chứ nếu không liệu họ có làm, chính tác giả cũng vậy thôi? Bộ truyện "Thông linh phi" thành công là bởi có sự mới mẻ. Sự mới mẻ ấy nằm ở nàng phi có năng lực thông linh, và câu chuyện tiếp theo cũng thế thì đã chẳng còn là mới mẻ nữa rồi.

Mình muốn nói, bạn đừng bao giờ lặp lại chính tác phẩm của mình (tất nhiên mình không nói tác giả trên lặp lại tác phẩm, bởi vì mình không đọc nữa nên có thể nội dung khác hoàn toàn thì sao?)

Tại sao bạn không nên lặp lại tác phẩm của mình? Bạn lặp lại nó là bởi bạn đã nhờ nó mà thành công. Nhưng nên nhớ: Khi bạn viết tác phẩm A, chỗ đứng của bạn hoàn toàn khác với tác phẩm A1.

Tác phẩm đầu ra đời khi bạn còn ở vị trí thấp, khi nó thành công thì bạn đã ở trên một vị trí cao hơn rồi. Điểm xuất phát khác nhau, không thể sử dụng cùng một phương thức được.

Cùng nghe mình kể một câu chuyện: về vị tổng thống đương nhiệm của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: tỷ phú Donald Trump.

Không biết bây giờ còn không. Nhưng khi mới nhậm chức tổng thống Donald Trump vẫn đi chiếc xe đã đồng hành với ngài từ trước cả khi ngài trở thành tỷ phú. Trong khi đó con trai ngài lại lái siêu xe. Khi được đặt câu hỏi như thế, vị tổng thống này đã trả lời rằng:

"Tôi đi xe ấy bởi vì bố tôi là một nông dân. Còn con trai tôi đi siêu xe bởi vì cha nó là tỷ phú."

Dựa vào ý tưởng của Đen Vâu. Nói dễ hiểu là bạn bước đi bắt đầu từ một lối nhỏ, đến khi bạn đứng trên đại lộ rồi, bạn phải thay đổi một phương tiện khác cho phù hợp với giá trị của chính con người bạn lúc đó.

Một sự rập khuôn rất rõ nét chính là "Hồng nhan", "Bạc phận", "Sóng gió".

(Tui là người vô cảm không màng thời thế nên đừng nhắc đến mấy cái scandal gần đây. Mình quan niệm rằng ai cũng là nghệ sĩ là diễn viên, biết đâu tất cả đều là một vở kịch để tự buff bản thân? Rõ ràng cả hai đều đang nổi lên trông thấy cơ mà ☺ Vậy nên chẳng đứng về phía ai, chẳng cần phải bận tâm. Cứ quay lưng với cả thế giới để không phải muộn phiền. Cứ chạy theo trò đùa của người khác biết đâu đến cuối cùng mình mới là người bị tổn thương.)

Bộ ba nhạc phẩm kia thế nào? Giống nhau đến mức mình chẳng phân biệt được. Được cái cả ba đều hay và nổi. Nhưng họ có chỉ chính xác được là cái nào hay không?

Đừng lặp lại chính mình, đó là bạn tự hạ thấp giá trị bản thân. Bạn đang đứng trên đỉnh cao, tại sao lại làm theo đúng cái cách mà bạn đã làm khi còn đứng dưới chân núi chứ? Không thể thành công được đâu.

Lấy một ví dụ thực tế. Nghệ sĩ PSY với bài hát nổi tiếng Gangnam Style, chỉ ra mắt vào hai tháng cuối năm nhưng đánh bật bài hát Roly Poly của T-Ara đang đình đám bấy giờ khỏi giải "Bài hát của năm". Là một bài hát để đời, là ước mơ của bao nghệ sĩ. Và thế là người ta ngày đêm mong đợi tác phẩm tiếp theo của nghệ sĩ này, chuyện gì xảy ra sau đó? Bài hát "Gentlemen" ra mắt sau đó nửa năm cũng mang cùng một phong cách với bài hát trước đó nhưng lại không thể đạt được thành công như trước. Gangnam Style nổi tiếng vì sự độc, lạ của nó, Gentlemen thì không.

Điểm xuất phát đã thay đổi, con người buộc phải thay đổi. Công chúng không rảnh chờ đợi bạn quay lại vạch xuất phát.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến chủ nghĩa kế thừa hay là việc tạo hình nhân vật như tác phẩm mình đã nói trên, chính là bởi sự bảo thủ của tác giả.

Đa số các nhân vật chính là để thể hiện niềm khao khát của chính tác giả. Họ muốn tạo ra một nhân vật hoàn hảo.

Và khi nhân vật trước đó đã hoàn hảo thì buộc nhân vật sau phải hoàn hảo hơn. Thế là nhân vật sau lấy toàn bộ những đặc điểm của nhân vật trước lại còn thêm một vài thứ nữa.

Điển hình như Boruto, chuyện này không liên quan đến tác giả nhé. Mình không coi nên mình cũng không biết nhưng mà hình như rất bá đạo, dùng được cái này cái kia không thua gì Naruto lại còn có thêm con mắt gì đó nữa.

Với những nhân vật tạo hình vượt cả Thượng Đế như thế mình chỉ muốn nói là: Chơi một mình đi bạn, ai rảnh đâu chơi với bạn.

Gosho Aoyama có một nhân vật nổi tiếng trên thế giới "Kudo Shinichi" hay quen thuộc hơn là "Edogawa Conan". Bên cạnh chàng thám tử tài năng này ông ấy còn có một siêu trộm KID, còn một chàng kiếm khách Yaiba.

Nếu bạn không thể thay đổi hình tượng nhân vật, bạn muốn nhân vật của mình phải xinh đẹp, tài giỏi, bá đạo. Bạn phải thay đổi hoàn cảnh.

Đa phần những tác giả nghiệp dư như chúng ta đã định hình sẵn nhân vật rồi nắn bóp bối cảnh cho phù hợp. Chúng ta ít khi chuẩn bị một bối cảnh hoàn hảo rồi mới đặt nhân vật vào.

Ví dụ: Bạn có thể nói bạn thích chủ đề chiến tranh. Bạn không thích viết cái khác. Sao bạn không nói rằng tôi thích nhân vật của tôi là một đại tướng? Chiến tranh đâu chỉ có tướng quân, còn binh sĩ, hậu phương...ngựa chiến ☺

Cùng là chiến tranh, bạn có thể tạo ra rất nhiều nhân vật khác nhau. Bạn muốn nhân vật của mình phải là tâm điểm? Trong thời chiến ai để mắt một lính quèn? Không. Đã là truyện của bạn thì dù có là ăn xin cũng làm được nhân vật chính. Nhân vật của bạn có thể là một tướng sĩ cưỡi ngựa ra trận thời cổ đại, có thể là một quân y hậu phương tận tâm hay là một phóng viên chiến trường nhiệt huyết.

Nếu đã là nhân vật chính thì hoàn cảnh có thế nào tất nhiên vẫn sẽ nổi bật.

Cứ giữ quan điểm của bạn về nhân vật, xinh đẹp, tài giỏi. Thay đổi tính cách, có người tốt bụng gần gũi thì lại có kẻ ngạo mạn khó ưa. Đâu phải nhân vật nam là phải lạnh lùng, tàn nhẫn, nữ thì thánh thiện hoà ái.

Một chuỗi những thứ lỗi thời chỉ khiến người xem chán ngán. Không lẽ bạn không chán chính mình sao?

Phần II sẽ xuất hiện khi mình viết xong ☺ cám ơn các bạn đã đọc đến tận dòng này ♥

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro