Hanh.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tại Dân bó gối góc tường, nhấp môi chút cà phê, tư lự giữa trời vãn mây. Chọn chỗ bắt nắng, nó ngồi thu lu một mình, ngó trân trân mớ giấy xanh đỏ, chẳng bất ngờ gì khi cu cậu tẻ sang trái khi lớp toán ở lề phải của giao lộ.
Đoạn, vội dấm dúi tờ bạc vào tay Nhân Tuấn cùng dăm câu ba láp ngoa nguýt về chuyện sẽ thôi chây lười vào tuần tới, Tại Dân lười nhác nhấp cà phê. Cái trời hanh nắng làm nó đâm ra mụ mị, hết sinh lực và lừ đừ. Thế bởi nó phát lười, lớp học thêm của nó ngay trước mắt đấy thôi, loáng thoáng tiếng quát tháo. Nhoáng, Nỗ đến rồi.

Nỗ đèo con cub cánh én tới, con xe đâu từ thời ba nó vòi nội mua cho, tróc sơn, cà tàng đến ớn. Mà ngộ, Tại Dân lại ưng. Sau lần nhỡ độ xe quá trớn thằng Nỗ bị mấy anh cơ động vịn lại hỏi thăm, rồi giam xe. Rồi thế nó vô sản, đành dùng con cánh én của ba để sau sân nhà xài đỡ. Chậm rì rì, sáng đèo cậu Dân đi học cùng cũng ngốn gấp rưỡi thời gian. Đứng trước cổng trường kín bưng, bác gác cổng ngoảnh mặt đi, hai đứa cười ngốc.

- Rồi giờ đi đâu hở cậu Dân. Tui ngán vụ lòng vòng ngoài phố lúc hai rưỡi trưa lắm rồi nha cậu.

Tại Dân cười xòa chuộc lỗi, mà thực ra nó chẳng nghĩ ngợi gì nhiều sất, cúp học hử, mau lẹ gọi Nỗ, thế là xong. Ậm ờ vài cung đường cho có lệ ,Tại Dân thúc Nỗ chạy xe. Thằng Nỗ làu bàu rồi cũng đề ga, dở hơi đến thế là cùng. Hai thằng mười một choai choai long nhong giữa trưa nắng, vô định điểm dừng, mà kệ, Tại Dân ưng là được. Con cub cánh én vẫn như mọi ngày, chậm rì rì băng qua con hẻm nhỏ. Lách khéo một chút, đây gần nhà thằng Dân, dì tư út còn bán bánh mì ngoài ngõ. Lạng quạng để bả thấy là coi như thằng Dân tiêu đời. Bả biết là bả méc ba thằng Dân liền, rồi ba thằng Dân qua mắng vốn với má thằng Nỗ, toi.
Đi thêm vài mét, hơi rén, thằng Nỗ nghía xem dì tư út. Vừa ngay dì đang lụi cụi sửa lại cái bếp ga, nép sát mép tường đối diện dì, Nỗ phóng xe ra đường lớn.

-Nè, mốt có kêu tao rước thì đi xa xa khúc có dì tư út dùm. Gì chứ bị bả nhéo tai một lần là tao ớn lắm rồi. - Nỗ gắt, mang tai giật giật khi nhớ lại, mồ hôi đổ nơi lưng áo.

Tại Dân cười cười, phe phẩy tay quạt cho Nỗ, ừ thì thằng Nỗ cũng dịu bớt.

- Hôm đó mày ghẹo chị Lâm con dì tư út chi, bị vậy cũng đáng.

Nỗ hậm hừ, lỗi nó, nó cãi gì được nữa đâu. Thằng Nỗ dốt mấy môn tự nhiên thiệt, nhưng không có dốt văn. Nó biết nó cố nói nữa thì sẽ thành cãi cùn, cãi bướng, mà với Tại Dân thì sao nó cũng nhường. Thôi nói chuyện dì tư út, hai đứa thin thít, thôi nói mà chuyển sang ngắm sài gòn. Hai tay nắm hờ đặt trên thắt lưng Nỗ, Tại Dân lười biếng tựa người vào lưng người phía trước, cổ thằng Nỗ thoang thoảng mùi gỗ thông. Đoạn, Nỗ cất lời, gợi chuyện cũng như làm Tại Dân ngưng lảm nhảm mấy từ vô nghĩa bên tai.

- Nhà cửa dạo này sao rồi.

- Ờ thì cũng thế thôi, mẹ đi biệt tích, ba công tác suốt ngày. Tao ở nhà một mình chán lắm, hay tối nay xin má qua nhà tao ngủ đi Nỗ. - Tại Dân đáp lời với cái giọng lè nhè, họa may có đổi âm vực ti tí ở cuối câu.

- Hôm nay Tuấn không qua nhà giảng lại bài cho mày à? Rủ tao qua rồi sao học.

- Thì mày đợi chút, nấu gì đó cho tụi tao ăn. Mày nấu xong là tao học xong.

Nỗ gật gù, tỏ vẻ đồng ý. Hồi sau nó mới tỏ cái ý bẻ lái chủ đề của thằng Dân. Nhà thằng Dân giàu, ừ giàu cực, mà nó vẫn hay xỏ tông lào vô chợ cùng thằng Nỗ để đi săn mấy cái quần đùi seo-ọp. Ba nó vẫn cứ quần quật công tác để củng cố cái sự giàu của nhà nó, rồi mẹ nó bỏ nhà đi. Không ai biết vì sao mẹ nó bỏ nhà đi, mà thằng Dân cũng ngờ ngợ hiểu ra. Mấy hôm đầu mẹ thằng Dân đi, Tại Dân bị Nỗ kéo sang nhà nó ở suốt tuần lễ. Cơm bưng, nước rót, đón đưa. Lũ bạn cứ bảo thằng Nỗ tốn sức quá, Tại Dân tính ra cũng chẳng phải dạng bánh bèo ủy mị, lo thừa. Nỗ nghe đến đó cũng hơi ngẩn người, mà thôi, chắc tại Nỗ thương Dân.

- Nỗ nè, nghe đâu Đông Hách a16 thích tao. - Giọng Tại Dân nhẹ tênh, nghe như chẳng phải chuyện của nó. Đông Hách a16 học cách lớp hai đứa hai dãy phòng học. Mà hay thế là cùng, Hách nghía được Tại Dân trước cả Đế Nỗ.

Khụt khịt mũi, Nỗ cười trừ, suy cho cùng Đông Hách hơn nó ở lá gan. Ui trời, lá gan với chả lá lách, chẳng qua thằng Hách được cái lắm cơ hội, Nỗ nghĩ. Thằng Hách xí được chân hát chính trong câu lạc bộ văn nghệ của trường, được dịp độc tấu là nó đổi lời câu cuối thành mấy câu tỏ tình sến rện, gớm.

- Rồi tính nhận lời hay gì mà tự dưng nhắc tới thằng đó?

- Ờ, vậy cũng được, ý hay đó.

Thắng xe gấp, Nỗ để xe bên vệ đường cùng Tại Dân ngơ ngác, quạu quọ đi băng sang đường. Lát sau quay lại mà dúi vào tay Tại Dân chai nước sẫm màu.

-Trời nóng quá dừng lại xíu mua nước sâm uống. Rồi giờ đi tiếp, mày muốn đi đâu? Đây cũng gần chợ hoa, có muốn tạt qua mua hoa tặng Hách không cậu Dân.

Đánh nhẹ bả vai Đế Nỗ, Dân bảo Hách còn lâu mới là gu nó, giỡn thôi, nó còn mê học, không tới lượt hò hẹn chiếm phần đâu. Biết Nỗ lẫy, Tại Dân cũng không nói gì thêm. Nỗ quạu rồi, tắt hứng đi dạo phố, giờ mà bảo thằng Nỗ đi vòng vèo tiếp thể nào nó cũng càm ràm. Biết ý, Tại Dân nhẹ giọng kêu Nỗ tới quán há cảo của anh Hi. Bụng réo, hai đứa dạo phố quên mất cử trưa.

Ba rưỡi trưa quán vãn khách, anh Hi thấy con xe đèo hai đứa từ xa đã vui vẻ vẫy tay. Thúc tụi nó vào quán ngồi lẹ, anh Hi xắn tay áo xếp con cánh én vào góc tường. Anh Hi, tên đầy đủ là Hoàng Húc Hi. Anh kể thiệt ra ảnh tên Huy, mà do papa ảnh bị ngọng nên lúc đặt tên hai bên nội ngoại nghe rõ mồn một chữ 'Hi!', cái rồi ảnh chết tên từ đó. Sơ lược về anh Hi một chút. Anh Hi nhỉnh hơn Nỗ, Dân hai cái xuân, sanh diên năm nhứt hẳn hòi. Ảnh nói ảnh học ở rờ-mít, ba ảnh là người Hoa, sống ở Sài Gòn từ lúc lọt lòng nên thành ra một câu ảnh nói đầy đủ ba thứ tiếng. Đầu dây mối nhợ cho chuyện Nỗ,Dân quen anh Hi là anh Hưởng, hay thằng Nỗ còn gọi là anh ba. Trong xóm ai cũng biết anh Hi have-a-crush-on anh Hưởng, chỉ có anh Hưởng là còn ngu ngơ (mà có khi là ảnh giả bộ).

- Đi đâu tiện đường ghé thăm anh vậy hai đứa.

- Hai đứa định ra quận nhứt lận, mà Dân nói thèm há cảo nên ghé quán anh. - Nỗ khoác vai anh Hi cười nói

Húc Hi đang lấy lòng Đế Nỗ, phải. Chỉ cần có dịp anh Hi liền cắp cổ cậu Nỗ đi chơi với anh. Mà chủ yếu là cùng anh đi ăn cho bằng hết phố người hoa rồi ra tiệm net. Có lần Nỗ sang nhà rủ anh đi net vào sáng sớm, anh Hi còn chếnh choáng men rượu nhưng cũng cố đi cho Nỗ vui (tại nó là em của crush). Thua mấy ván liền, mấy thằng cấp hai ngồi kế cười anh, rồi anh Hi quạu, tả lị lụ mụ với tụi nó một hồi lên phường cả đám. Sau vụ đó anh Hưởng ngó lơ anh Hi hai tuần liền.

- Mốt sáng sớm đừng có lôi anh đi chơi nghen mầy. Hưởng giận dai lắm, đừng làm nó giận anh nữa nha Nỗ. Seriously! Hưởng giận cái anh neomu lonely.

Nỗ,Dân té ra cười, nghiêng ngả suýt mà bật ngửa. Bên kia anh Hi cũng cong mắt cười, anh khổ mà tụi nó vui thì coi như anh cũng vui lây một phần. Tán dóc một hồi anh Hi để ý thấy Tại Dân có vẻ rầu rầu không vui hẳn, anh đuổi khéo Đế Nỗ vào trong bếp, nhờ mấy cô phụ việc chỉ cho thằng nhỏ cách làm há cảo.

- Buồn chuyện ba mẹ hả Dân.

Tại Dân đảo mắt, ngắt ngứ không tròn câu.

- Không anh, cũng không hẳn... Chỉ là... nhiều chuyện lắm.

- Nghe Nỗ nói ngoại bên Mỹ kêu em qua ở cùng. Nếu được thì sắp xếp đi đi, ở bển có tiềm năng phát triển hơn.

Tại Dân cười, nó biết anh Hi lo cho nó nên mới khuyên nó đi. Mà kẹt nỗi Tại Dân còn thương Sài Gòn lắm, khắc khoải nhớ thương của nó gì cũng ở đây. Giờ khăn gói mà đi trong lòng lại rấm rứt. Dân chờ mẹ nó về nhà, chờ ba nó công tác xong, chờ định rõ mơ mộng, xong xuôi nó mới đi. Mà trên hết, anh Hi biết nó chờ Nỗ. Húc Hi đùa, con trai nhà họ Lý kì cục cả bọn, cứ lập lờ mãi, làm người ta chẳng biết đường đâu mà lần.

- Mà Dân nè, buồn gì thì cứ nói anh nghe. Biết đâu anh giúp được gì. Còn không thì phải nói với Nỗ, nó lo cho em dữ thần. - Anh Hi siết tay Tại Dân nói.

Chốc, Tại Dân nghĩ người như anh Hi mà là con một thì phí quá, nếu mà anh Hi có em, cá chắc là ảnh mặc sức cưng chiều nó cho coi. Mà vì anh Hi không có mống em nào nên thằng Dân xin chiếm dụng anh Hi một chút. Nói hồi Tại Dân khoái anh Hi quá thành ra hai anh em rì rầm hồi lâu. Giờ tan tầm, quán bắt đầu đông khách, Tại Dân xin phép anh Hi về trước, đoạn, nó vào bếp mà lôi cậu Nỗ-bột-mì-phủ-trắng-người đi cùng. Anh Hi cười vẫy tay, tiếng nẹt bô xa dần.

Cont.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro