Đời sống đế vương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Điều "Tạm ở lại cung cấm" ghi trong "điều kiện ưu đãi" không quy định thời hạn cụthể. Trừ ba toà nhà cắt cho Dân quốc ra, những nơi khác còn lại trong Tử cấm thành đều thuộcphạm vi "cung cấm". Trong khoảng thế giới nhỏ bé chật hẹp ấy, cho đến năm Dân qụốc thứ 13mới bị Quốc dân quân đuổi khỏi Hoàng cung, tôi đã sống qua thời niên thiếu rất hư hỏng. Hưhỏng vì đã là thời đại nước Trung Hoa được gọi là Dân quốc, loài người đã tiến vào thế kỷ 20 rồimà tôi vẫn sống theo nếp đê vương cũ rích không một chút đổi thay, vẫn thở hút bụi bậm của thếkỷ thứ 19 để lại. 

Mỗi khi nhớ lại thời thơ ấu, trong óc tôi bất giác lại hiện lên toàn màu vàng. Mái ngóilưu ly màu vàng, kiệu màu vàng, đệm ghế màu vàng, thắt lưng màu vàng, lót áo, lót mũ màuvàng, bát đĩa sứ dùng trong lúc ăn cơm uống nước, vỏ bông ủ liễn cháo, bìa bọc sách, rèm cửa,cương ngựa... không một thứ gì không màu vàng. Loại màu gọi là vàng chói thì chỉ một người cóquyền sử dụng, từ thuở nào đã gây cho tôi ý thức "duy ngã độc tôn", làm cho tôi khác hẳn mọingười về "thiên tính". 

Đến năm tôi 11 tuổi, theo quyết định của các thái phi, bà nội và mẹ tôi bắt đầu đượcvào cung "hội thân", em trai thứ hai - Phổ Kiệt - và em gái lớn cũng theo vào ở chơi với tôi mấyngày. Hôm mọi người đến lần thứ nhất không khí hết sức buồn tẻ. Tôi và bà nội ngồi trên giườnglò (35), bà xem tôi bày bài bói quẻ trên kỷ chè, các em khúm núm đứng dưới đất, yên lặng nhìntôi không chớp mắt, khác nào đứng hầu ở một công đường. Về sau, tôi nghĩ ra một cách đưa cácem tôi vào điện Dưỡng Tâm, nơi tôi ở; tôi hỏi Phổ Kiệt:

 - Ở nhà các ngươi hay chơi trò gì? 

- Phổ Kiệt biết chơi trò bịt mắt bắt dê - em trai thứ hai kém tôi một tuổi đáp lại mộtcách cung kính. 

- Các ngươi cũng biết chơi trò bịt mắt bắt dê ư, trò chơi này thú lắm.

 Tôi khoái lắm. Trò chơi này tôi đã từng chơi với bọn thái giám nhưng chưa được chơivới trẻ con ít tuổi hơn. Thế là chúng tôi chơi ngay ở điện Dưỡng Tâm. Càng chơi càng vui. Cácem tôi cũng quên cả nghi lễ bó buộc. Sau chúng tôi buông tất cả rèm che ngoài cửa xuống khiếncho trong nhà tối om. Em gái kém tôi hai tuổi vừa thích lại vừa sợ, tôi và Phổ Kiệt lại hè nhaudoạ nó, chúng tôi thích quá vừa cười vừa kêu la ầm ỹ. Choi trò bịt mắt bắt dê đến mức mệt nhoài, chúng tôi leo lên giường lò nghỉ, tôi lại bảo các em nghĩ trò chơi mới lạ khác. Phổ Kiệt đăm đămsuy nghĩ hồi lâu không nói không rằng, chỉ nhìn tôi cười. 

- Nhà ngươi nghĩ gì thế? 

Hắn vẫn nhe răng cười thộn. 

- Nói mau, nói mau! - Tôi nóng nảy giục, đinh ninh là hắn đã nghĩ ra trò chơi gì thúvị, không ngờ hắn nói: 

- Tôi tưởng, à quên, Phổ Kiệt tưởng hoàng thượng nhất định phải khác thường, phảicó bộ râu dài lê thê như trên sân khấu, - vừa nói hắn vừa hoa tay làm điệu vuốt râu. - Ai ngờđộng tác ấy gây tai hoa cho hắn vì tôi trông thấy vải lót trong tay áo hắn rất giống màu sắc tôiquen. Mặt tôi tức khắc sa sầm:

 - Phổ Kiệt, đây là màu gì, nhà ngươi cũng đáng mặt được dùng ư? 

- Đây thưa đây là màu vàng vỏ hạnh đấy ạ.

 - Nói càn, đây không phải là màu vàng chói sao? 

- Muôn tâu... 

Phổ Kiệt vội vã buông thõng hai tay cúi dầu đứng nép một bên. Em gái chạy lại đứngnép sau lưng hắn sợ phát khóc. Tôi vẫn chưa thôi : 

- Đây là màu vàng chói, không phải thứ nhà ngươi dùng được. 

- Muôn tâu... - Em trai tôi trả lời phận bề tôi trong tiếng "muôn tâu". 

Tiếng "muôn tâu" đã tuyệt tích từ lâu. Ngày nay nghĩ lại âm thanh ấy làm cho ngườita bật cười. Nhưng từ tấm bé tôi đã quen cái đó lắm rồi, trái lại nếu có ai không dùng âm điệu ấythì tôi không thể dung tha được. Với việc quỳ lạy cũng thế. Từ thuở nhỏ tôi đã quen thấy ngườita lạy tôi, phần lớn là những người tuổi tác nhiều hơn tôi mấy chục lần, có người là bề trên tronghọ tôi, có người mặc áo bào triều Thanh, cũng có người mặc đại lễ phục kiểu Tây của Dân quốc. 

Trong việc đó tôi không thấy quái đản chút nào và quen rồi, cho là chuyện bìnhthường còn có sự phô trương bày vẽ hàng ngày nữa. 

Nghe nói có một thanh niên khi đọc truyện "Hồng lâu mộng" cảm thấy kỳ lạ vô cùng,không hiểu tại sao sau lưng và xung quanh các nhân vật như Giả Mẫu, Vương Phượng Thư baogiờ cũng có một đám đông người, dù họ chỉ đi từ phòng này sang phòng khác cũng có một đámngười như đàn ong theo sau, không khác một cái đuôi Thật ra cái đuôi trong "Hồng lâu mộng"còn nhỏ hơn cái đuôi ở Hoàng cung rất nhiều. Sự phô trương bày vẽ trong "Hồng lầu mộng"giống sự phô trương bày vẽ trong Hoàng cung thu nhỏ lại, cái đuôi ấy cũng thế. Những lúc tôiđến cung Dục Khánh học, đi thỉnh an các thái phi, du ngoạn hoa viên hàng ngày đằng sau đều cócái đuôi. Mỗi lần tôi đi chơi vườn Di Hoà không những phải có cái đuôi mấy chục chiếc xe ô tômà còn phải thuê cảnh sát của Dân quốc canh phòng suốt dọc đường. Mỗi chuyến đi chơi nhưvậy tốn phí mấy nghìn đồng bạc. Mỗi lần tôi đến chơi ở Ngự hoa viên, cũng phải tổ chức thànhhàng ngũ như sau: đi trước tiên là một thái giám của phòng Kính sự, phận sự của y không kháctiếng còi xe hơi, miệng y luôn luôn phát ra tiếng "xuýt xuýt" để bảo cho mọi người biết mà maumau tránh ra. Sau đó chừng hai mươi bước là hai viên tổng quản thái giám, lạch bà lạch bạch đitrước dẫn rượu sát hai bên lề đường. Chừng mười bước sau là hàng trung tâm có tôi hoặc tháihậu. Nếu đi kiệu thì hai bên kiệu đều có Ngự tiền thái giám phù gióng kiệu đi theo để tiện saibảo. Nếu đi bộ thì họ dìu đi. Theo liền đó là một thái giám cầm tàn, sau tàn mấy bước là đámđông thái giám bưng các đồ vật hoặc đi tay không, có người bê giường thêu để tiện bề nghỉ ngơibất cứ lúc nào. Có người bưng quần áo để tiện thay đổi, có người cầm tàn che nắng, tàn che mưa.Sau đám Ngự tiền thái giám là thái giám Ngự trà phòng bưng một số quả son đựng các thứ bánhđiểm tâm, cố nhiên là cả ấm đun nước, chén tách... Sau nữa là thái giám ngự phòng kĩu kịt quẩy gánh trong đó chứa các loại thuốc thông thường và thuốc cấp cứu, những thứ không thể thiếuđược là bấc đèn, nước hoa cúc, nước rễ cỏ lau, nước lá tre, nước cật giang, mùa hè nhất định cóHoắc hương chính khí hoàn, Lục hợp dịch trung hoàn, Kim y thư khứ đan, Hương nhu đan, Vạnứng đỉnh sa dược, Ty ôn tán, bất cứ mùa nào cũng phải có thuốc tiêu thực Tam điểu ẩm... Cuốicùng là thái giám xách bô đi đại tiểu tiện. Nếu không đi kiệu thì đi theo cùng, kiệu cũng theomùa mà chia ra kiệu ấm, kiệu thoáng. Cái đuôi trăm thứ bà dằn ấy mấy chục người, ấy thế mà lúcđi đứng cũng rất im lặng, an nhàn, hàng lối ngay ngắn.

 Cái đuôi ấy cũng thường bị tôi làm rối tung lên. Như mọi đứa trẻ khác, lúc còn nhỏ hễcao hứng lên là tôi cất chân chạy lung tung. Ban đầu bọn thái giám cũng phải chạy theo khôngrời xa nửa bước, chạy đến mũ mãng tả tơi, thở hồng hộc. Sau này lớn lên một chút, tôi cho họđứng đợi, thế là trừ bọn ngự tiền thái giám ra, những người bưng quả, mang đồ vật, quẩy gánhđều đứng yên bên đường, đến lúc tôi chạy đã chán chê họ lại bắt đầu đứng vào đằng sau tôi. Saunày biết đi xe đạp, tôi ra lệnh cho mọi người cưa hết bậc cửa ở hậu cung đi, như vậy là tôi tha hồphóng đi khắp mọi nơi không bị cản trở gì hết, cái đuôi tất nhiên cũng không tài nào theo tôiđược nữa nên phải tạm thời bãi bỏ. Ngoài việc đó ra, những hoạt động hàng ngày như đi thỉnh ancác thái phi, đến cung Dục Khánh học, v.v... vẫn phải có cái đuôi nhất định theo sau. Lúc bấygiờ, nếu sau lưng không có cái đuôi ấy tôi cảm thấy mất tự nhiên. Trước kia, khi nghe người takể chuyện vua Sùng Trinh đời Minh đến đoạn chót nói rằng: bên cạnh vua Sùng Trinh chỉ cònmột người thái giám thì trong lòng tôi cảm thấy ngậm ngùi. 

Sự phô trương bày vẽ hao phí nhân lực, tài lực hơn cả là việc ăn uống. Về việc ă củavua có hẳn một lô thuật ngữ riêng, tuyệt đối không cho phép ai được nói lầm. Cơm không gọi làcơm mà là "thiện", ăn cơm gọi là "tiến thiện". Bếp gọi là "phòng ngự thiện". Đến giờ ăn cơm -thật ra không có giờ giấc nhất định, hoàn toàn do vua tự quyết định. Tôi nói một câu "truyềnthiện", Ngự tiền thái giám đứng hầu liền theo đó mà nói "truyền thiện" với Điện thượng tháigiám ở Minh Điện của diện Dưỡng Tâm. Điện thượng thái giám lại truyền câu đó cho thái giámphòng Ngự thiện chờ ở Tây trường... cứ như thế mà truyền mãi ra tận trong phòng Ngự thiện. Đólà một đội ngũ mấy chục thái giám ăn mặc chững chạc. Họ khiêng 7 chiếc bàn lớn nhỏ, bưngmấy chục chiếc quả sơn son vẽ rồng vàng tấp nập kéo đến điện Dưỡng Tâm. Tới Minh điện thìdo các tiểu thái giám tay áo trùm thêm mảnh vải trắng muốt đỡ lấy đem bày ở Đông Noãn các.Hai bàn món ăn thường ngày, mùa đông đặt thêm bàn lò ăn nhúng, ngoài ra còn có ba bàn cácthứ điểm tâm, cơm, cháo, một bàn nhỏ món ăn mặn. Đồ dùng ăn uống bằng sứ men vàng chói vẽhoa vân rồng và viết chữ "vạn thọ vô cương". Mùa đông thì dùng đồ bạc, để trong ang sứ chứađầy nước sôi. Mỗi đĩa hay bát món ăn có một cái thẻ bạc, làm như vậy là để đề phòng bị đánhthuốc độc và cũng do nguyên nhân ấy trước khi bưng thức ăn cho vua dùng đều phải qua mộtthái giám nếm trước gọi là "thưởng thiện". Sau khi bày biện xong các món ăn đã nếm qua rồi,trước khi tôi ngồi vào bàn ăn, một tiểu thái giám hô to "mở nắp". Bốn năm tiểu thái giám kháctức khắc mở vung bạc đậy trên các món ăn ra, bỏ cả vào một cái quả lớn mang đi. Thế là tôi bắtđần "dụng thiện".

 Cái gọi là món ăn là những thứ gì? Món ăn của Long Dụ thái hậu mỗi bữa có chừng100 thứ phải dùng tới 6 bàn ăn để bày. Bà đã thừa kế Từ Hy thái hậu về sự phô trương bày vẽđó. Món ăn của tôi ít hơn thái hậu nhưng theo quy định cũng phải trên 30 thứ. Hiện tôi đã tìmđược một trong bản thảo thực đơn tháng 3 năm Dân quốc đầu tiên trong đó ghi nội dung bữa ănnhư sau:

 - Gà om măng 

- Vịt tần bát trân (8 thứ quý)

- Gà xé xào nấm, măng, hành ớt, nõn rau 

- Thịt ninh 

- Cổ hũ phổi tần

 - Thịt tần cải trắng

 - Thịt dê om vàng 

- Thịt dê hầm lót rau cải, cà chua 

- Thịt dê xào củ cải Tứ Xuyên

 - Vịt thái chỉ hầm hải sâm

 - Vịt thái hạt lựu hầm hạt cát tiên

 - Củ tróc rán

 - Thịt om măng 

- Thịt gói nhồi rán 

- Chả nem

 - Rau cải trắng thái chỉ

 - Gan hầm thái mỏng.

 Những món ăn ấy bày vẽ ra, ngoài sự bày biện, tuyệt nhiên không dùng làm gì. Chỉsau một tiếng truyền lệnh, thức ăn nhanh chóng được bày trên bàn là vì phòng Ngự thiện đã làmxong từ trước, để sẵn trên bếp hâm nóng. Họ cũng biết rõ, có lẽ từ thời Quang Tự, Hoàng đếcũng không hề ăn những thứ hâm nóng ấy. Những món tôi ăn trong bữa đều do thái hậu gửi tới.Sau khi thái hậu qua đời thì do 4 vị thái phi gửi tới. Thái hậu và các thái phi đều có phòng ăn củamình mà đầu bếp đều là loại cao cấp nên các món ăn họ nấu rất ngon miệng, mỗi bữa ăn thườngcó hai chục món như vậy, đó là những món bầy trước mặt tôi, còn những thứ khác bày ở góc xachẳng qua chỉ để bày biện mà thôi.

 Để bày tỏ sự quan tâm tới tôi, các Thái phi ngoài việc gửi món ăn còn quy định mỗikhi ăn xong phải có một thái giám trực ban đi báo cáo tình hình tôi ăn ra sao. Đó cũng là mộtkiểu báo cáo công thức. Dù tôi ăn như thế nào, thái giám trực ban khi tới trước Thái phi đều quỳtâu: "Nô tài bẩm lệnh bà, Đức vua dùng một bát cơm (hoặc một bát cháo), một chiếc bánh mànthầu (hoặc một chiếc bánh rán), ăn ngon miệng".

 Vào ngày tết hoặc ngày sinh các Thái phi (ngày đó gọi là "thiên thu") để tỏ lòng hiếuthuận cần có, phòng Ngự thiện của tôi cũng nấu một số món ăn tới dâng các Thái phi. Có thểdùng 4 câu nói để nhận xét những món ăn đó: đẹp mà không thật, tốn mà không ngon, nhạt màkhông thơm, dinh mà không dưỡng. 

Ăn uống như vậy, mỗi tháng tốn bao nhiêu tiền. Tôi đã tìm thấy một quyền "Sổ ghiphần quy định thịt gà, vịt hàng ngày của các phòng ăn từ mùng 1 đến 30 tháng 9 năm TuyênThống thứ hai" trong đó ghi như sau: 

- Phần quy định thịt làm món ăn của Hoàng thượng 20 cân x 30 ngày cộng là 660 cân(cân Trung Quốc bằng nửa kilôgam) 

- Bên dưới còn có phần quy định của Thái hậu và của mấy bà Thái phi, để dễ xem,nay gộp cả lại thành bảng thống kê như sau: 

Tên hậu, phi               Số cân thịt            Số con gà               Số con vịt  

 Thái hậu                                  1860                           30                                   30

Cẩn quý phi                               285                            7                                       7

Du hoàng quý phi                     360                           15                                     15

Du hoàng quý phi                     360                            15                                     15

Tân quý phi                                 285                            7                                       7                                    

 Cộng là                                      3.150                         74                                     74 

Sáu người trong nhà tôi, tổng cộng một tháng dùng 3.960 cân thịt, 388 con gà; vịt,trong đó tôi là đứa trẻ nhỏ 5 tuổi dùng 810 cân thịt và 240 con gà, vịt. Ngoài ra, trong cung, cònrất nhiều người phục vụ cho gia đình 6 người này như: quân cơ đại thần, ngự tiền thị vệ, thày dạyhọc, thầy vẽ, thợ chữ, các thái giám cũng như những thầy cúng hàng ngày tới cúng thần... cũngđều có phần của mình. 

Kể cả gia đình 6 người chúng tôi tổng số ăn hết 14.642 cân thịt lợn, tính thành bạc hết2.342 lạng 7 đồng cân 2 phân. Ngoài số cố định kể trên, hàng ngày còn phải thêm thức ăn màkhoản thêm này còn trội hơn phần quy định rất nhiều. Số thịt ăn thêm trong tháng này là 31.844cân, mỡ lợn 814 cân, gà vịt 4.786 cân, thêm vào tiền tôm, cá, trứng... là 11.641 lạng linh 7 phânbạc cộng với 348 lạng tiền chi tạp phí, cộng với phần quy định là 14.794 lạng 1 đồng cân 8 phân.Rất rõ ràng trừ một số bị ăn cắp ăn bớt đút túi riêng ra, toàn bộ số tiền này hầu như đều phungphí vào việc để biểu thị cái tôn nghiêm của đế vương. Đây còn chưa kể đến sự chi tiêu về điểmtâm, hoa quả; kẹo bánh, đồ uống... liên tiếp suốt năm. 

Cơm nước thổi nấu rất nhiều mà không ăn, còn quần áo thì may rất nhiều mà khôngmặc. Về mặt may mặc, tôi không nhớ được nhiều, chỉ biết rằng Hoàng hậu, quý phi có phần quyđịnh, còn vua thì hoàn toàn không hạn chế, suốt năm lúc nào cung tíu tít may cắt nhưng đã maynhững thứ gì tôi cũng không biết, dù sao thì bao giờ cũng là mặc quần áo mới toanh. 

Tôi giữ được một tấm danh đơn không ghi rõ niên hiệu đầu đề "Phúc báo giá cả nhậnthầu vật liệu đã dùng về việc may mặc" của Hoàng thượng từ ngày mùng 6 tháng 10 đến ngày 5tháng 11". Theo các khoản ghi trên đơn thì trong tháng này tôi đã may: 11 áo ngắn lót da thú, 6áo bào lót da thú, 2 áo nịt lót da thú, 30 chiếc quần áo nịt và bông. Không kể công may vật liệuchính, chỉ riêng các khoản chi lặt vặt về chèn, viền, vải, bọc, khuy và chỉ đã hết 2.137 đồng 6 hào3 xu. 

Phần quy định của Hoàng hậu và quý phi cũng rất đáng kể. Trong một cuốn sổ ghicác khoản chi tiêu sau khi tôi đã lấy vợ, trong đó có ghi luật lệ quy định số hàng dùng may mặchàng năm của Hoàng hậu, quý phi nay thống kê cả lại như sau: 

Loại hàng             Hoàng hậu           Thục phi             4 thái phi             Tổng cộng 

Các loại đoạn               29 tấm                      15 tấm                92 tấm                        136 tấm

Các loại vóc                   40 tấm                      21 tấm                108 tấm                     169 tấm  

Các loại da                    16 tấm                       8 tấm                   60 tấm                       81 tấm 

Các loại lĩnh                  8 tấm                         5 tấm                   28 tấm                       41 tấm 

Các loại vải                   60 tấm                       30 tấm                144 tấm                     234 tấm

 Len và sợi                     16 cân                          8 cân                   76 cân                     100 cân

 Bông                              40 cân                       20 cân                 120 cân                     180 cân

 Kim tuyến                     20 con                      10 con                     76 con                    106 con 

Da điêu                           90 tấm                      30 tấm               280 tấm                      400 tấm 

Quần áo thay đổi của tôi cũng được quy định bằng văn bản hẳn hoi do thái giám kho"Tứ chấp sự" chịu trách nhiệm chuẩn bị. Theo lời văn ghi trong đơn thì chỉ riêng một thứ bàokhoác mặc thường hàng ngày mà trong một năm cũng phải thay đổi 28 loại, từ kiều bào khoácxanh trắng viền da thú mặc ngày 19 tháng giêng lần lần thay đến khoác da điêu thử mặc ngày mùng 1 tháng 11, còn các ngày tết, ngày hội lớn thì mức phức tạp của sắc phục càng không thểnào nói hết được.

 Một quản gia của vua là Phủ nội vụ, cai quản 7 ty: Quảng Trữ, Đô Ngu, Chưởng lễ,kế toán, Khánh phong, Thận hình, Doanh tạo (mỗi Ty đều có đầy đủ các đơn vị kho tàng, nơilàm việc như Ty Quảng Trữ có 66 kho vàng bạc, đồ sứ gấm vóc, quần áo, chè...) và 48 Sở tronghoàng cung, theo ghi chép trong cuốn "Thống kê chức tước phẩm trật" mùa thu năm TuyênThống thứ nhất thì số quan chức trong Phủ Nội vụ gồm 1.023 người (không kể quân cấm vệ, tháigiám và tạp dịch). Năm Dân quốc thứ nhất đã giảm một số lớn, còn lại 600 người, đến khi tôiphải rời khỏi hoàng cung, ở đó vẫn còn trên 300 người. Cơ cấu to lớn, cồng kềnh, số người phụcdịch đông đúc như thế nào thì một người bình thường còn có thể tưởng tượng ra được, nhưngđến cái buồn tẻ của công việc ấy thì không phải ai cũng biết được. Ví dụ: Như ý quán là mộttrong 48 Sở ở trong hoàng cung. Nơi này chuyên môn phục dịch cho vua cùng hoàng hậu vẽ vàviết, nếu Thái hậu muốn vẽ gì thì nhân viên Như ý quán vẽ sẵn rồi Thái hậu tô mầu, đề từ. Viếtđại tự, hoành phi, câu đối thì do Cấu tự tượng của điện Nhu Cần dạm thảo hoặc Hàn Lâm namthư phòng viết thay. Những cái gọi là "Thái hậu ngự bút" hay "Ngự chế chi bảo" cuối thời Thanhphần lớn đều như vậy cả.

 Ngoài sự phô trương bày vẽ, những đền đài lầu các ở xung quanh, những vật trang trí,bày biện ở trong cung điện đối với tôi đều có tác dụng cả. Duy chỉ có đế vương mới được dùngngói lưu ly vàng, điều này không phải nói, ngay đến tầm cao cửa nhà cửa cũng là thứ đặc cáchdành riêng cho đế vương.

 Điều đó khiến tôi từ nhỏ đã nhận thức là không những khắp gầm trời đều là của nhàvua mà cả đến mảnh trời xanh trên đầu cũng không thuộc về một người khác. Mỗi vật bày biệntrong cung là một giáo cụ trực quan của tôi. Nghe nói rằng nhà vua Càn Long đã từng quy định:tất cả mọi đồ vật trong hoàng cung dù chỉ là một ngọn cỏ cũng không để mất. Để câu nói ấythành sự thật, vua Càn Long đã để mấy ngọn cỏ ở trên bàn đặt trong cung, cho người kiểm soáthàng ngày, thiếu một ngọn cũng không được, đặt tên là "Thôn thảo vi tiêu" (Tấc cỏ làm tiêu biểu- ND). Suốt mười mấy năm tôi ở trong cung, nắm cỏ ấy vẫn được bầy ở điện Dưỡng Tâm. Đó làmột cái ống sắt tráng men "Cảnh thái lam" nhỏ, trong đựng 36 ngọn cỏ khô, xác dài chừng mộttấc. Nắm cỏ khô ấy đã từng gợi nên lòng sùng bái man mác của tôi đối với tổ tiên và nó cũng gợinên lòng căm thù sâu sắc của tôi đối với cuộc cách mạng Tân Hợi. Nhưng tôi tuyệt nhiên khôngnghĩ rằng nắm cỏ của Càn Long để lại ấy, tuy rằng không thiếu ngọn nào nhưng số đất đai mọcđầy cỏ xanh mượt của Càn Long để lại đã bị con cháu hiến không cho các "nước thân thiện" thìkể có hàng ngàn kilômét vuông.

 Sự lãng phí do đời sống đế vương tạo nên đến nay, không có cách nào thống kê chínhxác được. Theo bản "So sánh chi tiêu giữa năm Tuyên Thống thứ 7 với ba năm gần đó" của PhủNội vụ biên soạn, tài liệu ghi rằng: số chi trong năm Dân quốc thứ tư lên tới trên 2.790.000 lạngbạc. Tóm lại, dưới sự dung túng của nhà đương cục Dân quốc lúc đó, nhóm người do tôi đứngđầu vẫn phô trương bày vẽ như cũ, vẫn sống đời sống ỷ lại theo tiêu chuẩn cũ, hao phí biết baomồ hôi nước mắt của nhân dân.

 Trong hoàng cung có một số quy tắc thoạt đầu không phải do sự phô trương bày vẽmà ra, ví dụ như để thẻ bạc trong thức ăn, mỗi lần ra khỏi cửa là phải tiền hô, hậu ủng rầm rộ,bày binh bố trận cảnh giới mà lại là để phòng ngừa bị ám hại. Nghe nói vua không có nhà xíchính là vì có một đời vua ra ngoài đại tiện chạm phải thích khách. Nhưng ảnh hưởng của nhữngcâu chuyện này với sự phô trương bày vẽ kia để lại cho tôi chỉ là một: chẳng kể từ mặt nào, nó cũng buộc tôi phải xác nhận mình cao quý tuyệt vời, là trên mọi người, thống trị hết thảy, chiếmhữu hết thảy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hồikys